Bài soạn tuần 33 Lớp 3 - Trường Tiểu học Thị Trấn 1

Bài soạn tuần 33 Lớp 3 - Trường Tiểu học Thị Trấn 1

ĐẠO ĐỨC

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG VẤN ĐỀ LUẬT LỆ ATGT

I Mục tiêu :

-Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ ATGT . Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống . Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường .

-GDHS Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.

 II Đồ dùng dạy học :  Tranh ảnh về ATGT

 IIICác hoạt động dạy học :

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tuần 33 Lớp 3 - Trường Tiểu học Thị Trấn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 33
Thứ/ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
 HAI
18/4/2011 
ĐĐ
TĐ-KC
T
CC
33
97, 98
161
33
Dành cho địa phương ( Tiết 2 ) Kiểm tra . 
Cóc kiện trời 
Kiểm tra
 BA
19/4/2011
C T
TĐ
T
TNXH
65
99
162
33
Cóc kiện trời ( N- V) 
Mặt trời xanh của tôi 
Ôn tập các số đến 100.000 
Các đới khí hậu 
 TƯ
20/4/2011
LT&C
T V
T
33
33
163
Nhân hoá .
 Ôn chữ hoa: Y
Ôn tập các số đến 100.000 ( TT) 
 NĂM
21/4/2011
TC
C T
T
33
66
164
Làm Làm quạt giấy tròn ( Tiết 3 ) 
Quà của đồng nội ( N - V ) 
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000
 SÁU
22/4/2011
TNXH
TLV
T
SHTT
66
33
165
33
Bề mặt trái đất .
Ghi chép sổ tay 
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100.000
Ôn tập các nốt nhạc. Tập biễu diễn bài hát .. 
Sinh hoạt cuối tuần .
TUẦN 33
Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG VẤN ĐỀ LUẬT LỆ ATGT
I Mục tiêu :
-Cung cấp thêm một số kiến thức về luật lệ ATGT . Thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với thực tế trong cuộc sống . Thực hiện tốt luật lệ giao thông và nhắc nhớ bạn bè cùng thực hiện tốt luật lệ giao thông khi tham gia giao thông trên đường . 
-GDHS Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
 II Đồ dùng dạy học : « Tranh ảnh về ATGT 
 IIICác hoạt động dạy học :	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1 chơi : “ Đèn xanh , đèn đỏ “ . 
- Cho học sinh nhận xét đưa ra ý kiến .
-Khi tham gia giao thông trên đường gặp đèn báo hiệu màu xanh em đi như thế nào ? 
-Đèn vàng đi như thế nào ? 
-Đèn đỏ đi ra sao ? 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
ª Hoạt động 2 : Đóng vai xử lí tình huống -Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra .
-Lần lượt nêu lên tình huống như 
-Đi học trên đường do chạy nhảy mà không để ý nên va vào một cụ già làm cụ bị ngã .
- Khi tan học một số bạn cắp vai nhau đi dàn hàng 3 hàng tư trên đường em sẽ nói với bạn như thế nào ? – Trên đường đi học có một số bạn đi xe đạp nhưng bám vai người đi xe máy , em sẽ nói gì với bạn ?
-Yêu cầu các nhóm trao đổi đưa ra cách giải quyết .
-Mời từng nhóm leểttình bày cách giải quyết của nhóm mình trước lớp . 
-Nhận xét đánh giá ý kiến các nhóm .
* Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
ª Hoạt động 3
 -Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh cổ động , hát , đọc thơ nói về việc chấp hành trật tự ATGT .
- Nhận xét đánh giá , tuyên dương nhóm thắng cuộc 
* Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học 
- Thực hiện trò chơi “ Đèn đỏ “
- Một số em nêu ý kiến .
- Khi đèn màu xanh ta tiếp tục đi 
- Màu vàng đi chậm lại .
-Màu đỏ đứng lại nhường đường .
-Lần lượt đại diện nêu ý kiến trước lớp .
-Các em khác lắng nghe nhận xét bổ sung .
- Bình chọn nhóm làm việc tốt .
 -Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên .
-Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn .
-Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất .
- Các nhóm tổ chức thi vẽ tranh cổ động đọc thơ , kể chuyện có chủ đề nói về chấp hành luật lệ ATGT .
-Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày .
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI .
I. Mục tiêu : 
* Tập đọc
-Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đó thắng cả đội quân hùng hậu của TRời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. (trả lời được các CH trong SGk).
* Kể chuyện
	-Kể lại được một đoạn truyện theo lời của một nhân vật trong truyện, dựa theo tranh minh họa. (SGK).
II Kĩ năng sống cơ bản:
- Xác định giá trị
- Thể hiện sự cảm thông
- Tư duy phê phán
- Ra quyết định
III .Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Thảo luận
- Trình bày 1 phút
IV Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa 
V. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng đọc bài “ Cuốn sổ tay “ 
 -Nêu nội dung bài vừa đọc ?
-Nhận xét đánh giá bài 
 2.Bài mới: Tập đọc :
 a) Khám phá::
*Giới thiệu “ Cóc kiện trời ” ghi tựa bài lên bảng .
 b) Kết nối: 
-Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
-Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
* Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
 - Yêu cầu luyện đọc từng câu 
Luyện đọc tiếng từ HS phát âm sai
-Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
Luyện đọc ngắt nghỉ câu dài
 - Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
Giải nghĩa một số từ:
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
-Yêu cầu lớp đọc đồng thanh một đoạn trong câu chuyện . 
- Yêu cầu một em đọc toàn bài
* Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
 -Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
- Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm theo .
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi lên đánh trống ?
-Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài .
-Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào?
-Theo em Cóc có điểm gì đáng khen ? 
*Liên hệ 
 c) Thực hành : 
- Yêu cầu lớp chia thành các nhóm , phân vai để đọc câu chuyện .
-Mời một vài nhóm thi đọc phân theo vai cả bài . 
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
 *) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh .
- Mời hai em kể lại một đoạn bằng lời của một nhân vật trong truyện .
-Lưu ý học sinh kể bằng lời của nhân vật nào cũng xưng bằng “ tôi “
-Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện .
-Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
-Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất 
d. Vận dụng : 
 -Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng đọc lại bài “ Cuốn sổ tay “
-Nêu nội dung câu chuyện .
- Lớp lắng nghe giới thiệu .
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
-Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn : Sắp đặt xong ,bị cọp vồ .
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
-Vì trời lâu ngày không mưa , hạ giới bị hạn lớn , muôn loài đều khổ sở .
-Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm theo .
ở những chỗ bất ngờ , phát huy được sức mạnh của mỗi con vật : Cua trong chum nước , Ong sau cánh cửa , Cáo , Gấu và Cọp nấp sau cửa .
- Cóc bước đến đánh ba hồi trống , Trời nổi giận sai Gà ra trị tội , Cóc ra hiệu Cáo nhảy ra cắn cổ Gà tha đi , Trời sai Chó ra Gấu tiến tới quật chết tươi 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 .
-Trời và Cóc vào thương lượng , Trời còn dặn lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Lớp chia ra các nhóm rồi tự phân vai
(người dẫn chuyện, vai Cóc, vai Trời )
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm câu chuyện 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
-Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
-Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
-Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .
-Hai em nhìn tranh gợi ý nhập vai để kể lại một đoạn câu chuyện . 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về nội dung câu chuyện .
-Về nhà tập kể lại nhiều lần .
-Học bài và xem trước bài mới .
Toán
KIỂM TRA
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 .
A-Mục tiêu:
-Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000 , Sắp xếp dãy số theo thứ tự xác định.
-Rèn KN so sánh số 
-GD HS chăm học toán
B-Đồ dùng:
-Bảng phụ- Phiếu HT
C-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1/Tổ chức:
2/Luyện tập:
*Bài 1: 
-BT yêu cầu gì?
-Trước khi điền dấu ta phải làm ntn?
-Gọi 1 HS làm trên bảng
-Chấm bài, nhận xét
*Bài 2:
-BT yêu cầu gì?
-Muốn tìm được số lớn nhất ta phải làm gì?
-Nhận xét , chữa bài
*Bài 3:
-Nêu yêu cầu BT?
-Muốn xếp được theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?
-1HS làm trên bảng
-Nhận xét, cho điểm
*Bài 4:
-Nêu yêu cầu BT?
-Muốn xếp được theo thứ tự từ lớn đến bé ta phải làm gì?
-1HS làm trên bảng
-Nhận xét, cho điểm
3/Củng cố:
-Tuyên dương HS tích cực học tập
-Dặn dò: Ôn lại bài.
-Hát
Điền dấu >; <; =
-So sánh các số
-Lớp làm phiếu HT
13457 < 13480
20100 < 19999
50 000 = 29000 + 21000
60 000 + 40 000 > 89000
-Tìm số lớn nhất
-So sánh các số
-HS tìm số và nêu KQ
Số lớn nhất là: 5890
b)Số lớn nhất là: 77888
-xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn
-So sánh các số
-Lớp làm nháp-Nêu KQ
69825; 77925; 99725; 100000.
-xếp số theo thứ tự từ lớn đến bé
-So sánh các số
-Lớp làm nháp-Nêu KQ
86401; 74600; 34990; 26900.
Thứ ba, ngày 19 tháng 4 năm 2011
CHÍNH TẢ (nghe viết )
CÓC KIỆN TRỜI .
I. Mục tiêu :- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài “ Cóc kiện trời “
ª Đọc và Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam Á . 
Làm đúng bài tập 3.
GDHS rèn chữ viết đúng nhanh, đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: - 2 tờ giấy A4 ghi nội dung trong bài tập 2 .Bảng quay viết các từ ngữ bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy học:	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu cả lớp viết vào nháp một số từ mà học sinh ở tiết trước thường viết sai .
-Nhận xét đánh giá chung về phần kiểm tra . 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài “ Cóc kiện trời “ 
 b) Hướng dẫn nghe viết :
1/ Hướng dẫn chuẩn bị :
-Đọc mẫu bài viết (Cóc kiện Trời ) 
-Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo . 
-Những từ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ?
-Yêu cầu lấy bảng con và viết các tiếng khó -Giáo viên nhận xét đánh giá .
-Đọc cho học sinh viết vào vở 
-Đọc lại để học sinh dò bài , tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề tập
-Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2.
-Gọi 2 em đại diện lên bảng thi viết đúng các tiếng nước ngoài trên bảng .
-Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn .
-Lưu ý học sinh nắm lại cách viết tên nước ngoài 
- Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp .
-Đọc cho học sinh viết vào vở .
*Bài 3: - Nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
-Gọi 2 em đọc lại các câu văn đã ...  cố – Dặn dò 
GV nhận xét tiết học 
Về làm BT 
- 2 HS đọc yêu cầu bài .
a) 50000 + 40000 ; b) 42000 +6000 
 90000 - 20000 ; 86000 - 4000 
c) 40000 x 2 ; 12000 x 3
 80000 : 4 ; 72000 : 8 
 8HS lần lượt tính nhẩm và nêu miệng kết quả. Lớp nhận xét
Gọi 3 HS , HS làm vào vở 
HS đọc bài toán 
 may được ; 50 000 áo 
Lần 1 bán : 28 000 áo, lần 2 bán : 17 000 áo 
Hỏi còn lại bao nhiêu áo ? ( giải bằng 2 cách)
HS trao đổi nhóm đôi tìm cách giải.
HS giải vào vở, 1HS lên bảng.
Giải
Cả hai lần bán được làø :
28000 + 17000 = 45000 (áo )
Số áo còn lại là là :
50000 - 45000 = 5000 (áo ) 
Đáp số 5000 áo
2 HS đại diện 2 dãy làm bảng phụ 
cả lớp làm bảng con .
 a) 1996 + X = 2002 b) X x 3 = 9861
 X = 2002 – 1996 X = 9861 : 3 
 X = 6 X = 3287
Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2011
Tự nhiên xã hội
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU.
- HS phân biệt được lục địa và đại dương.
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ “ Các châu lục và các đại dương”
* TH BVMT: 
- Biết các địa hình trn Tri Đất bao gồm: núi, sông, biểnlà thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.
- Cĩ ý thức giữ gìn mơi trường sống của con người.
II. CHUẨN BỊ.
 -GV: Hình minh họa trong SGK trang 126,127 . Quả địa cầu -HS: SGK , vở bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Ổn định
2. Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng trả lời . 
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài –Ghi đề.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. 
1.Mục tiêu:
Nhận biết được thế nào là lục địa , đại dương
2.Cách tiến hành:
Bước 1: 
-GV Yêu cầu học sinh chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
-GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu ( màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước ).
H: Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.
Bước 3:GV giải thích:
 Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
 Đại dương: Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
 Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
1.Mục tiêu:
-Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới.
-Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.
 2.Cách tiến hành: 
 Bước 1: 
-GV chia lớp thành nhóm nhỏ.
-Yêu cầu HS làm việc theo gợi ý sau: 
H: Có mấy châu lục? Chỉ và nói rõ tên các châu lục trên lược đồ hình 3?
H: Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3?
H: Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châi lục nào?
Bước 2: 
-Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét bổ sung, chốt ý.
3 Kết luận: Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Au, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.Có 4 đại dương Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
Hoạt động 3 :Chơi trò chơi tìm vị trí các châu lục và các đại dương.
1 . Mục tiêu :
- Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương.
2 . Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm,10 tấm bìa nhỏ ghi tên các châu lục và đại dương.
Bước 2: 
-GV hô “bắt đầu” HS trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tâm bìa vào lược đồ câm.
Bước 3:
-Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- GV nhận xét nhóm nào làm xong trước ,đúng và đẹp, nhóm đó thắng cuộc.
- Tuyên dương các nhóm thực hành tốt.
4.Củng cố, dặn dò
Hãy phân biệt lục địa và đại dương?
 -Về nhà học nội dung bạn cần biết của bài.
 -Nhận xét, tuyên dương những em học tốt.
- HS ht v bo co sĩ số
- HS thực hiện
- HS làm việc cá nhân.
-HS theo dõi.
-Nước chiếm nhiều hơn.
-HS theo dõi.
-HS thảo luận cặp đôi.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS theo dõivà nhắc lại.
-HS chia thành 10 nhóm.
- HS thực hành trong nhóm..
-Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
-Cả lớp theo dõi cổ vũ.
-Lớp nhận xét và chấm điểm cho các nhóm.
- HS trả lời
TẬP LÀM VĂN
GHI CHÉP SỔ TAY.
I. Mục tiêu - Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô , Đô – rê – mon Thần thông đây !, để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – môn .
- GDHS chăm học.
II Kĩ năng sống cơ bản:
-Giao tiếp: ứng xử văn hóa 
-Thể hiện sự cảm thông 
-Tư duy sáng tạo. 
III .Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
-Trình bày ý kiến cá nhân 
-Hoàn tất một nhiệm vụ, thực hành viết thư để làm quen với bạn mới.
IV Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về một số loại động vật quý hiếm được nêu trong bài .
- Một cuốn truyện tranh Đô – rê – môn . Một vài tờ báo nhi đồng có mục :A lô , Đô – rê – mon Thần thông đấy ! Mỗi học sinh có một sổ tay nhỏ . Một vài tờ giấy khổ A4 .
V. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai em lên bảng đọc lại bài viết nói về một số việc làm bảo vệ môi trường đã học ở tiết tập làm văn tuần 32
 2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ tập ghi chép sổ tay những ý trong tranh truyện Đô – rê – mon .
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 :- Gọi 1 em đọc bài A lô , Đô – rê – mon .
-Yêu cầu hai em đọc theo cách phân vai .
-Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về các loài động vật quý hiếm được nêu trong tờ báo 
Bài tập 2 :- Yêu cầu hai em nêu đề bài .
-Phát cho 2 em mỗi em tờ giấy A4 để viết bài .
- Mời hai em lên dán tờ giấy bài làm lên bảng 
- Yêu cầu lớp trao đổi theo từng cặp và phát biểu ý kiến trước lớp .
– Yêu cầu lớp thực hiện viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiếm .
-Chốt ý chính , mời học sinh đọc lại .
-Gọi 2 em đọc to đoạn hỏi đáp ở mục b 
-Yêu cầu trao đổi theo cặp tập tóm tắt ý chính lời của Đô – rê – mon .
-Mời một số em phát biểu trước lớp .
- Mời những em làm tờ giấy A4 dán lên bảng .
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt . 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
-Hai em lên bảng “ Đọc bài viết về những việc làm nhằm bảo vệ môi trường qua bài TLV đã học.”
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Hai học sinh phân vai người hỏi là Nguyễn Tùng Nam ( Hà Nội ) và Trần Ánh Dương ( Thái Bình ) học sinh 2 là Đô – rê – mon ( đáp )
- Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm .
- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2 .
- Thực hiện viết lại tên một số động vật quý hiếm và các biện pháp bảo vệ các loài động vật này , rồi dán lên bảng lớp .
-Ở lớp chia thành các cặp trao đổi và phát biểu trước lớp rồi viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiểm đang có nguy cơ tuyệt chủng .
-Học sinh nối tiếp nhau đọc lại .
- Hai học sinh đọc các câu hỏi – đáp ở mục b
- Trao đổi theo từng cặp sau đó tự ghi tóm tắt các ý chính lời của Đô – rê – mon .
-Ở Việt Nam : sói đỏ , cáo , gấu chó , gấu ngựa , hổ , báo hoa mai , tê giác Thực vật : Trầm hương , trắc , cơ nia , sâm ngọc linh , tam thất 
- Một số em đọc kết quả trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn viết hay nhất .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TT).
I. Mục tiêu :- Tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) . Cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân .
-Luyện giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- GDHS chăm học.
 II.Các hoạt động dạy học:	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 1.Bài cũ :
-Gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Chấm vở hai bàn tổ 2
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
-Tiếp tục ôn tập về 4 phép tính trong phạm vi 100 000 .
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách 
- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm chẳng hạn :
 80 000 – ( 20000 + 300000) 
nhẩm như sau : 
8 chục nghìn –(2 chục nghìn + 3 chục nghìn ) = 8 chục nghìn – 5 chục nghìn = 
 3 chục nghìn .
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính .
-Mời hai em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 3 - Gọi học sinh nêu bài tập trong sách .
- Ghi từng phép tính lên bảng .
-Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số hạng và thừa số chưa biết .
- Mời hai em lên bảng tính .
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Nhận xét bài làm của học sinh .
Bài 4 : - Gọi một em nêu đề bài 4 SGK
-Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước -Mời một em lên bảng giải bài .
-Gọi học sinh nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
d) Củng cố - Dặn dò:
-Hôm nay toán học bài gì ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Một em lên bảng làm bài tập số 3 về nhà 
-Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
-Cả lớp làm vào vở bài tập .
-1 em nêu miệng kết quả nhẩm :
a/ 30 000 + 40 000 - 50 000 = 70 000 - 50 000 
 = 20 000 
 80000 – (20000 + 30000) = 80000 - 50000 
 = 30000
80 000 – 20 000 – 30 000 = 60 000- 30 000
 = 30 000
b/ 3000 x 2 :3 = 6000 : 3 = 2000
4800: 8 x 4 = 600 x 4 = 2400
4000 : 5 : 2 = 800: 2 = 400
- Một em đọc đề bài 2 trong sách giáo khoa .
- Hai em lên bảng đặt tính và tính :
 4083 8763 3608 40068 7
+ 3269 - 2469 x 4 50 5724 
 7352 6272 13432 16
 28
 0
- Hai em nhận xét bài bạn . 
- Một em nêu đề bài tập 3 trong sách .
- Hai em nêu cách tìm thành phần chưa biết và giải bài trên bảng .
a/ 1999 + x = 2005 b/ x X 2 = 3998
 x = 2005 – 1999 x = 3998 : 2 
 x = 6 x = 1999
- Hai em nhận xét bài bạn .
-Một em nêu yêu cầu đề bài tập 4 
- Một em giải bài trên bảng , ở lớp làm vào vở 
- Giải :- Giá tiền mỗi quyển sách là :
 28 500 : 5 = 5 700 ( đồng )
 - Số tiền mua 8 quyển sách là :
 5700 x 8 = 45 600 (đồng )
 Đ/S: 45 600 đồng 
- Học sinh nhận xét bài bạn . 
-Về nhà học và làm bài tập còn lại.
-Xem trước bài mới .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33 lop 4 KNSGDMT.doc