Giáo án bài học Tuần 24 Lớp 3

Giáo án bài học Tuần 24 Lớp 3

Tiết 2 + 3

 Tập đọc- kể chuyện

 Tiết 67+ 68 : Đối đáp với vua

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.Tập đọc:

* Mục tiêu chung:

- Đọc đúng, rành mạch,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung , ý nghĩa: - Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi có bản lĩnh từ nhỏ.

*Mục tiêu riêng: Em Hường

- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.

B. Kể chuyện:

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài học Tuần 24 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 
Thứ hai ngày 8 thỏng 2 năm 2010
Tiết 1 
Chào cờ
 Chào cờ + Múa hát tập thể
____________________________________________________
Tiết 2 + 3 
 Tập đọc- kể chuyện
 Tiết 67+ 68 : Đối đáp với vua
i. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
* Mục tiêu chung:
- Đọc đúng, rành mạch,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung , ý nghĩa: - Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi có bản lĩnh từ nhỏ.
*Mục tiêu riêng: Em Hường 
- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.
B. Kể chuyện:
* Mục tiêu chung:
- Biết sắp xếp các tranh ( SGK) cho đúng thứ tự và kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Nêu được vài chi tiết trong câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ
II Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, tranh 
- Đoạn hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy và học.
I. ổn định tổ chức
- Hát
II. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn 1,2 bài : Chương trình xiếc đặc sắc
- Nhật xét- cho điểm
III. Bài mới.
Hoạt độngcủa thầy
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc toàn bài
- GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ
b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc từng câu : 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Giải nghĩa các từ mới từng trong đoạn: Minh Mạng,Ngự giá, Đối, tức cảnh.
- Ngự giá: ( Vua) ngồi xe hoặc ngồi kiệu đi khắp nơi 
* Đọc đoạn trong nhóm
 - Nhận xét, đánh giá
* Đọc cả bài:
Hoạt động của trò
- Theo dõi
- Học sinh đọc và phát hiện cách nhấn giọng
Thấy nói là học trò,/vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế / thì mới tha. /Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau,/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau: 
Nước trong leo lẻo / cá đớp cá.//
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu đến hết
- 4 Học sinh đọc tiếp sức 4 đoạn
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- 1 HS đọc toàn bài
Em Tiện + Hường
-Theo dõi
- Đọc 1 cum từ
- Đọc 2- 3 câu
- Tham gia vào nhóm
3. Tìm hiểu bài
*Đoạn 1
- Cho học sinh đọc thầm 1
CH:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- Cho học sinh đọc thầm 2
CH:Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
CH:Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3+4
CH: Vì sao vua bắt Cao bá Quát đối?
Nhận xét,sửa sai
CH: Vua ra vế đối như thế nào?
CH: Cao Bá Quất đối lại như thế nào?
- Cho học sinh nêu nội dung câu chuyện
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc lại đoạn 3
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3
- Nhận xét và bình chọn
- Cho học sinh thi đọc cả bài
 - Nhận xét,cho điểm
5. Kể chuyện
a.Giáo viên nêu nhiệm vụ
b. Hướng dẫn học sinh sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua
- Học sinh sắp xếp theo tranh
- Học sinh tập kể từng đoạn theo tranh 
- Nhận xét
 - Gọi 3 học sinh kể 
- Nhận xét,cho điểm
- Học sinh đọc thầm 1
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây
- Học sinh đọc thầm 2
- Muốn nhìn rõ mặt vua . Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng hét đuổi mọi người , không cho ai đến gần.
-Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động : cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt . Cậu không chịu la hét ầm ĩ
- Học sinh đọc thầm đoạn 3+4
- Vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá
- Trời nắng chang chang người chói người
- Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi có bản lĩnh từ nhỏ.
- Học sinh thi đọc đoạn 3
- Thi đọc cả bài
- Học sinh nêu nhiệm vụ
- Học sinh sắp xếp tranh theo thứ tự: 3-1-2-4
- Học sinh tập kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- Học sinh kể câu chuyện
- Bình chọn bạn kể hay
- Nhắc lại
- Theo dõi
- Đọc 1 câu
- Nhắc lại
- Quan sát tranh minh hoạ nêu nội dung bức tranh.
VI. Củng cố
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: 
 Toán
 Tiết 116 : Luyện tập
A..mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Có kỹ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (Trường hợp có chữ số 0 ở thương)
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Làm được phép cộng trong phạm vi 10
B. Các hoạt động dạy và học.
I. ổn định tổ chức 
Hát
II. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính
2526: 5 	1865 : 6 
- Nhận xét- cho điểm
III.Bài mới
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 1 ( 120): Đặt tính rồi tính
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Nhận xét,sửa sai
Bài 2 ( 120): Tìm x
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài vận dụng theo quy tắc
Nhận xét,sửa sai
Bài 3 ( 120)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Phân tích bài toán, giải bài toán
Bài 3 ( 120): Tính nhẩm
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét, sửa sai
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + b/c:
1608 4 2105 3 
 00 402 00 701
 08 05
 0 2
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + b/c:
a. X x 7 = 2107 8 x X = 1640
 X= 2107 : 7 X= 1640:8
 X=301 X= 205
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh giải bài toán b/l + giấy nháp
Bài giải
Số ki- lô- gam gạo đã bán được là:
2024 : 4 = 506 ( kg)
Số ki- lô- gam gạo còn lại là:
2024 - 506 = 1518 ( kg)
Đáp số : 1518 kg
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng
6000: 2 = 3000
8000: 4= 2000
9000 : 3 = 3000
Em Hường + Tiện
Làm b/con:
6 + 4 = 10 
9 + 1 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
- Làm theo bạn
8 + 2 = 10
IV. Củng cố
- Hệ thống nội dung bài
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Làm quen với số la mã
Tiết 5
Thể dục (Tiết 2 buổi chiều)
(Đ/c Yến soạn giảng)
_______________________________________________
Tiết 6: Đạo đức (Tiết 4 buổi chiều)
(Đ/c Lê Quang soạn giảng)
Thứ ba ngày 9 thỏng 2 năm 2010
Tiết 1:
Toán
 Tiết 117: Luyện tập chung
i. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính
- GD HS yêu thích hình tròn
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Làm được phép cộng trong phạm vi 10.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính
 	4278 6	1208 4
 07 713 00 302
 18 08
 0 0 
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
a. 821 x 2 b. 2035 : 5
 3284 : 4 5060 : 5
- Gọi 1 học sinh nêu cách đặt tính ở phép nhân
- Vậy khi biết 821 x 4 = 3284 có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284 : 4 được không ? Vì sao
- Theo dõi học sinh làm bài
- Nhận xét – cho điểm - chốt lại mối quan hệ 
Bài 2: Đặt tính rồi tính: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
mẫu
4691 2
06 2345
 09
 11 
 1
- Nhận xét , sửa sai
Bài 4 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
+ Vậy để tính được chu vi của sân vận động ta cần đi tính gì trước đó ?
- Gọi 2 học sinh lên bảng toán tắt và giải bài toán cả lớp làm bài vào nháp
 Tóm tắt:
Chiều rộng: 95m
Chiều dài : gấp 3 lần chiều rộng
Chu vi : m ?
- Nhận xét,sửa sai
+ Gọi 1 học sinh nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật
Bài 3: 
- Dành cho HS khá giỏi
- HDHS làm bài
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + b/c:
 - 1 học sinh nêu cách đặt tính ở phép nhân theo cột dọc
Ta viết thừa số thứ nhất : 821 ở hàng trên. Sau đó viết thừa số thứ 2 ở hàng dưới thẳng với số chữ số đơn vị ở hàng trên, sau đó thực hiện phép tính nhân
1 học sinh nêu cách đặt tính ở phép chia: Số bị chia được viết bên trái cột tính, số chia được viết bên phải cột tính
 3284 4
 0 8 821
 04
 0
- Khi biết 821 x 4 = 3284 ta có thể đọc ngay kết quả của phép tính 3284 : 4 = 821 vì nếu lấy tích chia cho một thừa số thì sẽ được kết quả là thừa số còn lại.
 b, 1012 5060 5
 5 00 1012
 5060 06
 10
 0
c, 308 2156 7
 7 05 308
 2156 56
 0
d. 1230 7380 6
 6 13 1230
 7380 18
 00
 0
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện chia
- Học sinh làm bài b/l + b/c:
1230 3 1607 4 
 03 410 00 401 
 00 07 
 0 3 
- 2 học sinh đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết chiều rộng sân là 95m, chiều dài sân gấp 3 lần chiều rộng.
- Bài toán hỏi chu vi sân vận động hình chữ nhật đó?
- Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng, được bao nhiêu lấy kết quả đó nhân với 2.
- Tính chiều dài của sân vì bài toán mới cho chúng ta biết chiều dài gấp 3 3 lần chiều rộng. 
- Học sinh làm bài bảng lớp và vào vở nháp
 Bài giải
 Chiều dài sân vận động là:
 95 x 3 = 285 ( m)
 Chu vi sân vận động là:
 (285 + 95) x 2 = 760 ( m)
 Đáp số: 760 m.
- Học sinh nhắc lại
Bài giải:
Tổng số sách trong 5 thùng là:
306 x 5 = 1530( quyển)
Số sách mỗi thư viện nhận được là:
1530 : 9 = 170 ( quyển)
Đáp số: 170 quyển
Em Hường + Tiện
-Làm b/con:
6 + 4 = 10 
9 + 1 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
- Làm theo bạn
8 + 2 = 10
2 + 8 =10
6 + 4 = 10
4. Củng cố – dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài học 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Chính tả ( nghe -viết)
Tiết 45: Đối đáp với vua
A. Mục tiêu:
 * Mục tiêu chung:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT( 2)a, BT 3a
- Rèn cho HS có kỹ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện 
-Nhìn chép đúng 1-2 câu trong bài chính tả, làm bài tập theo bạn
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh: - Sách giáo khoa
C.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra đầu giờ
- Giáo viên đọc các lỗi chính tả học sinh viết sai nhiều trong giờ học trước: Lo lắng, no nê.
- 2 học sinh viết trên bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét- sửa sai và cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
- Giáo viên đọc một số từ khó: ...  5 = 5
10 - 9 = 1
10 - 8 = 2
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 46 : Tiếng đàn
i. Mục Đích ,yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2 a, 
- GDHS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện:
-Nhìn chép đúng 2- 3 câu trong bài, làm được bài tập theo bạn.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bảng, vở
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
1. Kiểm tra đầu giờ
- Giáo viên đọc các lỗi chính tả học sinh viết sai nhiều trong giờ học trớc : sâu xa, sóng sánh. 
- 2 học sinh viết trên bảng lớp
- Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Nội dung đoạn văn muốn nói lên điều gì ?
- Giáo viên đọc một số từ khó: tung lưới, lướt nhanh
- Nhận xét,sửa sai
b. Giáo viên đọc bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5- 7 bài tại lớp 
- Nhận xét, đánh giá
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 2a: Thi tìm nhanh
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét,đánh giá
Hoạt động của trò
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc bài viết
- Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn
- Học sinh viết b/l + b/c:
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a b/l + vở bài tập:
 Lời giải: 
Bắt đầu bằng âm s: sung sướng, sạo sục, sạch sẽ, sẵn sàng , sóng sánh, sòng sọc...
Bắt đầu bằng âm x: xôn xao, sốn xang, xao xuyến, xúng xính...
Em Hường + Tiện 
-Theo dõi
- Viết b/c theo bạn
- Nhìn chép vở
- Theo dõi
- Làm theo bạn và đọc sẵn sàng
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
Tiết 3
 Ngoại ngữ
( Đ/c Lý soạn giảng)
Tiết 4:
Tự nhiên xã hội (Tiết 2 buổi chiều)
(Đ/c Sen soạn giảng)
___________________________________________________________
Tiết 5
Thể dục (Tiết 4 buổi chiều)
(Đ/c Yến soạn giảng)
Thứ tư ngày 5 thỏng 2 năm 2010( Học bài thứ 6)
Tiết 1: 
 Tập làm văn
 Tiết 24 : Nghe kể: Người bán quạt may mắn
i. Mục đích yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Nghe - kể lại được câu chuyện: Người bán quạt may mắn. 
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Quan sát tranh minh hoạ nêu được vài chi tiết trong tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ, câu hỏi gợi ý
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
 Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi học sinh đọc bài văn tiết trước
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe – kể
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 
- Giáo viên kể 2 lần
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những cái quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau mua hết quạt?
- Giáo viên kể lần 3
- Hướng dẫn học sinh kể theo gợi ý
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện
- Nhận xét – bổ sung , cho điểm
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi ?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh quan sát tranh, nêu nội dung bức tranh
- Học sinh nghe
- Bà lão gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế.
- Ông viết chữ, đề thơ vào tất cả những cái quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán được nhiều quạt. 
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi.
- Hs kể theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm thi kể 
- Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
- Người viết chữ đẹp cũng là một nghệ sĩ có tên gọi là nhà thư pháp.
Em Hường +Tiện
- Nêu nội dung bức tranh
- Theo dõi
- Tham gia vào nhóm
4. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Vương Hi Chi là người như thế nào?
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 2 Toán
Tiết 120: Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung: 
- Nhận biết được về thời gian( Chủ yếu là về thời điểm).Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 11
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Đồng hồ ,SGK, giáo án
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ 
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc các số: V, IX, XX, XXI
- Giáo viên quay kim đồng hồ đến 6 giờ 35 phút và hỏi
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn xem đồng hồ
- Giáo viên sử dụng mặt đồng hồ có chia phút để giới thiệu vạch chia phút trên đồng hồ 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
+ Nêu vị trí của kim giờ và phút ?
- Giới thiệu cho học sinh từng vạch nhỏ, mỗi vạch nhỏ tương ứng là một phút
- Quay kim giờ chỉ 6 giờ, kim phút chỉ 3 phút và hỏi 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Tương tự: GVHDHS quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ 3 nêu được thời điểm theo 2 cách: 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút
- Với cách đọc giờ thứ 2: HDHS bằng cách xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ
 Hoạt động của trò 
- Học sinh theo dõi đồng hồ trên bảng 
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút
- Nêu vị trí của kim giờ và phút: kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 10
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút
- Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút ở vạch nhỏ thứ 3 sau số 2( nhẩm 5,10, 11,12, 13).Do đó đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút
Em Hường + Tiện
- Làm b/con:
9 + 2 = 11
8 + 3 = 11
4+7 = 11 
3. Thực hành
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Cho học sinh vẽ kim phút trong từng trường hợp của bài( có thể cho HS thực hành trên đồng hồ) 
- Nhận xét,sửa sai
Bài 3: Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian dưới đây
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo 3 nhóm
- Nhận xét và sửa sai 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài cặp đôi, báo cáo kết quả
a, Đồng hồ chỉ 2 giờ 9 phút
b, Đồng hồ chỉ 5 giờ 16 phút
c, Đồng hồ chỉ 11 giờ 21 phút
d, Đồng hồ chỉ 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút
e. Đồng hồ chỉ 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút 
g. Đồng hồ chỉ 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài cá nhân
- Đổưng sách kiểm tra bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo 3 nhóm và báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
 3 giờ 27 phút : B
12 giờ rưỡi : G
1 giờ kém 16 phút: C
7 giờ 55 phút : A
5 giờ kém 23 phút : E
10 giờ 8 phút : I
8 giờ 50 phút : H
9 giờ 19 phút : D
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
 Tiết 3
Tự nhiên xã hội
(Đ/c Sen soạn giảng)
Tiết 4:
 Mĩ thuật 
Tiết 24: Vẽ tranh đề tài tự do
I/ Mục tiêu: 
* Mục tiêu chung:
 - Hiểu thêm về đề tài tự do.
 - Biết cách vẽ đề tài tự do.
 - Vẽ được một bức tranh theo ý thích.
* Mục tiêu riêng: Em Hường + Tiện
- Biết vẽ vài chi tiết trong bức tranh tự do
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Sưu tầm 1 số tranh ảnh của các hoạ sĩ và thiếu nhi (tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt, tranh vẽ các con vật)
- Một số tranh dân gian có nội dung khác nhau
- Một số ảnh phong cảnh lễ hội bình đựng nước
 +HS: Vở vẽ, bút màu 
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra : Kiểm tra đồ dùng học bộ môn
B/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
1, Giới thiệu: 
Trong tranh có những hình ảnh gì ?
Trong cuộc sống có rất nhiều nội dung đề tài về vẽ tranh.Vẽ tự do là vẽ theo ý thích, mỗi người có thể chọn cho mình một nội dung, một đề tài để vẽ. Vẽ tự do rất phong phú về đề tài nên có thể vẽ được nhiều tranh đẹp 
*HĐ 1: Tìm chọn nội dung đề tài 
- Thông qua các tranh ảnh GV gợi ý về đề tài và cách khai thác để hs lựa chọn 
*HĐ 2: Cách vẽ tranh
- HD HS cách vẽ tranh 
*HĐ 3: Thực hành 
- HS vẽ, GV gợi ý HS cách vẽ 
- Nhắc nhở HS 
- Động viên HS vẽ tranh 
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá 
Hoạt động của trò
VD: Tranh nói về hoạt động của đô thị: có nhiều nhà cao tầng, xe cộ đi lại tấp nập. Hai bên đại lộ có nhiều cây to che bóng mát, khẩu hiệu giăng qua đường ...
- Cảnh đẹp đất nước
- Các di tích lịch sử, di tích cách mạng, văn hoá
- Cảnh nông thôn, thành phố, miền núi, miền biển 
- Thiếu nhi vui chơi
- Các trò chơi dân gian
- Lễ hội ...
- Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau
- Vẽ các hình dáng phù hợp với hoạt động 
- Vẽ màu theo ý thích, có màu đậm màu nhạt
- HS thực hành vẽ
- Cách sắp xếp, hình vẽ, màu sắc của tranh 
Em Hường + Tiện
- Theo dõi
- Nêu mình thích bức tranh vẽ cảnh gì?
- HS vẽ
3/ Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Tiết5
Sinh hoạt lớp Tuần 24
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. 
- Học sinh có nền nếp trong học tập.
II. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nhận xét chung:
- Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
2. Nhận xét cụ thể:
a. Về học tập:
- Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài......................................................................................................................................
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong học tập.
...........................................................................................................................................
- Vẫn còn một số em chưa thường xuyên luyện chữ, chữ viết xấu:..
b. Về lao động vệ sinh:
- Trực nhật : Sạch sẽ
- Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ.
c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
III. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên.
- Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu và HS khuyết tật.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24 - L3.doc