Giáo án buổi 1 Lớp 3 tuần 14 - Trường Tiẻu học Trần Quốc Toản

Giáo án buổi 1 Lớp 3 tuần 14 - Trường Tiẻu học Trần Quốc Toản

Tập đọc – Kể chuyện:

Người liên lạc nhỏ

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng: gậy trúc, lững thững, to lù lù, nắng sớm.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính).

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài ( ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.)

- Hiểu nội dung truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

 B- Kể chuyện

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.

- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi 1 Lớp 3 tuần 14 - Trường Tiẻu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010 Tuần 14
 Ngày giảng: 16/11/2010 	Tiết thứ: ( 40,41 )
Tập đọc – Kể chuyện:
Người liên lạc nhỏ
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc: 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng: gậy trúc, lững thững, to lù lù, nắng sớm...
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (ông ké, Kim Đồng, bọn lính).
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài ( ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh...)
- Hiểu nội dung truyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
 B- Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, Hs kể lại được toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
II. Đồ dùng dạy học:Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1.ổn định tổ chức: Lớp 3C: sĩ số: 22 Vắng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
2- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đọc bài “Cửa Tùng”
+ Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm”?
+ Sắc màu của Cửa Tùng có gì đặc biệt?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm mới: Anh em một nhà.
- GV giới thiệu bài và ghi đầu bài
3.2. Luyện đọc: (20’)
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài (giọng kể chậm rãi)
- GV đọc 
- Mỗi em một đoạn và trả lời 1 câu hỏi
+ bãi tắm rất đẹp...
+ ngày thay đổi màu 3 lần.
- học sinh chú ý nghe để nắm được cách đọc
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc + giải nghĩa từ 
* Luyện câu từ khó: 
- GV yêu cầu học sinh đọc từng câu nối tiếp:
+ Lần 1:
- Chú ý đọc đúng: 
+Lần 2:
* Luyện đoạn- hiểu từ:
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Lần 1:
- Chú ý nghỉ hơi rõ sau các dấu câu, cụm từ và hiểu nghĩa từ được chú giải trong SGK: ông ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh..
- Trong câu trên em đọc ngắt nghỉ ntn?
* Luyện đoạn:
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- GV nêu yêu cầu đọc nhóm 
- Các nhóm luyện đọc 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- Lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất
*Luyện cả bài:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (15’)
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
+ Tìm câu văn miêu tả hình dáng của bác cán bộ?
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
*Vào những năm 1941, các chiến sĩ của ta đang trong thời kỳ hoạt động bí mật và bị địch lùng bắt ráo riết. Chính vì thế, các cán bộ kháng chiến thường phải cải trang để che mắt địch, khi làm nhiệm vụ phải có người đưa đường bảo vệ. Nhiệm vụ của các chiến liên lạc như Kim Đồng rất quan trọng và cần sự nhanh trí, dũng cảm.
- Đọc thầm đoạn 2:
+ Chuyện gì đã xảy ra khi hai bác cháu đi qua suối?
+ Bọn chúng đã làm gì khi phát hiện ra bác cán bộ?
*Khi qua suối, hai bác cháu gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Thế nhưng, nhờ sự thông minh, nhanh trí dũng cảm của Kim Đồng mà hai bác cháu đã bình an vô sự.
+ Những chi tiết nào nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch?
+ Nêu những phẩm chất tốt đẹp của Kim Đồng? 
=> Sự nhanh trí thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để cho hai bác cháu đi qua..Kim đồng là một chiến sĩ liên lạc rất dũng cảm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh đối phó bảo vệ cán bộ...
4. Luyện đọc lại: (10’)
- GV đọc diễn cảm đoạn 3: chú ý đọc đúng phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hướng dẫn Hđọc đúng đoạn 3 
* Thi đọc:
 - Gọi học sinh thi đọc
Kể chuyện (20’)
1. Nhiệm vụ:
 - Dựa vào 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện, Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn học sinh kể toàn chuyện theo tranh:
- Gọi 1 học sinh kể mẫu.
- Luyện kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp.
4. Củng cố:(2’)
5.dặn dò:(1)
+ Nêu cảm nghĩ của em về anh Kim Đồng?
- Nhận xét tiết học: động viên, khen ngợi HS đọc bài tốt, kể chuyện hay.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
gậy trúc, lững thững, to lù lù, nắng sớm...
- học sinh đọc câu nối tiếp
- học sinh đọc phần chú giải
+ Bé con / đi đâu sớm thế?
+ Những tảng đá ven đường như sáng hẳn lên / như vui trong nắng sớm.
- HS nối tiếp đọc 3 đoạn trong bài.
- học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm luyện đọc 
- 2-3 nhóm thi đọc 
1. Hai bác cháu đi làm nhiệm vụ.
+Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
+ chống gậy trúc, mặc áo Nùng...
+ Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương.
+ Đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường 
2. Sự cố gặp trên đường.
+ gặp Tây đồn.
+ kêu ầm lên.
+Kim Đồng nhanh trí: gặp địch không hề tỏ ra bối rối sợ sệt mà bình tĩnh huýt sáo; địch hỏi thì trả lời rất nhanh trí..xong thản nhiên gọi : già ơi!Ta đi thôi!
+ dũng cảm, nhanh trí, yêu nước.
- học sinh chú ý nghe
- 2 học sinh luyện đọc đoạn 3
- 3 học sinh nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài.
- học sinh quan sát tranh minh hoạ.
- Từng cặp học sinh tập kể
- 3, 4 học sinh thi kể trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: Tiết Thứ 66
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Củng cố cách so sánh các khối lượng.
 - Củng cố các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn.
 - Thực hành sử dụng cân đồng hồ để xác định kghối lượng của một vật.
II. Đồ dùng giảng dạy:
 - Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu :
1.ổn định tổ chức: Lớp 3C: sĩ số: 22 Vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Nêu tên đơn vị đo khối lượng đã học.
+ 1kg = ?g
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: (5’) =
-Bài yêu cầu gì?
-Muốn điền được dấu em phải làm gì trước?
=> Củng cố: so sánh đơn vị đo khối lượng.
Bài 2: (8’)
- Hướng dẫn học sinh tìm: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mẹ mua bao nhiêu gam bánh và kẹo ta phải làm gì?
+ Số gam bánh đã biết chưa?
=> Củng cố : Cách trình bày bài giải.
Bài 3: (8’)
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết quả bóng nhỏ bao nhiêu gam ta phảibiết gì trước?
Bài 4: (8’)Thực hành.
- Hướng dẫn học sinh thực hành cân hộp đồ dùng học toán và hộp bút.
 + Vật nào nhẹ hơn?
4. Củng cố:(2’)
5.dặn dò:(1’)
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh nêu.
- học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Thực hành so sánh.
558 g < 585 g 526 g < 625 g 
300g+50g >305g 450g>500g –60g
1kg= 850g+150g 640g+360 = 1kg
 2 học sinh lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- học sinh trả lời.
Bài giải :
Số gam bánh mẹ mua là:
150 x 4 = 600 (g)
Số gam bánh và kẹo mẹ mua là:
600 + 156 = 756 (g)
 Đáp số: 756 g
- 1 học sinh làm bảng nhóm, cả lớp làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài giải :
1kg = 1000g
10 quả bóng to cân nặng là:
60 x 10= 600 (g)
Qủa bóng nhỏ cân nặng là:
1000 - 600 = 400 (g)
 Đáp số: 400 g
- Hướng dẫn như bài 2
- Cả lớp thực hành theo nhóm 4.
- Nhận xét, chữa bài.
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn: 15/11/2010	 
 Ngày giảng: 17/11/2010 	Tiết thứ: ( 27 )
Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung đã học, yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Đua ngựa; yêu cầu chơi 1 cách chủ động.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm:
- Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ sẵn sân chơi cho trò chơi đua ngựa.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Trong tiết học thể dục này các em ôn bài thể dục phát triển chung và trò chơi đua ngựa.
- Yêu cầu h/s chạy chậm một vòng quanh sân, khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác.
- GV hô cho học sinh tập liên hoàn hết động tác này sang động tác khác, lần tập thứ 3 giáo viên yêu cầu cán sự hô cho các bạn tập.
- Giáo viên chia tổ, chia khu vực, yêu cầu các tổ biểu diễn thi bài thể dục phát triển chung.
- Giáo viên quan sát, nhận xét tổ nào chưa đạt yêu cầu phải chạy một vòng quanh sân.
- Cho học sinh chơi trò chơi: “ đua ngựa ”.
Yêu cầu khởi động kỹ lại các khớp.
Yêu cầu học sinh chơi trò chơi.
Đội nào thắng thì biểu dương, đội nào thua sẽ bị phạt: nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát một bài.
3. Phần kết thúc.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát. đi thường theo nhịp.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn tập để tiết sau kiểm tra.
6’
25’
2
lần
2x8
3’
Cán sự lớp tập hợp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
Nghe giáo viên phổ biến.
Chạy vòng tròn , khởi động.
Học sinh tập theo sự chỉ dẫn của giáo viên .
Tập dưới sự chỉ huy của cán sự lớp.
Các tổ lần lượt biểu diễn.
Chơi trò chơi: “ đua ngựa ”.
Thi đua giữa các tổ.
 Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________________ 
Toán: Tiết 67:
Bảng chia 9
I)Yêu cầu: 
 - Gi ... ’)
 5.dặn dò:(1’)
- Nhận xét giờ học.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- học sinh làm bài tập. 
- 2 học sinh làm trên bảng nhóm. 
- 5 học sinh đọc lại.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Các nhóm thi làm bài.
Toán Tiết 70 :
Chia số có hai chữ số
cho số có một chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia)
 - Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có hai góc vuông.
 - học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng giảng dạy:
 - Bảng phụ, bảng nhóm, các hình tam giác trong bộ đồ dùng.
III. Các hoạt động daỵ học chủ yếu : 
1.ổn định tổ chức: Lớp 3C: sĩ số: 22 Vắng:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đặt tính rồi tính:
60 : 5 74 : 6 95 : 3
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài :.
3.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 78 : 4:(8’)
- Gv nêu phép chia 78 : 4
 78 4 * 7 chia 4 được 1, viết 1.
 4 19 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 
 38 bằng 3.
 36 * Hạ 8, được 38; 38 chia 4 
 2 được 9, viết 9.
 9 nhân 4 bằng 36; 38 trừ 36
 bằng 2. 
 78 : 4 = 19 (dư 2). 
3. Luyện tập: 
Bài 1 : ( 5’)Tính :
*) Củng cố: chia số có hai chữ số có một chữ số (có dư).
* TK:
+ Em có nhận xét gì về các phép chia trong bài?
+ Nhận xét về số dư?
Bài 2:(5’) Đặt tính, rồi tính.
Bài 3: (7’)
+ Bài toán cho biết gì?
 Hỏi gì?
à Củng cố : trình bày giải bài toán có lời văn.
Bài 3: (5’)Vẽ hình tam giác ABC có 1 góc vuông.
 A
 B C
4. Củng cố:(2’)
-Nêu cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
5. dặn dò:(1’)
Vè nhà làm BT 1,2,3 SGK.
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh lên bảng.
- học sinh ghi tên bài vào vở.
- học sinh nêu cách thực hiện phép chia.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- 8 học sinh đọc nối tiếp kết quả.
a) 77 2 87 3 86 6 
 6 38 6 29 6 14 
 17 27 26 
 16 27 24
 1 0 2 
b) 69 3 85 4 97 7 
 6 23 8 21 7 13 
 09 05 27 
 9 4 21 
 0 1 6 
- Hướng dẫn như bài 1.
85 : 2 88 : 3
 85 2 88 3
 8 42 6 29
 05 28
 4 27
 1 1
- học sinh đọc yêu cầu và xác định yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài.
- 1 học sinh lên bảng.
- Chữa bài.
Bài giải
Ta có 34 : 6 = 5 (dư 4)
Như vậy số bàn có ít nhất 5tổ và thừa 4 học sinh Vậy số tổ phải có là:
5+ 1 = 6 (tổ)
 Đáp số : 6 tổ.
- học sinh đọc đề.
- Cả lớp làm bài.
- 2 học sinh lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
*TK: Nêu đặc điểm hình tam giác?
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đạo đức: Tiết 14
Quan tâm, giúp đỡ hàng
 xóm láng giềng (tiết 1)
 I. Mục tiêu:
- Hs hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
- Hs biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
- Hs có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
1.ổn định tổ chức: Lớp 3C: sĩ số: 22 Vắng:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
+ Vì sao phải tham gia việc lớp, việc trường?
 - Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
 - GV giới thiệu và ghi đề bài..
3.2. Hoạt động 1: (10’)Phân tích truyện: Chị Thuỷ của em.
 * Mục tiêu : học sinh biết một biểu hiện của sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 
* Cách tiến hành:
 - GV treo tranh yêu cầu học sinh quan sát và cho biết nội dung tranh.
 - GV kể chuyện.
 - Y/c các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ?
+ Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ?
+ Thuỷ là người như thế nào?
+ Em biết được điều gì qua câu truyện trên?
+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
 - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
* Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn lạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông. Giúp đỡ của những người xung quanh. Vì vậy, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình.
3. Hoạt động 2 : (10’)Đặt tên tranh
* Mục tiêu : Hs hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
 * Cách tiến hành:
 - Gv chia nhóm, giao việc : Mỗi nhóm thảo luận về một nội dung tranh và đặt tên cho tranh.
 - Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. 
* Kết luận:
- Việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Việc làm của các bạn trong tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.
4. Hoạt động 3 : (10’)Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu : học sinh biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Giải thích cho học sinh hiểu ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp
 * Kết luận:
- Các ý kiến a, c, d là đúng, ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ đần nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
3. Tổng kết:
- GV tổng kết nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn thực hành: Thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng.
- Sưu tầm truyện, thơ, ca dao, tục ngữ... về chủ đề quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS ghi tên bài vào vở.
- học sinh quan sát tranh
+ Thuỷ và bé Viên.
+ bé phải ở nhà một mình.
+ làm chong chóng, dạy bé học.
+ giúp trông em.
+ biết giúp đỡ hàng xóm.
+ cần quan tâm giúp đỡ hàng xóm.
+ ai cũng có lúc gặp khó khăn....
- học sinh đọc bài học.
- học sinh làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- học sinh giơ tay đồng ý hay không 
 - học sinh thảo luận lí do đồng ý hoặc không đồng ý.
- học sinh lắng nghe và ghi nhớ thực hành.
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tập làm văn: Tiết thứ:14
Nghe – kể: Tôi cũng như bác.
Giới thiệu hoạt động.
 I. Mục tiêu:
1.Nghe-nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui: Tôi cũng như bác! . Lời kể rõ, vui, tác phong mạnh dạn, tự nhiên. 
2.Biết giới thiệu một cách mạnh dạn tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. 
3. Giáo dục học sinh tình cảm yêu quí nhau , đoàn kết , gắn bó.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp viết sẵn gợi ý kể chuyện (BT1)
 - Bảng phụ viết sẵn gợi ý BT 2
III.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: Lớp 3C: sĩ số: 22 Vắng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2.Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi học sinh đọc lá thư đã viết (Tiết TLV tuần 10)
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay, các em sẽ nghe và tập kể lại một câu chuyện vui: Tôi cũng như bác!; Sau đó, các em sẽ tập giới thiệu một cách mạnh dạn tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. 
2.Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 1: (15’)Nghe và kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác
- Gv treo tranh và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?
- GV kể chuyện lần 1.
* GV kể chuyện lần 2+ chỉ tranh.
* Hỏi :
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu ?
+Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
+Vì sao nhà văn không đọc được bảng thông báo ?
+ Ông nói gì với người đứng cạnh ?
+ Ngừơi đó trả lời ra sao ?
+ Câu trả lời có gì buồn cười ?
- Yêu cầu 1 học sinh kể lại chuyện.
* Kể chuyện theo nhóm.
- Gv giao nhiệm vụ:
+ N1: Kể đúng nội dung truyện.
+ N2: Kể kết hợp động tác.
+ N3: Kể phân vai.
- Thi kể chuyện 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người hiểu câu chuyện, biết kể chuyện với giọng khôi hài.
Bài 2: (15’)Giới thiệu về tổ em
- GV giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài .
- GV hướng dẫn học sinh giới thiệu: Đoàn khách đến thăm lớp mình có thể là thầy cô trong trường, BGH, thầy cô giáo ở trường khác, phụ huynh...Vì thế khi tiếp đón khách chúng ta phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ phải lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ đựa theo gợi ý SGK, có thể nói đến những nội dung khác nhưng cần nói rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên.
- 1 học sinh dựa vào câu hỏi gợi ý tập giới thiệu trước lớp để cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm về nội dung và cách diễn đạt.
- Luyện giới thiệu theo nhóm:
- Thi giới thiệu trước lớp.
4.Củng cố:(2’)
5.dặn dò : (1’)
 - GV nhận xét và biểu dương những học sinh học tốt.
- Yêu cầu học sinh viết lại những điều vừa giới thiệu
vào vở. 
- 3 học sinh đọc. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
- học sinh nghe
+ nhà ga.
+ 2 nhân vật
+ vì ông quên mang kính.
+ Phiền bác đọc giúp tôi bảng thông báo.
+ Xin lỗi! Vì ngày bé không được đi học nên bây giờ đành mù chữ vậy.
+ ông ta tưởng nhà văn không biết chữ như mình.
-1 học sinh kể lại chuyện.
- học sinh kể theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.
- học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh tập giới thiệu mẫu. 
- Các nhóm luyện giới thiệu. 
- học sinh thi giới thiệu về tổ mình
- học sinh làm bài vào VBT.
Nhận xét của chuyên môn:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 T 14-.doc