Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Trường TH Thủy Đông A

Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Trường TH Thủy Đông A

ÂM NHẠC

 TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM.

 Nhạc và lời: Văn Cao.

I.Mục tiêu.

- Biết hát theo giai điệu và lời 1 bài hát. Thể hiện tình cảm của bài: Nghiêm trang, mạnh mẽ.

- Biết về nhạc sĩ Văn Cao và một số tác phẩm của ông.

II.Chuẩn bị.

1.GV:- Đàn, bộ gõ, bảng phụ chép sẵn bài hát.

 - Hát chuẩn xác bài : “Quốc ca Việt nam”.

2.HS: Tập bài hát lớp 3.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.

1.Ổn định tổ chức.

2.KTBC: Kiểm tra sách hát nhạc lớp 3.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1079Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 3 - Trường TH Thủy Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010.
ÂM NHẠC 
 TIẾT 1: HỌC HÁT BÀI: QUỐC CA VIỆT NAM.
 Nhạc và lời: Văn Cao.
I.Mục tiêu.
- Biết hát theo giai điệu và lời 1 bài hát. Thể hiện tình cảm của bài: Nghiêm trang, mạnh mẽ.
- Biết về nhạc sĩ Văn Cao và một số tác phẩm của ông.
II.Chuẩn bị.
1.GV:- Đàn, bộ gõ, bảng phụ chép sẵn bài hát.
 - Hát chuẩn xác bài : “Quốc ca Việt nam”.
2.HS: Tập bài hát lớp 3.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1.Ổn định tổ chức.
2.KTBC: Kiểm tra sách hát nhạc lớp 3.
3. Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Quốc ca Việt Nam- lời 1
- Gt: Tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát và một số tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Văn cao: Làng tôi, Tiến quân ca... 
- GV cho HS nghe băng mẫu(2 lần).
 Phân câu hát và đánh dấu chỗ lấy hơi(v)
- Treo bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Cho HS đọc lời ca+ gõ tiết tấu bài hát.
- Cho HS luyện thanh(1’) A,O,I.
- Phân tích tiếng khó: Chen khúc, mang hồn nước, xây xác, cờ in máu.
? Trong bài có từ:Sa trường, em nào có thể giải thích ý của từ này?
- Dạy hát: Gv đàn giai điệu từng câu hát 2,3 lần rồi bắt vào cho HS hát.
- Chú ý thể hiện tình cảm hùng tráng của bài.
- Cho HS luyện hát nhiều lần bằng các hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân.Nhận xét, sửa sai.
- Treo lá cờ Quốc kì +GV đánh trống con để HS thực hành lễ chào cờ (mắt nhìn lá cờ,đứng nghiêm)
* Hoạt động 3:Củng cố và dặn dò.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Đọc lời ca+ gõ tiết tấu.
- Luyện thanh.
- Nghe GV phân tích.
- Nghĩa là: Chiến trường.
- Học hát theo sự hướng dẫn của GV.
- Luyện hát.
- Thực hành nghi lễ chào cờ.
- Nghe, thực hiện.
Thứ năm ngày 2 tháng 9 năm 2010.
ÂM NHẠC
 TIẾT 2: HỌC HÁT: BÀI QUỐC CA VIỆT NAM.
I.Mục tiêu.
- HS trình bày thuần thục lời 1 và tập hát lời 2.
- Giáo dục HS ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. 
II.Chuẩn bị.
1.GV:- Đàn, đài, đĩa, bộ gõ. 
2.HS: Tập bài hát lớp 3.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1.Ổn định tổ chức.
2.KTBC:? Giờ trước học bài gì? Hát bài Quốc ca Việt Nam (lời 1). 
3.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Quốc ca Việt Nam- lời 2.
? Em nào có thể gt về tác giả và nd bài Quốc ca Việt Nam?
- GV mở đài bài Quốc ca Việt Nam.
- Cho HS ôn lại lời 1.
- Gọi HS đọc lời ca lời 2.
?Trong lời 2 có từ “lầm than, gông xích, căm hờn" em hiểu là ntn?
- Gọi HS hát khá hát lời 2, bắt nhịp cho HS hát, sửa sai nếu các em hát sai.
- Hướng dẫn HS hát cả bài.
*Hoạt động 2: HS đứng hát với tư thế nghiêm trang như khi chào cờ.
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chào cờ và bắt nhịp cho cả lớp hát Quốc ca.
*Hoạt động 3:Củng cố- dặn dò.
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Về nhà tiếp tục tập hát để thuộc lời ca và hát tự nhiên, rõ lời hơn.
- Trả lời.
- Lắng nghe và nhớ lại giai điệu bài hát.
- Cả lớp hát.
- 1-2 em đọc.
- Trả lời.
- Tập hát lấy hơi sâu, nhẹ nhàng.
- Hát cả bài.
- Thực hiện hát Quốc ca.
- Thực hiện chào cờ và hát Quốc ca.
- Trả lời.
- Ghi nhớ.
 Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010.
ÂM NHẠC
 TIẾT3: HỌC HÁT: BÀI BÀI CA ĐI HỌC
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
I.Mục tiêu: 
- Học sinh biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài.
- Biết trình bày bài hát bằng nhiều hình thức: Hoà giọng, đối đáp, nối tiếp.
- Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô và yêu quý bạn bè.
II.Chuẩn bị:
1.GV:- Đàn, đài, đĩa, bộ gõ, bảng phụ. 
2.HS: Tập bài hát lớp 3, nhạc cụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1.Ổn định tổ chức: Đồ dùng, tư thế.
2.KTBC:HS hát bài Quốc ca Việt Nam.
3.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: Dạy bài hát Bài ca đi học- lời 1.
GT: Nhạc sĩ Phan Trần Bảng là người rất tâm huyết, có nhiều đóng góp trong việc giáo dục âm nhạc ở nhà trường phổ thông. Ông là tác giả bài hát Trường em xinh, làng em đẹp. Cộc cách tùng cheng, Hành khúc tới trường.... Bài ca đi học là một ca khúc ngắn gọn trong sáng.
- Cho HS quan sát tranh SGK.
- Mở đàn cho HS nghe bài hát.
? Cảm nhận ban đầu của em về bài hát?
? Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Hướng dẫn HS gõ tiết tấu. 
- Chia câu và hướng dẫn HS đọc theo tiết tấu.
- Luyện thanh âm:A,O,I.
- Dạy HS từng câu, mỗi câu đàn 2,3 lần và bắt nhịp cho HS hát.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hát theo cách đối đáp, nối tiếp đến hết bài.
- Hát kết hợp gõ đệm:
 Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương
Theo phách x x x x x 
Theo tiết tấu x x x x x x x x 
*Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. 
- Ngồi ngay ngắn lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- HS nói cảm nhận.
- Nói lên niềm vui của những em bé ngày ngày được tới trường trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
- HS gõ tiết tấu.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Luyện thanh.
- Tập hát theo hướng dẫn.
- Thực hiện.
- Hát và gõ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca.
- Lắng nghe.
 Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010.
ÂM NHẠC
 TIẾT 4: HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC ( tiếp theo)
I.Mục tiêu:
- HS hát đúng lời 2 và thuộc cả bài. Hát kết hợp vận động phụ họa
- Giáo dục HS lòng yêu mến trường lớp, yêu mến bạn bè. 
II.Chuẩn bị:
1.GV: Hát chuẩn xác, truyền cảm; nhạc cụ, đàn. 
2.HS: Thuộc lời 1, nhạc cụ .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: Đồ dùng, tư thế. 
2.KTBC : 2 HS lên bảng hát lời 1.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Dạy hát lời 2, ôn luyện cả bài.
- Mở đàn, GV trình bày bài hát.
- Cho HS hát lại lời 1 bằng cách hát nối tiếp, đối đáp.
- Hát lời 2, 1 dãy hát lời 2, một dãy hát bằng nguyên âm La sau đó đổi lại phần trình bày.
- Gọi HS hát lời 2, sửa những chỗ cần thiết.
- Hát cả bài( hoà giọng, đối đáp, nối tiếp). 
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Động tác 1: Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long lanh.
- Động tác 2: Chào đón chúng em mau bước nhanh chân tới trường.
- Gọi HS lên biểu diễn. 
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- HS hát vận động lại bài hát.
- Về nhà học thuộc bài...
- Lắng nghe lại giai điệu bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Tập hát lời 2.
- 1- 2 HS hát lời 2.
- HS trình bày lời 2.
- Tay trái đưa lên ngang ngực và giữ nguyên.
- Hai tay lên cao tạo thành vòng tròn.
- Nhóm, cá nhân.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010.
ÂM NHẠC
 TIẾT 5: HỌC HÁT BÀI : ĐẾM SAO.
 Nhạc và lời : Văn Chung.
I.Mục tiêu:
 - HS nhận biết tính chất nhịp nhàng của nhịp 3/4 qua bài hát Đếm sao.
- Hát đúng và thuộc bài, thực hiện một vài động tác phụ hoạ.
- Giáo dục HS tình cảm yêu thiên nhiên.
II.Chuẩn bị:
1.GV:- Hát chuẩn xác và truyền cảm.
 - Đàn, nhạc cụ, bảng phụ chép bài hát. 
2.HS: Tập bài hát, nhạc cụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC : HS hát bài Bài ca đi học.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Dạy hát bài Đếm sao.
GT: Có những buổi tối mùa hè ở thôn quê, gió thổi mát rượi, các bạn nhỏ trải chiếu trên sân nhà ngồi chơi trước gió. Cùng ngước nhìn bầu trời đầy sao, các bạn thi nhau đếm. Có bạn đếm được nhiều, Có bạn đếm được ít, chốc chốc tiếng cười lại cất lên vui vẻ...
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Luyện thanh : A,O,U,I.
- Dạy HS hát từng câu cho đến hết bài.
- Chia nhóm cho HS ôn luyện.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp múa đơn giản.
- Cho HS hát đối đáp, nối tiếp, hoà giọng
ĐT1: Câu 1+2: 2 tay tạo thành vòng tròn, lòng bàn tay quay ra phía trước. Nghiêng người sang trái, phải nhịp nhàng.
ĐT2: Câu 3+4: Giữ nguyên động tác, quay tròn tại chỗ.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
? Nhắc lại nội dung tiết học?.... 
- Ngồi ngay ngắn chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Nghe hát mẫu.
- Cả lớp đọc.
- Luyện thanh.
- Hát theo hướng dẫn.
- Chia làm 2, 3 nhóm.
- Cả lớp hát.
- Thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV.
-Nghe.
 Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010 .
ÂM NHẠC
 TIẾT 6 :- ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐẾM SAO.
 -TRÒ CHƠI ÂM NHẠC.
I.Mục tiêu:
- HS hát đúng, thuộc bài, hát với tình cảm vui tươi.
- HS hào hứng tham gia trò chơi âm nhạc và biểu diễn.
- Giáo dục tinh thần tập thể trong các hoạt động của lớp.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Đàn, nhạc cụ...
2.HS: Học thuộc bài hát, nhạc cụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC : Đan xen khi ôn tập.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:Ôn tập bài hát Đếm sao. 
- Cho HS hát lại bài hát gõ đệm theo phách, nhịp 3.
- Hát kết hợp vận động.
+) Vỗ tay theo nhịp: 2 HS ngồi đối diện nhau, phách 1, 2 em vỗ bàn tay vào nhau, phách 2,3 mỗi em tự vỗ 2 tay của mình.
+) Bước chân theo nhịp 3.
- Hát và vận động theo nhạc: GV nêu yêu cầu thi đua biểu diễn bài hát theo nhóm 3- 4 em hoặc theo tổ. GV chấm điểm.
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.
- Nói theo tiết tấu, đếm từ 2 đến 10 ông sao.
- Trò chơi hát âm A, U, I( khi cần hát bằng lời ca, GV xoè bàn tay hướng về HS).
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò.
- HS hát lại bài hát Đếm sao và gõ đệm theo phách.
- Về nhà học thuộc bài- nhận xét giờ học.
- HS trình bày theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện.
- Tổ, nhóm, cá nhân. 
- Cả lớp nói theo tiết tấu.
- HS tham gia trò chơi. 
- Hát và gõ đệm.
- Nghe và thực hiện.
 Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2010.
ÂM NHẠC
 TIẾT 7: HỌC HÁT BÀI: GÀ GÁY.
 Dân ca Cống( Lai Châu).
 Lời mới: Huy Trân.
I.Mục tiêu:
- HS biết bài Gà gáy là dân ca của đồng bào Cống ở tỉnh Lai Châu, vùng Tây Bắc nước ta.
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết lấy hơi ở đầu câu hát và hát liền mạch trong mỗi câu.
- Giáo dục các em lòng yêu quý các làn điệu dân ca.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Thành thạo bài hát, đàn, nhạc cụ, tranh ảnh. 
2.HS: Nhạc cụ, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: HS hát bài hát đã học.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Dạy hát bài: Gà gáy.
GT:Tiếng gà gáy là âm thanh báo hiệu bình minh lên. Nó đem đến cho con người cảm giác về một cuộc sống thanh bình và no đủ. Nội dung bài Gà gáy, một bài dân ca của người Cống( Lai Châu), ngoài những nét phác hoạ vẻ đẹp thiên nhiên còn nói lên lòng yêu lao động của người dân.
- Mở đĩa cho HS nghe giai điệu bài hát.
- Bài chia làm 4 câu, cho HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Giải thích: Tiếng gà gáy có nơi miêu tả “Cúc cu”, “Ò ó o”, Người Cống lại dùng “Te le”. Bài hát làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh buổi sáng mát lạnh ở miền núi. những giọt sương còn đọng trên lá cây, mặt cỏ, cuộc sống phẳng lặng bình yên.
- Luyện thanh.
- Dạy HS h ... i ca, hát kết hợp vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát.
- Biết kẻ khuông nhạc, viết đúng khoá son.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Nhạc cụ, đàn, động tác phụ hoạ, bảng phụ.
2.HS: Nhạc cụ, bảng con, phấn. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: Đan xen khi ôn tập.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
- Mở đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Bắt nhịp cho HS hát ôn và gõ đệm theo các cách.
- Gọi HS lên biểu diễn ( GV chọn HS có động tác phụ hoạ đẹp dạy cho cả lớp nếu lớp nào không có động tác thì GV hướng dẫn ). 
- Gọi HS lên biểu diễn.
* Hoạt động 2: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.
- GV yêu cầu mỗi em kẻ 2 khuông nhạc, mỗi khuông cách nhau 3 dòng. Trên mỗi khuông viết 5 khóa son.
- GV viết lên bảng số lỗi sai khi quan sát HS viết khoá son, nhắc các em cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi này.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. 
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- HS hát + phụ hoạ lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình.
- Lắng nghe bài hát.
- Tập thể, nhóm, hát.
- HS vận động phụ hoạ theo bài hát.
- Nhóm, cá nhân thực hiện.
- HS kẻ 2 khuông nhạc và tập viết khoá son.
- HS ghi nhớ cách viết.
 - Trả lời.
- HS nghe và thực hiện. 
 Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009. 
ÂM NHẠC
 TIẾT 29: TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC. 
I.Mục tiêu: 
- Củng cố để HS nhớ kĩ hơn về vị trí các nốt nhạc và hình nốt.
- Hướng dẫn các em tập viết hoàn chỉnh 1 số nốt nhạc đơn giản trên khuông nhạc.
II.Chuẩn bị:
1.GV:- Bảng kẻ khuông nhạc.
- Tranh viết các nốt nhạc trên khuông.
- Tổ chức trò chơi như hướng dẫn ở hoạt động 2 trong tiết học.
2.HS: Giấy, bút, phấn. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC:- HS hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
? Khuông nhạc có mấy dòng? Mấy khe?
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Ghi nhớ nốt nhạc trên khuông.
- GV yêu cầu:
Tổ 1 viết ĐRMFSLX ở hình nốt trắng.
Tổ 2 viết ĐRMFSLX ở hình nốt đen.
Tổ 3 viết ĐRMFSLX ở hình nốt móc đơn.
- Cả lớp viết ĐRMFSLX ở hình nốt móc kép.
- GV đánh giá, nhận xét.
* Hoạt động 2: Tập viết nốt nhạc trên khuông.
- GV hướng dẫn HS kẻ 2 khuông nhạc. Sau đó đọc chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài Con chim non để HS tập viết nốt nhạc ( không viết gạch nhịp, hoá biểu ).
- Viết xong cho HS biết đó là câu hát đầu tiên bài Con chim non.
 Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay trái.
- GV hỏi HS trả lời tên nốt nhạc.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. 
- Nhắc lại nội dung tiết học. Dặn dò. 
- HS kẻ 1 khuông nhạc và thực hiện viết ra giấy.
- HS nhận xét.
- HS kẻ khuông nhạc và viết bài ra giấy.
- HS mở sách và tự so sánh kết quả.
- Lắng nghe và trả lời.
- HS nghe và thực hiện. 
 Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2009. 
ÂM NHẠC
 TIẾT 30: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CHÀNG OÓC- PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA- NGHE NHẠC.
I.Mục tiêu: 
- Kể cho HS nghe 1 câu chuyện cổ về Âm nhạc để giáo dục về vai trò âm nhạc trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ Âm nhạc của HS thông qua nghe 1,2 tác phẩm.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Máy nghe, đĩa, tranh ảnh.
2.HS: Sách bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: Không kiểm tra.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Kể chuyện Âm nhạc.
- GV treo tranh viết tên các nhân vật trong chuyện lên bảng.
- GV kể và minh hoạ bằng tranh.
? Chàng Oóc- phê chơi giỏi loại nhạc cụ nào?
? Tiếng đàn của chàng Oóc – phê hay như thế nào?
? Vì sao chàng Oóc- phê đã cảm hóa được lão lái đò và Diêm vương?
? Oóc – phê gặp vợ đã quên lời Diêm vương và kết cục câu chuyện ra sao?
- Gọi HS lên kể lại câu chuyện.
KL: Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống của cong người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu Âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người và đôi khi làm nên những điều kì diệu như trong câu chuyện các em vừa nghe. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp và các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này, để Âm nhạc đem tới những niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
* Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- Cho HS nghe 1 tác phẩm Âm nhạc.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. 
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Đàn Lia.
- Suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, mọi người dừng tay làm việc.
- Vì tiếng đàn của Oóc – phê rất hay.
- Vợ anh vĩnh viễn không sống lại.
- HS lên kể.
- Theo dõi, chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và khai thác nội dung.SHHSHS
- Nghe và ghi nhớ.
 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009. 
ÂM NHẠC
TIẾT 31:- ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH.
 - ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.
I.Mục tiêu: 
- Ôn tập để HS trình bày 2 bài hát được thuần thục hơn. Hướng dẫn HS ôn tập các nốt nhạc.
- HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, biểu diễn và vận động phụ hoạ.
- Nâng cao tình cảm yêu thiên nhiên và muông thú, tình thân ái với bạn bè. Khuyến khích HS sự tự tin trong hoạt động Âm nhạc của HS.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Nhạc cụ, đàn, trò chơi, bảng kẻ khuông nhạc.
2.HS: Thuộc bài hát, nhạc cụ. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: Không kiểm tra.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chi Ong nâu và
- GV đàn giai điệu bài hát và hỏi HS bài gì?
- Cho HS hát + gõ đệm theo phách, nhịp, hát có lĩnh xướng và vận động phụ hoạ.
- Gọi HS lên bảng biểu diễn. 
* Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn
- Gọi HS hát khá lên hát và biểu diễn.
- Cho HS ôn lại động tác phụ hoạ đã hướng dẫn ở tiết 28.
- Cho HS hát + gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Thi đua giữa 2 nhóm và hát vừa gõ đệm.
* Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc.
- GV dùng “Khuông nhạc bàn tay trái” cho HS luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc.
- GV viết 1 số nốt nhạc trên khuông, HS tập đọc hoàn chỉnh tên từng nốt bao gồm cao độ và trường độ.
- Thực hiện trò chơi “Phân biệt âm sắc”. 
* Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò. 
- Lắng nghe và trả lời.
- Thực hiện ôn theo hướng dẫn của GV.
- Nhóm, cá nhân.
- 1 HS trình bày. 
- Cả lớp ôn tập.
- Thực hiện hát.
- HS thực hiện.
- HS nhìn và đọc.
- HS nhìn và đọc.
- Cả lớp cùng tham gia.
- Nghe và thực hiện. 
 Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2009. 
ÂM NHẠC
 TIẾT 32: HỌC HÁT BÀI: HOA LÊ TRẮNG.
 Dân ca Ê - đê.
 Lời mới: Lê Toàn Hùng.
I.Mục tiêu: 
- HS biết 1 bài hát dân ca Ê- đê.
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện được tình cảm của bài hát.
- Qua bài hát giáo dục HS tình cảm yêu quê hương.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Nhạc cụ, đàn, đài, bảng phụ.
2.HS: Tập bài hát, nhạc cụ. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: HS hát bài Tiếng hát bạn bè mình, Chị Ong nâu và em bé.
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Học hát bài Hoa lê trắng.
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- Cho HS nghe bài hát qua đĩa.
- Luyện thanh. 
- Đọc lời ca, bài chia làm 6 câu.
- Dạy HS hát từng câu hát ngắn cho đến hết bài.
- Hát nhiều lần cho thuộc bài và giai điệu.
* Hoạt động 2: Hát và gõ đệm theo bài hát.
- Gõ đệm theo nhịp
 Em là bông lê trắng dịu mát rừng núi xanh xanh...
 x x x x 
- Gõ đệm theo phách.
 Em là bông lê trắng dịu mát rừng núi xanh xanh...
 x x x x x x x x 
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. 
- Nhắc lại nội dung giờ học.
- HS đứng tại chỗ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- GV nhận xét, dặn dò.
- Lắng nghe.
- Nghe giai điệu bài hát
- Cả lớp luyện thanh.
- Đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hát từng câu theo GV hướng dẫn.
- Thực hiện hát và gõ đệm theo các cách kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo.
- Trả lời.
- Đứng tại chỗ hát và vận động.
- Nghe và thực hiện. 
 Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009. 
ÂM NHẠC
 TIẾT 33:- ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.
 - TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT.
I.Mục tiêu: 
- HS nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí nốt trên khuông nhạc.
- Tập biểu diễn 1 vài bài hát đã học.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Nhạc cụ, máy nghe.
2.HS: Nhạc cụ, đồ dùng. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: Không kiểm tra. 
3.Bài mới.
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc.
- Cho HS ôn lại khuông nhạc “ Bàn tay trái”.
- GV viết một số nốt nhạc lên bảng.
- Cho HS kẻ 1 khuông nhạc, GV đọc tên nốt nhạc cho HS chép.
- Nhận xét, chấm điểm. 
* Hoạt động 2: Tập biểu diễn.
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em, cho các em hội ý chuẩn bị động tác phụ hoạ.
- GV nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. 
- Về ôn lại các bài hát đã học.
- HS chỉ tay và đọc.
- Thực hiện đọc hoàn chỉnh cao độ và trường độ.
- HS kẻ 1 khuông nhạc và tập viết từng nốt sạch đẹp.
- Nhận xét.
- Các nhóm hội ý rồi lên bảng biểu diễn.
- Nghe và nhận xét.
- Nghe v# thực hiện.
Thứ ngày tháng năm 2010.
ÂM NHẠC
 TIẾT 34: ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT.
I.Mục tiêu: 
- HS trình bày những kiến thức đã học trong năm học.
- Khuyến khích HS tự tin trình bày bài hát. Động viên các em nhiệt tình tham gia.
- GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của HS.
II.Chuẩn bị:
1.GV: Sổ điểm, đàn, đài, nhạc cụ.
2.HS: Thuộc các bài hát, nhạc cụ. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: Không kiểm tra. 
3.Bài mới.
- GV cho HS quan sát tranh, đàn lại cho HS ôn lại các bài hát đã học ở lớp 3.
- HS hát + gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca và vận động phụ hoạ theo bài hát.
- Bài nào HS chưa thành thạo GV cho HS hát ôn lại.
- Gọi HS lên biểu diễn( Nhóm, cá nhân). GV nhận xét.
- Những HS nào chưa hoàn thành GV động viên HS mạnh dạn trong giờ học để đạt được yêu cầu của môn học.
4. Củng cố - dặn dò. 
- Nhận xét giờ học, chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau.
Thứ ngày tháng năm 2010.
 TIẾT 35: TẬP BIỂU DIỄN MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
I.Mục tiêu: 
- HS hát thuộc lời, đều giọng, đúng nhịp.
- Biết phân biệt các kiểu gõ đệm theo bài hát, biết vận động phụ hoạ theo bài hát.
- Thái độ tích cực, tự nhiên và mạnh dạn trong các hoạt động của giờ học
II.Chuẩn bị:
1.GV: Đàn, nhạc cụ.
2.HS: Thuộc các bài hát. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: 
2.KTBC: Không kiểm tra. 
3.Bài mới.
- Cử 1 HS dẫn chương trình.
- Lần lượt từng nhóm lên bảng biểu diễn. GV đàn.
 1) Bài ca đi học.
 2) Lớp chúng ta đoàn kết.
 3) Em yêu trường em.
 4) Gà gáy.
 5) Ngày mùa vui.
 6) Chị Ong nâu và em bé.
- Bài 1 cả tổ cùng biểu diễn, Bài 2 tự chọn hình thức.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac.doc