Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (14)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (14)

TOÁN

Tiết 1: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số

 I. Mục đích- yêu cầu:

 1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

 2. Kỹ năng: Thực hiện làm tốt phần thực hành.

 3. Giáo dục: Nghiêm túc, sôi nổi khi làm bài.

 II. Đồ dùng dạy- học:

 - SGK.

 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày .. tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 1: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số 
 I. Mục đích- yêu cầu:
 1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
 2. Kỹ năng: Thực hiện làm tốt phần thực hành.
 3. Giáo dục: Nghiêm túc, sôi nổi khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy- học: 
 - SGK.
 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định tổ chức:
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Hát.
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
 C. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu: Trong giờ học này, các em sẽ được ôn về đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
 - Ghi tên bài lên bảng.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. Ôn tập về đọc, viết số:
 - Giáo viên đọc các số: 456; 227; 134; 506; 609; 780.
- Học sinh viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
 - Giáo viên ghi bảng: 178; 596; 683; 277; 354; 946; 105; 215; 664; 355.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Lớp nhận xét.
Bài 1: Làm phiếu học tập
- Học sinh đọc bài.
- Ghi ngay kết quả vào bài.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
 3. Ôn tập về thứ tự lớp:
Bài 2: Làm phiếu:
 - Giáo viên treo bảng phụ.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm phiếu.
- Nhận xét bài trên bảng, sửa sai.
 - Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
- Vì theo cách đếm 310; 311; 312.
 Hoặc: 310 + 1 = 311
 311 + 1 = 312
 312 + 1 = 313 ...
 - Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319.
 - Tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399?
- Vì 400 - 1 = 399
 399 - 1 = 398
 Hoặc: 399 là số liền trước của 400.
 398 là số liền trước của 399. 
 - Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391.
 4. Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số:
Bài 3:( làm vở )
- Đọc đề bài.
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- So sánh các số.
 * Hướng dẫn HS làm bài:
- Tại sao điền được 303 < 330?
- Chấm, nhận xét
- Vì 2 số đều có hàng trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục < 3 chục nên 303 < 330.
- Học sinh tự làm bài vở ô ly
* GV củng cố cách so sánh
Bài 4: ( làm vở )
- Chấm, chữa bài
- Đọc đề.
- Lớp làm vở ô ly.
 - Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
- 735.
 - Vì sao 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?
- Vì có số hàng trăm lớn nhất.
 - Số bé nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao?
- 142. Vì có số hàng trăm bé nhất. 
Bài 5:( làm nháp )
- Đọc đề bài.
- Học sinh làm bài nháp
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài
 3. Củng cố- dặn dò:
- Ôn thêm đọc, viết các số có 3 chữ số.
– Về làm lại các BT
Thứ ba ngày .. tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 2:Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) 
 I. Mục đích- yêu cầu:
 1. Kiến thức: Biết cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
 2. Kỹ năng: áp dụng phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) để giải bài toán có lời văn: nhiều hơn, ít hơn.
 3. Giáo dục: Cẩn thận, tự tin khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Học sinh: Sách vở.
 - Giáo viên: Phấn màu.
 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm bài tập 5 của tiết 1.
 - Giáo viên nhận xét, chữa bài, cho điểm.
 C. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này, chúng ta cùng ôn về cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 - Ghi tên bài lên bảng.
 2. Ôn tập về phép cộng và phép trừ các số có 3 chữ số (không nhớ):
Bài 1:
 - Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
Bài 2: ( làm vở )
* Nêu lại cách đặt tính
- Chấm, nhận xét
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- Học sinh nối tiếp nhẩm các phép tính trong bài (9 học sinh).
- 1 học sinh đọc đề bài: Đặt tính rồi tính
- HS nêu
- Lớp làm vở.
 3. Ôn tập về giải toán nhiều hơn, ít hơn:
Bài 3: ( làm vở ) 
- 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết gì?
- Khối 1 có 245 học sinh. Khối 2 ít hơn khối 1 là 32 em.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Tính số học sinh khối lớp 2.
- Học sinh làm bài vào vở.
 - Giáo viên chữa bài, cho điểm.
Bài 4: ( làm nháp )
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Chữa bài
- HS trả lời
- HS làm bài 
Bài 5: ( làm nháp )
- Với 3 số 315,40,355 và các dấu +, -, |= lập các phép tính.
- Chữa bài
- HS suy nghĩ làm bài .
- 2 HS lên bảng
 4. Củng cố- dặn dò:
 - Về nhà làm lại các BT
Thứ tư ngày .. tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 3: Luyện tập
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Biết cộng trừ (không nhớ) số có 3 chữ số.
 - Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
 - Giải bài toán bằng một phép tính trừ.
 - Xếp hình theo mẫu.
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các bài tập
 3. Giáo dục: Cẩn thận tự giác khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: 4 mảnh bìa hình tam giác vuông bằng nhau.
 - Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 A.ổn định tổ chức 
- Hát
 B. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh làm bài về nhà của tiết 2 
 - Nhận xét – cho điểm
Dạy học bài mới:
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
dạy- ghi bảng tên bài.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2.Thực hành:
Bài 1:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm.
- 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh làm 1 con tính.
- Lớp làm vở .
 - Chữa bài trên bảng.
 - Ta đặt tính như thế nào? 
- Ta đặt sao cho: Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
 - Thực hiện từ đâu đến đâu.
 -Từ trái sang phải.
 Bài 2:
 Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm vở .
a. x – 125 = 344
 x = 344 + 125
 x = 469
b. x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 x = 141
 - Vì sao phần a tìm x lại thực hiện phép cộng ?
- Vì x là số bị trừ ; Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
 - Tại sao phần b lại thực hiện phép trừ ?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ số hạng đã biết.
 Chữa bài , cho điểm
Bài 3:
GV nêu câu hỏi
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- HS đọc đề bài
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ làm bài.
-1 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
 Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
 - Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
 - Giáo viên chữa bài công bố đội thắng.
- 1 học sinh đọc .
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Học sinh tham gia chơi.
 D. Củng cố :
 - Về làm lại các bài tập
 - Nhận xét tiết học
 E. Dặn dò: Về chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày .. tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 4:Cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần).
 - Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc.
 - Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán.
 3. Giáo dục: Cẩn thận tự giác khi làm bài. 
 II. Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Giáo án, phấn màu, một số loại tiền.
 Học sinh: Sách, vở...
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. ổn định tổ chức:
- Hát.
- Kiểm tra sĩ số.
 B. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh 1: x – 345 = 134
- Học sinh 2: 132 + x = 657
- Học sinh 3: Bài 3- trang 5 (bài tập toán).
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 - Giáo viên nêu mục tiêu.
 - Ghi bảng đầu bài.
 2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần):
 a. Phép cộng: 435 + 127 
 - Giáo viên viết: 435 + 127 = ?
- 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính.
- Lớp thực hiện vào nháp.
- 1 học sinh nêu miệng cách tính.
 b. Phép cộng: 256 + 162
- Giáo viên viết: 256 + 162 = ?
- 1 học sinh làm bảng.
- Lớp thực hiện vào nháp.
- 1 học sinh nêu miệng cách tính.
 - Con có nhận xét gì khi cộng 2 phép tính?
- Nhận xét:
 + Phép cộng 435 + 127 = 562 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
 + Phép cộng: 256 + 162 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm.
 3. Luyện tập- thực hành:
Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài toán.
- 5 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm vở bài tập.
 - Giáo viên chữa bài, nhận xét.
Bài 2: (làm tương tự bài 1):
Bài 3:
 - Bài toán yêu cầu gì?
 - Cần chú ý gì khi đặt tính?
- Đặt tính và tính.
- Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị; hàng chục thẳng hàng chục; hàng trăm thẳng hàng trăm.
 - Thực hiện từ đâu đến đâu?
- Từ phải sang trái.
- 4 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm vở bài tập.
- 4 học sinh nhận xét bài trên bảng.
 - Giáo viên chấm.
Bài 4:
 - Bài toán yêu cầu gì?
- Tính độ dài đường gấp khúc.
 - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
 - Đường gấp khúc ABC gồm những đoạn thẳng nào tạo thành?
- Đoạn AB và đoạn BC.
 - Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn?
- AB = 126 cm
 BC = 137 cm
- 1 học sinh làm bảng.
- Lớp làm vở bài tập.
 - Giáo viên chữa bài, cho điểm học sinh làm bảng.
Bài 5:
- Một học sinh đọc đề bài.
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
- Học sinh nhẩm và ghi kết quả vào vở.
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra.
 4. Củng cố 
Chốt lại cách cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ 1 lần) 
 E. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài
Thứ sáu ngày .. tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 5: luyện tập
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)
 - Chuẩn bị cho việc học phép trừ các số có 3 chữ số(có nhớ 1 lần)
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặt tính và tính.
 3. Giáo dục: Cẩn thận, độc lập khi làm bài.
 II. Chuẩn bị:
 Hệ thống bài luyện tập.
 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
 A. ổn định tổ chức:
Hoạt động học:
 - Giáo viên yêu cầu.
- 2 học sinh làm bài về nhà
- Các học sinh khác nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 B. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng tên bài.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc đề bài.
- 4 học sinh làm bảng
- Lớp làm vở bài tập.
- 4 học sinh nêu rõ cách đặt tính và tính.
 - Giáo viên chữa bài, cho điểm.
 Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán yêu cầu gì? 
- Bài toán yêu cầu đặt tính và tính.
- Học sinh nêu cách tính rồi thực hiện
- 4 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 Bài 3: Giáo viên yêu cầ ... ên tổng kết.
 D. Củng cố :
 - Nhận xét tiết học 
 E. Dặn dò: học thuộc nội dung “ Bạn cần biết”, chuẩn bị bài sau.
- Các câu trả lời:
1. Có lông mao, mao mạch, tuyến dịch nhầy.
2. Thở bằng mũi, không thở bằng miệng.
3. Hít vào khí ô xi và nhả ra khí các - bô - níc.
4. Có đủ ô xi thấm vào máu đi nuôi cơ thể làm cơ thể khoẻ mạnh.
5. Không khí ô nhiễm có nhiều khí các - bô - níc có hại cho sức khoẻ.
Chính tả
Tiết 2: Chơi chuyền
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nghe và viết lại chính xác bài thơ “ Chơi chuyền”
 - Biết viết hoa các chữ cái đầu các dòng thơ.
 - Phân biệt các chữ có vần ao/oao; Tìm đúng tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang theo nghĩa cho trước.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp.
 3. Giáo dục: Có ý thức rèn luyện chữ viết.
 II. Chuẩn bị:
 - Kẻ sẵn bảng chữ cái ( Không ghi nội dung ) để kiểm tra.
 - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 học sinh lên bảng
- Viết theo giáo viên đọc: lo sợ, rèn luyện, siêng năng.
- Học sinh nhận xét.
- 3 học sinh đọc thuộc các chữ cái học tiết trước.
- 1 học sinh lên bảng viết các chữ cái mới học vào ô kẻ sẵn theo bạn đọc.
 - Chữa bài, cho điểm.
 C. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
- Học sinh ghi bài.
 2.Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Tìm hiểu nội dung bài thơ:
 - Giáo viên đọc cả bài thơ.
- Một học sinh đọc cả bài thơ.
- Một học sinh đọc khổ thơ 1.
 - Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Cho biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
- Một học sinh đọc khổ thơ 2.
 - Khổ thơ 2 nói điều gì?
- ý nói chơi chuyền giúp bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
 b. Hướng dẫn cách trình bày:
 - Bài thơ có mấy dòng?
- Bài thơ có 18 dòng.
 - Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
 - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Chữ đầu dòng thơ viết hoa.
 - Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép, vì sao?
- Cáccâu:“Chuyền chuyền... hai đôi”.
 Vì đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền .
 - Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào mấy ô?
- Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào 4 ô.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Học sinh nêu các từ: chuyền, que, lớn lên, dẻo dai, sáng.
 - Giáo viên đọc từ khó.
- 3 học sinh viết bảng.
- Lớp viết bảng con.
 d. Viết chính tả: Giáo viên đọc.
- Học sinh viết bài.
 e. Soát lỗi:
 - Giáo viên đọc lại bài 2 lần.
- Học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì soát lỗi.
 g. Chấm bài:
 - Giáo viên thu 10 bài chấm.
 - Nhận xét bài viết của học sinh.
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
 - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi, cho điểm
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hai học sinh lên bảng tự làm bài, lớp tự làm vở bài tập.
- Cả lớp đọc đồng thanh:Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán.
 Bài 3: Cho học sinh làm phần a.
 - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa.
 - Nhận xét, chữa bài.
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bảng con.
- Học sinh làm bài vào vở.( Lời giải :
Lành, nổi, liềm.
 D. Củng cố :
 - Hôm nay học bài chính tả gì? 
 - Trò chơi: thi nói tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang.
 - Nhận xét tiết học. 
 E. Dặn dò : ai sai 3 lỗi trở lên về viết lại cho đúng; Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh trả lời.
Tập làm văn
Tiết 1: Nói về đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
 Điền vào giấy tờ in sẵn
 I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Nói được những hiểu biết về đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
 - Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng nói mạch lạc trước tập thể
 - Biết cách điền vào mẫu đơn và nắm được nội dung đơn.
 3. Giáo dục:
 - Có ý thức phấn đấu để được vào Đội.
 - Hiểu biết về thủ tục đơn từ.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn như sách giáo khoa.
 - Đồ dùng phục vụ trò chơi:Hái hoa dân chủ.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức:
Hát, báo cáo sĩ số.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 C. Dạy học bài mới:
- Học sinh ghi bài.
 Bài 1: 
 Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ.
 - Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi.
- Học sinh nghe.
 - Các câu hỏi:
- Đáp án trả lời:
 + Đội thành lập ngày nào, ở đâu?
+ Ngày 15 - 5 - 1941, tại Pắc Bó, Cao Bằng với tên gọi lúc đầu là Đội Nhi Đồng Cứu Quốc.
 + Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai?
+ Học sinh kể:
. Nông Văn Dền 
. Nông Văn Thàn
. Lý Văn Tịnh 
. Lý Thị Mì 
. Lý Thị Xậu 
 - GV đưa huy hiệu của Đội HS quan sát.
- Học sinh quan sát.
 - Hãy tả lại khăn quàng của Đội viên.
- Màu đỏ , hình tam giác, là một phần của lá cờ Tổ quốc.
 - Giáo viên đưa khăn quàng cho học sinh quan sát.
- Học sinh chuyền tay nhau quan sát.
 - Bài hát “ Đội ca” do ai sáng tác?
- Nhạc sĩ Phong Nhã
 - Nêu tên một số phong trào của Đội?
- Công tác Trần Quốc Toản, Phát động từ năm 1947.
- Phong trào kế hoạch nhỏ, phát động từ năm 1960.
- Phong trào thiếu nhi làm nghìn việc tốt, phát động từ năm 1981.
 Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Học sinh tự làm bài.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cấu trúc của lá đơn.
- Lá đơn gồm 3 phần:
 + Phần đầu:
 . Tên nước ta ( Quốc hiệu) và tiêu ngữ.
 . Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
 . Tên đơn.
 . Địa chỉ nhận đơn.
 + Phần 2:
 . Họ tên, ngày sinh , địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn.
 . Nguyện vọng của người viết đơn.
 + Phần cuối: Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chữa lại các phần viết sai.
- Học sinh chữa lại các phần viết sai.
 D. Củng cố :
 - Nhận xét tiết học
 E.Dặn dò: Về nhà tìm hiểu thêm về Đội, ghi nhớ và viết lại đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Thực hiện ở nhà.
 - Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 1: Giới thiệu chương trình
	Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”	
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Phổ biến 1 số quy định khi tập luyện. Yêu cầu học sinh hiểu và thực hiện đúng.
 - Giới thiệu chương trình môn học. Yêu cầu học sinh biết điểm cơ bản của chương trình, có thái độ đúng, tinh thần rèn luyện tích cực.
 2. Kỹ năng: Chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và tam gia trò chơi chủ động, sáng tạo.
 3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Sân thoáng mát, bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Định lượng
 Số Thời
lần gian 
Phương pháp
Mở đầu
- Tập chung lớp theo 4 hàng dọc.
- Phổ biến nội dung buổi học.
- Nhắc lại những nội dung cơ bản, các quy định tập luyện đã học ở lớp dưới.
 1
 1
 2
2 - 3’
1 - 2’
- Theo đội hình hàng dọc.
- Quay theo đội hình hàng ngang.
- Nghe.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
- Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2 (mỗi động tác 2 lần, 8 nhịp).
Cơ bản
- Phân công tổ nhóm thực hiện chọn cán sự môn học.
- Nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung buổi học.
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện.
- Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”.
- Giáo viên hướng dẫn.
- Nhận xét, sửa sai.
- Ôn 1 số động tác ĐHĐN ở lớp 2.
 1
 1 
 1 
2- 3’
5 -7’
2 - 3’
5 - 7’
6 - 7’
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhắc lại được:
 + Khẩn trương tập hợp lớp.
 + Quần áo, trang phục phải gọn gàng; đi giày hoặc dép quai hậu.
 + Khi tập luyện: ra vào lớp phải xin phép.
 + ốm đau không tập luyện được phải xin phép, báo cáo giáo viên.
 + Tích cực tham gia tập luyện. Đảm bảo an toàn và kỉ luật trong giờ học.
- Học sinh tự sửa lại trang phục.
- Học sinh chơi.
- Học sinh ôn lại:
 + Tập hợp hàng dọc.
 + Dóng hàng.
 + Điểm số.
 + Quay phải, trái.
 + Đứng nghiêm, nghỉ.
 + Dàn hàng, dồn hàng.
Kết thúc
- Đi thường theo nhịp 1-2, 1-2 ...
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
- Giáo viên hô: “Giải tán”. - Học sinh : “Khoẻ”.
 1
 1
1 - 2’
- Đội hình 4 hàng dọc.
Thể dục
Tiết 2: Đội hình đội ngũ
 Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Ôn một số kỹ năng ĐHĐN đã học lớp 1, 2. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng, trật tự theo đúng đội hinh tập luyện.
 - Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy” đã học lớp 2. Yêu cầu biết cách chơi và chơi đúng luật.
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các nội dung luyện tập.
 3. Giáo dục: Tham gia nghiêm túc, tích cực.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Định lượng
 Số Thời 
 lần gian
Phương pháp
Mở đầu
- Lớp trưởng cho tập hợp lớp.
- Giáo viên hướng dẫn lớp trưởng tập hợp, báo cáo, sau đó phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy, chỉnh đốn trang phục và vệ sinh nơi tập .
- Chạy nhẹ nhàng theo 4 hàng dọc.
*Trò chơi: làm theo hiệu lệnh.
2 - 3
 1
 1
 2
1’
2 - 3’
1’
1’
- 4 hàng dọc
- 4 hàng dọc chuyển thành 4 hàng ngang để báo cáo.
- Đội hình hàng ngang.
- 4 hàng dọc, dọc sân trường.
- Cán sự điều khiển lớp chơi.
Cơ bản
- Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo xin phép ra vào lớp,
- Giáo viên nêu động tác, làm mẫu. Dùng khẩu lệnh để hô.
 * Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”.
- Nêu tên trò chơi.
- Sau một số lần chơi, em nào thắng được biểu dương, những nhóm nào, em nào thực hiện không đúng hoặc bị thừa phải vừa đi vừa hát hoặc lò cò xung quanh lớp.
 1
 3
 3
10’
5 - 6’
6 - 8’
- Học sinh tập lần lượt từng động tác.
- Sau khi thành thạo có thể xen kẽ từng động tác.
- Chia lớp thành các đơn vị tổ để tập.
- Các tổ thi đua biểu diễn xem tổ nào nhanh đẹp nhất.
 + Lần 1: Tổ 1 + Tổ 2 tập
 + Lần 2: Tổ 3 + Tổ 4 tập
 + Lần 3: 2 tổ thắng tranh giải nhất.
- Học sinh nhắc lại cách chơi.
- Học sinh chơi thử 1-2 lần.
- Học sinh chơi.
Kết thúc
- Giáo viên hướng dẫn.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét.
- Dặn học sinh ôn luyện ở nhà
 1
 1
1 - 2’
2’
- Đứng quanh vòng tròn, vỗ tay và hát.
- Về ôn động tác đi 2 tay chống hông (dang ngang)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 1 da sua CKTKN Lop3.doc