Bài soạn Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

 Môn: Đạo đức

 Tiết 1: Bài : KÍNH YÊU BÁC HỒ (2 TIẾT) (Tiết 1)

I- Mục tiêu:

1.HS biết:

-Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công to lớn đối với đất nước,với dân tộc.

-Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

-Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2.HS hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng .

3.HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II-Tài liệu và phương tiện:

 -Vở BT Đạo đức .

 -Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng."

 

doc 45 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 4/ 9/ 2007
 Ngày dạy: Thứ tư. 6/ 9/ 2007
	Ghi chú: dạy bài của ngày thứ 2 tuần 1.
 Môn: Đạo đức
 Tiết 1: Bài : KÍNH YÊU BÁC HỒ (2 TIẾT) (Tiết 1)
I- Mục tiêu:
1.HS biết:
-Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công to lớn đối với đất nước,với dân tộc.
-Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
-Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2.HS hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng .
3.HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II-Tài liệu và phương tiện:
 -Vở BT Đạo đức .
 -Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng."
III- Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định : Hát – kiểm tra sĩ số .
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập môn học . Nhận xét.
3. Bài mới : Giới thiệu bài . Ghi đề.
 Giáo viên cho cả lớp hát bài “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.”
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu:
 HS biết được:
 -Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại , có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
 - Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 * Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Chia nhóm thảo luận (cặp bàn).
Nhiệm vụ của các nhóm là quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh .
GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh.
GV theo dõi uốn nắn những nhóm thảo luận yếu
*Thảo luận lớp:
 -Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ?
 -Quê Bác ở đâu?
 -Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
 -Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nước ta, dân tộc ta?
*GV kết luận:
-Bác Hồ tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19. 5.1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta, người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoàø tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2.9.1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã mang nhiều tên gọi như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh,
-Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
HS lắng nghe –thảo luận theo cặp.
-Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh.
Cả lớp trao đổi.
-Ngày 19.5.1890.
-Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
-Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aùi Quốc, Hồ Chí Minh.
-Bác Hồ luôn quan tâm, yêu quý các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi ai cũng kính yêu Bác Hồ.
-Bác là vị Chủ tịch 
đầu tiên của nước Việt Nam ,người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại quảng trường Ba Đình Hà Nội . 
-Học sinh lắng nghe.
 Hoạt động 2: Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác .
* Mục tiêu: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
GV kể chuyện.
.Thảo luận 
Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
 -Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
 Giáo viên kết luận:
Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
Để tỏ lòng kính yêâu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
HS lắng nghe.
Các nhóm thảo luận .
 -Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
-Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày. 
Các nhóm khác trao đổi ý kiến và bổ sung.
HS lắng nghe.
 Hoạt động 3:Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
*Mục tiêu:
Giúp HS hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
GV yêu cầu mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Gv ghi nhanh lên bảng .
. Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
GV củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
 -Từng em lần lượt đọc.
 -Các nhóm thảo luận ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy .
 -Đại diện các nhóm trình bày.
HS cả lớp trao đổi, bổ sung. 
4.Củng cố: Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ thiếu nhi cần phải làm gì? -Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- 1HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy.
5.Dặn dò: Ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về BácHồ với thiếu nhi .
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ chuẩn bị học tiết 2.
 Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở.
 ---------------------------0---------------------------
 Môn: Tập đọc-Kể chuyện
 Tiết 1 + 2.	Bài: CẬU BÉ THÔNG MINH.
I- Mục đích yêu cầu : A- TẬP ĐỌC.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua ).
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
-Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
-Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé).
 B- KỂ CHUYỆN .
1.Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện .
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:
-Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện .
-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn .
II- Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
-Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III – Các hoạt động dạy học: A- TẬP ĐỌC.
1.Bài cũ: Kiểm tra sách vơ,û đồ dùng học tập môn học. Nhận xét – nhắc nhở.
2. Bài mới : Giới thiệu bài .Ghi đề.
Hoạt đôïng của thầy
Hoạt động của trò
*Luyện đọc.
-GV đọc mẫu toàn bài.
-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 +Đọc từng câu: 
Trong khi theo dõi HS đọc GV hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ khó.
Đọc từng đoạn trước lớp:
-GV theo dõi nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp , nếu các em đọc chưa đúng.
GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
+Đọc từng đoạn trong nhóm.
GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
-Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
Thái độ của cậu bé như thế nào? Và cậu bé đã nói gì với cha?
-Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
-Sau cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
-Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
-Câu chuyện này nói lên điều gì?
*Luyện đọc lại :
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
-Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em.
-Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.GV nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời đối thoại. 
HS lắng nghe-theo dõi.
HS tiếp nối nhau đọc từng câu (hoặc 2 câu) trong mỗi đoạn (1 hoặc 2 lượt).
HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài (1 hoặc 2 lượt).
HS đọc từ chú giải cuối bài.
HS đọc từng cặp trong nhóm.
HS đọc thầm trả lời câu hỏi.
-Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
-Vì gà trống không đẻ trứng được.
-Bình tĩnh tự tin .Cậu nói với cha:Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
-Cậu nói một chuyện khiến nhà vua cho là vô lí (bố đẻ em bé ) để từ đó vua phải thừa nhận : lệnh của ngài cũng vô lí khiến mọi người không thể thực hiện được.
-Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
-Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của Vua.
-Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.
-HS lắng nghe.
-HS mỗi nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, Vua.
-Cả lớp nhận xét , bình chọn cá ùnhân và nhóm đọc hay nhất(đọc đúng thể hiện đựơc tình cảm của các nhân vật) 
 B-KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ:
2.Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện. Nếu HS kể lúng túng , GV đặt câu hỏi gợi ý:
Tranh 1:
+Quân lính đang làm gì ?
+Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
Tranh 2:
+Trước mặt Vua, cậu bé đang làm gì?
+Thái độ của nhà vua như thế nào?
Tranh 3:
+Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
-Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
Sau mỗi lần 1 HS kể ,GV nhận xét -*Về nội dung: Kể có đủ ý , đúng trình tự không?
 *Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa?
* Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt chưa? Khen những HS có lời kể sáng  ... ùn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
-Ba chữ.
-Viết hoa.
-Các câu “Chuyền chuyền 1hai hai đôi” được đặt trong ngoặc kép vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này.
-Giữa trang vở.
Học sinh viết những tiếng dễ viết sai vào bảng con: chuyền, mềm mại, hòn cuội.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh đọc thầm, soát lại bài viết.
Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề lỗi.
Bài tập 2: 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
-1 học sinh lên bảng lớp làm.
-Cả lớp làm bảng con.
2 học sinh đọc lại kết quả.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài tập 3a: 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
-Cả lớp làm bảng con.
Học sinh làm vở bài tập.
a) Lành-nỗi-liềm.
3. Củng cố: Gọi học sinh đọc bài tập 2.
4. Dặn dò: Về nhà tập viết lỗi sai. Làm bài tập vào vở bài tập.
	Nhận xét tiết học: Tuyên dương nhắc nhở.
-------------------------0--------------------------
Môn: Thể dục
Tiết 1 Bài: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH.
TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I-Mục tiêu:
Phổ biến một số quy định khi tập luyện-Yêu cầu học sinh hiểu và thực hiện tốt.
Giới thiệu chương trình môn học. Yêu cầu học sinh biết được điểm cơ bản của chương trình, có thái độ đúng và tinh thần luyện tập tích cực.
Chơi trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”-Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
I- Địa điểm-phương tiện.
Địa điểm: Chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
III-Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
I-Mở đầu
II-Cơ bản
III-Kết thúc:
1. Ổn định: Tập trung theo hàng dọc điểm danh, chào báo.
Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát “Trái đầt này là của chúng mình”.
*Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2.
2. Bài mới:
*Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học.
-Tổ tập luyện theo tổ của lớp 1,2,3,4.
-Quy định khu vực tập cho từng tổ.
-Chọn cán sự môn học.
*Nhắc lại nội quy luyện tập và phổ biến nội dung yêu cầu môn học.
-Khẩn trương tập hợp lớp.
Quần áo trang phục gọn gàng.
-Đi giày dép khi tập luyện.
Ra vào lớp phải xin phép.
Phải tích cực tham gia tập luyện, đảm bảo an toàn và kỉ luật trong học tập.
*Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện. Cho học sinh sửa lại trang phục.
-Để gọn quần áo, giày dép.
*Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”
*Ôn lại một số động tác đội hình, đội ngũ đã học ở lớp 1,2.
-Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, trái, đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng.
 3.Củng cố:
*Hồi tĩnh
-Đi thường theo nhịp 1-2, 1-2 và hát.
-Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
 4.Dặn dò: Về nhà ôn một số động tác đã học đội hình đội ngũ.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương –nhắc nhở.
2àphút
1àphút
2x8 nhịp
1 lần
2à3’
6à7’
2à3’
5à7’
6à7’
1à2 lần
*LT
1 2 3 4
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
*T1 T3
*T2 T4
 1 * * * *
 2 * * * *
*3 * * * *
 4 * * * *
 1 * * * *
 2 * * * *
*3 * * * *
 4 * * * *
*LT
1 2 3 4
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
Môn: Thể dục
Tiết 2 Bài: ÔN MỘT SỐ KĨ NĂNG ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
 -TRÒ CHƠI “NHÓM BA NHÓM BẢY”
I-Mục tiêu:
-Ôn tập một số kĩ năng đội hình đội ngũ đã học ở lớp 1, 2-Yêu câùy thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng đội hình tập luyện.
-Trò chơi “Nhóm ba nhóm bảy” các em đã học ở lớp 2. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật.
II-Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi trò chơi “ Nhóm ba nhóm bảy”
III-Nội dung và phương pháp lên lớp
Phần
Nội dung
Định lượng
Phươngpháp tổ chức
I-Mở đầu
II-Cơ bản
III-Kết thúc
1. Ổn định: Tập trung theo hàng dọc điểm danh, chào báo cáo.
-Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy, chỉnh đốn trang phục và vệ sinh nơi tập luyện.
-Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2.
-Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc địa hình ở sân trường 40à50m.
-Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
2. Bài mới:
*Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc.
Lần đầu giáo viên hô cho lớp tập, những lần sau cán sự lớp điều khiển. Giáo viên đi đến các hàng uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt.
-Yêu cầu đi thẳng, ngay ngắn.
Ôn động tác quay phải, trái, nghiêm, nghỉ, báo cáo, đi khuyển gót hai tay chống hông, dang ngang cự li 8à10m.
-Giáo viên cho từng tổ nhóm tập.
-Giáo viên gọi học sinh thực hiện cá nhân.
-Giáo viên sửa những động tác học sinh làm sai.
*Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ, đi nhanh chuyển sang chạy.
-Giáo viên cho cả lớp tập.
-Thi đua giữa các tổ, nhóm.
*Học trò chơi: “Tìm người chỉ huy”
-Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
-Giáo viên cho học sinh đúng thành \vòng tròn, khi người chỉ huy hô “Nhóm ba” hoặc “Nhóm bảy” thì học sinh phải thực hiện đúng hiệu lệnnh của giáo viên.
-Sau một số lần chơi, em nào thắng được biểu dương; những nhóm nào, em nào thực hiện không đúng hoặc bị thừa phải vừa đi vừa hát hoặc lò cò 1 vòng xung quanh lớp.
 3.Củng cố:
-Đứng xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.
-Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài. 
 4.Dặn dò: về nhà ôn động tác hai tay chống hông.
Nhận xét tiết học:Tuyên dương –nhắc nhở.
2àphút
1à2phút
1 phút
1 phút
3-4phút
1-2 lần
3-4phút
3-5phút
6-8phút
10-12lần
1-2 lần
*LT
1 2 3 4
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
* * * *
1 * * * *
 2 * * * *
*3 * * * *
 4 * * * *
*LT
*LT
*LT
Môn: Luyện tập Tiếng việt: Ôn: Chính tả (Tập chép)
Tiết 1 Bài CẬU BÉ THÔNG MINH
I-Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.
-Từ đoạn chép mẫu trên bảng của giáo viên, củng cố cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đâù đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: l/n.
2. Ôn bảng chữ:
-Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (Học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ch).
-Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng.
Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch
 II-Đồ dùng dạy-học:
-Bảng lớp viết sẵn đoạn văn học sinh cần chép, nội dung bài tập (BT2a).
-Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
-Vở bài tập, bảng con ,phấn.
 III-Các hoạt động dạy-học:
 1. Bài cũ: 
A. Mở đầu: Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học (Vở, bút, bảng,), nhằm củng cố nền nếp học tập cho các em.
 2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài-ghi đề
2. Hướng dẫn học sinh tập chép.
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
-Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét:
+Đoạn này chép từ bài nào?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
+Đoạn chép có mấy câu?
+Cuối mỗi câu có dấu gì?
+Chữ đầu câu viết như thế nào?
-Hướng dẫn học sinh tập viết vào bảng con.
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó.
Giáo viên theo dõi, nhận xét.
b) Cho học sinh chép bài vào vở.
giáo viên đọc cho học sinh soát lại bài.
c) Chấm, chữa bài.
Giáo viên chấm khoảng 5-7 bài, nhận xét từng bài về các nội dung: bài chép, chữ viết, cách trình bày.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét. Ai điền đúng, điền nhanh, phát âm đúng?
Bài tập 3:
Giáo viên mở bảng phụ nêu yêu cầu của bài tập.
Sau mỗi chữ, giáo viên sửa lại cho đúng.
Cho học sinh học thuộc 10 chữ và tên chữ bằng cách xoá dần.
Học sinh lắng nghe.
2-3 học sinh nhìn bảng đọc lại bảng chép
-Cậu bé thông minh.
-Viết giữa trang vở.
-3 câu.
-câu 1: Hôm sau ba mâm cỗ.
-Câu 2: Cậu bé đưa cho nói:
-Câu 3: Còn lại.
Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm.
Cuối câu 2 có dấu hai chấm.
-Viết hoa.
Học sinh viết từ khóvào bảng con: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt.
Học sinh chép bài trong SGK.
Học sinh chép bài vào vở.
Chữa bài: học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chép.
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống l/n hoặc an/ ang
 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp làm bảng con.
2 học sinh làm bài trên bảng phụ.
-Chữa bài: học sinh đọc thành tiếng bài làm.
Lớp nhận xét.
Lớp viết lời giải đúng vào vở.
a) Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ.
b) Đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng.
Bài tập 3: (Điền chữ và tên chữ còn thiếu).
-1 học sinh làm mẫu: ă-á.
-1 học sinh làm bài trên bảng lớp trong khi đó các học sinh khác viết vào bảng con.
-Nhiều học sinh nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ.
STT
Chữ
Tên chữ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
a
ă
â
b
c
ch
d
đ
e
ê
a
á
ớ
bê
xê
xê hát
dê
đê
e
ê
-Học sinh học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp.
-Lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự.
3. Củng cố : Học sinh đọc thuộc lòng 10 chữ và tên chữ cái vừa học.
4. Dặn dò:
-Về xem lại bài, làm bài tập vào vở bài tập.
 Nhận xét tiết học:tuyên dương-nhắc nhở

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3, DAU TUAN 1.doc
  • docGA 3,CUOI TUAN 1.doc