Giáo án bài học Tuần 25 Lớp 3

Giáo án bài học Tuần 25 Lớp 3

TIẾT 2 + 3

 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

 TIẾT 70+ 71 : HộI VậT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.Tập đọc:

* Mục tiêu chung:

- Đọc đúng, rành mạch,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, , giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

*Mục tiêu riêng:

- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.

B/Kể chuyện:

* Mục tiêu chung:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 761Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bài học Tuần 25 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tiết 1 
Chào cờ
 Chào cờ + Múa hát tập thể
____________________________________________________
Tiết 2 + 3 
 Tập đọc- kể chuyện
 Tiết 70+ 71 : Hội vật
i. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
* Mục tiêu chung:
- Đọc đúng, rành mạch,biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, , giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. 
*Mục tiêu riêng: 
- Đọc đúng 1-2 câu trong bài.Trả lời câu hỏi nội dung bài theo bạn.
B/Kể chuyện:
* Mục tiêu chung:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
*Mục tiêu riêng: 
- Nhắc lại được nội dung theo bạn.
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
 - Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện
III/Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A/Kiểm tra: 
- 2 HS đọc 2 đoạn bài "Tiếng đàn"
- Thuỷ làm những gì để bước vào phòng thi?
- Nhận xét, cho điểm
B/Bài mới:
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
2, Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu, HDHS cách đọc
- GV HD HS đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ khó 
* Đọc từng câu:
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
*Đọc từng đoạn trước lớp 
- HDHS giải nghĩa từ :Tứ xứ, sới vật,keo vật,khố
+ Khôn lường: không thể đoán định trước
+ Keo vật: Một hiệp đấu vật 
*Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Nhận xét, cho điểm
* Đọc toàn bài: 
3, Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi nội dung bài
Câu 1: 
Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng rất sôi động của hội vật ?
- Nhận xét, sửa sai
Câu 2: 
Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có điểm gì khác nhau ?
Câu 3:
Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Câu 4:
Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
Câu 5:
Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
Câu 6:
Nội dung bài tập đọc nói gì ?
 Tiết 2:
4/Luyện đọc lại: 
- GV HD HS đọc 1 đoạn ( Đoạn 1 hoặc đoạn 5)
- Nhận xét, cho điểm
Hoạt động của trò
- Học sinh lắng nghe
- Mỗi HS đọc tiếp nối 1 câu đến hết
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài 
- HS nêu theo ý hiểu
- Đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- 1 HS khá đọc
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
- Tiếng trống dồn dập, người đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, trèo lên những cây cao để xem
- Quắm Đen lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ
Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn tay qua 2 cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngán như trước nữa. Người xem phấn chấn reo hò, ồ lên tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc 
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ống mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng
- Vì Quắm Đen là người khoẻ mạnh nhưng xốc nổi, thiếu kinh nghiệm, còn ông Cản Ngũ lại là người điềm đạm, giàu kinh nghiệm 
- Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm, trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi 
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn 
- 1 HS đọc cả bài 
 Em HOàng 
-Theo dõi
- Đọc 1 cụm từ
- Đọc 2- 3 câu
- Tham gia vào nhóm
- Nhắc lại
- Theo dõi
- Đọc 1 câu
- a.
Kể chuyện
1, GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào những gợi ý sau đây, em hãy kểlại được từng đoạn câu chuyện:"Hội vật". 
- Kể với giọng sôi nổi hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn 
2, HD HS kể chuyện:
- GV nhắc HS: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật
- GV và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn sôi nổi hào hứng nhất 
- HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý 
- Theo dõi
- Từng cặp HS kể 1 đoạn của câu chuyện
- Năm HS kể tiếp nối nhau 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý 
- 1 HS khá kể toàn bộ câu chuyện
- Đọc 2 câu
- Tham gia vào nhóm
5/ Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài
- Câu chuyện cho con biết điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Hội đua voi ở Tây Nguyên
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: 
 Toán
 Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ ( Tiếp theo)
I..mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Nhận biết về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
 - Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã)
 - Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS 
* Mục tiêu riêng:
- Làm được phép cộng trong phạm vi 10
II/ Đồ dùngdạy học:
- Đồng hồ điện tử, mô hình 
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra:bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng quay đồng hồ với thời điểm: 5 giờ 16 phút, 4 giờ kém 5 phút
- Nhận xét, cho điểm
B/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Bài 1: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận cặp đôi theo nội dung câu hỏi
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- Yêu cầu HS xem đồng hồ có kim giờ, kim phút bằng số la mã và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào có cùng thời gian 
- GV HD mẫu, HS quan sát và thực hành
Bài 3:Trả lời câu hỏi sau
- HS quan sát tranh minh hoạ và trả lời 
Hoạt động của trò
- HS đọc đề bài 
- HS quan sát tranh sgk và thảo luận, báo cáo kết quả
a, An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút
b, An đến trường lúc 7 giờ 12 phút
c, An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút
d, An ăn cơm chiều lúc 6 giờ kém 15 phút 
e, An xem vô tuyến truyền hình lúc 8 giờ 8 phút
g, An đi ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút
- 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài theo nhóm 4, báo cáo kết quả
H - B L - G
I - A M - D
K - C N - E
- HS quan sát tranh và nêu miệng:
a, Hà đánh răng rửa mặt trong 10 phút
b, Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút
c, Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút. Bắt đầu lúc 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30 phút 
 Em HOàng 
Làm b/con:
6 + 4 = 10 
9 + 1 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
8 + 2 = 10
3, Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài
- Về nhà xem bài và chuẩn bị bài sau.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Thể dục 
(Đ/c HOàNG HảI soạn giảng)
Tiết 2 ÂM NHAC
	(Đ/c HồNG HảI soạn giảng)
Tiết 3:
Toán
 Tiết 122 : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
i. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
* Mục tiêu riêng : 
- Làm được phép trừ trong phạm vi 10
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức 
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ 
- Cho HS thực hành quay đồng hồ chỉ 6 giờ 7 phút
- Nhận xét- cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1( bài toán đơn)
- Giáo viên đọc bài toán
- Gọi 2 học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Muốn giải bài toán này ta làm như thế nào?
- Nhận xét,sửa sai
3. Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2 (bài toán hợp)
- Giáo viên đọc bài toán
- Gọi 2 học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Muốn giải bài toán này ta làm như thế nào?
- Giáo viên khái quát: Khi giải “ bài toán liên quan đến rút về đơn vị: thường tiến hành theo 2 bước
Bước1: Tìm giá trị 1 phần ( thực hiện phép tính chia
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó( thực hiện phép tính nhân)
3. Bài tập
Bài 1 ( 128) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn phân tích bài toán, tóm tắt và giải bài toán
- Nhận xét,sửa sai
Bài 2 ( 128) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài tương tự bài 1
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3 ( 128) 
Hoạt động của trò
- 2 Học sinh đọc bài toán
- Có 35 lít mật ong, chia đều cho 7 can
- Mỗi can chứa bao nhiêu lít mật ong
-Ta lấy số lít mật ong chia cho số can
- 1 Học sinh lên giải
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( l)
 Đáp số: 5 l mật ong
-2 Học sinh đọc bài toán
- Có 35 lít mật ong, chia đều cho 7 can
- 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong?
- Ta tìm số lít mật ong của 1 can sau đó tìm số mật ong của 2 can
- Học sinh lên bảng giải
Tóm tắt
7 can : 35 l
2 can:.....l ?
 Bài giải
 Số lít mật ong trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( l)
Số lít mật ong chứa trong 2 can là:
5 x 2 = 10 ( l)
 Đáp số: 10 l mật ong
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + b/c
 Tóm tắt:
 4 vỉ: 24 viên
 3 vỉ: .......viên ?
Bài giải
Số viên thuốc trong mỗi vỉ là:
24 : 4 = 6 ( viên)
 Số viên thuốc trong 3 vỉ là:
 6 x 3 = 18 ( viên)
 Đáp số: 18 viên thuốc
 - Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài b/l + giấy nháp
 Tóm tắt:
7 bao: 28 kg gạo
5 bao: .......kg ? 
Bài giải
Số kg gạo đựng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4 ( kg)
 Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
4 x5 = 20 (kg)
 Đáp số: 20 kg
- Học sinh xếp hình
Em HOàng
- Làm b/con:
10 - 7 = 3
10 - 6 = 4
10 - 5 = 5
10 - 9 = 1
10 - 8 = 2
10 - 3 = 7
4. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập
	................................................................................................................................................................................................................................................................. ...  bài thơ 
- Cho HS thảo luận theo 3 nhóm
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc bài thơ 
- Học sinh thảo luận, báo cáo kết quả
Em HOàng
- Tham gia 
vào nhóm
Tên các sự vật , con vật
Các sự vật, con vật được gọi
Các sự vật, con vật được tả
Cách gọi và tả sự vật, con vật
Lúa
chị
phất phơ bím tóc
Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động gần gũi, đáng yêu
Tre
cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông
Gió
cô
chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
đạp xe đạp qua ngọn núi
*Bài tập 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi" Vì sao?"
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài theo cặp đôi
- Quan sát học sinh làm
- Gọi học sinh lên bảng làm
- Nhận xét,đánh giá
*Bài tập 3: Dựa vào nội dung bài tập đọc Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm 
- Quan sát học sinh làm
- Gọi học sinh trả lời 
- Nhận xét,sửa sai
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo cặp đôi, báo cáo kết quả
- Học sinh lên bảng làm : Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao
+ Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.
+ Những chàng man – gát rất bình bĩnh vì họ thường là những ngời phi ngựa rất giỏi.
+ Chị em Xô- Phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiều ngời khác.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài vào nháp
- Học sinh trả lời
+ Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vui vì ai cũng muốn xem mặt ông, xem tài ông Cản Ngũ.
+ Lúc đầu keo vật xem chứng chán ngắt vì Quắm Đen thua ông Cản ngũ
- Tham gia vào nhóm đọc 1 câu
- Đọc 1 câu
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhắc lại các cách nhân hoá
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Chính tả (Nghe - viết)
 Tiết 47 : Hội đua voi ở Tây Nguyên
i. Mục Đích ,yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2 a, 
- GDHS có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
* Mục tiêu riêng: 
-Nhìn chép đúng 1- 2 câu trong bài, làm được bài tập theo bạn.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bảng, vở
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ- Giáo viên đọc các lỗi chính tả học sinh viết sai nhiều trong giờ học trước: Cản Ngũ, Quắm Đen, trong trẻo
- 3 học sinh viết trên bảng lớp,Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét - cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Những chữ nào trong bài viết hoa?
 - Giáo viên đọc một số từ khó 
- Nhận xét,sửa sai
b. Giáo viên đọc bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5- 7 bài tại lớp 
- Nhận xét,sửa sai
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 2: Điền vào chỗ trống : tr hay ch
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét,sửa sai
Hoạt động của trò
- Học sinh theo dõi
- 2 Học sinh đọc bài viết
- Đầu bài và chữ cái đầu câu 
- Học sinh viết b/l + b/c : man gát, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt. 
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a b/l + Vở bài tập, báo cáo kết quả
 Lời giải:
Lời giải a: ...Chiều chiều em đứng nơi này em trông .
...Cánh cò chớp trắng trên sông kinh thầy.
Em HOàNG
-Theo dõi
- Viết b/c theo bạn
- Nhìn chép vở
- Theo dõi
- Làm theo bạn và đọc 1 câu có chứa từ cần điền
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ SáU ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 Toán
Tiết 125: Tiền Việt Nam
I. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
- Nhận biết tiền Việt Nam loại: 2000 đồng,5000 đồng, 10000 đồng.
- Bước đầu biết chuyển đổi tiền.
- Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
* Mục tiêu riêng: 
- Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Tiền có mệnh giá khác nhau , SGK, giáo án.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra đầu giờ 
- Quay kim đồ hồ chỉ 8giờ 13 phút, 7 giờ 9 phút và hỏi
- Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Học sinh trả lời
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000, 5000, 10000
- Giáo viên đưa ra các tờ tiền cho học sinh quan sát
- Nhận xét,sửa sai
3.Thực hành
Bài tập 1:Trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh trả lời miệng
- Nhận xét,đánh giá
Bài tập 2 : Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền bên phải
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
 - GV có thể cho HS dùng tiền thật để đổi
- Nhận xét, sửa sai
Bài tập 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi sau:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Nhận xét, sửa sai
Hoạt động của trò
- Học sinh quan sát và nhận xét về màu sắc, chữ số của các tờ 2000, 5000, 10000
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh quan sát tranh SGK và trả lời miệng
a. Trong chú lợn có 6200 đồng
b. Trong chú lợn có 8400 đồng
c. Trong chú lợn có 4000 đồng.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo cặp đôi và báo cáo kết quả
a.Lấy 2 tờ giấy bạc mỗi tờ có mệnh giá là 1000 đồng.
b.Lấy 5000 và 5000 đồng
c.Lấy 5 tờ mỗi tờ là 2000 đồng
d.Lấy 2 tờ 2000 và 1 tờ 1000đồng
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu miệng
a. Bóng bay có giá tiền1000 đồng ít nhất, lọ hoa có giái tiền nhiều nhất là 8700 đồng
b.Mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì hết 2500 đồng 
c. Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700 đồng
Em HOàNG
Làm b/con:
6 + 4 = 10 
9 + 1 = 10
5 + 5 = 10
7 + 3 = 10
- Nêu theo bạn
8 + 2 = 10
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 2: 
 Tập làm văn
 Tiết 25 : Kể về lễ hội
i. Mục đích yêu cầu:
* Mục tiêu chung:
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
* Mục tiêu riêng:
- Quan sát bức ảnh nêu được một vài chi tiết trong bức ảnh đó.
ii. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, ảnh như SGK
2. Học sinh:
- SGK
iii. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện : Người bán quạt may mắn
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
- Mời 1 em đọc yêu cầu
- Giáo viên viết câu hỏi lên bảng
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh thế nào?
+ Người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Học sinh quan sát và trao đổi theo nhóm
- Gọi học sinh nói trước lớp
- Nhận xét,sửa sai , cho điểm
Hoạt động của trò
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh quan sát theo cặp và nói cho nhau nghe những gì mình đã quan sát được trong 2 tấm ảnh.
VD : Hình 1: Đây là cảnh một góc ở sân đình quê em, người 
người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều mằu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ : Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình....
Hình 2: Đó là cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông làhàng chục chiếc thuyền đua
- Học sinh nói trước lớp
Em HOàNG
- Tham gia vào nhóm
- Hình1: Rất nhiều người mặc quần áo 
Có màu sắc khác nhau
- Nhắc lại
4. Củng cố,dặn dò:
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Về nhà tập học bài và chuẩn bị bài sau
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 3:
Tự nhiên xã hội
(Đ/c QUYÊN soạn giảng)
Tiết 4
Sinh hoạt lớp Tuần 25
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng khắc phục. 
- Học sinh có nền nếp trong học tập.
II. Tiến hành sinh hoạt:
1. Nhận xét chung:
- Đa số các em ngoan, lễ phép. Đi học đều và đúng giờ, có sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tham gia vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
2. Nhận xét cụ thể:
a. Về học tập:
- Các em ngoan, có ý thức hăng hái phát biểu xây dựng bài...........................................
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chú ý trong học tập.
- Vẫn còn một số em chưa thường xuyên luyện chữ, chữ viết xấu:..
b. Về lao động vệ sinh:
- Trực nhật : Sạch sẽ
- Lao động: Tham gia vệ sinh sân trường sạch sẽ
- Vệ sinh cá nhân: Đầu, tóc, quần, áo gọn gàng sạch sẽ.
c. Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp: HS tham gia đầy đủ, nhiệt tình.
III. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy các ưu điểm và khắc phục nhược điểm trên.
- Có biện pháp giúp đỡ kèm cặp HS yếu và HS khuyết tật.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 - L3.doc