Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

3.Bài mới:

Giới thiệu bài: Tiết chính tả này các em sẽ nghe và viết lại bài văn: Quê hương ruột thịt và làm các bài tập chính tả phân biệt

Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả

phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải.

a)Tìm hiểu nội dung bài viết

-Giáo viên đọc bài văn một lượt sau đó yêu cầu học sinh đọc lại.

-Hỏi: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?

b)Hướng dẫn học sinh cách trình bày

-Bài văn có mấy câu?

-Trong bài văn, những dấu câu nào được sử dụng?

-Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao ?

c)Hướng dẫn học sinh viết từ khó.

-Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

-Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa nêu.

- Giáo viên đọc chính tả cho học sinh

- Học sinh soát lỗi

- Giáo viên chấm bài

 

doc 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 658Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2018
Tiết: 19 CHÍNH TẢ(nghe-viết)
 QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I.Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Tìm và viết được tiếng vần oai/oay (BT2).
	- Làm được bài tập (3) a/b.
II.Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ. Bảng lớp viết sẵn câu văn .	
- Học sinh : Vở, sách giáo khoa, bảng con.
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 4 học sinh lên bảng kiểm tra về các trường hợp chính tả cần phân biệt của bài chính tả trước.Cả lớp viết bảng con.
3.Bài mới:
­Giới thiệu bài: Tiết chính tả này các em sẽ nghe và viết lại bài văn: Quê hương ruột thịt và làm các bài tập chính tả phân biệt 
­Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả 
phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải.
a)Tìm hiểu nội dung bài viết
-Giáo viên đọc bài văn một lượt sau đó yêu cầu học sinh đọc lại.
-Hỏi: Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? 
b)Hướng dẫn học sinh cách trình bày
-Bài văn có mấy câu?
-Trong bài văn, những dấu câu nào được sử dụng?
-Trong bài những chữ nào phải viết hoa? Vì sao ? 
c)Hướng dẫn học sinh viết từ khó.
-Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu học sinh đọc và viết lại các từ vừa nêu.
- Giáo viên đọc chính tả cho học sinh 
- Học sinh soát lỗi
- Giáo viên chấm bài
­Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
phương pháp đàm thoại 
+Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh làm bài. Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi 2 nhóm đọc các từ mình tìm được, các nhóm có từ khác bổ sung. Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
-Yêu cầu học sinh đọc lại các từ trên bảng và làm bài vào vở.
+Bài tập:Giáo viên có thể lựa chọn phần a) hoặc phần b) tùy theo lỗi mà học sinh địa phương thương mắc.
a)Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Thi đọc: Giáo viên làm trọng tài.
+Thi viết: Gọi học sinh xung phong lên thi viết. Mỗi lượt 3 học sinh .
b)Tiến hành tương tự phần a
4.Củng cố:- Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà tập viết lại cho nhanh và đẹp. Học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài đúng và chuẩn bị bài sau. 
5.Dặn dò:
 - Bài nhà:Học sinh học thuộc câu thơ. 
 - Chuẩn bị bài : Nghe, viết: Quê hương
- Hát
- HS thực hiện
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
-2 học sinh đọc lại bài văn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
-Đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi có bài hát của mẹ chị và chị lại hát ru con bài hát ngày xưa.
-Bài văn có 3 câu.
-Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
-Chữ Sứ phải viết hoa vì là tên riêng của người: Chỉ, Chính, Chị, Và là chữ đầu câu. Quê là tên bài.
- trái sai, da dẻ, ngày xưa, ruột thịt, biết bao, quả ngọt, ngủ
-3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
-1 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài trong nhóm.
-Đọc và làm bài vào vở:
+oai:củ khoai, khoan khoái, quả xoài, thoai thoải, thoải mái, loại bỏ, toại nguyện, phiền toái.
+ oay: xoay, gió xoay, ngó ngoáy, ngọ ngoạy, hí hoáy, nhoay nhoáy, khoáy đầu, loay hoay,
-1 học sinh đọc yêu cầu 
-Học sinh luyện đọc trong nhóm, sau đó cử 2 đại diện thi đọc.
- 3 học sinh lên bảng thi viết, học sinh dưới lớp viết vào vở
Nội dung cần bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10 Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2018
Tiết: 20 CHÍNH TẢ(nghe – viết)
 QUÊ HƯƠNG
I.Mục tiêu:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần et/oet (BT2).
	- Làm đúng bài tập (3) a/b.
	II.Phương tiện dạy học:
1.Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chính tả. Tranh minh họa giải đố.
2. Học sinh: Bảng con, vở, sách giáo khoa.
III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1.Ổn định: 
 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 học sinh đọc cho 3 học sinh viết lên bảng và cả lớp viết vào bảng con: quả xoài, xoáy nước, vẻ mặt, buồn bã.
 3.Dạy bài mới:
­Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết 3 khổ thơ đầu trong bài thơ: Quê hương và làm bài tập chính tả.
­Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại.
a)Trao đổi về nội dung đoạn thơ
-Giáo viên đọc 3 khổ thơ lần 1 .
Hỏi: Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào? 
-Em có cảm nhận gì về quê hương với các hình ảnh đó?
b)Hướng dẫn cách trình bày
-Các khổ thơ được viết như thế nào?
-Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào cho đúng và đẹp?
c)Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
-Học sinh nghe viết 
-Học sinh soát lỗi
-Giáo viên chấm bài
­ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
phương pháp đàm thoại,luyện tập thực hành
+Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu ( Điền vào chỗ trống et hay oet ? )
-Yêu cầu học sinh tự làm.
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
+Bài tập 3: Giáo viên có thể lựa chọn phần a) hoặc b) tùy lỗi chính tả mà học sinh địa phương thường mắc phải .
a)Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
-Giáo viên dán tranh trên bảng lớp.
b)Tiến hành tương tự phần a).
4.Củng cố: 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: 
- Học sinh về nhà đọc lại câu đố. Học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Chuẩn bị bài: Nghe, viết: Tiếng hò trên sông.
- HS viết bảng lớp và bảng con
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
-Theo dõi Giáo viên đọc, 2 học sinh đọc lại 3 khổ thơ.
-Quê hương gắn với hình ảnh: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre, nón lá, đêm trăng, hoa cau.
-Quê hương rất thân thuộc, gắn bó với mỗi con người.
-Các khổ thơ viết cách nhau 1 dòng.
-Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
-trèo hái, rợp bướm vàng bay, cầu tre, nghiêng che,mỗi ngày, diều biếc, êm đềm, trăng tỏ
-3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-Học sinh nghe Giáo viên đọc và viết chính tả vào vở.
-1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào nháp.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở: em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xòen xoẹt, xem xét.
-1 học sinh đọc yêu cầu .
-2 học sinh thực hiện hỏi đáp. 1 học sinh đọc câu đố. 1 học sinh giải câu đố và chỉ vào tranh minh họa.
-Lời giải: nặng-nắng; lá – là
-Lời giải: cổ- cỗ; cò – cỏ
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Nội dung cần bổ sung
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chinh_ta_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2018_2019.doc