Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 21

Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 21

Tập đọc - Kể chuyện

 Ông tổ nghề thêu

 I/. Mục tiêu:

 A – Tập đọc.

 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,.

 Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài

- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo.

 B – Kể chuyện.

- Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn Lớp 3 Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2008 
 Tập đọc - Kể chuyện
 Ông tổ nghề thêu
 I/. Mục tiêu:
 A – Tập đọc.
 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc đúng các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,... 
 Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài 
Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo.
 B – Kể chuyện.
- Rèn kĩ năng nói: Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe. 
II/. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên: Tranh minh hoạ, một sản phẩm thêu đẹp. 
 Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 3 hs đọc TL
 bài “Chú ở bên Bác Hồ” và TLCH .
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1.Giới thiệu bài: 
Giới thiệu chủ điểm sáng tạo trong tuần 21,22
16’
2.Luyện đọc: 
1. Luyện đọc:
8’
Đọc mẫu:
b. Hướng dẫn h/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu nối tiếp + Luyện phát âm.
- Đọc từng đoạn theo HD của GV + giải nghĩa từ.
- Đặt câu với từ nhập tâm, bình an, vô sự.
- Đọc trong nhóm: Mỗi nhóm 5 em đọc lần lượt trong nhóm mỗi em 1 đoạn.
- Thi đọc: 5 nhóm thi đọc nối tiếp.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Tìm hiểu bài:
- lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam
2. Tìm hiểu bài:
- Hs đọc thầm đoạn 1,2.
- Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Nhờ chăm học ông đã đỗ đạt như thế nào?
- Vua TQ nghĩ ra cách gì để thử tài ông?
- 2 hs nối tiếp nhau đọc đoạn 3 và 4.
- ở trên lầu cao Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống?
- Ông đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Bằng cách nào ông xuống đất bình an vô sự?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Câu chuyện nói lên điều gì?
Chốt: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy cho dân 
- Học khi đi đốn củi, kéo vó tôm, ...
- Đỗ tiến sĩ, làm quan to.
- Dựng lầu cao, mời Trần quốc Khái lên chơi rồi cất thang đi.
- Bẻ dần tượng ăn.
- Quan sát 2 cái lọng và bức thêu nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Người đầu tiên truyền dạy cho dân nghề thêu.
5’
4. Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu đoạn 3.4 hs đọc đoạn văn.
- Thi đọc: 4 hs thi đọc. Lớp nhận xét.
- 1 hs đọc cả bài.
III. Kể chuyện
2’
GV nêu nhiệm vụ: 
18’
a)Đặt tên cho từng đoạn truyện
- Hs suy nghĩ trao đổi theo cặp.
- 5 Hs nối tiếp nhau đặt tên: 
b)Kể lại một đoạn truyện 
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- 5 Hs nối tiếp thi kể 5 đoạn của câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn truyện.
a)Đặt tên cho từng đoạn truyện
- Đoạn 1: Cậu bé ham học.
- Đoạn 2:Tuổi nhỏ của TQK.
- Đoạn 3: Tài trí của TQK.
- Đoạn 4: Vượt qua thử thách.
- Đoạn 5:Truyền nghề cho dân.
b)Kể lại một đoạn truyện 
5’
IV. Củng cố và dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? ( Ham học hỏi, sẽ học được nhiều điều hay).
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Bàn tay cô giáo.
 Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
 Chính tả: Tiết số 41	
 Ông tổ nghề thêu. Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kỹ năng viết chính tả 
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn 1 trong truyện: Ông tổ nghề thêu
- Làm bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học: 
 * Học sinh: Vở chính tả.
 * Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
\III. Các hoạt động trên lớp:
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ: 2 h/s lên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
1. Hướng dẫn viết chính tả
5’
a) GV đọc bài viết chính tả.
- 2 hs đọc lại.
- Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Hs tìm những chữ dễ viết sai viết vào nháp để ghi nhớ. 3 Hs viết trên bảng lớp.
- Từ khó: Trần Quốc Khái, vỏ trứng, tiến sĩ.
- Nhận xét, chỉnh sửa.
15’
b- H/s nghe, viết bài vào vở
3’
c- Chấm chữa 5 đến 7 bài, nhận xét.
6’
Làm bài tập chính tả
- 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp làm bài.
- 2 h/s lên bảng. Lớp nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2. Luyện tập:
Bài tập 2: (a)
a) Điền vào chỗ trống tr hay ch
+ chăm chỉ, trở thành, trong triều đình, trước thử thách, làm cho, truyền lại.
5’
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc những hs viết chính tả còn mắc lỗi, về nhà viết lại một dòng mỗi từ ngữ viết sai để ghi nhớ.
- Biểu dương những HS viết chữ đẹp.
- Chuẩn bị bài sau: Nhớ viết Bàn tay cô giáo.
Tập đọc ( HTL):Tiết số 42	
 Bàn tay cô giáo
I/. Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
+ Đọc đúng các từ ngữ: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào, ... 
+ Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục. 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
+ Nắm được nghĩa và biết được cách dùng từ mới: phô.
+ Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. 
 3. Học thuộc lòng bài thơ 
II/. Đồ dùng dạy học: 
Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. 
Học sinh: Sách Tiếng Việt
III/. Các hoạt động dạy và học: 
Thời gian
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I - Kiểm tra bài cũ: 3 h/s nối tiếp
- Kể lại câu chuyện: “ Ông tổ nghề thêu”
Trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn.
- GV nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới
1’
1. Giới thiệu bài: 
- Hs quan sát tranh minh hoạ để hiểu bài thơ nói về bàn tay cô giáo trong giờ gấp cắt dán giấy.
13’
2. Luyện đọc
1. Luyện đọc
a) Đọc mẫu: 
- Đọc với giọng ngạc nhiên, khâm phục. 
b) Hướng dẫn h/s đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
- Hs đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ + luyện phát âm.
- Hs đọc nối tiếp từng khổ thơ, HD cách ngắt nhịp, nhấn giọng, kết hợp giải nghĩa từ: phô.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào.
- 2 nhóm thi đọc, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
7’
3. Tìm hiểu bài
2. Tìm hiểu bài
- Hs đọc thầm từng khổ thơ.
+ Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã tạo ra những gì? 
+ Tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo. 
- Em hiểu hai dòng thơ cuối như thế nào? 
Chốt: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã đem lại niềm vui và bao điều kì lạ cho các em hs. Các em đang say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cả một quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh.
- Tờ giấy trắng: chiếc thuyền.
- Tờ giấy đỏ: mặt trời.
- Tờ giấy xanh: mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn.
+ Cảnh biển buổi bình minh.
6’
4. Học thuộc lòng bài thơ
- 1 HS đọc cả bài thơ.
- HD học sinh HTL bài thơ theo cách xoá dần. 
- HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- 5 hs tiếp nối nhau thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, cho điểm.
2’
III. Củng cố và dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ.
- Chuẩn bị bài chính tả: Nghe – viết: ông tổ nghề thêu.
	 Thứ năm Ngày 24 tháng 1 năm 2008 
 Luyện từ và câu: Tiết số 21
 Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi:ở đâu?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục học về nhân hoá: nắm được 3 cách nhân hoá.
2. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu? 
II. Đồ dùng dạy học:
 * Giáo viên: - Bảng lớp viết sẵn 3 câu văn bài tập 3
 - Bảng phụ viết một đoạn văn
 * Học sinh: Vở luyện từ và câu.
III.Các hoạt động trên lớp:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
1’
A. Kiểm tra bài cũ: 1hs lên bảng làm bài 1 tuần 20.
Đặt dấu phẩy vào đoạn văn:
- Chữa bài, nhận xét.
B Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
4’
8’
- 2 Hs đọc. Cả lớp theo dõi.
- 1hs đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá.
- HS trao đổi nhóm đôi. 6 hs trình bày kết quả. 
- Cả lớp và gv nhận xét.Cả lớp làm bài vào vở.
- Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhận hoá? ( 3 cách).
Bài tập 1: Đọc bài thơ “Ông trời bật lửa”
Bài tập 2: 
Trong bài thơ trên những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng những cách nào?
a) Những sự vật nào được nhân hoá: 
- mặt trời, mây, trăng, sao, đất, mưa, sấm.
+ Chốt:Qua bài tập trên, em thấy có ba cách nhân hoá nhân vật: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi người, tả sự vật bằng những từ dùng để tả người,nói sự vật như nói với con người.
b) Những sự vật được gọi bằng ông, chị.
- Các sự vật được tả bằng từ ngữ:bật lửa, kéo đên, trốn, nóng lòng, hả hê, vỗ tay cười.
7’
- 1hs đọc yêu cầu. Hs làm bài cá nhân.
- Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ở đâu”.
- Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Ông được học nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
- Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
7’
- 1hs đọc yêu cầu. 
- Hs làm bài cá nhân.
 GV thu vở chấm 5 – 7 bài, nhận xét.
+ Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì nào? ở đâu?
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở đâu?
+Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về đâu?
* GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4: Đọc lại bài tập đọc “ở lại với chiến khu” và trả lời câu hỏi.
- Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu.
- Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán.
- Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình.
3’
III - Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại 3 cách nhân hoá.
- Ghi nhớ 3 cách nhân hoá để biết vận dụng phép nhân hoá tạo được những hình ảnh đẹp, sinh động khi thực hành làm bài văn.
- Nhận xét tiết học.
Tập viết:	Tiết số 21	
 Ôn chữ hoa O, Ô, Ơ
I.Mục tiêu: 
Củng cố cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng.
Viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ: Lãn Ông
Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:	
 ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
 Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
II.Tài liệu và phương tiện: : 
Giáo viên: 	Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ. Tên riêng Lãn Ông và câu ca dao. 
Học sinh: 	Vở tập viết, bảng con, phấn.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
I. Kiểm tra bài cũ
-1 h/s nhắc lại ... 
Trưng bày sản phẩm 
- GV tổ chức cho hs trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. 
- H/s dán sản phẩm của mình vào một tấm bìa chung của cả nhóm (dán theo cách trình bày ý tưởng riêng cuả nhóm).
- Trưng bày trước lớp.
- Hs quan sát, nhận xét, bổ sung.
2’
- GV nhận xét, đánh giá.
- Chọn một số tấm đan đẹp, đúng kĩ thuật lưu giữ tại lớp.
- Khen những HS có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật.
IV Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét: sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của h/s. Kĩ năng đan nong mốt.
- Dặn dò : Chuẩn bị giấy, kéo, hồ dán để tiết sau học bài Đan nong đôi.
Tự nhiên xã hội: Tiết số 41	
 Thân cây
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
II - Đồ dùng dạy học :
 Giáo viên Tranh ảnh trang 78, 79, Phiếu học tập. 
 Học sinh : Sách giáo khoa.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Hs thảo luận theo cặp, quan sát SGK và TL theo gợi ý:
- Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm)?
- Gv đi đến các nhóm giúp đỡ, nếu hs không nhận ra các cây, gv chỉ dẫn thêm.
Bước 2. Làm việc cả lớp
- GV gọi 1 số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp.
- Chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của một cây.
- Cây su hào có gì đặc biệt?
* Chốt:
+ Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây thân leo, thân bò.
+ Có cây loại thân gỗ, có loại thân thảo.
+ Cây su hào có thân phình to thành củ.
 Các loại thân cây
+ Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây thân leo, thân bò.
+ Có cây loại thân gỗ, có loại thân thảo.
+ Cây su hào có thân phình to thành củ.
10’
Hoạt động 2: Chơi trò chơi: BINGO
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn cách chơi
- Lớp chia thành 2 nhóm,gắn lên bảng 2 bảng câm theo mẫu.Phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu rời, mỗi phiếu viết tên 1 cây.
Bước 2: Chơi trò chơi
- 2 nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình, chơi tiếp sức, gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp. Nhóm nào xong trước nhóm đó thắng.
Lưu ý: Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hoá gỗ.
5’
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị học bài: “Thân cây (tiếp theo)”.
 Tự nhiên xã hội :Tiết số 42
 Thân cây (tiếp)
I - Mục đích, yêu cầu :
Sau bài học, học sinh biết:
Nêu được chức năng của thân cây.
Kể ra những ích lợi của một số thân cây.
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên Các hình trang 80, 81 SGK.
 Học sinh : Sách giáo khoa
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- Hs quan sát các hình 1,2,3 và trả lời câu hỏi:
- Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhiều nhựa?
- Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
* Chốt: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi các bộ phận của cây để nuôi cây. 
- Các chức năng khác của thân cây. (Ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa, quả.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát tranh theo nhóm đôi H. 4, 5, 6, 7, 8
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ, ..... 
- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện nhóm đứng lên nêu tên một cây, chỉ định một bạn ở nhóm khác nêu tác dụng của thân cây đó.
 - Nhận xét, đánh giá.
 * Chốt:
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “Rễ cây”.
1.Tác dụng của nhựa cây
- vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi các bộ phận của cây để nuôi cây. 
2. ích lợi của thân cây
- Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, .....
 Sinh hoạt lớp
I - Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh phát huy được những thành tích, thấy được những thiếu sót để sửa chữa.
- Phát động phong trào thi đua tuần tới.
- Vui chơi tập thể, gây tình cảm thân ái đoàn kết.
II - Đồ dùng dạy học :
Giáo viên: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của h/s trong tuần để nêu gương và nhắc nhở.
Học sinh : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo.
III - Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
2’
5’
7’
Sinh hoạt theo chủ điểm:
Mừng Đảng – Mừng Xuân.
- GV nêu nội dung chính của buổi sinh hoạt.
-Thảo luận nhanh để thống nhất 1 số ưu nhược điểm của tổ mình.
Hoạt động 1:
Lớp trưởng nêu
+ 1 số mặt tốt, gương tốt, thành tích qua theo dõi thi đua của sao đỏ.
1. Sơ kết thi đua tuần 21
- Ưu:
6’
15’
 + Nêu 1 số tồn tại cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Tổ trưởng từng tổ lần lượt lên nêu:
+ Nêu thành tích, gương tốt của tổ mình và nêu những biểu hiện thiếu sót trong tổ
+ Liên hệ mặt tốt để phát huy, mặt thiếu sót để khắc phục, hứa sửa chữa.
- G/v tuyên dương, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3:
- Tìm hiểu về truyền thống văn hoá quê hương.
+ Tìm hiểu về tết cổ truyền Việt Nam.
+ Tìm hiểu về các trò chơi dân tộc.
- Văn nghệ ca ngợi Đảng và Bác Hồ.
- G/v phát động phong trào thi đua học tập theo chủ đề của tháng.
- Nhược:
- Khen:
+Tổ:
+ Cá nhân:
2. Văn nghệ:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thể dục :Tiết số 41
 nhảy dây 
I/. Mục tiêu:
Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác.
Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động.
II/.Địa điểm, phương tiện:
 - Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ .
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
 Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
 Mở 
 đầu
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường, vỗ tay theo nhịp.
-Trò chơi “ kéo cưa lừa xẻ”.
2’
1’
1’
1’
- Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- GV điều khiển, HS thực hiện.
 Cơ 
 bản
 Kết
 thúc
- Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
- Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”
- Thả lỏng.
- GV nhận xét cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
12’
 7’
 2’
 1’
 1’
- HS khởi động khớp.
- Gv nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động để HS nắm được.
- HS đứng tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây.
- HS tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây, có dây.
- GV theo dõi, HD, sửa chữa.
- Từng tổ nhảy lò cò về trước 5m.
- GV phổ biến luật chơi.
- HS chơi thử, HS chơi.
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
-Hít thở sâu.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân.
 Mĩ thuật
Bài 21:Thường thức mĩ thuật. Tìm hiểu về tượng
I/. Mục tiêu:
HS bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
HS có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp.
HS thêm yêu thích Tập nặn.
II/. Đồ dùng dạy học: 
	Giáo viên: Tương, ảnh tác phẩm điêu khắc, bài nặn của hs năm ngoái.
 Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ.
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đồ dùng học của HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài .
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng .
- GV hướng dẫn HS quan sát ảnh và tưong Bác Hồ.
+ ảnh chụp các pho tượng nên ta chỉ nhìn thấy 1 mặt như tranh.
+ Các pho tượng này hiện đang được trưng bày tại bảo tàng mĩ thuật VN.
- HS quan sát vở tập vẽ lớp ba.
+ Hãy kể tên các pho tượng.
-Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ?
+ Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng.
- GV bổ sung ý kiến của HS và nhấn mạnh:
+ Tượng phong phú về kiểu dáng.
+Tượng cổ thường đặt ở nơi tôn nghiêm.
+ Tượng mới thường đặt ở các công viên, cơ quan, bảo tàng, quảng trường...
-Tượng cổ không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
1. Quan sát, nhận xét:
2. Nhận xét, đánh giá.
 - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Dặn dò: Quan sát các pho tượng thường gặp.
- Quan sát cách dùng màu ở các chữ in hoa trong báo, tạp chí.
 Thể dục 
 Bài 42:Ôn nhảy dây – Trò chơi: Lò cò tiếp sức 
I/. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân . Yêu cầu thực hiện Đ/T tương đối chính xác, thuần thục.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức . Yêu cầu biết cách chơi và tham ra chơi tương đối chủ động.
II/.Địa điểm phương tiện:
 Sân chơi sạch , an toàn, còi kẻ vạch , dụng cụ .
III/. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Phần
 Nội dung
 SLVĐ
Phương pháp
SL
TG
 Mở 
 đầu
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân trường.
-Trò chơi “ Chui qua hầm”.
2’
1’
1’
1’
- Lớp trưởng điều hành báo cáo sĩ số. 
- GV điều khiển, HS thực hiện.
 Cơ 
 bản
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức .
 2
12’
 7’
- GV chia nhóm LT theo khu vực đã quy định.
- 3 đến 5 em thực hiện 1 lần dưới sự điều khiển của GV.
-Lần 1: GV chia lớp thành các đội đều nhau.
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- HS chơi thử.
- HS thực hành chơi. GV theo dõi. 
- Đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng và được cả lớp biểu dương. Đội thua nắm tay nhau đứng thành vòng tròn vùa nhảy nhẹ nhàng vừa hát: “ Học tập đội bạn”.
 Kết thúc
- Thả lỏng..
- GV cùng HS hệ thống bài. nhận xét.
- Bài về nhà:Ôn nhảy dây
2’
2’
1’
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan_21.doc