Bài soạn Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T29 – T30)

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm, người Chăm . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng, nhắm mắt, hũ bạc Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật .

B. Kể chuyện :

- Học sinh biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện “Hũ bạc của người cha”, dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 	09/12/2006
Ngày dạy : 11/12/2006	Thứ hai
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (T29 – T30)
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm, người Chăm . Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. 
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng, nhắm mắt, hũ bạc Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật .
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện “Hũ bạc của người cha”, dựa vào tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh kể tự nhiên, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh yêu thích lao động.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Lan, Hoàng)
Gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Nhớ Việt Bắc” và trả lời câu hỏi.
H: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
H: Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (17 phút)
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Cho học sinh luyện đọc tiếp nói từng câu kết hợp luyện đọc một số từ khó: Siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng, nhắm mắt, hũ bạc 
- Học sinh đọc tiếp nối từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ: 
Giọng người kể : Chậm rãi, khoan thai và hồi hộp.
Giọng ông lão: Khuyên bảo, nghiêm khắc, cảm động, ân cần, trang trọng trong lời nói với con.
- Học sinh đọc đúng một số câu dài.
Bà mẹ sợ con vất vả,/ liền dúi cho một ít tiền.//Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm,/ khi chỉ còn vài đồng/ mới trở về đưa cho cha.//
- Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ : Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm, người Chăm (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp (cá nhân).
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Học sinh các nhóm thi đọc tiếp sức(mỗi nhóm 5 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút)
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
H: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì? 
- Ông rất buồn vì con trai lười biếng.
H: Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
- Ông muốn con trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
H: Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì?
- Học sinh tự trả lời.
Giảng : Tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trao đổi theo cặp nội dung câu hỏi sau:
- 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trao đổi theo cặp nội dung câu hỏi. 
H: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
- Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3.
- 1 học sinh đọc đoạn 3.
H: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
- Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát. 3 tháng sau dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 4,5.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4,5.
H: Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
Giảng : Tiền ngày trước đúc bằng kim loại (bạc hay đồng) nên ném vào lửa không cháy, nếu để lâu có thể chảy ra.
H: Vì sao người con phản ứng như vậy?
- Vì anh vất vả suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.
H: Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
- Ông cười chảy nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.
H: Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
- “Có làm lụng vất vả người tá mới biết quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.”
- Giáo viên nhật xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính: Câu chuyện cho thấy hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
- Học sinh đọc nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại(12 phút)
- Cho học sinh đọc lại đoạn 4,5.
- 2 học sinh đọc lại đoạn 4,5.
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 4 học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- 1 học sinh đọc lại toàn bài.
* Hoạt động 4 Kể chuyện (20 phút)
- Giáo viên nêu yêu cầu : Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện “Hũ bạc của người cha”
- Học sinh theo dõi.
- Cho học sinh đọc lại yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh quan sát 5 bức tranh và nêu nội dung của từng tranh.
- Học sinh quan sát 5 bức tranh, 5 học sinh nêu nội dung của 5 bức tranh.
- Cho học sinh làm theo nhóm, sau đó các nhóm lên trình bày.
- Học sinh làm theo nhóm, sau đó các nhóm lên trình bày theo thứ tự các tranh.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại ý kiến đúng, thứ tự của các tranh là 3-5-4-1-2.
- Giáo viên nêu yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh dựa vào các tranh thi kể lại 5 đoạn của câu chuyện.
- 5 học sinh dựa vào các tranh thi kể lại 5 đoạn của câu chuyện.
- Gọi 1 – 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 – 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
4) Củng cố : H: Em thích nhân vật nào trong truyện này? vì sao?
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về tập kể lại câu chuyện.
ĐẠO ĐỨC : (T 15)
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Học sinh nắm vững thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Sự cần thiết phải quân tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng nghĩa xóm.
- Học sinh biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằng ngày.
- Học sinh có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
	II. Tài liệu và phương tiện :
	Vở bài tập đạo đức 3, phiếu giao việc, 1 số đồ dùng để đóng vai. 
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi. 
H: Vì sao phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng?( Bảo)
H: Hãy kể 1 số việc làm em đã giúp đỡ hàng xóm láng giềng? ( Dương)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm về bài học (7 phút)
² Mục tiêu : Nâng cao nhận thức, thái độ cho học sinh về tình làng nghĩa xóm. 
² Cách tiến hành:
Bước 1: Cho học sinh trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
- Học sinh trưng bày.
Bước 2 : Từng cá nhân học sinh lên trình bày trước lớp.
- 5-6 em lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên cho cả lớp chất vấn hoặc bổ sung.
- Học sinh cả lớp chất vấn hoặc bổ sung.
² Kết luận : Giáo viên tổng kết, khen các học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt .
* Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi (8 phút)
² Mục tiêu : Học sinh biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu : Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây: 
a. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
b. Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
c. Ném gà của nhà hàng xóm.
d. Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.
đ. Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
e. Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
g. Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
- Học sinh theo dõi.
Bước 2 : Cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 4 nhóm thảo luận.
Bước 3 : Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
² Kết luận : Các việc a,d,e,g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng; Các việc làm b,c,đ là những việc không nên làm. 
*Hoạt động 3 : Xử lý tình huống và đóng vai (10 phút)
² Mục tiêu : Học sinh có kỹ năng ra quyết định và ứng xử đúng với hàng xóm láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến.
² Cách tiến hành:
Bước 1 : Giáo viên chia nhóm phát phiếu giao việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý 1 tình huống rồi đóng vai.
TH1: Bác Hải ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
TH2: Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác ... và thảo luận của nhóm mình.
- 4 nhóm trình bày các bức tranh theo cách nghĩ và thảo luận của nhóm mình.
Bước 2: Cho đại diện từng nhóm lên trình bày, bình luận về tranh của nhóm mình.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, bình luận về tranh của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : H: Hãy kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp.
 - Giáo viên củng cố lại bài.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà xem lại bài.
TẬP LÀM VĂN : (T15)
NGHE – KỂ : GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh nghe và kể lại đúng nội dung truyện vui “Giấu cày”. Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14, viết được 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em .
- Học sinh kể chuyện tự nhiên, giọng kể vui, khôi hài. Đoạn văn viết chân thực; câu văn rõ ràng, sáng sủa.
- Học sinh có ý thức nói, viết câu đúng ngữ pháp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa, truyện vui (SGK). Bảng phụ ghi gợi ý bài tập 1.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
- Gọi 1 học sinh kể lại truyện vui “Tôi cũng như bác” ( Hào)
- 1 học sinh giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ mình và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua (Vi)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Nghe – kể câu chuyện “Giấu cày” (10 phút)
Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện “Giấu cày”.
- Gọi 1 học sinh đọc lại yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc lại yêu cầu của bài.
- Cho cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý (ghi ở bảng phụ).
- Học sinh quan sát tranh minh họa và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý. 
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
- Học sinh nghe.
H: Bác nông dân đang làm gì?
- Bác đang cày ruộng
H: Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào?
- Bác hét to : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã!
H: Vì sao bác bị vợ trách?
- Vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chỗ lấy mất cày.
H: Khi thấy mất cày, bác làm gì?
- Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ, thì thầm: Nó lấy mất cày rồi!
- Giáo viên kể chuyện lần 2.
- Học sinh nghe.
- Cho 1 học sinh nhìn gợi ý trên bảng kể lại câu chuyện.
- 1 học sinh nhìn gợi ý trên bảng kể lại câu chuyện.
- Cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.
- Gọi 1 số học sinh nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
- 1 số học sinh nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện (3-4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật.
H: Chuyện này có gì đáng buồn cười?
- Khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ : Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên, để kẻ trộm biết. Mất cày đáng phải kêu to lên để mọi người biết mà mách cho tên trộm ở đâu thì lại nói thầm.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu về tổ em (20 phút)
 Bài tập 2 : Dựa vào bài tập làm văn tuần trước, hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập 2 tiết TLV tuần 14, viết được 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em. Vì vậy các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên mời 1 học sinh làm mẫu.
- 1 học sinh làm mẫu.
Vd: Tổ em có 8 bạn. Đó là các bạn Giang, Vân, Trung, Minh 7 người trong tổ em là người Kinh, chỉ riêng bạn Lò Thị Minh là người dân tộc Thái. Mỗi bạn trong tổ em đều có những điểm đáng quý. (Ví dụ: Bạn Trung học rất giỏi, hay giúp đỡ bạn bè. Trong tháng vừa qua, Trung đã nhận được 15 điểm 10)
- Cho học sinh làm bài.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Gọi 5-7 học sinh đọc bài làm của mình.
- 5-7 học sinh đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bài viết hay, chân thật, đầy đủ, gây ấn tượng.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về nhà viết lại bài tập 2 (những học sinh chưa làm tốt).
TOÁN: (T75)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số, về giải toán và tính độ dài đường gấp khúc.
- Rèn luyện kỹ năng chia và giải toán cho học sinh.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán .
	II. Đồ dùng dạy học :
	Bảng phụ ghi nội dung bài 5.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 1 số học sinh lên đọc bảng chia ( Nga, Cường)
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố về nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (13 phút)
Bài 1: Đặt tính rồi tính (6 phút)
a. 213 x 3 b. 374 x 2 c. 208 x 4
- Cho học sinh đọc yêu cầu và nêu cách đặt tính.
- Học sinh đọc yêu cầu và nêu cách đặt tính.
- Cho học sinh làm vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm vào vở nháp, 3 học sinh lên bảng làm bài.
x
x
x
 213	374 208
 3 2 4
 639 	748 832
- Giáo viên nhận xét, gọi 1 số học sinh nêu lại cách chia.
- 1 số học sinh nêu lại cách chia.
Bài 2: Đặt tính rồi tính (theo mẫu): (7 phút)
Mẫu: 948 4
 14 237
 28
 0	
- Cho học sinh tính nhẩm bài mẫu và phát hiện ra cách làm (như SGK).
- Học sinh tính nhẩm bài mẫu và phát hiện ra cách làm (như SGK).
- Giáo viên nhận xét : Mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia.
- Cho học sinh làm vào vở các bài :
a. 396 : 3 b. 630 : 7 c. 457 : 4
- Học sinh làm vào vở.
- Gọi 1 số học sinh lên bảng làm bài.
 396 3 630 7 457 4
 09 132 00 90 05 114
 06 0 17
 0	 1
- Giáo viên nhận xét, sửa bài, gọi 1 số học sinh nêu lại cách chia.
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải toán và tính độ dài đường gấp khúc (17 phút)
Bài 3: 7 phút
Cho học sinh đọc bài toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Cho học sinh tìm hiểu bài toán và nêu cách giải bài toán.
- Học sinh tìm hiểu bài toán và nêu cách giải bài toán.
Bước 1: Tìm độ dài quãng đường BC.
Bước 2: Tìm độ dài quãng đường AC.
- Giáo viên vẽ sơ đồ minh họa:
 172m
 A B C
 ?m
- Cho học sinh giải bài toán vào vở nháp, 1 học sinh lên bảng sửa bài.
- Học sinh giải bài toán vào vở nháp, 1 học sinh lên bảng sửa bài.
Bài giải:
Quãng đường BC dài là:
172 x 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài là :
172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số : 860 mét
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 5 phút
Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
- Cho học sinh tự giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán
- Học sinh tự giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải:
Số chiếc áo len đã dệt là:
450 : 5 = 90 (chiếc áo)
Số chiếc áo len còn phải dệt là:
450 – 90 = 360 (chiếc áo)
 Đáp số : 360 chiếc áo len.
Bài 5: Tính độ dài mỗi đường gấp khúc ABCDE, KMNPQ (5 phút)
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm nhanh vào vở nháp, 2 học sinh lên giải trên bảng phụ.
- Học sinh làm nhanh vào vở nháp, 2 học sinh lên giải trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm).
Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm).
Hoặc: 3 x 4 = 12 (cm).
4) Củng cố : 	- Giáo viên hệ thống lại kiến thức.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà làm lại bài tập 1,2 .
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 15
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
 - Sinh hoạt tập thể.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 15:
	* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng.
	* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa cố gắng trong học tập như :Hoàng, Dương, Mẫn, Trung.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
 - Tích cực thi đua học tốt dành nhiều sao chiến công.
 - Tích cực rèn chữ và luyện tập kể chuyện.
3. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tham gia thi kể chuyện đạo đức, thi viết chữ đẹp.
- Chuẩn bị ôn tập để thi cuối kỳ 1.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
4. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ, tập kể chuyện đạo đức.
5. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
6. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 15.doc