Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 30

Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 30

 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI : Tiết 59:

TRÁI ĐẤT : QUẢ ĐỊA CẦU

I.Mục tiêu :

-Biết được trái đất rất lớn và có hình cầu.

-Biết cấu tạo của quả địa cầu.

II.Đồ dùng dạy học

-Các hình trong sgk/112, 113.

-Quả địa cầu.

-2 hình phóng to như hình 2/112.

-2 bộ bìa, mỗi bộ gồm: 5 tấm ghi: cực bắc, cực nam, bắc bán cầu, nam, bán cầu xích đạo.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn học phụ khối 3 tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 05 tháng 04 năm 2010
 TỰ NHIÊN – XÃ HỘI :	 Tiết 59:
TRÁI ĐẤT : QUẢ ĐỊA CẦU 
I.Mục tiêu :
-Biết được trái đất rất lớn và có hình cầu.
-Biết cấu tạo của quả địa cầu.
II.Đồ dùng dạy học
-Các hình trong sgk/112, 113. 
-Quả địa cầu. 
-2 hình phóng to như hình 2/112. 
-2 bộ bìa, mỗi bộ gồm: 5 tấm ghi: cực bắc, cực nam, bắc bán cầu, nam, bán cầu xích đạo. 
III.Hoạt động dạy học : 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
HS khá giỏi 
A/Bài cũ : (3-5') Thực hành đi thăm thiên nhiên (TT).
B/Bài mới : (25-30') 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
Mục tiêu: Nhận xét được hình dạng của Trái đất trong không gian. 
+Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- Quan sát hình 1 em thấy Trái đất có hình gì? 
-Trái đất có hình cầu, hơi dẹt ở hai đầu. 
Bước 2: Giới thiệu quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất. 
[GV kết luận: Trái đất rất lớn và có dạng hình cầu. 
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm. 
Mục tiêu: Biết chỉ cực Nam, cực Bắc, xích đạo, bắc bán cầu và Nam bán cầu. 
- Biết tác dụng của quả địa cầu. 
+Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia nhóm. 
Bước 2: HS chỉ các cực và nhận xét trục của quả địa cầu.
Bước 3: GV giải thích sơ lược về màu sắc trên quả địa cầu, màu xanh lơ chỉ biển, xanh lá cây: đồng bằng, màu vàng da cam: đồi núi. Hình dung bề mặt trái đất không bằng phẳng. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi gắn chữ vào sơ đồ. 
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc vị trí của cực Bắc, cực Nam, xích đạo, bắc bán cầu và nam bán cầu. 
+Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn theo hình 1/112 phóng to. 
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh. 
- 2 nhóm lên bảng xếp thành 2 hàng dọc. Phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa và hướng dẫn luật chơi. 
Bước 2: Đánh giá hai nhóm. Nhóm nào đúng nhanh, nhóm đó thắng cuộc. 
-Hình tròn, quả bóng hình cầu. 
-Học sinh quan sát quả địa cầu. 
-HS trong nhóm quan sát hình 2/sgk và chỉ trên hình: cực bắc, cực Nam, xích đạo, bắc bán cầu, nam bán cầu. 
-Đại diện của các nhóm lên chỉ theo yêu cầu của GV. 
-HS trong nhóm lần lượt lên bảng gắn các tấm bìa của mình lên bảng. 
-Hai nhóm chơi theo hướng dẫn. 
-Các nhóm khác theo dõi. 
-Quan sát và chỉ được trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, đừơng xích đạo. 
3. Củng cố, dặn dò: (3-5') 
- Gọi 1 vài em lên chỉ các cực của quả địa cầu. Chuẩn bị: Sự di chuyển động của trái đất. 
********* 
Thứ ba, ngày 06 tháng 04 năm 2010
ĐẠO ĐỨC :	 Tiết 30 
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI 
(Mức độ tích hợp GDBVMT : toàn phần ).
I.Mục tiêu : Học sinh hiểu 
-Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường. 
-*GDMT : GD HS ý thức bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Giữ gìn và BVMT.
II.Đồ dùng dạy học : 
-Tranh, ảnh một số cây trồng, vật nuôi. 
-Bài hát trồng cây của Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc. 
III.Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
A/Bài cũ : (3-5') Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nuớc (tt).
B/Bài mới : (25-30') 
Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng. 
Mục tiêu: Học sinh hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người. 
+Cách tiến hành: 
-GV chia HS theo số chẵn và số lẻ HS có số chẵn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu 1 vài đặc điểm của một cây trồng em thích.
[GV kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích 1 vài cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh. 
Mục tiêu: Học sinh nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. 
+ Cách tiến hành: 
-GV cho HS xem tranh ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về các bức tranh. 
-Các bạn trong tranh đang làm gì? 
-Theo bạn việc làm của các bạn đó đem lại lợi ích gì? .
[GV kết luận: 
-Aûnh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây. 
-Tranh 2: Bạn đang cho gà ăn. 
-Tranh 3: Các bạn đang cùng với ông trồng cây. 
-Tranh 4: Bạn đang tắm cho lợn. 
-*GDMT : Chăm sóc và BV cây trồng, vật nuôi là NTN?. 
Hoạt động 3: Đóng vai. 
Mục tiêu: Học sinh biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
+Cách tiến hành: 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại. 
-Một nhóm là chủ Trại gà. 
-Một nhóm là ao cá. 
+ Hướng dẫn thực hành: 
-Tìm hiểu các hoạt động cây trồng, vật nuổi. 
-Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
-Tham gia các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi. 
-*GDMT : Tham gia BV, chăm sóc cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì?. 
C/ Củng cố, dặn dò : (3-5') 
-Vì sao chúng ta phải bảo vệ cây trồng, vật nuôi? 
-HS trả lời bài cũ.
-Nhận xét.
-HS thực hiện trò chơi theo HDGV.
-Nhận xét.
-HS quan sát.
-HS nêu nội dung từng bức tranh (SGK). 
-Các bạn khác đổi ý kiến bổ sung. 
-*Tưới cây, chăm sóc cây, cho gia súc ăn, tắm cho gia súc. Giữ gìn môi trường sạch.
-Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc bảo vệ trại. Từng nhóm trình bày dự án sản xuất. 
-*Đem lại niềm vui cho con người. Làm cho MT được trong sạch. 
-Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
------------------ 
THỦ CÔNG : Tiết 30 :
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TT).
I.Mục tiêu: 
-Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn.
-Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối. 
II.Đồ dùng dạy học: 
-Mẫu đồng hồ để bàn.
-Tranh quy trình.
III.Hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
A.Bài cũ: (3-5') Kiểm tra đồ dùng học tập.
B.Bài mới : (25-30') 
- Hoạt động 3: HS thực hành và TT đồng hồ để bàn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trang trí trên mặt đồng hồ.
- Vẽ: Kim giờ – kim phút – kim giây.
- Viết số: yêu cầu học sinh chia khoảng cách cho đều bằng cách dùng thước chia mặt đồng hồ ra làm 4 phần.
- Giáo viên vừa hướng dẫn và thực hành, học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh làm viết các số 12, 3, 6, 9, học sinh đánh số vào mặt đồng hồ.
- Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm – học sinh trưng bày.
- Giáo viên khen ngợi, tuyên dương.
C/Củng cố, dặn dò: (3-5') 
-Giáo viên nhận xét.
-Về hoàn thành.
-Học sinh nhắc lại gồm 3 bước.
-Học sinh làm. 
-Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp. 
--------------- 
THỂ DỤC : Tiết 59 :
HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.
HỌC TUNG VÀ BẮT BÓNG.
I.Mục tiêu:
-Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
-Bước đầu làm quen với tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
-Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II.Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: sân bãi, vệ sinh an toàn.
- Phương tiện: còi, bóng.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
Phương pháp.
HS khá giỏi 
1. Phần mở đầu: GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Đứng vòng tròn khởi động.
- Chơi trò chơi : Kết bạn.
2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ thực hiện liên hoàn bài thể dục.
- Học tung và bắt bóng bằng hai tay (GVHD cách tung).
- Chơi trò chơi: “Ai kéo khoẻ”.
3. Phần kết thúc.
- Đi lại thả lỏng hít thở sâu.
- Giáo viên và HS hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Giao BT ôn bài thể dục phát triển chung.
1-2/
100-200
1-2/
2/
5-7/
2l4x 8
8-10/
6-8/
1-2/
2/
1/
x
x x x
x x x
x x x
x
x x x
x x x
x x x
*********** 
Thứ năm, ngày 08 tháng 04 năm 2008
THỂ DỤC. : Tiết 60 :
BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.
I.Mục tiêu:
-Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ.
-Bước đầu làm quen với tung bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
-Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 
II.Địa điểm và phương tiện: 
- Địa điểm: sân bãi, vệ sinh an toàn.
- Phương tiện: còi, cờ.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp.:
Nội dung
ĐL
Phương pháp 
HS khá giỏi 
1. Phần mở đầu: GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Chơi trò chơi HS ưa thích.
- “Mèo đuổi chuột”.
- Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát.
2. Phần cơ bản:
- Họcsinh tập lại bài thể dục phát triển chung với cờ 8 động tác.
- Kiểm tra theo nhóm lại .
- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay.
- Trò chơi “ Ai kéo khoẻ”.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
- Giáo viên nhận xét.
- Giao bài tập.
1-2/
5-7/
2 x 8
8-10/
6-8/
1-2/
2/
1/
x
x x x x
x x x x
x x x x
x
x x x x
x x x x
 x x x x
x
x x x x
x x x x
x x x x
*********** 
Thứ sáu, ngày 09 tháng 04 năm 2010
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI :	 Tiết 60: 
SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 
I.Mục tiêu :
-Biết trái đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
-Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trờiù. 
II.Đồ dùng dạy học : 
-Các hình trong sgk/112, 113. 
-Quả địa cầu. 
-2 hình phóng to như hình 2/112. 
-2 bộ bìa, mỗi bộ gồm: 5 tấm ghi: cực bắc, cực nam, bắc bán cầu, nam, bán cầu xích đạo. 
III.Hoạt động dạy học : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
HS khá giỏi 
A/Bài cũ : (3-5') Trái đất : quả địa cầu.
B/Bài mới : (25-30') 
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm. 
Mục tiêu: 
-Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó. 
-Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó. 
+Cách tiến hành: 
Bước 1: Chia nhóm. 
-Trái đất quay quanh trục nó theo hướng cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. 
Bước 2: 
-Trái đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược kim đồng hồ. 
Hoạt động 2: Quan sát theo cặp. 
Mục tiêu: Biết trái đất tự quay mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời. 
+Cách tiến hành: 
Bước 1: 
Trái đất tham gia đồng thời có mấy chuyển động? Đó là chuyển động nào? 
Bước 2: 
GV kết luận trái đất đồng thời tham gia hai chuyển động. 
-Chuyển động tự quay mình nó và chuyển động quay quanh mặt trời. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Trái đất quay. 
Mục tiêu: - Củng cố kiến thức toàn bài. 
Tạo hứng thú học tập. 
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: GV chia nhóm. 
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi. 
- Nhóm trưởng điều khiển: gọi 2 bạn. Bạn đóng vai mặt trời, đứng giữa vòng tròn bạn đóng vai trái đất sẽ vừa quay quanh mình vừa quay quanh mặt trời. Các bạn khác nhận xét. 
Bước 3: Gọi vài cặp lên biểu diễn trước lớp. 
-Học sinh quan sát hình 1/114. 
-1 vài em lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất. 
-1 vài học sinh nhận xét. 
-Học sinh quan sát hình 3/115 theo từng cặp. 
-Gọi vài học sinh trả lời lớp bổ sung. 
-Biết cả hai chuyển động của Trái Đất theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. 
C/ Củng cố, dặn dò: (3-5') 
- Một vài HS nêu được sự chuyển động của trái đất. 
- Chuẩn bị: Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời. 
----------------- 
Hoạt động tập thể tuần 30 Tiết 30
I/Mục tiêu :
-Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những mặt yếu phát huy những mặt mạnh.
II/Lên lớp:
1.Kiểm điểm về tình hình học tập về các mặt hoạt động 
-Học tập: Đi học chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ .
Các mặt hoạt động đi vào nề nếp.
Tồn tại: Một số em đọc còn yếu. Chưa chuẩn bị Bài cũ : 
-Đề nghị tuyên dương :
.
2.Phương hướng tuần tới:
Học bài và làm bài đầy đủ trườc khi đến lớp: 
-Kiểm tra đồ dùng học tập .
-Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ daỵ.
III/ Sinh hoạt đội, sao : Văn hoá văn nghệ .
************ 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 30 Cac mon.doc