Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng soạn , giảng ở trường Tiểu học Thới Hoà – Thới Bình – Cà Mau

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng soạn , giảng ở trường Tiểu học Thới Hoà – Thới Bình – Cà Mau

Quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tác động từ phía người dạy (giáo viên) đến người học (học sinh), nhằm làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri thức, hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại.

 Thiết kế bài dạy (Soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian thích đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo bài học. Khi thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp. Từ đó có định hướng rõ rệt để xác định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như cách thức (sự lựa chọn phương pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu bài dạy.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng soạn , giảng ở trường Tiểu học Thới Hoà – Thới Bình – Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
	Quá trình dạy học bao gồm hệ thống những tác động từ phía người dạy (giáo viên) đến người học (học sinh), nhằm làm cho học sinh tích cực và chiếm lĩnh tri thức, hình thành những phẩm chất nhân cách và năng lực phù hợp với nhu cầu ngày một cao của xã hội hiện đại.
	Thiết kế bài dạy (Soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian thích đáng để thiết kế bài. Muốn dạy học có kết quả cần thiết kế chu đáo bài học. Khi thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp... Từ đó có định hướng rõ rệt để xác định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như cách thức (sự lựa chọn phương pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu bài dạy.
	Kết quả một giờ dạy không những phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài dạy mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau cũng như yếu tố chủ quan không thể tránh khỏi. Đó chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự tin, tính sáng tạo trong sử lý các tình huống sư phạm...
	Trong thực tế ở trường Tiểu học Thới Hoà xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày càng trở nên bức xúc và cần thiết. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc soạn giáo án và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng phổ biến, từ đó chất lượng giờ giảng cho hiệu quả thấp, không gây được hứng thú cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò.
Trong năm học 2008 – 2009 qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và đột xuất cũng như tổng kiểm tra hồ sơ 4 lần trong năm học. Việc lập kế hoạch bài học chỉ như là chép lại sách giáo viên mà không có sự đầu tư nào khác, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho bài giảng. Đặc biệt có trường hợp mượn giáo án cũ rồi chép lại , những giáo viên được phép soạn giáo án vi tính thường sao chép một cách máy móc rồi in ra. Những điều đó làm cho chất lượng giảng dạy kém hiệu quả. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn vững thì đã có sự đầu tư nhất định. Khi lập kế hoạch bài học họ đã có sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng như tính đến các yếu tố: Học sinh, phương tiện dạy học, mày mò các tài liệu tham khảo, chú trọng tới việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh .
	Sau đây là kết quả phân loại hồ sơ giáo viên trong năm học 2008 – 2009. 
	Tổng số hồ sơ được xếp loại: 20
	- Xếp loại A (Đủ bài soạn, không nhầm lẫn kiến thức, không cắt xén chương trình, đủ các bước lên lớp, trình bày sạch sẽ, có hệ thống câu hỏi gợi mở hướng dẫn học sinh): 4 hồ sơ.	
- Xếp loại B (Như các tiêu chí của loại A nhưng còn một số bài soạn sơ lược): 10 hồ sơ.
	- Xếp loại C (Bài soạn sơ lược nhiều, trình bày chưa khoa học) : 06 hồ sơ.
Từ những vấn đề trên đã đặt ra nhiệm vụ tìm ra những giải pháp nào để nâng cao chất lượng Thiết kế kế hoạch bài học và giờ dạy là vấn đề cấp bách phải giải quyết, giúp cho anh chị em giáo viên ở trường đổi mới tư duy vào việc làm trong công tác soạn giảng của mình đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với trình độ nhận thức của tập thể giáo viên trong đơn vị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng soạn , giảng ở trường Tiểu học Thới Hoà – Thới Bình – Cà Mau ” 
PHẦN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy hàng tuần.
	Tổ chuyên môn ở trường Tiểu học là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động chuyên môn của mỗi thành viên trong tổ. Để tiện cho việc chỉ đạo chuyên môn của tổ trưởng nhà trường đã biên chế mỗi khối lớp một tổ chuyên môn. Việc chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy được triển khai trược tiếp từ ban giám hiệu tới tổ trưởng tổ chuyên môn. Trong quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy một mặt phải phát huy vai trò tự chủ sáng tạo của tổ đồng thời phải chỉ đạo sát sao theo kế hoạch chung của toàn trường. Căn cứ để xây dựng kế hoạch giảng dạy là phân phối chương trình và thời khoá biểu hàng ngày trong tuần. Bên cạnh đó là các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường hoặc các nội dung khác do phòng Giáo dục chỉ đạo như kế hoạch bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng sử dụng đồ dùng dạy học... Từ đó các tổ chuyên môn sẽ bàn bạc và xây dựng kế hoạch lên lớp hàng ngày sao cho đúng chương trình và thời khoá biểu, đồng thời vạch kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học cho từng tiết học căn cứ vào danh mục đồ dùng dạy học hàng tuần do cán bộ thiết bị trường lập. Những vấn đề đó (sau khi lập xong kế hoạch) được Ban giám hiệu ký duyệt trước một tuần và các thành viên trong tổ thực hiện. Đó chính là sơ sở pháp lý để kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bài học một cách chính xác, đảm bảo tính hệ thống kiến thức, đảm bảo mục tiêu từng bài học, tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp cho từng nội dung bài học, có tính định hướng trước cho học sinh chuẩn bị học tập.
2. Biện pháp chỉ đạo công tác soạn bài để nâng cao chất lượng giảng dạy.
	2.1. Nghiên cứu và xác định mục tiêu bài giảng.
	Tổ chuyên môn được giao nhiệm vụ nghiên cứu, vạch kế hoạch bàn bạc thống nhất cách xác định mục tiêu cho các môn học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh và đảm bảo sát với yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng chung do bộ giáo dục ban hành. Trước hết các tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất tháng 3 lần, ở đó tài liệu về yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của các môn học được triển khai đến từng thành viên, các cuộc họp này bao giờ cũng có đại diện ban giám hiệu dự để có ý kiến chỉ đạo cụ thể và kịp thời. Từ đó giúp giáo viên chỉnh lại mục tiêu trong sách giáo viên để phù hợp với tình hình học sinh trong lớp mình và đảm bảo yêu cầu cơ bản tối thiểu so với mặt bằng chung. Có thể lấy ví dụ như sau: Một số bài chính tả so sánh phân biệt các phụ âm v/d ở địa phương học sinh thường không mắc lỗi thì đồng thời chỉnh cả nội dung và mục tiêu để dạy cho học sinh những cặp phụ âm hay mắc lỗi hơn như tr/ch, s/x... ( hay gặp ở lớp 4,5).
	2.2. Thống nhất cách trình bày bài soạn.
Thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn. Với những giáo viên khá giỏi, dạy lâu năm thì yêu cầu bài soạn khác với những giáo viên mới ra trường. Hình thức trình bày bài soạn phải phù hợp với nội dung bài dạy. Từ đầu năm học nhà trường phân công một số giáo viên có kinh nghiệm như tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi tham gia vào việc xây dựng cấu trúc bài soạn cho từng môn học. Sau đó đưa ra lấy ý kiến tham khảo rộng rãi và thống nhất chung, in thành tài liệu phát cho từng giáo viên để thực hiện. Nhờ đó mọi bài soạn của giáo viên trong trường đều theo một cấu trúc thống nhất, chất lượng bài soạn được nâng lên một bước góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học.
2.3. Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.
      	Kiểm tra việc thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp. Các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành. Yêu cầu về giáo án của giáo viên mới ra trường, của giáo viên giỏi, của giáo viên cần cố gắng. Chọn câu hỏi phát vấn, xác định kiến thức trọng tâm của bài cần khắc sâu, rèn kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị. 
       	 Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, Ban giám đã chọn các hình thức kiểm tra: 
- Kiểm tra đột xuất. 
- Kiểm tra trước giờ lên lớp. 
         	- Kiểm tra sau dự giờ. 
- Kiểm tra định kỳ cùng tổ trưởng chuyên môn.
3. Các biện pháp tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy.
	3.1. Xây dựng các giờ dạy mẫu.
	Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên cốt cán, thông thường là tổ trưởng tổ chuyên môn cùng xây dựng các giờ dạy có chất lượng, làm mẫu cho giáo viên dự giờ. Tiến hành rút kinh nghiệm, đánh giá những mặt tích cực về phương pháp dạy học, về nội dung và phong thái của giáo viên. Từ những giờ dạy mẫu này, sau khi đã thử nghiệm thì tiến hành nhân rộng ra toàn khối, toàn trường. Việc xây dựng giờ dạy mẫu được tiến hành công phu, từ việc chọn bài dạy, tổ chức thiết kế bài soạn, cân nhắc phương pháp giảng dạy nào phù hợp với từng giai đoạn nào, cách sử dụng đồ dùng trực quan... Có như vậy giờ dạy mẫu mới thành công và đem lại hiệu quả khi triển khai đại trà.
3.2. Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên.
	 Để nâng cao chất lượng giờ dạy một công việc quan trọng của nhà trường là tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên môn. Trong đó dự giờ thường xuyên các đối tượng giáo viên đặc biệt là những giáo viên yếu tay nghề là công việc có ý nghĩa quyết định. Việc dự giờ được tiến hành theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần một cách thường xuyên sẽ giúp giáo viên đứng lớp trước hết có tâm thế vững vàng, bởi không ít giáo viên khi có người dự thì dễ bị lúng túng, quan trọng hơn là giúp giáo viên có ý thức chuẩn bị bài tốt hơn, tự tin và có cố gắng hơn trong việc áp dụng các phương pháp mới tích cực hơn hoạt động của học sinh. Vì sau dự giờ đều có rút kinh nghiệm để chỉ rõ nhược điểm để khắc phục sửa chữa.
3.3. Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên tăng cường mở chuyên đề , thao giảng
Ngay từ đầu năm học nhà trường chỉ đạo cho các tổ chuyên môn và giáo viên đăng kí mở chuyên đề , thao giảng ; từ đó thảo luận thống nhất phương pháp chung để thực hiện đại trà trong từng tổ chuyên môn về cách trình bày bài soạn , tiến trình giờ dạy của từng môn , phân môn .
	3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và trang thiết bị dạy học trong giờ lên lớp.
	Việc đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện ghế ngồi, ánh sáng... cho học sinh góp phần quan trọng không nhỏ giúp nâng  ... của kiểm tra: 
          Kiểm tra việc thực hiện chương trình nhằm giúp giáo viên: 
      	+ Thực hiện đúng , đủ Chương trình của từng môn học, ở  từng khối lớp . 
     	+ Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung  kiến thức, kĩ năng cơ bản  của từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài. 
      	+ Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp . 
      	+ Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn họ của từng khối lớp mà mình phụ trách. 
    	  Để giáo viên thực hiện tốt chương trình Tôi cùng Ban giám hiệu đã: 
       	- Giúp giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên môn 
     * Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học gồm: 
      	+ Kiểm tra kế hoạch giảng dạy 1 tuần một lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, Ban giám hiệu kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của khối trưởng có đúng với kế hoạch giảng dạy do Bộ GD&ĐT quy định và chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo , của Phòng GD-ĐT không, sau đó mới cho phổ biến ở tổ. 
      	+ Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Phân công để trong một tháng, sinh hoạt của một tổ chuyên môn có một đại diện giám hiệu vào dự, cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề còn mắc trong chuyên môn của Tổ.  
      	+ Dự giờ thăm lớp: Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp, để kiểm tra việc triển khai chuyên đề, để Thanh tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, phương pháp giảng dạy cho giáo viên dưới 2 hình thức: Báo trước và đột xuất. 
     	4.2. Kiểm tra giờ dạy trên lớp.
       	Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp. Từ một giờ lên lớp chúng tôi phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của học sinh. Kinh nghiệm dạy và học và tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong trường (Thư viện, phòng ĐDDH ). 
      	 Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên Ban giám hiệu nắm được khả năng tổ chức điều khiển học sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy và học  phù với từng đối tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. việc rèn kỹ năng và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách học ở lớp của từng giáo viên. 
      	Ban giám hiệu đã vận dụng  nhiều hình thức dự giờ khác nhau: 
      	+ Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, học tập của từng giáo viên trong lớp cụ thể. 
	+ Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. 
      	+ Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về 1 nội dung cần tập trung giải quyết. 
      	Ban giám hiệu đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được tiến hành theo một quy trình thống nhất: Chuẩn bị - Dự giờ - phân tích trao đổi - Đánh giá- kiến nghị . 
       	+ Chuẩn bị: Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò. Dự kiến nội dung cần quan sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. 
      	+ Dự giờ: Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. 
          Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học , theo các tuyến Thầy – Trò - Thiết bị dạy học và phản ánh các sự kiện chính của quá trình lên lớp cùng những nhận xét tức thơì về các sự kiện đó 
      	+ Phân tích - trao đổi: Chế biến những thông tin có được từ giai đoạn dự giờ trên cơ sở trình độ tư duy sư phạm của từng thành viên trong ban giám hiệu. Phân tích giờ học không đơn giản là sắp xếp lại các nhận xét vụn vặt về giờ học mà phải khái quát hoá sư phạm nâng những nhận xét này thành nhận định tổng quát hơn và nêu lên những lý lẽ của những nhận định đó bằng cách xác định tất cả các mối liên hệ của những hiện tượng quan sát được với các căn cứ khoa học của tâm lý học và giáo dục học. 
      	Công tác tổ chức giờ học xem việc chuẩn bị nề nếp lớp, không khí sư phạm, phân phối thời gian. 
     	- Nội dung của giờ học: 
     	Tính khoa học, tính giáo dục, trọng tâm của bài học. 
     	- Phương pháp dạy học: 
     	Có phù hợp giữa giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực độc lập sáng tạo cho học sinh. 
     	+ Đánh giá kết quả giờ học (mức độ đạt so với mục đích bài giảng) và chỉ ra đặc điểm lao động của người dạy tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Trình độ kiến thức khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm cũng như lao động học tập của học sinh (kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập). 
     	Trong mỗi năm giáo viên phải được kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra theo chuyên đề ít nhất một lần. Đối với giáo viên dạy yếu kém hoặc giáo viên mới ra trường cần kiểm tra giờ lên lớp nhiều hơn. Khi kiểm tra Ban giám hiệu phải nói rõ được mục đích của việc dự kiểm tra và người được kiểm tra. Đồng thời khi kiểm tra người cán bộ quản lý cần có thái độ đúng mực. Sau khi kiểm tra có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những tồn tại. 
       	Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kỳ cũng rất quan trọng, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh . Khi kiểm tra khảo sát chất lượng nên tổ chức cho giáo viên trông chéo lớp, chấm điểm tại trường,và chấm chéo. Sau khi kiểm tra có nhận xét học sinh còn yếu về bộ môn nào? Toán yếu về thực hiện phép tính hay đọc viết số về giải dãy tính , tìm X, toán có lời văn. 
Tiếng Việt: Còn yếu về từ ngữ, ngữ pháp hay tập làm văn. Sau đó BGH kiểm tra lại xem việc cho điểm của giáo viên đã chính xác chưa .  
       	Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường. 
PHẦN THỨ BA : KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
	Từ thực trạng của việc soạn bài và thi công bài giảng trong những năm học qua và việc áp dụng một số kinh nghiệm tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng soạn - giảng đem lại một số kết quả như sau:
	- Đánh giá phân loại hồ sơ cuối học kỳ I năm học 2008- 2009:
	Tổng số hồ sơ giáo án được xếp loại: 20 hồ sơ.
	+ Loại A: 12 hồ sơ
	+ Loại B: 07 hồ sơ
	+ Loại C: 01 hồ sơ
	So với năm học 2007-2008, số hồ sơ xếp loại A tăng 8 hồ sơ ; hồ sơ loại B giảm 03 hồ sơ ; loại C giảm 05 hồ sơ.
	Nhờ chất lượng công tác soạn giảng được nâng lên rõ rệt lên kết quả xếp loại học lực của học sinh cũng được nâng lên đáng kể góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ năm học của đơn vị. Cụ thể chất lượng giáo dục cuối học kỳ I năm học 2008- 2009 như sau:
	* Xếp loại học lực:
Học lực hai môn Toán và Tiếng Việt:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC : 2009 – 2010 
( Lớp 1 lấy kết quả kiểm tra giữa kỳ I )
MÔN : TIẾNG VIỆT
KHỐI LỚP
Tổng số HS
ĐIỂM KIỂM TRA
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
89
31
34.83
17
19.1
24
26.96
17
19.1
2
60
14
23.33
15
25.0
23
38.3
8
13.3
3
50
3
6.0
10
20.0
15
30.0
22
44.0
4
55
3
5.45
22
40.0
21
38.18
9
16.36
5
50
3
6.0
24
48.0
19
38.0
9
16.36
MÔN : TOÁN
KHỐI LỚP
Tổng số HS
ĐIỂM KIỂM TRA
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
89
31
34.83
22
24.71
16
17.97
20
22.47
2
60
11
18.3
24
40.0
17
28.33
8
13.33
3
50
5
10.0
24
48.0
15
30.0
6
12.0
4
55
6
10.9
11
20.0
21
38.18
17
30.9
5
50
16
32.0
14
28.0
20
40.0
KẾT QUẢ CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2009 – 2010
MÔN : TIẾNG VIỆT
KHỐI LỚP
Tổng số HS
ĐIỂM KIỂM TRA
Chuyển dịch chất lượng trên TB
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
89
47
52.8
13
14.6
20
22.47
9
10.11
Tăng 9.0 %
2
60
16
26.7
27
45.0
13
21.6
4
6.7
Tăng 6.6 %
3
50
15
30.0
19
38.0
16
32.0
Tăng 44.0 %
4
55
14
26.42
30
56.6
6
11.32
3
5.66
Tăng 10.7 %
5
50
17
34.0
29
58.0
4
8.0
Tăng16.36 %
MÔN : TOÁN
KHỐI LỚP
Tổng số HS
ĐIỂM KIỂM TRA
Chuyển dịch chất lượng trên TB
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
89
42
47.19
24
26.96
13
14.6
10
11.23
Tăng11.24%
2
60
23
38.3
18
30.0
16
26.7
3
5.0
Tăng8.33 %
3
50
11
22.0
14
28.0
15
30.0
10
20.0
Tăng 6.0 %
4
55
15
27.3
16
29.1
17
30.9
7
12.7
Tăng 18.2 %
5
50
9
18.0
15
30.0
18
36.0
8
16.0
Tăng 24.0 %
Sau khi rút ra “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng soạn, giảng ở trường Tiểu học Thới Hoà – Thới Bình – Cà Mau” và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường tôi nhận thấy mọi cán bộ quản lý đều có thể áp dụng kinh nghiệm này vào công tác tổ chức chỉ đạo của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Việc áp dụng kinh nghiệm không khó, có điều yêu cầu người cán bộ quản lý cần có lòng kiên trì, tâm huyết với công việc khi tổ chức thực hiện. Tôi tin tưởng rằng kinh nghiệm của mình có thể góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, việc thiết kế kế hoạch bài học và thi công trên lớp nói riêng cho giáo viên.
	Thới Bình , ngày 25 tháng 3 năm 2010
	Người viết
	 Nguyễn Kim Chung
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
(Trang cuối của SKKN)
- Tên đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng soạn , giảng ở trường Tiểu học Thới Hoà – Thới Bình – Cà Mau .
- Tác giả: Nguyễn Kim Chung
Trường (đối với đơn vị trực thuộc 
Phòng GD&ĐT), Tổ chuyên môn (đối với đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT)
Phòng GD&ĐT
(hoặc trường, trung tâm, 
đơn vị trực thuộc Sở)
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
 - Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:
 Ngày tháng năm 200
 Hiệu trưởng
 (hoặc tổ trưởng chuyên môn)
Xếp loại chung:
 Ngày tháng năm 200
 Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: .
	Ngày tháng năm 20.
 GIÁM ĐỐC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỚI BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỚI HOÀ
*** a õ b ***
Người thực hiện : Nguyễn Kim Chung
Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
Đơn vị : Trường Tiểu học Thới Hoà
Thới Bình , ngày 25 tháng 3 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap nang cao chat luong soan giang.doc