Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Hoàng Cao Tâm - Tuần 5

Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Hoàng Cao Tâm - Tuần 5

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

· Bước đầu biết đọc phận biệt lời dẫn chuyện và lời của các nhân vật.

2. Đọc hiểu

· Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhậ lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B - Kể chuyện

· Biết kể từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

· Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.

 

doc 42 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (chuẩn kiến thức kĩ năng) - Hoàng Cao Tâm - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI LÍNG DŨNG CẢMÏ
 (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Bước đầu biết đọc phận biệt lời dẫn chuyện và lời của các nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhậ lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B - Kể chuyện
Biết kể từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (5’)
Hai, ba HS đọc bài Ông ngoại và trả lời các câu hỏi1 và 2 trong SGK.
GV nhận xét, cho điểm.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Hỏi : Theo em, người như thế nào là người dũng cảm? 
- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi.
- GV : Bài học Chú lính dũng cảm của giờ tập đọc sẽ cho các em biết điều đó. 
- Ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (31’)
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi nhanh. Chú ý lời các nhân vật :
- Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Giọng viên tướng : dứt khoát, rõ ràng, tự tin.
+ Giọng chú lính : Lúc đầu rụt rè, đến cuối chuyện dứt khoát, kiên định.
+ Giọng thầy giáo : nghiêm khắc, buồn bã.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời của các nhân vật :
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp.
- Vượt rào,/ bắt sống lấy nó !//
- Chỉ những thằng hèn mới chui.//
- Về thôi./ /(giọng tướng ra lệnh dứt khoát, rõ ràng.)
- Chui vào à ?// - Ra vườn đi !// (giọng ngập ngừng, rụt rè.)
- Nhưng như vậy là hèn. - (giọng quả quyết, khẳng định.)
- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.// (giọng khẩn thiết, bao dung)
- Giải nghĩa các từ khó :
+ Cho học sinh xem một đoạn nứa tép.
+ Quan sát thanh nứa tép.
+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và giới thiệu từ ô quả trám.
+ Quan sát hình minh hoạ để hiểu nghĩa của từ.
+ Hoa mười giờ là loài hoa nhỏ, thường nở vào 10 giờ trưa. Hoa có nhiều màu như đỏ, hồng, vàng. (Cho HS xem bông hoà 10 giờ)
+ Quan sát bông hoa và nghe giáo viên giới thiệu.
+ Em hiểu từ nghiêm trọng trong câu "thầy giáo nghiêm trọng hỏi." như thế nào ?
+ Nghĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêm khắc.
+ Thế nào là quả quyết ? Em hãy đặt câu với từ này
+ Quả quyết nghĩa là dứt khoát, không do dự.
Đặt câu : Cậu bé quả quyết rằng cậu đã gặp tôi ở đâu đó.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 4 HS, từng em đọc 1 đoạn trong nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tếp nối.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’) 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
-1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõiSGK.
- Hỏi: các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì ? Ơû đâu ?
- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ em. Trong trò chơi các bạn cũng có phân cấp tướng, chỉ huy, lính... như trong quân đội và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Đọc thầm.
- Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt được máy bay địch ?
- Viên tướng hạ lệnh trèo qua hàng rào vào vườn để bắt sống nó.
- Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì ? 
- Chú lính nhỏ quyết định không leo lên hàng rào như lệnh của viên tướng mà chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.
- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào ?
- Vì chú sợ rằng làm hỏng hàng rào của vườn trường.
- Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên tướng, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 xem chuyện gì xảy ra sau đó.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì ?
- Hàng rào đã bị đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính.
- Hãy đọc đoạn 3 và cho biết : "Thầy giáo mong chờ điều gì ở HS trong lớp" ?
- Thầy giáo mong HS của mình dũng cảm nhận lỗi.
- Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lính nhỏ cảm thấy thế nào ?
- Chú lính nhỏ run lên vì sợ.
- Theo em, vì sao chú lính lại run lên khi nghe thầy giáo hỏi ?
- HS phát biểu ý kiến :Vì chú lính quá hối hận./ Vì chú đang rất sợ./ Vì chú chưa quyết định được là nhận hay không nhận lỗi của mình./....
- Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo. Liệu sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện được điều thầy giáo mong muốn không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì khi ra khỏi lớp học ? 
- Chú lính nói khẽ : "Ra vườn đi !"
- Chú đã làm gì khi viên tướng khoát tay và ra lệnh : "Về thôi!" ?
- Chú nói : "Nhưng như vậy là hèn !" rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Lúc đó, thái độ của viên tướng và những người lính như thế nào ?
- Mọi người sững lại nhìn chú rồi cả đội bước nhanh theo chú như một người chỉ huy dũng cảm.
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ?
- Chú lính chui qua hàng rào là người lính dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Em học được bài học gì từ chú lính nhỏ trong bài ?
- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6’)
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu luyện đọc lại bài theo các vai : người dẫn chuyện, chú lính, viên tướng, thầy giáo.
 - Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt. 
KỂ CHUYỆN
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 4 : Xác đinh yêu cầu (1’)
- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Dựa vào các tranh sau kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
- Gọi 4 HS kể nối tiếp trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn.
- 4 HS kể.
- Chú ý: nếu HS lúng túng, GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS.
+ Tranh 1 : Viên tướng ra lệnh như thế nào ? Chú lính dịnh làm gì ? 
+ Tranh 2 : Cả nhóm đã vượt rào bằng cách nào ? Chú lính vượt rào bằng cách nào ? Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
+ Tranh 3 : Thầy giáo đã nói gì với các bạn ? Khi nghe thầy giáo nói chú lính cảm thấy thế nào ? Thầy mong muốn điều gì ở các bạn HS ? 
+ Tranh 4 : Viên tướng ra lệnh thế nào ? Chú lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó ? Mọi người có thái độ như thế nào trước lời nói và việc làm của chú lính nhỏ ? 
- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện. Nhóm 1 kể đoạn 1, 2 
- 2 nhóm kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò
- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa ? Khi đó em đã mắc lỗi gì ? Em nhận lỗi với ai ? Em suy nghĩ gì về việc đó ?
1, 2 HS trả lời.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
Tiết 21 NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ 
CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 6.
	- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/26 (VBT)
	- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Củng cố về giải bài toán và tìm số bị chia chưa biết.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
*Phép nhân 26 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 26 x 3
- HS đọc phép nhân.
- Y/c HS đặt phép tính theo cột dọc
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt tính vào bảng con.
- Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ?
- Tính từ hàng đơn vị, sau đó mới đến hàng chục.
- Y/c HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên.
- Gọi HS khá nêu cách tính của mình. Sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ
- 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ1
- 3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm1 bằng 7, viết 7 
 26 
x 3 
 78 
- Cho vài HS nêu lại cách nhân 
*Phép nhân 54 x 6
- GV ghi phép nhân lên bảng 54 x 6
- Gọi HS đọc
- Y/c HS đặt tính và tính.Sau đó gọi 1 số HS nêu cách làm. GV theo dõi, s ửa sai.
 - 6 nhân 4 bằng 24, viết 4 nhớ 2
 - 6 nhân 5 bằng 30,thêm 2 bằng 32,viết 32
 x 6 
 324 
- Lưu ý HS kết quả phép nhân 54 x 6 là một số có 3 chữ số 
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào bảng con
- Nhận xét,chữa bài và cho điểm HS
 - 2 nhân 7 bằng 14, viết 4 nhớ1
 - 2 nhân 4 bằng 8, 8 thêm 1 bằng 9, viết 9
- HS làm  ...  tiết mục nào. Vì vậy, đề nghị các bạn suy nghĩ, thảo luận để thống nhất về các tiết mục sẽ tham gia trong lễ kỉ niệm của lớp.
Cách giải quyết
Tổ sẽ góp 3 tiết mục:
- Đơn ca: Cô giáo như mẹ hiền.
- Múa: Chúng em là những em bé ngoan.
- Tốp ca: Những bông hoa, những lời ca.
Giao việc cho mọi người
- 1 Bạn chuẩn bị tiết mục đơn ca.
- Cả tổ tập tiết mục múa.
- Các bạn nữ tập tiết mục tốp ca.
- Tổ bắt đầu tập từ ngày mai, trong giờ sinh hoạt tập thể.
Diễn biến cuộc họp: Trang trí lớp học
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc trang trí lớp học.
Nêu tình hình
Theo yêu cầu của lớp thì tổ ta phải trang trí bức tường phía dưới của lớp, đối diện với bảng lớp nhưng hiện nay vẫn chưa có bạn nào đề xuất về cách trang trí.
Nguyên nhân
Tổ ta mới nhận được yêu cầu của lớp và chưa bàn bạc được sẽ trang trí như thế nào.
Cách giải quyết
Tổ sẽ tiến hành trang trí như sau:
- Lau chùi sạch và treo lại bằng khen, giấy khen, cờ lưu niệm của lớp. 
- Cùng cả lớp quét sạch mạng nhện và các vết bẩn trên tường.
- Làm 2 lọ hoa giấy trang trí tường.
Giao việc cho mọi người
- Bạn Hằng, bạn Nga, bạn Lan tiến hành lau chùi lại các bằng khen, giấy khen, cờ lưu niệm của lớp.
- Bạn Thanh, bạn Việt, bạn Chính quét sạch mạng nhện và vết bẩn trên tường cùng các bạn tổ khác.
- Các bạn nữ làm 2 lọ hoa giấy trên tường.
- Lau bằng khen, cờ lưu niệm, quét sạch tường làm vào ngày tổng vệ sinh trang trí lớp học của cả lớp. Các bạn nữ làm hoa vào giờ sinh hoạt tập thể.
Diễn biến cuộc họp: Giữ vệ sinh chung
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về việc giữ vệ sinh trong lớp học.
Nêu tình hình
Lớp thường có rác bẩn sau giờ ăn trưa và sau giờ nghỉ giải lao giữa buổi học.
Nguyên nhân
Một số bạn ăn quà xong vứt vỏ bánh, kẹo bừa bãi trong lớp trong trường như bạn Vũ, bạn Lâm, bạn Thư
Cách giải quyết
- Thực hiện tốt lịch trực nhật của tổ.
- Nhắc nhở các bạn hay vứt rác bừa bãi thực hiện vứt rác đúng quy định.
Giao việc cho mọi người
- Bạn Hằng, bạn Thu theo dõi lịch trực nhật của tổ và nhắc nhở các bạn thực hiện đúng lịch này.
- Bạn Mai, bạn Tuấn theo dõi việc thực hiện vứt rác đúng nơi quy định của tất cả các thành viên trong tổ.
- Phối hợp với cô giáo và các tổ khác để giữ vệ sinh chung.
TOÁN
Tiết 25 TÌM 1 TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA 1 SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
 -Vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/30.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
* Giới thiệu bài 
- GV : Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế .
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
- Nêu bài toán : Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1 phần 3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo ?
- Đọc đề bài toán.
- Chị có bao nhiêu cái kẹo?
- 12 cái kẹo
- Muốn lấy được 1 phần 3 của 12 cái kẹo ta phải làm như thế nào?
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi 1 phần.
 - 12 cái kẹo, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo ?
- 4 cái kẹo
- Con đã làm như thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
- Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4
- 4 cái kẹo chính là 1 phần 3 của 12 cái kẹo.
- Vậy muốn tìm 1 phần 3 của 12 cái kẹo ta làm như thế nào?
- Ta lấy 12 : 3. Thương tìm được trong phép chia này chính là 1/3 của 12 cái kẹo
- Hãy trình bày lời giải của bài toán này.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con
 Giải :
Chị cho em số kẹo là :
 12:3 = 4 (cái kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo
 - Nếu chị cho em1/2 số kẹo thì em được mấy cái kẹo ? Hãy đọc phép tính tìm số kẹo mà chị cho em trong trường hợp này 
- Nếu chị cho em 1/2 số kẹo thì em nhận được số kẹo là 12 : 2 = 6 (cái kẹo)
- Vậy muốn tìm được 1 phần mấy của 1 số ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm 1 phần mấy của 1 số ta lấy số đó chia cho số phần.
- Gọi 1 HS nhắc lại
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 - Nêu y/c của bài toán và y/c HS làm bài
- 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
 - Y/c HS giải thích về các số cần điền bằng phép tính
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2- Gọi HS đọc đề bài 
- 1 cửa hàng có 40 m vải xanh và đã bán được 1/5 số vải đỏ. Hỏi cửa hàng đã bán được mấy mét vải ?
- Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải ?
- Có 40 m vải
- Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó ?
- Đã bán được 1/5 số vải đó 
- Bài toán hỏi gì ?
- Số mét vải mà cửa hàng đã bán được.
- Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ta phải làm gì ?
- Ta phải tìm 1/5 của 40 m vải
 - Y/c HS làm bài.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS.
 Giải :
Số mét vải cửa hàng đã bán được là :
 40 : 5 = 8 (m)
 Đáp số: 8 m
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
 - Cô vừa dạy bài gì ?
 - Về nhà làm 1, 2/31
 - Nhận xét tiết học
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY PHẢI, QUAY TRÁI. ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. 
- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
 -Biết cách chơi và thạm gia trò chơi.
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phân tích, làm mẫu
III.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: 1 cịi, 
2.Học sinh:Vệ sinh sân tập sạch sẻ.
VI.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
NỘI DUNG
LƯỢNG
VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện 
- chạy chậm trên đội hình xung quanh sân.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
6–10 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 2.Phần cơ bản
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Ôn đi vượt chướng ngại vật. Cách tập
Mỗi em cách nhau 2-3m. Chú ý tránh học sinh tập quá gần nhau gây cản trở cho bạn đang thực hiện. Có thể tăng hình thức tăng hình thức tập luyện.
Vd: đi qua hố cát, nhảy trên đệm thảm.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
+ Giáo viên nêu trò chơi, giải thích, chơi thử chơi chính thức
18-22 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
 3.Phần kết thúc:
GV cho học sinh thả lỏng.
GV cùng học sinh hệ thống nội dung bài học
GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
GV giao bài tập về nhà cho học sinh 
4-6 phút
* * * * *
* * * * *
* * * * *
* * * * *
Δ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ MỤC TIÊU:
	Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh mô hình.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Hình trong SGK trang 22, 23.
	* HS: SGK, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài cũ: Phòng bệnh tim mạnh.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Bệnh thấp nguy hiểm như thế nào?
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim? 
 - Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ ra đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu một vài Hs lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
- Gv chốt lại: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình, đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2 trang 23 SGK.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo các câu hỏi:
+ Nước tiểu tạo thành ở đâu? Trong nước tiểu có chất gì?
+ Nước tiểu đưa xuống bằng đường nào? TRước khi thảy ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?
+ Nước tiểu thảy ra ngoài bằng đường nào? Mỗi ngày trung bình1 người thảy ra bao nhiêu lít nước tiểu?
Bước 3: Thảo luận cả lớp.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm lên trình bày.
- Gv chốt lại:
+ Thận có chức năng lọc máu, lấy các chất thải độc hại ra ngoài tạo thành nước tiểu.
+ Oáng dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bọng đái.
+ Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.
+ Oáng đái có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài.
Hs quan sát hình và chỉ ra.
Hs lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu.
Hs quan sát hình.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
Hs lắng nghe.
 4 .Tổng kềt – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
Nhận xét bài học.
sinh ho¹t líp TuÇn 05
I/Mơc tiªu:
Giĩp h/s biÕt nhËn xÐt, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 05
N¾m b¾t kÕ ho¹ch tuÇn 6.
II/C¸c HD chđ yÕu: 
H§1: NhËn xÐt ®¸nh gi¸ nỊ nÕp tuÇn 05
TC cho líp tr­ëng nhËn xÐt ®¸nh gi¸ viƯc thùc hiƯn nỊ nÕp tuÇn 05
GV nhËn xÐt chung: 
§i häc : ®Çy ®đ, ®ĩng giê. - XÕp hµng: cßn chËm, ån
Sinh ho¹t 15': nghiªm tĩc . - TDGG: cßn lén xén, ch­a ®Ịu
VS líp: s¹ch sÏ. - VS chuyªn:cßn chËm , ch­a s¹ch
Lµm bµi: ch­a ®©ú ®đ. - ý thøc b¶o vƯ cđa c«ng: tèt
Mét sè em ch­a tham gia quyªn gãp tđ s¸ch dïng chung.
*TC xÕp lo¹i thi ®ua tuÇn 05
H§2: KÕ ho¹ch tuÇn 06
Thùc hiƯn kÕ ho¹ch cđa nhµ tr­êng triĨn khai.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC LOP 3BTUAN 5(1).doc