Bài soạn Lớp 3 Tuần 22 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Bài soạn Lớp 3 Tuần 22 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (42-43)

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I. Mục đích yêu cầu :

A. Tập đọc :

- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : nhà bác học, cười móm mém . Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đèn điện, miệt mài, loé lên, móm mém, Biết đọc phân biệt lời người kể vào lời các nhân vật.

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Lớp 3 Tuần 22 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn :03/02/2007
Ngày dạy : Thứ hai 05/02/2007	 
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN : (42-43)
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục đích yêu cầu :
A. Tập đọc :
- Học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ : nhà bác học, cười móm mém . Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 
- Học sinh đọc đúng các từ ngữ : Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đèn điện, miệt mài, loé lên, móm mém, Biết đọc phân biệt lời người kể vào lời các nhân vật.
B. Kể chuyện :
- Học sinh biết phân vai dựng lại câu chuyện .
- Học sinh kể tự nhiên, thể hiện đúng vai người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ. Giọng điệu, cử chỉ, nét mặt phù hợp với nội dung câu chuyện .
- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học, kính trọng các nhà khoa học. 
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh họa , bảng phụ.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi.
H: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? ( Vi).
	H: Tả lại bức tranh cắt, dán giấy của cô giáo. ( Nga)
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Luyện đọc (15 phút).
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Học sinh nghe.
- Gọi 1 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu kết hợp luyện đọc 1 số từ khó : Ê-đi-xơn, nổi tiếng, đèn điện, miệt mài, loé lên, móm mém, 
- Học sinh đọc tiếp nối nhau từng câu và luyện đọc từ khó.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giọng đọc, cách ngắt nghỉ : 
Đoạn 1 : Giọng đọc chậm rãi, khoan thai.
Đoạn 2 : Giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Ê-đi-xơn hỏi : Giọng ngạc nhiên.
Đoạn 3 : Ê-đi-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên. Giọng bà cụ phấn chấn.
Đoạn 4 : Giọng người dẫn chuyện thán phục. Giọng Ê-đi-xơn vui, hóm hỉnh. Giọng cụ già phấn khởi.
Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số.// Đến nơi,/ cụ mỏi quá,/ ngồi xuống vệ đường bóp chân,/ đấm lưng thùm thụp.//
- Học sinh luyện đọc câu dài.
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Học sinh luyện đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ (SGK).
- Cho học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho các nhóm thi đọc tiếp sức.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10 phút).
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1.
H: Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
- Học sinh nói những điều các em biết về Ê-đi-xơn : Nhờ đọc sách, báo, truyện, hoặc nghe ông bà, cha mẹ kể.
- Giáo viên nhận xét, củng cố : Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn 1000 sáng chế. Tuổi thơ ông rất vất vả, ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập,
H: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
- Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn 
Kéo đến xem ..
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 2,3.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2,3.
H: Bà cụ mong muốn điều gì?
- Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
H: Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
- Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
H: Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
- Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm.
H: Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
- Nhờ óc sáng tạo kỳ diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
H: Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
- Học sinh tự trả lời.
Giảng : Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại các ý rút ra nội dung chính : Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. 
- 1 số học sinh nhắc lại nội dung chính.
TIẾT 2
* Hoạt động 3 Luyện đọc lại (10 phút).
- Cho học sinh luyện đọc lại đoạn 3 .
- Học sinh luyện đọc lại đoạn 3 .
- Gọi 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- 1 số học sinh thi đọc lại đoạn văn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Cho học sinh luyện đọc toàn bài dưới hình thức phân vai.
- Học sinh luyện đọc toàn bài dưới hình thức phân vai (mỗi nhóm 3 học sinh).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Kể chuyện (20 phút).
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh hình thành nhóm và phân vai .
- Từng tốp 3 em tập phân vai dựng lại câu chuyện.
- Gọi 1 số tốp lên thi dựng lại câu chuyện.
- 1 số tốp lên thi dựng lại câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất .
4) Củng cố : ( 5 phút)
 H: Câu chuyện giúp các em hiểu được điều gì?
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà tập kể, dựng lại câu chuyện.
TOÁN: (T106)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Rèn cho học sinh kỹ năng xem lịch.
- Học sinh biết vận dụng vào trong thực tế.
	II. Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi bài tập 4, phiếu bài tập ghi nội dung bài 4, tờ lịch tháng 1,2,3 năm 2004, lịch năm 2005.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : - Gọi 1 số học sinh lên trả lời câu hỏi (5 phút):
H: Một năm có mấy tháng, hãy nêu tên gọi của các tháng đó. ( Sang, Huy)
H: Tháng 1, tháng 5, tháng 6 (năm 2005) có bao nhiêu ngày?( Quân)
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
Bài 1 : (7 phút).
- Xem tờ lịch rồi cho biết (nội dung ghi ở bảng phụ).
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Cho học sinh tự làm bài tập và chữa bài.
- Học sinh tự làm bài tập và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại cách xem lịch .
Bài 2 : ( 10 phút):
- Giáo viên treo lịch năm 2005, cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Học sinh làm bài theo nhóm (mỗi nhóm 4 học sinh).
- Cho các nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3 : (5 phút) 
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 số học sinh trả lời câu hỏi.
- 1 số học sinh trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài :
Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
Bài 4 : ( 8 phút) 
- Cho học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài vào phiếu bài tập.
- Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài vào phiếu bài tập.
- Gọi 1 học sinh lên làm trên bảng phụ.
- 1 học sinh lên làm trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài : Khoanh vào chữ C.
- Gọi 1 số học sinh nêu cách làm.
- 1 số học sinh nêu cách làm.
4) Củng cố : 	 - Giáo viên hệ thống lại bài (5 phút).
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà làm lại các bài tập.
Ngày soạn : 04/02/2007
Ngày dạy : Thứ ba 06/02/2007	 
TẬP VIẾT: (T22)
ÔN CHỮ HOA : P
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố cách viết chữ hoa P (Ph) thông qua bài tập ứng dụng : Viết tên riêng : Phan Bội Châu , câu ứng dụng : Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Chữ mẫu P bảng phụ, vở tập viết.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : - Giáo viên gọi 2 học sinh lên viết bảng, cả lớp viết bảng con chữ Lãn Ông, Oåi ( Lan, Vi)
- Giáo viên kiểm tra phần luyện viết thêm của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con (10 phút).
- Cho học sinh tìm các chữ hoa trong bài.
P (Ph), B , C (Ch), T ,Đ , G (Gi), H , V , N , 
- Giáo viên cho học sinh quan sát các chữ mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ P.
- Học sinh quan sát, nhận xét về độ cao, các nét.
- Giáo viên viết mẫu chữ Ph đồng thời nhắc lại quy trình viết các chữ hoa.
- Học sinh theo dõi.
- Cho học sinh luyện viết chữ Ph trên bảng con .
- Học sinh viết bảng con chữ Ph.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên giới thiệu từ ứng dụng : Phan Bội Châu.
- Học sinh quan sát.
 Giảng: Phan Bội Châu (1867-1940) : Một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỷ 20 của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
- Cho học sinh viết bả ... dỗ dành, dạo chơi, dang tay, dạy học,
- Tiếng bắt đầu bằng gi : gieo hạt, giao việc, giáo dục, giãy giụa, giương cờ,
4) Củng cố : - Giáo viên rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết bài và làm bài tốt.
5) Dặn dò : Về nhà chép lại những chữ đã viết sai.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : (T 44)
RỄ CÂY (TIẾP THEO)
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết được chức năng và lợi ích của rễ cây.
- Học sinh nêu được chức năng của rễ cây, kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và bảo vệ cây cối.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Các hình trong SGK trang 84, 85.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút)
- Gọi học sinh lên trả lời câu hỏi ( Dương, Khánh, Vi)
H: Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm (13 phút).
² Mục tiêu : Học sinh nêu được chức năng của rễ cây.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4. 
- Cho học sinh nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82 và giải thích tại sao nếu không có rễ cây, cây không sống được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm, thảo luận theo yêu cầu bên.
H: Theo bạn rễ cây có chức năng gì?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. 
² Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
- Một số học sinh nhắc lại kết luận.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp (12 phút).
² Mục tiêu : Học sinh kể ra những ích lợi của 1 số rễ cây.
² Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Cho 2 học sinh quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2,3,4,5 trang 85 SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
- - Học sinh làm việc theo cặp.
Bước 2 : Hoạt động cả lớp.
- Giáo viên gọi 1 số cặp lên thực hành hỏi đáp về ích lợi của các rễ cây.
 - 1 số cặp lên thực hành hỏi đáp về ích lợi của các rễ cây.
- Giáo viên nhận xét, lấy 1 số ví dụ khác.
 ² Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, 
4) Củng cố : (5 phút) 
 H: Rễ cây có chức năng gì ?
 H: Hãy nêu ích lợi của 1 số rễ cây.
 - Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh .
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : Về nhà sưu tầm 1 số loại lá cây để tiết sau học.
TẬP LÀM VĂN : (T22)
NÓI , VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. Mục đích yêu cầu :
- Học sinh kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nhgiệp; công việc hàng ngày; cách làm việc của người đó). Học sinh viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết câu . Học sinh diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. 
- Giáo dục học sinh kính trọng những người trí thức.
	II. Đồ dùng dạy học :
	Tranh minh hoạ về một số trí thức, bảng phụ ghi gợi ý bài tập 1.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút) ( Vũ, Uyên)
 - Gọi 2 học sinh lên kể lại câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Nói về một người lao động trí óc (10 phút). 
Bài tập 1: .
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh nêu lại yêu cầu.
- Học sinh nêu lại yêu cầu.
- Cho học sinh đọc các gợi ý.
- Học sinh đọc lại các gợi ý.
- Gọi 1 học sinh lên làm mẫu.
- 1 học sinh lên làm mẫu.
Ví dụ: Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là giảng viên của 1 trường đại học. Công việc hàng ngày của bố là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị sinh viên. Bố rất yêu thích công việc của mình
- Cho học sinh kể theo cặp.
- Học sinh kể theo cặp.
- Gọi 1 số học sinh thi kể trước lớp.
- 1 số học sinh thi kể trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
* Hoạt động 2 : Thực hành viết về người lao động trí óc (15- 17 phút).
Bài tập 2 : 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Học sinh nêu yêu cầu của bài .
- Cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
- 1 số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4) Củng cố : - Giáo viên củng cố lại bài. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tốt.
5) Dặn dò : Về tiếp tục hoàn chỉnh bài viết .
TOÁN: (T110)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh về phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ 1 lần), về ý nghĩa của phép nhân, tìm số bị chia và giải toán.
- Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính nhân và giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi giải toán.
	II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập 2,4
III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : (5 phút)
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : ( Hùng, Hiếu)
x
x
 	1342	 2369
 3 	 2 
4026 	 4738
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố về phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số , tìm số bị chia (15 phút).
Bài 1 : (7 phút)
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện vào vở nháp.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện vào vở nháp.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
a. 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b. 1052 + 1052 +1052 = 1052 x 3 = 3156
c. 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028
Bài 2 : Số ? (8 phút)
Số bị chia
423
423
9604
5355
Số chia
3
3
4
5
Thương
141
141
2401
1071
- Cho học sinh nêu yêu cầu.
- 3 học sinh nêu yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài vào SGK, 2 học sinh lên làm trên bảng phụ.
- Học sinh làm bài vào SGK, 2 học sinh lên làm trên bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài, cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia.
- - Học sinh nêu yêu cầu, nhắc lại cách tìm số bị chia.
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải toán.(15 phút)
Bài 3 : 8 phút
Cho học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. 
- Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước :
Bước 1 : Tìm số lít dầu ở cả hai thùng.
Bước 2 : Tìm số lít dầu còn lại.
- Cho học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
- Học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên thi giải nhanh bài toán.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài giải :
Số lít dầu có trong hai thùng là :
1025 x 2 = 2050 (l)
Số lít dầu còn lại là :
2050 – 1350 = 700 (l)
 Đáp số : 700 l dầu.
Bài 4 : 7 phút.
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
678
6090
6642
6054
- Cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài theo nhóm. 
- Học sinh nêu yêu cầu và làm bài theo nhóm.
- Cho các nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại cách “thêm” và “gấp”.
4) Củng cố : 	- Giáo viên hệ thống lại kiến thức
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	Về nhà làm lại các bài tập.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 22
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
	II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 22:
	* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt như : Lan, Điệp, Lan Vi. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa thuộc bảng nhân chia, quên sách vở, đồ dùng học tập như : Bảo, Phi Hoàng, Dương, Mẫn.
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
-Thi đua học tốt dành nhiều hoa điểm 10 chào mừng Đảng mừng Xuân.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, chấp hành luật lệ giao thông và thực hiện an toàn trong ăn uống.
- Thông báo thời gian nghỉ Tết từ ngày đến ngày tháng 2 năm 2007.
4. Củng cố : 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
- Giáo viên nhận xét.
5. Dặn dò : Thực hiện tốt công tác tuần tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 22.doc