Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2006-2007

Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2006-2007

* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.

a- Giới thiệu phép chia 648 : 3.

- Nêu cách thực hiện phép chia 648 : 3.

- Phép chia này có đặc điểm gì ?

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào giấy nháp phép chia 648 : 3.

- Yêu cầu học sinh tự nghĩ một ví dụ có đặc điểm tương tự phép chia trên. Đặt tính và tính vào bảng con.

b- Giới thiệu phép chia; 236 : 5

- Giáo viên tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3.

- Nêu đặc điểm của phép chia này?

- Yêu cầu học sinh tự lấy một phép chia có đặc điểm tương tự và đặt tính, nêu cách thực hiện.

- Nêu cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.

* Hoạt động 3: Luyện tập.

+) Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.

- Các phép tính có đặc điểm gì?

+) Bài 2:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.

+) Bài 3:

- Nêu yêu cầu của bài toán.

- Yêu cầu học sinh đọc cột thứ nhất.

- Giáo viên hướng dẫn trường hợp thứ nhất.

- Yêu cầu học sinh đặt đề toán tương ứng với mỗi cột => tính kết quả.

- Bài toán củng cố lại kiến thức gì?

 

doc 23 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 2 buổi Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Sáng
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
Chào cờ
( Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội nhắc nhở lớp).
__________________________
Toán
Tiết 71: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
I- Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu học sinh: Tự nghĩ một phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số? Đặt tính và tính.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
a- Giới thiệu phép chia 648 : 3.
- Nêu cách thực hiện phép chia 648 : 3.
- Phép chia này có đặc điểm gì ?
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào giấy nháp phép chia 648 : 3.
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ một ví dụ có đặc điểm tương tự phép chia trên. Đặt tính và tính vào bảng con.
b- Giới thiệu phép chia; 236 : 5 
- Giáo viên tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3.
- Nêu đặc điểm của phép chia này?
- Yêu cầu học sinh tự lấy một phép chia có đặc điểm tương tự và đặt tính, nêu cách thực hiện.
- Nêu cách thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
+) Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Các phép tính có đặc điểm gì?
+) Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
+) Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu học sinh đọc cột thứ nhất.
- Giáo viên hướng dẫn trường hợp thứ nhất.
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán tương ứng với mỗi cột => tính kết quả.
- Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Học sinh nêu miệng cách thực hiện.
- Là phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và là phép chia hết.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh tự nghĩ ví dụ.
- Nêu cách thực hiện.
- Đặt tính và tính.
- Là phép chia có dư ở các lượt chia.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
- Hs nêu.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính và nêu cách thực hiện các phép tính.
- 2 học sinh lên bảng làm, chữa bài.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Làm bài vào vở.
- Viết vào ô trống.
- Học sinh đặt đề toán => làm bài.
-...giảm một số đi nhiều lần.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
______________________________
Mĩ thuật
Tiết 15: Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn con vật.
( Giáo viên chuyên dạy ).
______________________________
Tập viết
Tiết 15: Ôn chữ hoa L.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách viết chữ viết hoa L thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Lê Lợi” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu chữ.
- Phấn màu, bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC: Kiểm tra vở TV, đọc cho hs viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Hs viết bảng con: Khi, chung, dạ, rét, lòng.
B) Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hs theo dõi.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con. 
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- Chữ L cao mấy ô, rộng mấy ô, gồm mấy nét 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
L.
- GV nhận xét sửa chữa.
- HS tìm :L.
- Cao 4 ô;...
- 2 Hs lên bảng viết, Hs dưới lớp viết vào bảng con: 
L.
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng để học sinh quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu về: Lê Lợi. 
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu hs viết: Lê Lợi.
- Hs đọc từ viết.
- Hs theo dõi.
- Hs viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
- Gv giúp Hs hiểu nội dung trong câu ứng dụng. 
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- 3 Hs đọc, cả lớp đọc đồng thanh câu ứng dụng.
- Hs nêu ý hiểu.
- Hs viết bảng con: Lời, Lựa, chẳng, nói.
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- Gv nêu yêu cầu viết.
- Gv quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, viết.
4. Chấm, chữa bài.
- Gv chấm 5 - 7 bài trên lớp.
C- Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs rèn VSCĐ. 
- Học sinh viết vở:+1 dòng chữ: L.
+1 dòng chữ:.
+2 dòng từ ứng dụng.
+2 lần câu ứng dụng.
- Hs theo dõi.
- Hs theo dõi, thực hiện.
___________________________________
Chiều
Tự nhiên và xã hội
 Tiết 29: Các hoạt động thông tin liên lạc.
I- Mục tiêu:
- Biết kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
- Có ý thức bảo vệ của công: những trạm bưu điện (điện thoại công cộng) ở hè phố.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Một số bì thư; Điện thoại đồ chơi.
III- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
+) Mục tiêu:
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
+) Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm những câu hỏi sau:
- Bạn đã đến nhà bưu điện huyện (tỉnh) chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu tỉnh?
- Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện? Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
- Hiện nay dọc đường đi và ở những nơi công cộng có những trạm điện thoại công cộng. Những trạm điện thoại đó có tác dụng gì?
- Đối với những tài sản nhà nước đó chúng ta cần phải làm gì?
- Học sinh thảo luận theo nhóm 4=> đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Gửi thư.
+ Gọi điện thoại.
+ Gửi bưu phẩm.
- Hs nêu.
-...những trạm điện thoại đó để gọi điện thoại mà không cần tới bưu điện hoặc về gia đình.
-... bảo vệ, giữ gìn, không phá hỏng, nghịch ngợm.
+) Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
+) Mục tiêu: 
- Hs biết ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
+) Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh thảo luận về nhiệm vụ và lợi ích của hoạt động phát thanh, truyền hình.
- Gọi từng cặp lên trình bày theo hình thức đố bạn.
+) Kết luận: Đài truyền hình là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và nước ngoài giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,...
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi " Chuyển thư' nội dung có trong SGK - 79.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs có ý thức bảo vệ của công như: trạm bưu điện (điện thoại công cộng) ở hè phố.
__________________________________
Thể dục
Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. 
( Gv chuyên dạy ).
_____________________________
Bồi dưỡngTiếng Việt 
Luyện viết chữ hoa L.
I- Mục tiêu: 
- Luyện cách viết chữ viết hoa L thông qua bài tập ứng dụng:
 + Viết tên riêng: “Lê Lợi” bằng cỡ chữ nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ : Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. 
- GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Bảng con, chữ mẫu.
III- Các hoạt động dạy- học:
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: L.
- Gv nhận xét.
2- Luyện viết chữ hoa: L. 
a- Luyện viết bảng con:
- Gv yêu cầu hs viết bảng con chữ hoa: L.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
b- Luyện viết vở:
- Gv yêu cầu hs viết vở phần còn lại: Hs khá, giỏi viết hết nội dung bài, hs trung bình, khá viết 1/ 2 số dòng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs.
c- Chấm, chữa bài:
- Gv chấm 6- 7 bài, nhận xét chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs luyện viết chữ đẹp.
___________________________________________________________________________________
Sáng
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006
Toán
Tiết 72: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp).
I- Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số với trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
- Biết đặt tính và tính phép chia có chữ số 0 ở hàng đơn vị của số thương.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùngdạy- học:
- Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi hs nêu cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia. 560 : 8.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính.
- Nêu cách thực hiện.
- Có nhận xét gì về chữ số hàng đơn vị của số bị chia?
- Yêu cầu học sinh tự lấy 1 số ví dụ tương tự => nêu cách thực hiện.
* Hoạt động 3: Giới thiệu phép chia 632 : 7.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép chia 632 : 7. 
(Nếu học sinh bị sai ở lần chia thứ 2 => giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện).
- Phép chia này có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ tương tự.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
+) Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con. 2 học sinh lên bảng làm tương ứng với 2 dãy.
 +) Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài => làm bài vào vở.
+) Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài? 
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 phép chia => xác định đúng, sai.
- Cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Học sinh nêu.
-... bằng 0.
- Học sinh lấy ví dụ => đặt tính và tính vào bảng con.
- Học sinh nêu cách thực hiện phép chia 632 : 7.
- Đặt tính và tính vào bảng con.
- Là phép chia có dư, chữ số hàng đơn vị của thương bằng 0.
- Học sinh lấy ví dụ và nêu cách thực hiện.
- Học sinh đặt tính và tính trên bảng con rồi nêu cách thực hiện.
- Hs đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài; 365 : 7 = 52 (dư 1).
Vậy một năm gồm 52 tuần và 1 ngày.
- Điền đúng, sai vào ô trống. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
- Gọi hs nêu cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Dặn hs vận dụng làm bài sau.
________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết : Hũ bạc của người cha.
I- Mục tiêu: A- Tập đọc:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó dễ lẫn: siêng năng, lười biếng, làm lụng,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
2- Rèn  ...  thuộc các bảng nhân.
- Giáo dục tính độc lập, tự giác trong học tập.
II- Hoạt động tự học:
1- KTBC: - Trong tuần, em được học những nội dung nào của môn toán?
- Gọi 1 hs nêu cách: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Cho ví dụ.
- Gv nhận xét, cho điểm.
2- Bài mới:- Gv yêu cầu Hs tự hoàn thành những bài tập trong tuần:
* Hs trung bình, yếu: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 1 ( VBT trang 79 ). Đs: 213, 123, 61, 29 ( Dư 5 ).
+) Bài 1 ( VBT trang 80 ). Đs: 60, 80 ( Dư 2 ), 40 ( Dư 3 ), 212.
+) Bài 2 ( VBT trang 81 ). Đs: 21, 3, 7, 40, 5, 8, 54, 9, 6.
* Hs trung khá, giỏi: - Hoàn thành bài tập:
+) Bài 3 ( VBT trang 79 ). Đs: 45 gói kẹo.
+) Bài 3 ( VBT trang 80 ). Đs: 52 tuần lễ và 2 ngày.
+) Bài 3 ( VBT trang 81 ). Đs: 40 chiếc đồng hồ.
- Gv giúp đỡ Hs yếu hoàn thành bài tập trong VBT.
- Gv chấm, chữa 1 số bài tập mà nhiều hs còn vướng mắc.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn hs ghi nhớ nội dung bài.
_______________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chuẩn bị văn nghệ chào mừng 22/ 12.
I I- Mục tiêu: 
- Tổ chức cho Học sinh hát, múa các bài với chủ đề ca ngợi chú bộ đội.
- Học sinh thuộc các bài hát về chủ đề trên, biết hát đúng giai điệu, biểu diễn phù hợp.
- Gd truyền thống " Uống nước nhớ nguồn " thông qua nội dung bài hát.
II- Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
- Em hãy nêu những bài hát có nội dung ca ngợi chú bộ đội mà em biết. 
- Trong số những bài hát đó em thuộc những bài hát nào?
- Gv tổ chức cho hs biểu diễn các bài hát đó ( khuyến khích hs có thể múa phụ hoạ), gv kết hợp cho hs tìm hiểu nội dung bài hát đó =>gd truyền thống" Uống nước nhớ nguồn " cho hs.
- Gv hướng dẫn học sinh múa bài: Màu áo chú bộ đội:
+ Chia lớp làm 2 hàng, yêu cầu hs đứng dậy, giáo viên hướng dẫn từng động tác.
+ Hs tập theo.
+ Chọn đại diện 4 cặp múa đẹp nhất để chuẩn bị cho buổi biểu diễn kỉ niệm ngày 22/ 12 tới đây.
- Nhận xét giờ học, dặn hs chăm học, sưu tầm những bài hát về chủ điểm này. 
______________________________________________________________________
Sáng 
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2006
Toán
Tiết 75: Luyện tập.
I- Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ) và giải 
 bài toán có hai phép tính.
- HS làm thành thạo các phép tính.
- GD ý thức độc lập, tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng con.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
* Hoạt động1: KTBC: 
 - Gọi 2 em đọc bảng nhân 10, bảng chia 10.
 - Nhận xét.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
+) Bài 1: Đặt tính rồi tính: - HS nêu yêu cầu.
 213x3 = 374 x2 = 208 x4 =.
- Nêu cách đặt tính. - HS nêu.
- Yêu cầu HS làm bảng con. - HS làm bảng con.
 - 3 HS chữa bảng lớp.
- Nhận xét về cách đặt tính, trình bày của hs.
+) Bài 2 : Đặt tính rồi tính( theo mẫu): - HS nêu yêu cầu.
- GV làm mẫu cho hs phép tính mẫu.
- Yêu cầu HS làm vở - 3 HS lên bảng chữa. +) Bài 3.
- GV vẽ sơ đồ 
- Bài toán cho biết gì ? - HS nhìn sơ đồ và nêu.
 - Bài toán hỏi gì ?.
- Muốn biết quãng đường AC trước hết phải - Biết độ dài đoạn BC
biết gì ? Làm ntn ? 172x4 = 688 ( m).
 172 + 688 = 860 (m).
 - Yêu cầu HS làm nháp.
 - 1 HS chữa bài,lớp nhận xét.
+) Bài 4: - HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ? - HS nêu yêu cầu.
- Bài toán hỏi gì ? 
- Muốn tìm số áo len còn phải dệt cần biết gì? - Tìm số áo len đã dệt.
 - Yêu cầu HS làm vở - 1 HS chữa.
 Đáp số: 360 chiếc áo len.
+) Bài 5: GV vẽ lên bảng - HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho hs thi tính nhanh độ dài  - 2 HS thi tính nhanh kq trên bảng * Hoạt động 3: Củng cố dặn dò : 
- Nêu nội dung bài học. - HS nêu.
- Nhận xét giờ học.
______________________________
Âm nhạc
Học hát bài: Ngày mùa vui ( lời 2 ).
( Gv chuyên dạy ).
__________________________________
Chính tả( Nghe - viết )
Bài viết: Nhà rông ở Tây Nguyên.
I- Mục tiêu: 
- Nghe -viết 1 đoạn của bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. Phân biệt âm đầu dễ lẫn s/x.
- Viết chính xác,trình bày,phân biệt đúng chính tả.
- GD học sinh chú ý trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ,bảng con.
III) Các hoạt động dạy –học:
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết: mũi dao, con muỗi, bỏ sót, đồ xôi.
- Nhận xét cho điểm.
B- Bài mới: 1- Gtb: Nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2- Hướng dẫn nghe- viết: a)Chuẩn bị:
+ GV đọc đoạn chính tả:
- Đoạn viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- Trong bài có từ ngữ nào khó viết hay dễ lẫn?
b) GV đọc cho HS viết:
- GV đọc từng câu.
c) Chấm, chữa bài: GV chấm 5- 7 bài, nhận xét. 
3) Hướng dẫn làm bài tập:
a- BT2: 
- Gọi HS chữa bài.
- GVchốt lại lời giải đúng.
b- BT3a: 
- Gọi HS phân biệt: xâu/ sâu; xẻ / sẻ.
- GVchốt lại lời giải đúng.
4) Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về luyện chữ.
- 2HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- 3 câu.
- Chữ đầu câu 
- HS viết bảng con.
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- HS ghi nhớ.
- 1HS đọc yêu cầu của bài, làm vào VBTTV.
- HS chữa bài vào VBT.
- HS đọc yêu cầu của bài, làm vào VBTTV.
- HS chữa bài vào VBTTV.
- HS theo dõi.
________________________________
Tập làm văn 
Tiết 15: Nghe kể : Giấu cày, Giới thiệu về tổ em.
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói, nghe, nhớ những tình tiết chính để kể lại nội dung chuyện vui. 
- HS kể vui, khôi hài và viết được 1 đoạn văn kể về tổ em chân thực rõ ràng.
- GD ý thức giao tiếp lịch sự với khách nước ngoài. 
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ truyện cười Giấu cày.
- Bảng phụ ghi câu hỏi BT2.
III. Các hoạt động dạy học.
A- KT bài cũ: 
 - Gọi 2 em kể lại chuyện: Tôi cũng như bác,1 em giới thiệu tổ mình..
- GV nhận xét:
B- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài1: 
+ GV kể chuyện lần 1. - HS theo dõi.
- Bác nông dân đang làm gì ? - Bác đang cày ruộng.
- Khi được về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ? - Bác quát to: Để tôi giấy cày...
- Vì sao bác bị vợ trách ? - Giấu mà nói to người ta sẽ biết.
- Khi bác mất cày, bác đã làm gì ? - Nói thầm là mất cày.
+ GV treo tranh, kể lại truyện lần 2 theo tranh. - 2 hs kể lại chuyện ( HS khá). - Từng cặp kể cho nhau nghe.
+ Gọi một số em thi kể chuyện. - HS thi kể chuyện.
=> Câu chuyện này có gì đáng cười ? - Khi cần nói nhỏ thì lại nói to 
* Bài 2: Treo bảng phụ ghi gợi ý. - HS nêu yêu cầu bài 2.
+ Yêu cầu một số em đọc lại. 
+ Đề bài yêu cầu làm gì ? - Hs nêu.
+ Gọi 2 đến 3 em HS khá kể lại ( Mẫu ). - HS kể lại.
+ Yêu cầu HS viết vào vở bài tập. - HS làm vở bài tập.
- GV giúp đỡ HS yếu.
+ Gọi 1 số em đọc bài. - Lớp nhận xét.
 C- Củng cố- dặn dò:- Nêu nd bài học. - HS nêu.
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau: 
_________________________________
Chiều 
BD Toán 
Ôn: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
I- Mục tiêu:
- Củng cố về phép chia có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số và áp dụng vào giải toán có lời văn.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Gọi học sinh đọc thuộc bảng nhân 10.
- Gv nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập: a- Đối với Hs trung bình- yếu làm bài tập sau:
+) Bài 1: Đặt tính và tính.
 567 : 5 977 : 3 795 : 7
 869 : 4 795 : 7 298 : 9
+) Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 27 x 3 x 4 136 : 4 x 3
 28 x 5 : 2 264 : 2 : 4
+) Bài 3: Điền vào chỗ chấm.
 1 kg =.........g 2 km 3 hm =........dam
 5 kg =.........g 430 m =...............dam
 5 dam =.......m 6 dm 8mm =........mm
 - Gọi Hs chữa bài. Gv nhận xét.
b- Đối với Hs khá- giỏi: làm thêm bài tập:
+) Bài 3: Nhà Hà có 324g chè. Bố mẹ đem biếu ông bà 24 g chè. Số còn lại mẹ chia đều vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có mấy g chè?
- Yêu cầu hs làm vở. Gv nhận xét. 
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu cách tính.
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con và nêu cách thực hiện.
- Hs làm bài vào bảng con( củng cố lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng ).
- 5 học sinh lên bảng làm.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Học sinh làm bài vào vở.
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
_______________________________
BD TIếng việt 
Luyện tập về từ ngữ các dân tộc, giới thiệu về tổ em.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS về từ ngữ các dân tộc, giới thiệu về tổ em.
- HS đặt được câu đúng với từ ngữ chỉ dân tộc. Giới thiệu lưu loát,diễn đạt rõ ràng về tổ của mình.
- GD tình đoàn kết dân tộc. 
II. Các hoạt động dạy học:
A- Ôn LT và câu: -Tổ chức cho hs thi tìm từ ngữ chỉ các dân tộc.
- HS thi kể tên các dân tộc. 
- GV nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu hs khá- giỏi đặt câu với ba từ: nhà rông, ruộng bậc thang, dân tộc Nùng.
- GV nhận xét. 
B- Ôn TLV: Giới thiệu về tổ em: - GV nêu nội dung, yêu cầu của giờ học.
- Gọi 1 số em nêu lại gợi ý tuần trước: 
- Tổ em gồm những bạn nào?
- Các bạn là dân tộc nào?
- Mỗi bạn có những đặc điểm gì hay?
- Tháng vừa qua các bạn làm được những việc gì tốt? 
- Yêu cầu HS thi giới thiệu về tổ của mình.
- GV nhận xét về nội dung, cách trình bày của hs.
C- Củng cố- dặn dò:- Nêu nội dung bài học.
- Dặn hs cần có tình đoàn kết dân tộc, các bạn bè của em.
__________________________________
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động tuần 15. Phương hướng tuần 16.
* Lớp trưởng điều khiển:
1- Các tổ trưởng báo cáo việc thực hiện nề nếp của tổ trong tuần 15:
+ Ưu điểm: 
+ Nhược điểm: Còn 1 số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học...
2- Lớp trưởng tập hợp kết quả thực hiện của toàn lớp:
+ Tuyên dương: Tổ 2, 3. Cá nhân: Nhung, Huyền, Anh.
+ Phê bình: Tổ 1. Cá nhân: Hùng, Long.
3- ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Tuyên dương những mặt lớp thực hiện tốt: Đi học, truy bài, xếp hàng ra vào lớp.
- Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt: Thể dục giữa giờ, còn hay nói chuyện.
- Nhắc nhở Hs:+ Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
+ Tiếp tục thi đua chào mừng 22/12.
+ Nâng cao chất lượng học tập. Ôn tập tốt để thi cuối kì I.
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, mẩu chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ.
4- Sinh hoạt văn nghệ: - Gv tổ chức cho lớp tiếp tục luyện hát bài: Chú bộ đội và cơn mưa.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT15.doc