Giáo án Buổi 1 Tuần 2 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý

Giáo án Buổi 1 Tuần 2 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý

Tập đọc- Kể chuyện

Ai có lỗi

I. Mục tiêu

1. Tập đọc

1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ ngữ: Khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, lát nữa, nổi giận,.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật

1.2 Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài:

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

 2. Kể chuyện

 2.1 Rèn kĩ năng nói: Biết dựa vào tranh minh hoạ, kể lại câu chuyện với giọng phù hợp

 2.2 Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 1 Tuần 2 Lớp 3 - Trường tiểu học Bảo Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tập đọc- Kể chuyện
Ai có lỗi
I. Mục tiêu
1. Tập đọc	
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ ngữ: Khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, lát nữa, nổi giận,...
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: 
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
 2. Kể chuyện
 2.1 Rèn kĩ năng nói: Biết dựa vào tranh minh hoạ, kể lại câu chuyện với giọng phù hợp
 2.2 Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II Đồ dùng dạy học:
 Tranh trong sách giáo khoa
III Hoạt động dạy học
 Tập đọc 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Luyện đọc
 b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
 b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh )
 - Đọc từng đoạn trước lớp
	 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
	 - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật
 - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới:Tập đặt câu nhanh với từ kiêu căng, hối hận, can đảm
	 - Đọc đoạn trong nhóm
	 +Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4, 5 của bài 
 b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 * Đọc thầm đoạn 1 & đoạn 2 của bài để trả lời câu hỏi
- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau.
 * Gọi H đọc đoạn 3 , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
- Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 ( sau cơn giận, En- ri- cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô- rét- ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. )
- Một học sinh đọc to đoạn 4, cả lớp theo dõi trong SGK để trả lời câu hỏi:
	+ Hai bạn đã làm lành với nhâu như thế nào?
	+ Học sinh phát biểu ý kiến, học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung.
- Em đoán xem Cô- rét -ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
 	- Học sinh đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi:
+ Bố trách mắng En- ri- cô như thế nào?
+ Lời bố mắng có đúng không ?
	+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
	( Học sinh trả lời, học sinh nhận xét và bổ xung.GV nhận xét và bổ xung nếu cần )
 * Luyện đọc lại
 - GV chọn đọc mẫu đoạn 1
 - Hai tốp học sinh ( mỗi tốp 3 em) đọc phân vai 
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
 Kể chuyện
I. Giáo viên giao nhiệm vụ: 
	Dựa vào tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi, kể lại câu chuyện 
II. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
	- Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh, sắp xếp thứ tự các tranh.
	- Bốn học sinh dựa vào trí nhớ và 5 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
 	- Học sinh nhận xét
 	- GV nhận xét 
 	- Bốn học sinh đại diện của 5 nhóm nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
 	- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
 củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện này?
- Nhận xét giờ học.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần)
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Biết cách trừ các số có ba chữ số ( Có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm)
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
 	 1. Giới thiệu phép trừ 432 - 215
	- GV nêu phép tính 432 -215 = ? , cho học sinh đặt tính theo cột dọc rồi hướng dẫn học sinh thực hiện ( như SGK )
- Một học sinh đọc to lại các tính phép trừ trên 
*Lưu ý: Phép trừ này khác phép trừ đã học, đó là phép trừ có nhớ ở hàng chục.
	2. Giới thiệu phép trừ 627 - 143
	- Hướng dẫn học sinh thực hiện như trên, lưu ý ở hàng đơn vị: 7 trừ 3 bằng 4 (không nhớ) nhưng ở hàng chục: 2 không trừ được cho 4, lấy 12 trừ cho 4 bằng 8 ( có nhớ 1 ở hàng trăm ).
	3. Thực hành 
	Bài 1: Tính
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV vết yêu cầu lên bảng.
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài và nêu rõ cách tínhcủa mình. Học sinh theo dõi để nhận xét bài của bạn.
	- Chữa bài và cho điểm học sinh.
	Bài 2. Tính
	- Hướng dẫn học sinh làm tương tự như bài 1
	Bài 3.
	- Gọi học sinh đọc đề bài.
	- Hướng dẫn học sinh giải:
	+ Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu? Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
	+ Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
	- GV nhận xét và chữa bài, học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học 
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiếng Anh
Giáo viên bộ môn dạy
	Thứ ba ngày14 tháng 9 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần hoặc không có nhớ) .
- Vận dụng vào giải toán có lời văn liên quan đến cộng, trừ.
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Nội dung
	Bài 1:Học sinh đặt tính rồi tính.
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài và các phép tính.
- HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện.
	- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. 
	- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
	Bài 2: Đặt tính rồi tính
	( Học sinh làm tương tự như đối với bài 1)
	Bài 3:
	- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
	- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài:
	+Bài yêu cầu làm gì?
	- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vàog vở
	- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
	? Muốn tìm số bị trừ, ( số trừ, hiệu ) ta làm như thế nào.
	- HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
	Bài 4:
	- T đọc và tóm tắt đề bài.
	- Hướng dẫn học sinh giải:
	+ Bài toán hỏi gì?
	+ Bài toán cho biết gì?
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở .
	- Học sinh nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét và chữa bài.	 	Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
	+ Ưu điểm.
	+ nhược điểm.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 
Tự nhiên & Xã hội
Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh biết:
	- Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng .
	- Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
	- Giữ sạch mũi, họng.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
 * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 	Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	- Quan sát hình 1, 2, 3 trang 8 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi:
	+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
	+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sách mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp ( mỗi nhóm chỉ trả lời một câu hỏi)
- GV nhắc nhở học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
 * Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
	Bước 1: Làm việc theo cặp.
	- Giáo viên yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các hình ở trang 9 và trả lời câu hỏi: chỉ và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
	Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Gọi một số học sinh lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ phân tích một bức tranh.
	- T yêu cầu học sinh cả lớp:
	+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làmvà có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
	* Kết luận:
	- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào. chơi đùa ở những nơi có khói bụi.
	- Luôn dọn dẹp và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong lành.
	Củng cố, dặn dò
	- Học sinh nhắc lại nộidung bài học.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Cô giáo tí hon
I. Mục tiêu
	1.Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: Khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính, bắt chước
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các câu, giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng
	2. Đọc hiểu:
	 - Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, ước mơ trở thành cô giáo.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	2. Bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Luyện đọc
	b.1 GV đọc mẫu
	b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ
 * Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong bài. Theo dõi và hướng dẫn học sinh đọc đúng.
* Đọc đoạn trước lớp. GV chia đoạn ( như SGV)
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài ( trong SGK. )
* Đọc đoạn trong nhóm.
- Các nhóm luyện đọc. Gọi ba nhóm nối tiếp nhau đọc cả bài.
	b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 - Học sinh đọc thầm đoạn 1 của bài, trả lời câu hỏi:
	+ Trong chuyện có những nhân vật nào? Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì?
	- Học sinh đọc thầm cả bài.
	+Tìm những cử chỉ của cô giáo Bé làm em thích thú?
	- Học sinh đọc đoạn còn lại.
	+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám học trò?
	+ Từng học trò có nét gì đáng yêu?
	+ Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em?
	c. Luyện đọc lại
- Một học sinh khá đọc cả bài
- T chọn một đoạn trong bài hướng dẫn luyện đọc.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
	+ Ưu điểm.
	+ nhược điểm.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 
Chính tả
Ai có lỗi
I. Mục tiêu
	- Nghe và viết chính đoạn ba trong truyện Ai có lỗi
	- Làm đúng các bài tập phân biệt s/x hoặc& uêch/ uyu
II. Đồ dùng dạy học
	Sách bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn nghe viết
	a. Chuẩn bị
	*Giáo viên đọc chuẩn bị viết cho học sinh nghe, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
	* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài
	 - Đoạn văn nói nên điều gì?
	 ( En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm)
	 - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con những chữ khó dễ viết sai. Cho học sinh phát âm.
	 - Những chữ nào trong bài được viết hoa
	 ( Những chữ đầu câu, tên riêng .)
	b. GV đọc cho học sinh viết bài
	c. Chấm và chữa bài
	3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
	Bài 2
	- Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu.
	- Chia lớp thành 5 nhóm. Học sinh chơi trò chơi thi tiếp sức tìm những từ có vần uêch/ uyu. Trong thời gian nhất định, nhóm nào tìm được nmhiều từ có những vần trên là nhóm thắng cuộc.
	-  ...  nhaọn xeựt vaứ tuyeõn dửụng nhửừng hoùc sinh vieỏt ủuựng laự ủụn cuỷa mỡnh.
Nhaọn xeựt – Daởn doứ : 
Yeõu caàu hoùc sinh nhụự moọt maóu ủụn.
GV nhaọn xeựt tieỏt hoùc.
Chuaồn bũ baứi : Keồ veà gia ủỡnh. ẹieàn vaứo giaỏy tụứ in saỹn.
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
	Giúp học sinh
	- Rèn kĩ năng chia số có bốn chữ số với số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0 )
	- Củng cố về thực hiện phép chia qua giải bài toán có lời văn liên quan đến phép chia ( có một hoặc hai phép tính)
II. Hoạt dộng dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
	Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Học sinh đặt tính rồi tính.
 - GV ghi từng phép tính lên bảng, gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng.
 T: cùng học sinh nhận xét và chữa bài.
	? Các phép tính trên có điểm nào giống nhau 
	H: Trả lời, T nhận xét và bổ sung:
	T nhấn mạnh: Từ lần chia thứ hai, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 vào thương rồi mới thực hiện tiếp.
	Bài 2: Tìm thừa số chưa biết.
 - Học sinh nêu yêu cầu của bài
- GV chép từng phép tính lên bảng sau đó gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt phép tính đúng
Bài 3: Giải toán liên quan đến phép chia
	T: Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước
	+ Tìm số gạo đã bán
	+ Tìm số gạo còn lại
	H: tự làm bài, chữa bài, thày chốt lời giải đúng
	H: nêu lại cách dặt tính và thực hiện
	Bài 4:Tính nhẩm H: đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài
	6000 : 2 = ?
	Nhẩm: 6 nghìn : 2 = 3 nghìn Vậy : 6000 : 2 = 3000
 d. Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà ( Làm bài tập 1, 3 SGK )
Tự nhiên và xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Động não
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học ở bài trước; sau đó đề nghị mỗi HS kể tên một bệnh đường hô hấp mà các em biết. 
- GV giúp HS hiểu: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát và trao đổi về nội dung của các hình 1,2,3,4,5,6 ở trang 10 và 11 SGK.
- Dưới đây là một số gợi ý để GV hướng dẫn HS làm việc chi tiết hơn:
+ Hình 1 và 2: Nam (mặc áo trắng) đang đứng nói chuyện với bạn của Nam. GV gợi ý cho HS hỏi và trả lời nhau. Ví dụ: Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam đã khuyên Nam khuyên Nam điều gì?...
+ Hình 3: Cảnh bác sĩ đang nói chuyện với Nam sau khi đã khám bệnh cho Nam. HS có thể đặt câu hỏi: Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì? Bạn có thể khuyên Nam thêm điều gì? Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh?
+ Hình 4: Cảnh thày giáo khuyên một HS cần mặc đủ ấm. GV có thể gợi ý cho HS đặt câu hỏi: Tại sao thày giáo lại khuyên bạn HS phải mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đi bít tất?
+ Hình 5: Cảnh một người đi qua đang khuyên hai bạn nhỏ không nên ăn quá nhiều đồ lạnh. Điều gì đã khiến một bác đi qua phải dừng lại khuyên hai bạn nhỏ đang ngồi ăn kem?
+ Hình 6: Cảnh bác sĩ vừa khám vừa nói chuyện với bệnhh nhân. Khi đã bị bệnh viêm phế quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì? Bệnh viêm phế quản và viêm phổi thường có biểu hiện gì? Nêu tác hại của bệnh viêm phế quản và viêm phổi?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện một số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận khi quan sát các hình (mỗi nhóm chỉ nói về một hình, các nhóm khác bổ sung).
- GV giúp HS hiểu:
Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị hon, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không trữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được 
- HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? 
- Sau đó, GV yêu cầu HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.
* Kết luận:
	- Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
	- Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc bị biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi...)
	- Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi: Một số HS đóng vai bệnh nhân và một số HS đóng vai bác sĩ. Yêu cầu HS đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp; HS đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
GV cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó sẽ mời một cặp lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ. Cả lớp xem và góp ý bổ sung. 
 4. Củng cố, dặn dò
 	- Nhận xét giờ học :
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Phần ký duyệt của ban giám hiệu
Tự nhiên & Xã hội
Khả năng kì diệu của lá cây
I. Mục tiêu
	Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu được chức năng của lá cây
	- Kể ra những ích lợi của lá cây.
II. Đồ dùng dạy học; Tranh minh hoạ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
	Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp
	Bước 1: làm viẹc theo cặp
T: yêu cầu từng cặp học sinh quan sát hình 1 trang 88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau. VD
	+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
	+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
	+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì?
	Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Học sinh thi đua đặt câu hỏi và đố nhau về chức năng của lá cây.
	- GV cùng học sinh nhận xét và đi đến kết luận chung:
	Kết luận: Lá cây có ba chức năng là
	+ Quang hợp
	+ Hô hấp
	+ Thoát hơi nước
	Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm bàn
	Bước 1:Nhóm trưởng điều kiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trong SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể những lá cây thường được sử dụng ở địa phương .
	Bước 2:
	- GV tổ chức cho các nhóm thi đua trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào việc như:
	+ Để ăn
	+ Làm thuốc
	+ Gói bánh
	+ Làm nón
	+ Lợp nhà
	Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
	 Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại rõ ràng, tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã xem ( theo gợi ý trong SGK )
2. Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều em vừa kể thành một đoạn văn kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh , ảnh của các buổi biểu diễn nghệ thuật.
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
	T: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
	b.1: bài tập 1
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài, các gợi ý
	T nhắc học sinh: Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào gợi ý.
	+ Gọi một học sinh kể mẫu, T cùng H nhận xét, bổ sung.
	+ Một vài học sinh kể, GV nhận xét lời kể của từng em để cả lớp rút kinh nghiệm.
	+ T cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt.
b.2: Bài tập 2
	T: Đọc yêu cầu của bài nhắc học sinh viết vào vở rõ ràng những câu mình vừa kể
	H: Cả lớp mở vở bài tập Tiếng Việt để làm bài cá nhân
	- Một số em nối tiếp nhau đọc bài viết
	T cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm
c. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học
	+ Ưu điểm
	+ Nhược điểm
	- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Thủ công
đan nong đôi(tiết 1 )
I. Mục tiêu
- HS biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật
II. Chuẩn bị:
	- Mẫu tấm đan nong đôi
	- Tranh quy trình
	- Các nan đan, dụng cụ
III. Hoạt động dạy học
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
	- GV giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
	- Gợi ý để học sinh so sánh đan nong mốt của bài trước với đan nong đôi.
	- T nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế
	Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
	* Kẻ, cắt các nan
	+ Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều, cách kẻ như ở tiết đan nong mốt.
	+ Cắt các nan dọc
	+Cắt các nan ngang
	* Đan nong đôi	
	+ Đan nan thứ nhất: (nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên sau đó luồn nan ngang vào; Dồn nan ngang cho khít )
	+ Đan nan thứ hai: Nhấc nan 3, 4, 78 và luồn nan ngang thứ hai vào; sau đó dồn nan
	+ Đan nan 3: Ngược với đan nan thứ nhất
	+ Đan nan 4: Ngược với nan thứ hai
	+ Các nan khác đan tương tự.
	* Dán nẹp xung quanh tấm đan: Như tiết đan nong mốt	
Vệ sinh hô hấp
I. Mục tiêu
 Sau bài học, học sinh biết:
	- Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng
	- Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
	- Giữ sạch mũi, họng.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung
 * Hoạt động 1: thảo luận nhóm.
 	Bước 1: Làm việc theo nhóm
	- GV cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 8 để thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau:
	+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
	+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
	Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi học sinh lên trước lớp trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- GV nhắc nhở học sinh: Hằng ngày nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
 * Hoạt động 2: thảo luận theo cặp
	- Bước 1: Làm việc theo cặp.
+ Yêu cầu học sinh mở SGK, quan sát các hình trong SGK trang 9 để trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
+ Các cặp làm việc, GV theo dõi và giúp học sinh đặt thêm một số câu hỏi. 
	- Bước 2: Làm việc cả lớp
	+ Gọi một số cặp học sinh lên hỏi đáp trước lớp và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
	+ GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế.
	* Kết luận:
	+ Không nên ở phòng có người hút thuốc lá,thuốc lào và chơi đùa ở nơi có nhiều khói bụi. Làm vệ sinh lớp, nhà phải đeo khẩu trang. Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà.
	3. Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 3 tuan 2 BL.doc