Giáo án dạy học Tuần 15 Lớp 3

Giáo án dạy học Tuần 15 Lớp 3

MĨ THUẬT

BÀI TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO: NẶN CON VẬT

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- HS nhận ra hình dáng của con vật.

- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.

-Yêu mến các con vật.

II. CHUẨN BỊ: Hình gợi ý cách nặn, đất nặn, tranh con voi.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Tuần 15 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày 10 tháng 12 năm 2007
	MĨ THUẬT
BÀI TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO: NẶN CON VẬT
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- HS nhận ra hình dáng của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
-Yêu mến các con vật.
II. CHUẨN BỊ: Hình gợi ý cách nặn, đất nặn, tranh con voi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: Hoạt động dạy
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
HĐ1: HD quan sát nhận xét.
GV giới thiệu tranh về con voi.
- Hãy nêu các bộ phận của con vật.
HĐ2: HD nặn con vật. 
- GV dùng đất nặn hướng dẫn HS.
+ Nặn bộ phận chính trước: Đầu, mình.
+ Nặn các bộ phận khác sau: Chân, đuôi, tai ...
+ Ghép dính thành con vật, có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
HĐ3: Thực hành.
-Yêu cầu HS nặn.
- GV đến từng bàn gợi ý và giúp đỡ một số HS để các em hoàn thành bài.
HĐ4: Nhận xét đánh giá. 
- Y/c HS trình bày theo 4 nhóm (tổ).
- GV, nhận xét đánh giá tuyên dương HS.
C. Củng cố , dặn dò: 
- GDHS: Biết nặn con vật mà em yêu thích, yêu quý các con vật.
- Dặn HS về nhà tô màu vào hình có sẳn “con voi” T20.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát đầu, mình.
- HS nặn theo nhóm 2.
- HS trình bày sản phẩm.
- Nhận xét.
Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
(Tiếp theo)
I - MỤC TIÊU: Như tiết 1
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Hôm trước ta học bài gì?
- Vì sao phải giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
- Đọc các câu ca dao em biết về chủ đề này.
Giáo viên nhận xét đánh giá.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Bài giảng:
HĐ1: Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
- GV Y/C HS trình bày các bài thơ , ca dao , tranh .... đã sưu tầm theo nhóm .
 - GV cùng lớp nhận xét 
GV tổng kết: Khen các cá nhân và nhóm học sinh đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
HĐ2: Đánh giá hành vi.
- GV đưa bảng phụ viết các hành vi a, b, c, d, e, g (như BT4 – VBTĐĐ).
- GV đọc từng hành vi và nêu yêu cầu HS bày tỏ ý kiến bằng các tấm bìa.
- GV hỏi lý do sự lựa chọn đó
GV kết luận: Các việc a, d, e, GV là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm. Các việc b, đ, c là những việc không nên làm.
- Trong các việc nên làm ở trên em đã làm được những việc nào?
GV nhận xét – khen các em đã biết cư xử đúng với hàng xóm láng giềng.
HĐ3: Xử lý tình huống và đóng vai.
- 2 – 3 em trả lời.
- Học sinh khác nhận xét.
- HS trưng bày các tranh với các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được theo 4 tổ (dán vào 1 tờ giấy to).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung sau mỗi phần trình bày.
- 1 học sinh đọc.
- HS bày tỏ ý kiến đồng ý và không đồng ý bằng các tấm bìa: xanh, đỏ.
- HS giải thích. - Lớp nhận xét.
- Học sinh nghe.
- Vài học sinh phát biểu
GV chia lớp làm 8 nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm thảo luận, xử lý một tình huống rồi đóng vai (các tình huống như BT5/25).
- Lớp chia làm 8 nhóm, 2 nhóm tập xử lý và đóng vai xử lý tình huống.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
GV kết luận:
Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai.
Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ im lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
HĐ NỐI TIẾP:
- GV hệ thống ND bài học.
GD:Về làm theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị” Biết ơn thương binh, liệt sĩ”. Tìm hiểu hoàn cảnh những gia đình thương binh, liệt sĩ ở gần nhà em.
- HS bày tỏ thái độ với từng ý kiến và cho biết lý do.
- Vài học sinh đọc phần khung ở vở ĐĐ.
TOÁN
GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cách sử dụng bảng chia.
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép chia.
- Vận dụng để giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 -GV: Bảng chia như trong SGK.
 -HS : VBT 
III. CÁC H OẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Giới thiệu bảng chia 
- Treo bảng nhân như trong Toán 3 lên bảng.
- Yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng.
- GV giới thiệu cho HS biết tên và thành phần số bị chia, số chia và thương số của phép tính chia trong từng cột, từng hàng trong bảng
HĐ2: HD sử dụng bảng chia. 
- Hướng dẫn tìm thương 12 : 4.
- Từ số 4 ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12.
- Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3.
- Tương tự 12 : 3 = 4.
- Yêu cầu HS thực hành tìm thương của một số phép tính trong bảng.
HĐ3: Luyện tập – thực hành 
Bài 1: Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu)
- GV n/x củng cố cách sử dụng bảng chia.
Bài 2: Số?
- Hướng dẫn HS cách sử dụng bảng chia để tìm số bị chia, số chia và thương số.
- GV N/X củng cố cách tìm thành phần của phép chia.
Bài 3: Giải toán
- Gọi 1 HS đọc đề bài tóm tắt bằng só đồ đoạn thẳng.
- GV n/x củng cố giải bài toán bằng hai phép tính dạng tìm một phần mấy của một số.
Bài 4:Xếp hình 
- Tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh giữa các tổ.
 *Hoàn thiện bài học: 
- GV hệ thống củng cố ND bài.
- Dặn: Về nhà làm BT trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu miệng theo y/c của GV.
- Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có dấu chia.
- Một số HS lên thực hành sử dụng bảng chia để tìm thương.
- 1HS nêu bài mẫu và cách thực hiện.
- Lớp làm bài VBT - 1 số HS lên bảng nêu rỏ cách tìm thương của mình.
- HS làm bài cá nhân - đổi vở kiểm tra.
- 1HS lên bảng làm - lớp n/x chữa BT.
- HS đọc đề, phân tích đề rồi tự giải VBT-1HS lên bảng làm 
Bài giải
Số cây tổ đã trồng được là:
324 : 6 = 54 (cây)
Tổ đó còn phải trồng số cây là:
324 - 54 = 270 (cây)
Đáp số: 270 cây
- Lớp n/x chữa BT.
- HS thi xếp hình 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Giải bài toán về gấp một số lên một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Củng cố bảng nhân, bảng chia 
- Kiểm tra HS sử dụng các bảng nhân, bảng chia (tiết 72, 73).
- Nhận xét, củng cố cách sử dạng bảng nhân, bảng chia.
HĐ2:Luyện tập - thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rỏ từng bước tính của mình.
- GV n/x củng cố nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
- Hướng dẫn HS đặt tính, sau đó nêu yêu cầu: Chia nhẩm, viết thương rồi nhân và trừ nhẩm sau đó chỉ viết số dư không viết tích của thương.
- Y/c HS tự làm tiếp các phần còn lại.
- GV n/x củng cố cách thực hiện phép chia.
Bài 3: Giải toán
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV vẽ tóm tắt sơ đồ bảng lớp.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 5: Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE
- Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV n/x củng cố về tính độ dài dường gấp khúc.
* Hoàn thiện bài học: 
- GV hệ thống củng cố ND bài 
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà làm BT trong SGK.
- 3 HS lên bảng thực hành trên bảng nhân, bảng chia theo y/c của GV.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lớp n/x.
- HS cả lớp thực hành chia theo hướng dẫn:
* 9 chia 4 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1 viết 1.
* Hạ 4, được 14; 14 chia 4 được 3, viết 3; 3 nhân 4 bằng 12, 14 trừ 12 bằng 2, viết 2.
* Hạ 8, được 28; 28 chia 4 được 7; 7 nhân 4 bằng 28; 28 trừ 28 bằng 0, viết 0.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường BC dài là:
125 x 4 = 500 (m)
Quãng đường AC dài là:
125 + 500 = 625 (m)
Đáp số: 625 m.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2007 
LUYỆN TOÁN
ÔN CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- GV nêu các bài tập – Y/c HS tự làm
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 936 : 3	 256 : 8
 249 : 3 404 : 6
 852 : 4 333 : 5
- Y/c 3HS vừa lên bảng lần lượt nêu rỏ từng bước tính của mình.
- GV n/x củng cố nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
Bài 2: Tính theo mẫu.
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
Thử lại
329
 4
82
1
82 x 4 + 1 = 329
248
6
404
7
187
8
435
9
Bài 3: Giải toán
Một cửa hàng có 135 kg gạo, đã bán đi 1/9 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV vẽ tóm tắt sơ đồ bảng lớp.
- Yêu cầu HS làm bài.
HĐ2: Chấm chữa bài.
- GV thu một số vở chấm – N/x.
* Hoàn thiện bài học: 
- GV hệ thống củng cố ND bài 
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà ôn bài.
- HS tự làm VBT
- 3HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tự làm VBT – HS lần lượt lên chữa bài - Lớp nhận xét.
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Cửa hàng đã bán số kg gạo là:
135 : 9 = 15 (kg)
Cửa hàng còn lại số kg gạo là:
135 - 15 = 120 (kg)
Đáp số: 120 kg.
Thứ 4 ngày 6 tháng 12 năm 2007 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TUẦN 14
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước : tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.
- Ôn tập mẫu câu : Ai ( cái gì, con gì) thế nào ?
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV: Các câu thơ, câu văn trong các bài tập viết sẵn trên bảng.
-HS : VBT
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A – KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng làm miệng 3 bài tập của giờ luyện từ và câu tuần 13.
- Nhận xét và cho điểm.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
B- DẠY HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
2 Hướng dẫn làm bài tập 
 * Ôntừ chỉ đặc điểm 
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm 
- Tre và lúa đều có đặc điểm gì?
-Từ xanh là từ chỉ gì ?
- 1 HS đọc y/c, 1 HS đọc đoạn thơ.
- Đều xanh
- Là từ chỉ đặc điểm 
- Yêu cầu HS suy ngh ... lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê. Hiện nay có nhiều đường phố ở các thành phố thị xã mang tên Lê Lợi ( Lí Thái Tổ)
- GV viết mẫu từ: Lê Lợi 
- Viết bảng con 
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng 
- Em có hiểu câu tục ngữ nói gì không ?
- GV : Câu tục ngữ khuyên chúng ta nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu, hài lòng
- Trong câu tục ngữ những từ nào được viết hoa âm đầu ? Vì sao
- Viết bảng con : Lời nói, Lựa lời
- Nhận xét về độ cao, khoảng cách các chữ
3. Hướng dẫn viết vở:
- GV nêu yêu cầu bài viết 
 - Y/C HS viết bài
- GV nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế,cách cầm bút, lưu ý về độ cao, khoảng cách từ chữ viết hoa sang chữ viết thường .
4.Chấm chữa bài : 
- Thu 7 đến 10 vở để chấm- nhận xét về cách trình bày bài đến chữ viết
C. Củng cố dặn dò:
 - Trò chơi: Thi viết đẹp : từ Lê Lợi
 - Luyện viết tốt bài ở nhà. Học thuộc câu tục ngữ.
N/x tiết học.
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- HS : Chữ L
- HS quan sát.
- Chữ L cao 2,5 ôli. Gồm 1 nét
- HS viết bảng .
- HS trả lời.
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Chữ L . Vì là chữ đầu câu.
- HS viết bảng con.
- HS viết theo y/c của GV 
- Trình bày bài sạch đẹp.
- HS lắng nghe.
- 2 HS thi viết – lớp N/x
- Nghe – nhớ.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Một số bì thư, điện thoại đồ chơi (di động, cố định).
	- HS: Điện thoại, đồ chơi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Hãy kể tên 1 số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh (TP) mà em đang sống?
- GV nhận xét, ghi đánh giá
B. BÀI MỚI: Giới thiệu:
HĐ1: Kể HĐ và ích lợi của HĐ bưu điện trong đời sống.
Bước 1: Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý:
- Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa? Hãy kể về những hđ diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện trong đời sống. 
Bước 2:
- Y/c đại diện các nhóm báo cáo kết qủa thảo luận.
- Y/c HS tự rút ra kết luận:
=> KL: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
HĐ2: Ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Y/c HS thảo luận theo các nhóm 4: Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.
Bước 2: 
- Y/c các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Y/c HS tự rút ra kết luận: SGK/ 57.
GV: Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế, ...
HĐ3: Trò chơi đóng vai: ” Hoạt động tại nhà bưu điện”.
- 1số Hs đóng vai nhân viên bán tem, phong bì, nhận gửi thư, hàng.
- 1 vài em đóng vai người gửi thư, quà.
- 1 số khác chơi gọi điện thoại. 
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Vừa học bài gì?
 - Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh ?
GV nhận xét tiết học.
Dặn :Xem trước bài 30/58/ sgk.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Lớp nx, bổ sung.
- 1 số HS nhắc lại kết luận.
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu SGK/ 57.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nx, bổ sung.
- 1số HS nhắc lại kết luận.
- Lần lượt các dãy thảo luận, cử người lên đóng vai.
- Lớp nx cách đóng vai của nhóm bạn. 
- HS làm VBT.
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
 MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (TP) nơi các em đang sống.
Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình / 58, 59/ SGK.
Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nêu 1 số hoạt động và ích lợi của nhà bưu điện và của đài phát thanh, truyền hình?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu:
HĐ: Kể và nêu lợi ích của hđ nông nghiệp.
Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm 4.
Y/c HS quan sát hình/ 58, SGK và thảo luận:
 + Kể tên các hoạt động trong từng hình?
 + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
Bước 2: Y/c các nhóm trình bày kết qủa.
- Gv giới thiệu thêm 1 số hđ khác ở các vùng miền khác nhau: Trồng ngô, khoai, sắn, chè, ; chăn nuôi trâu, bò, dê, 
=> KL: SGK/ 59.
HĐ2: Biết 1 số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.
Bước 1: HS thảo luận nhóm 2: Kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống. 
Bước 2: GV yêu cầu 1số cặp trình bày phần thảo luận của mình.
HĐ3: Triển lãm góc hđ nông nghiệp.
Bước1: Gv chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao.
- Y/c mỗi nhóm tự thảo luận và trình bày tranh ảnh của nhóm lên tờ giấy Ao 
Bước 2: Y/c các nhóm treo tranh lên bảng lớp, giới thiệu các nghề trong tranh và lợi ích .
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Vừa học bài gì?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- Các nhóm quan sát và thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm # nx, bổ sung.
- 1 số học sinh đọc kết luận.
- 2HS ngồi gần nhau kể cho nhau nghe.
- Các cặp lên trình bày phần thảo luận.
- Các cặp khác nx, bổ sung.
- Các nhóm 4 thảo luận và trình bày tranh.
- Từng nhóm thực hiện.
- Các nhóm khác nx, bổ sung, 
- HS làm VBT.
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ V
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
 - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
 - Kẻ, cắt, dán được chữ V đúng quy trình kĩ thuật.
 - Học sinh hứng thú cắt chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV: - Mẫu chữ V đã cắt và dán và mẫu chữ V cắt có kích thước lớn chưa dán để học sinh quan sát.
 - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V.
HS: Giấy thủ công, giấy trắng, thước, bút chì, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn sát và nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ V để trả lời các câu hỏi sau:
 - Nét chữ như thế nào?
 - Chữ V có mấy nét? 
 - Chữ V cao bao nhiêu, rộng bao nhiêu?
 - Nửa bên trái và nửa bên phải của chữ V như thế nào? 
HĐ2: Hướng dẫn mẫu.
- GV treo tranh quy trình và giới thiệu các bước:
Bước 1: Kẻ chữ V.
Bước 2: Cắt chữ V.
Bước 3: Dán chữ V.
 Thực hiện tương tự như dán chữ H, chữ U ở bài trước (h4).
- GV làm lại lần y/c HS lên làm lại cho cả lớp quan sát.
HĐ3: Thực hành cắt, dán chữ V 
 - 1HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
 - GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán theo quy trình:
- GV cho HS thực hành theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành GV quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
 - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và cho HS đánh giá SPcủa mình.
 - GV đánh giá SP của HS và khen ngợi những em có sản phẩm đẹp.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn HS giờ học sau mang đồ dùng học tập giống như tiết vừa học để cắt chữ E. 
 - Học sinh quan sát và trả lời:
+ Nét chữ rộng 1ô.
+ Chữ V có 2 nét.
+ Chữ V cao 5ô, rộng 3ô.
+ Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít lên nhau.
 - HS chú ý quan sát và ghi nhớ.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS trưng bày SP theo nhóm.
 - Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhau.
 Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2007
TẬP LÀM VĂN - TUẦN 15
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Rèn luyện kĩ năng nói: Nghe – nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài.
2. Rèn luyện kĩ năng viết: Dựa vào tiết TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Tranh minh họa truyện cười Giấu cày.
-Bảng lớp viết gợi ý là điểm tựa để nhớ truyện.
-Bảng phụ viết 3 câu hỏi gợi ý giúp HS làm bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
-1HS kể lại truyện vui Tôi cũng như bác.
-1HS giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em và hđ của tổ trong tháng vừa qua.
B/ DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu củ tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1
- GV ghi bài tập 1 lên bảng.
- GV treo tranh minh hoạ truyện cười “Giấu cày”.
- GV kể chyện lần 1.
+ Bác nông dân đang làm gì?
+ Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào?
+ Vì sao bác bị vợ trách?
+ Khi thấy mất cày bác làm gì?
- GV kể chuyện lần 2.
- GV gọi HS kể lại mẫu chuyện.
- GV cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- GV gọi một số HS thi kể chuyện.
- GV nhận xét và khen ngợi những HS nhớ truyện, kể phân biệt được lời các nhân vật. Đặc biệt khen những HS biết kể chuyện với giọng khôi hài.
- GV hỏi: Chuyện này có gì đáng cười?
- GV chốt lại: Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên, để kẻ trộm biết. Mất cày, đáng phải kêu to lên để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm.
Bài tập 2:
- GV ghi bài 2 lên bảng.
- GV nêu nhiệm vụ, nhắc HS chú ý: Bài tập yêu cầu các em dựa vào bài tập 2 tiết TLV miệng tuần 14, viết được 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em. Vì vậy các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn.
- GV gọi 1 HS làm mẫu.
- GV cho HS làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt.
- GV gọi một số em đọc bài của mình.
- GV nhận xét.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
 - GV nhận xét giờ học 
- GV nhắc nhở HS về nhà xem lại bài viết của mình.
- 2HS thực hiện theo Y/c của GV
- Lớp nhận xét
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- HS chú ý lắng nghe.
- Đang cày ruộng.
- Bác hét to: Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.
- Vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chỗ lấy mất cày.
- Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai bác mới ghé sát tai vợ, thì thầm: Nó lấy mất cày rồi!
- 1HS khá giỏi kể lại chuyện.
- Từng cặp HS tập kể chuyện cho nhau nghe.
- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện => HS nhận xét.
- Khi đáng nói nhỏ bác nông dân lại nói to. Khi đáng nói to bác lại nói nhỏ.
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- HS nhận xét.
- Cả lớp viết bài.
- HS làm bài xong
- 5 HS đọc bài làm => HS cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 15.doc