Giáo án Chính tả 3 tuần 10 đến 15

Giáo án Chính tả 3 tuần 10 đến 15

 Quê hương ruột thịt

 Tiết 19

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác ( 55 chữ ) trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt.

- Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài

- Luyện viết tiếng có vần khó ( oai / oay )

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

- Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hoặc vần oai / oay

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1506Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả 3 tuần 10 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Thứ ba ngày 2 tháng 11 năm 2010
 Quê hương ruột thịt 
 Tiết 19
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác ( 55 chữ ) trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt.
Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài
Luyện viết tiếng có vần khó ( oai / oay )
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hoặc vần oai / oay
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r, bằng d, gi
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe - viết chính xác ( 55 chữ ) trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hoặc vần oai / oay
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác ( 55 chữ ) của bài Quê hương ruột thịt
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
Giáo viên hỏi :
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài văn viết hoa ?
+ Bài văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : ruột thịt, biết bao, quả ngọt, ngủ,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hoặc vần oai / oay
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
+ Vần oai : củ khoai, khoan khoái, ngoài, ngoại, ngoái lại, quả xoài, thoải mái, toại nguyện, 
+ Vần oay : xoay, gió xoáy, ngoáy, hoáy, khoáy, loay hoay, 
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã xót thương.
Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng l :
Bắt đầu bằng n : 
Có thanh hỏi : 
Có thanh ngã : 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
( 20’ )
- Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Quê, Chị, Sứ, Chính, Và 
Bài văn có 3 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Ghi vào chỗ trống :
Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Quê hương ruột thịt :
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
- Chuẩn bị bài Quê hương 
v Rút kinh nghiệm:
 	Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2010 
 Quê hương
Tiết 20
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ thơ đầu của bài “ Quê hương”
 b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: et/oet . Tập giải câu đố.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ viết BT2.
 * HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát. (1’)
 2) Bài cũ: “ Quê hương ruột thịt”. (4’)
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: quả xoài, nước xoáy, vẻ mặt, đứng lên, thanh niên.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động: (27’)
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. (12’)
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc một lần các khổ thơ viết.
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại khổ thơ sẽ viết.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ: 
 + Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương?
 + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai. 
Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
 - Gv đọc từng dòng thơ.
 - Gv quan sát Hs viết.
 - Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. (15’)
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 2 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
+ Bài tập 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 1 Hs đứng lên đọc câu đố.
- Gv cho Hs khảo sát tranh minh họa.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu Hs thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Nặng – nắng ; lá – là.
Cổ – cỗ ; co – cò – cỏ.
-Hs lắng nghe.
-Hai Hs đọc lại.
-Chùm khế ngọt, con diều, con đò, cầu tre nhỏ, nón lá, hoa cau .
-Những chữ ở đầu câu.
-Hs viết ra nháp: trèo hái, rợp, cầu tre, nghiêng che.
-Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
-Học sinh viết vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-Hs tự chữa bài.
-1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-Cả lớp làm vào VBT.
-Hai Hs lên bảng làm.
-Hs nhận xét.
-Cả lớp chữa bài vào VBT.
-Hs đọc yêu cầu của đề bài.
-Một Hs đọc câu đố.
-Hs xem tranh minh họa.
-Hs trao đổi theo nhóm.
-Nhóm nào có lời giải trước và đúng thi thắng cuộc.
-Hs sửa bài vào VBT.
 Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
- Chuẩn bị bài : Tiếng hò trên sông .
v Rút kinh nghiệm:
 TUẦN 11
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
 Tiếng hò trên sông
 Tiết 21
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông.
Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài : Gái, Thu Bồn
Luyện viết tiếng có vần khó ( ong / oong )
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : s/x, ươn/ương.
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV tổ chức cho học sinh thi giải những câu đố đã học trong bài trước
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe - viết chính xác trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : s/x, ươn/ương
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính của bài Tiếng hò trên sông ( 20’ )
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
 ... hoặc âu vào chỗ trống :
Điền vào chỗ trống : l / n, i / iê
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả .
 - Chuẩn bị bài : Hũ bạc của người cha .
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 15
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
 Hũ bạc của người cha .
 Tiết 29
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 trong bài Hũ bạc của người cha. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Luyện viết tiếng có vần khó ( ui / uôi )
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : ui / uôi, s / x, ât / âc.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : lá trầu, đàn trâu, nhiễm bệnh, tiền bạc.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 trong bài Hũ bạc của người cha 
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : ui / uôi, s / x, ât / âc 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 trong bài Hũ bạc của người cha ( 20’
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Lời nói của người cha được viết như thế nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : sưởi lửa, thọc tay, đồng tiền, vất vả, quý,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : ui / uôi, s / x, ât / âc 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
mũi dao
hạt muối
núi lửa
tuổi trẻ 
con muỗi
múi bưởi
nuôi nấng
tủi thân 
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên : 
Món ăn bằng gạo nếp đồ chín: 
Trái nghĩa với tối : 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng, do ong hút nhụy hoa làm ra : 
Vị trí trên hết trong xếp hạng : 
Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi : 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Lời nói của người cha được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bài văn có 6 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền ui hoặc uôi vào chỗ trống 
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :
sót
xôi
sáng 
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau :
mật
nhất
gấc 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
 - Chuẩn bị bài : Nhà rông ở Tây Nguyên .
v Rút kinh nghiệm:
 Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2010
 Nhà rông ở Tây Nguyên .
 Tiết 30
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn của bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
Kĩ năng : Nghe – viết đúng chính tả, chính xác một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên
Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ưi / ươi
Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x hoặc ât / âc.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết bài Nhà rông ở Tây Nguyên 
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : mũi dao, con muỗi, tủi thân, múi bưởi, núi lửa.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em : 
Nghe – viết đúng chính tả, chính xác một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên 
Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ưi / ươi
Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s / x hoặc ât / âc 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 24’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nghe – viết đúng chính tả, chính xác một đoạn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn 
Gọi học sinh đọc lại đoạn văn .
Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : gian, thần làng, giỏ, chiêng trống,truyền,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Hướng dẫn học sinh viết bài :
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Mục tiêu : Giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ưi / ươi, s / x hoặc ât / âc
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Khung cửi
Mát rượi
Cưỡi ngựa 
Gửi thư
Sưởi ấm
Tưới cây 
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm ơ4û bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé 
Sâu : sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng 
Xẻ : xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ
Sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ 
Bật : bật đèn, bật lửa, nổi bật, tất bật, bần bật 
Bậc : bậc thang, bậc cửa, cấp bậc, thứ bậc 
Nhất : thứ nhất, đẹp nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất, hạng nhất 
Nhấc : nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhấc gối 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Đoạn này chép từ bài Nhà rông ở Tây Nguyên
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 3 câu
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe và viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vần ưi hoặc ươi vào chỗ trống :
Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docchinh ta lop 3 tuan1013.doc