Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (54)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (54)

ĐẠO ĐỨC

Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1)

I.MỤC TIÊU

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nuớc, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác hồ đối với thiếu nhi.

- TGĐĐ HCM:

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: VBT đạo đức

- HS: VBT đạo đức

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 1 (54)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1)
I.MỤC TIÊU
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nuớc, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác hồ đối với thiếu nhi.
- TGĐĐ HCM: 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: VBT đạo đức
- HS: VBT đạo đức
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- GV: các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác như vậy ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “ Kính yêu Bác Hồ” 
- GV ghi bảng.
3.2 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10’)
- GV chia lớp theo nhóm 4, cho HS quan sát tranh trang 2 trong VBT đạo đức tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh. 
- GV thu kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
3.3 Hoạt động 2 : Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
- GV kể chuyện. 
- GV cho HS đọc lại chuyện
- GV cho cả lớp thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau :
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào ?
+ Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi như thế nào ?
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày
Kết Luận: 
- Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
- Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thực hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
3.4 Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. 
- GV ghi nhanh lên bảng :
 – Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
 – Học tập tốt, lao động tốt.
 – Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
 – Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
 – Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận
- GV hỏi : + Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai ?
 + Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào ?
- GV nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở học sinh cả lớp noi gương những học sinh đã thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
4.Củng cố, dặn dò
- Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi, các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2 ) 
- Hát
- HS tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
– Ảnh 1 :
- Nội dung : Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ Tịch.
- Đặt tên : các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ Tịch.
– Ảnh 2 :
- Nội dung : Bác đang cùng chúng cháu thiếu nhi múa hát.
- Đặt tên : Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi.
– Ảnh 3 :
- Nội dung : Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi.
- Đặt tên : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
– Ảnh 4 :
- Nội dung : Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
- Đặt tên : Bác chia kẹo cho các cháu thiếu nhi.
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, sửa chữa cho nhóm bạn
- HS lắng nghe
- 3 HS
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, HS khác lắng nghe, bổ sung :
 + Các cháu thiếu nhi rất kính yêu Bác Hồ thể hiện ở chi tiết : khi vừa nhìn thấy bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên.
 + Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Bác đón các cháu, vui vẻ, quay quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu,
 + Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy. 
- 5 HS 
- Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận: chăm chỉ học hành, yêu lao động, đi học đúng giờ 
- Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, sữa chữa cho nhóm bạn
- HS: Năm điều Bác Hồ dạy dành cho thiếu nhi
- HS trả lời
TẬP ĐỌC - KẾ CHUYỆN
Cậu bé thông minh
I.MỤC TIÊU
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nguời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé. Trả lời được các câu hỏi trong SGK
- KNS: Giải quyết vấn đề
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc, tranh minh họa
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- GV treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi:”Bức tranh vẽ cảnh gì ?”
- GV: Thời xưa ai muốn gặp Đức vua quả là một điều hết sức khó khăn. Vậy mà có một cậu bé thông minh, tài trí và can đảm dám đến kinh đô gặp Đức vua. Để thấy được sự thông minh, tài trí của cậu bé như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập đọc “ Cậu bé thông minh”.
- GV ghi tựa bài
3.2 Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài (Chú ý giọng đọc của từng nhân vật)
 + Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi khi giới thiệu câu chuyện, thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu oái ăm cua nhà vua, khoan thai, thoải mái sau mỗi lần cậu bé tài trí qua được thứ thách của nhà vua.
 + Giọng cậu bé lễ phép, bình tĩnh, tự tin.
 + Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức quát.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: đầu tiên luyện đọc từng câu. Bài có 23 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật cò xen lời dẫn chuyện gồm 3-4 câu.
- GV gọi từng dãy đọc hết bài
- GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn.
 – Đoạn 1:
- GV gọi HS đọc.
- GV hỏi: + Cậu bé thưa với cha đi đâu?
 + Kinh đô nghĩa là gì?
 – Đoạn 2:
- GV gọi HS đọc.
- GV hỏi: + Cậu bé đã làm gì trước cung vua?
 + Om sòm nghĩa là gì?
 – Đoạn 3:
- GV gọi HS đọc.
- GV hỏi: + Biết được cậu bé tài giỏi thông minh, nhà vua đã làm gì?
 + Trọng thưởng nghĩa là gì?
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm (mỗi nhóm 3 HS) từng đoạn của bài.
- GV gọi một số nhóm đọc đồng thanh trước lớp, mỗi nhóm đọc 1 đoạn.
- GV gọi HS đọc cả bài
3.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
 + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
 + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
- GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
 + Cậu bé làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
- GV cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
 + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé đã yêu cầu điều gì?
 + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy
 + Câu chuyện này nói lên điều gì?
 + Trong cuộc sống, nếu gặp những tình huống khó em sẽ làm như thế nào?	
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- GV chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh đọc với giọng oai nghiêm, bực tức của nhà vua.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 HS, HS mỗi nhóm tự phân vai : người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
- Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- GV nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 3 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Cậu bé thông minh” một cách rõ ràng, đủ ý.
- Gọi HS đọc lại yêu cầu bài
- GV cho HS quan sát 3 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện.
- GV treo 3 tranh lên bảng, gọi HS tiếp nối nhau, kể 3 đoạn của câu chuyện.
- GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS kể lúng túng.
Tranh 1: + Nhà vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài dân làng ?
Tranh 2: + Cậu bé nghĩ ra cách gì ?
+ Cậu bé đã nói những gì với Vua ? Và kết quả như thế nào ?
Tranh 3: + Lần sau, Vua nghĩ ra cách gì để thử tài cậu bé?
+ Cậu bé làm gì để đáp ứng yêu cầu của nhà Vua ?
- GV cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện.
- GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
4.Củng cố 
GV hỏi :Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
- Hát
- HS: Tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện giữa 2 người.
- HS lắng nghe và dò theo
- HS đọc nối tiếp 1 lượt
- 1 HS
- HS: Cậu bé thưa với cha lên kinh đô
- HS đọc phần chú giải
- 1 HS
- HS: Cậu bé kêu khóc om sòm trước cung vua
- HS đọc phần chú giải
- 1 HS
- HS: Nhà vua trọng thưởng
- HS đọc phần chú giải
- Nhóm luyện đọc
- 3 nhóm 
- 1 HS
- HS: Lệnh cho mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- HS: Vì gà trống không đẻ trứng được
- HS: Cậu nói bố mình đẻ em bé và bắt cậu đi xin sữa cho em.
- HS: Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- HS: Yêu cầu một việc thật khó để vua khỏi bắt thực hiện lệnh của ngài.
- HS: Ca ngợi tài trí và sự thông minh của cậu bé
- HS trả lời: 
- HS chia nhóm và phân vai
- HS các nhóm thi đọc
- 2 HS
- HS quan sát
- 3 HS
- HS nhận xét
TOÁN
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
I.MỤC TIÊU
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: dụng cụ phục vụ giải bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài : 
3.2 Hoạt động 1: Ôn tập về đọc, viết số 
Bài 1 : Viết ( theo mẫu )
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV đưa số 160, yêu cầu HS xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- GV nhận xét : các em đã xác định được hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số có ba chữ số 
- GV gọi HS đọc số .
- GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn.
- GV thực hiện tương tự các số còn lại
- GV cho HS sửa bài miệng. 
3.3 Hoạt động 2 : Ôn tập về thứ tự số 
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS tự điền số thích hợp vào chỗ trống
- GV cho HS sửa bài qua trò chơi “tiếp sức”. Cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 4 bạn lên điền số.
- GV hỏi : + Vì sao điền số 312 vào sau số 311 ?
- GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ số 310 đến số 319 được xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.
 + Vì sao điền số 398 vào sau số 399 ?
- GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ số 400 đến số 391 được. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước ... ng như sự quyết tâm xây dựng Đội vững mạnh của các bạn Đội viên. Vậy khi hát, ta phải có tư thế, thái độ như thế nào ? 
- GV nhận xét, giáo dục tư thế khi hát : Khi hát phải nghiêm túc, không đùa giỡn, không đội mũ nón, đứng ở tư thế nghiêm, không nói chuyện.
+ Sau khi tìm hiểu về Đội em có suy nghĩ gì về Đội?
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng đứng vào hàng ngũ Đội ?
3.2 Hoạt động 1: Điền vào giấy tờ in sẵn 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài
- GV gọi HS đọc 2 dòng đầu
- GV giới thiệu : 
 Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam
 Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
- GV giới thiệu dòng : Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
- GV gọi HS đọc dòng tiếp theo
+ Đây là phần nào của đơn ?
- GV giới thiệu dòng : Địa chỉ ghi đơn.
- GV gọi HS đọc từ dòng : Em tên là  Trường
+ Đây chính là phần nào mà các em đã được học ở lớp 2 ?
- GV cho HS đọc dòng nguyện vọng.
- GV: ở chỗ trống này, em sẽ ghi năm mà các em làm đơn.
+ Nêu phần còn lại.
- GV cho HS nêu lại hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 ∙ Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam
 ∙ Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
 ∙ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
 ∙ Tên đơn
 ∙ Địa chỉ ghi đơn
 ∙ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
 ∙ Nguyện vọng và lời hứa.
 ∙ Tên và chữ ký của người làm đơn
- GV cho HS làm bài
- GV lưu ý HS: đọc kĩ từng dòng để điền cho chính xác
- GV cho HS đọc bài làm của mình
- GV lưu ý : khi viết bất kì một loại đơn nào thì phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ là bắt buộc phải có. Trong đơn, có phần không cần phải viết theo mẫu như phần nguyện vọng và lời hứa. Các phần còn lại cần viết theo mẫu.
- GV nhận xét, kết luận : hầu hết các lá đơn đều có những phần trên. Vậy khi em muốn tham gia vào đội hay tham gia vào đội văn nghệ của trường  em có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn với hình thức trình bày như thế.
4. Củng cố – Dặn dò :
- GV yêu cầu học sinh nhớ đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
- GV nhận xét tiết học.
Hát
- HS: Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi Đồng Cứu quốc
- HS nhắc lại câu trả lời
- HS : Nông văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lí Thị Xậu và anh Nông Văn Dền là đội trưởng. Anh Nông Văn Dền chính là anh Kim Đồng.
- HS nhắc lại câu trả lời
- HS : Ngày 30 – 1 – 1970 cho đến nay Đội được mang tên Bác Hồ đó là Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- HS nhắc lại câu trả lời
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS nêu, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc
- HS đọc
- HS : Tên đơn
- 2 HS đọc
- HS : Tự thuật
- 2 HS đọc
- HS : Lời hứa, lời cảm ơn, tên và chữ ký của người làm đơn.
- 2 HS đọc
- HS làm bài
- 4 HS đọc
- Lớp nhận xét bạn đã điền đúng và đủ nội dung của từng dòng chưa.
TOÁN
Luyện tập
I.MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động 
2. Kiểm tra bài 
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính
 356 + 271 = ? 254 + 238 = ?
- GV nhận xét
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1 : Tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS làm bài 
- GV gọi 4 HS lên bảng sửa bài
- GV gọi HS nêu lại cách tính
- GV nhận xét 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
- GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
- GV nhận xét 
Bài 3 : 
- GV gọi HS đọc tóm tắt 
- GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đặt một đề toán
- GV yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét, sửa bài
Bài 4 : Tính nhẩm
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 
- GV yêu cầu học sinh làm bài
- GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai đúng, ai sai”.
- GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 6 : trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần )
- Hát
- 2 HS lên bảng thực hiện, các em còn lại làm vào bảng con
- HS nhận xét 
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- 4 HS 
- 2 HS
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- 4 HS 
- 4 HS
- HS : Thùng thứ nhất có 125 l dầu
 Thùng thứ nhất có 125 l dầu
- HS : Cả hai thùng có bao nhiêu l dầu ?
- HS : Thùng thứ nhất có 125 l dầu, thùng thứ nhất có 125 l dầu. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu l dầu ?
- 2 HS lên bảng thực hiện, các em còn lại làm vào vở
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- HS thi đua sửa bài
LUYỆN TẬP TOÁN
Tiết 2
I.MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm)
- Biết giải bài toán tìm x
- Giải đuợc bài toán có lời văn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng thực hiện phép tính
 365 + 231 = ? 964 – 623 = ?
- GV nhận xét
3.Bài mới
3.1 Hoạt động 1: Ôn phép tính cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần)
Bài 1: Tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS làm bài 
- GV gọi 4 HS lên bảng sửa bài
- GV gọi HS nêu lại cách tính
- GV nhận xét 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
- GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
- GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
- GV nhận xét 
Bài 3 : Tìm x
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS sửa bài 
- GV hỏi :
+ Trong phép trừ x – 60 = 420, x là số gì ?
 + Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?
+ Trong phép cộng x + 130 = 330, x là số gì?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- 2 HS
- HS làm bài
- HS sửa bài qua trò chơi
Bài 4 : Tính nhẩm
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- GV cho HS tự làm bài vào vở
- GV cho HS sửa bài qua trò chơi “Tiếp sức” : cho 3 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 3 bạn lên điền kết quả.
- GV nhận xét
Bài 5: 
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV : + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì ?
 + Muốn tính số kg cà chua cả hai thửa ruộng thu hoạch được ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài
- GV nhận xét
4. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- 2 HS
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- 4 HS 
- 2 HS
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- 4 HS 
- 2 HS
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- 2 HS sửa bài
- HS trả lời:
 + Trong phép trừ x – 60 = 420, x là số bị trừ.
 + Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
 + Trong phép cộng x + 130 = 330, x là số hạng chưa biết
 + Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
- 2 HS
- HS làm bài vào vở
- 2 HS
- HS : thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được 364 kg cà chua, thửa ruộng thứ hai thu hoạch được 429 kg cà chua
- Cả hai thửa ruộng thu hoạch đựoc bao nhiêu kg cà chua?
- Làm phép tính cộng
- 2 HS lên bảng thực hiện, các em còn lại làm vào vở
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
Tiết 3
I.MỤC TIÊU
- Chép lại đúng nội dung và trình bày sạch đẹp “ Đơn xin cấp thẻ đọc sách”
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Khởi động
2. Kiểm tra bài cũ
 - GV nhận xét bài viết chính tả tiết 2 của HS
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
3.2 Hoạt động 1: Điền vào giấy tờ in sẵn 
- GV cho HS nêu yêu cầu bài
- GV gọi HS đọc 2 dòng đầu
- GV giới thiệu : 
 Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam
 Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
- GV giới thiệu dòng : Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
- GV gọi HS đọc dòng tiếp theo
+ Đây là phần nào của đơn ?
- GV giới thiệu dòng : Địa chỉ ghi đơn.
- GV gọi HS đọc từ dòng : Em tên là  Trường
+ Đây chính là phần nào mà các em đã được học ở lớp 2 ?
- GV cho HS đọc dòng nguyện vọng.
- GV: ở chỗ trống này, em sẽ ghi năm mà các em làm đơn.
+ Nêu phần còn lại.
- GV cho HS nêu lại hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 ∙ Quốc hiệu : Cộng hoà XHCN Việt Nam
 ∙ Tiêu ngữ : Độc lập – Tự do - Hạnh phúc.
 ∙ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
 ∙ Tên đơn
 ∙ Địa chỉ ghi đơn
 ∙ Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
 ∙ Nguyện vọng và lời hứa.
 ∙ Tên và chữ ký của người làm đơn
- GV cho HS làm bài
- GV lưu ý HS: đọc kĩ từng dòng để điền cho chính xác
- GV cho HS đọc bài làm của mình
- GV lưu ý : khi viết bất kì một loại đơn nào thì phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ là bắt buộc phải có. Trong đơn, có phần không cần phải viết theo mẫu như phần nguyện vọng và lời hứa. Các phần còn lại cần viết theo mẫu.
- GV nhận xét, kết luận : hầu hết các lá đơn đều có những phần trên. Vậy khi em muốn tham gia vào đội hay tham gia vào đội văn nghệ của trường  em có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn với hình thức trình bày như thế.
4. Củng cố – Dặn dò :
- GV yêu cầu học sinh nhớ đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
- GV nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu, cả lớp đọc thầm.
- HS đọc
- HS đọc
- HS : Tên đơn
- 2 HS đọc
- HS : Tự thuật
- 2 HS đọc
Lời hứa, lời cảm ơn, tên và chữ ký của người làm đơn.
- 2 HS đọc
- HS làm bài
- 4 HS đọc
- Lớp nhận xét bạn đã điền đúng và đủ nội dung của từng dòng chưa.
SINH HOẠT LỚP
Cách bọc sách vở ( tiết 1)
I. YÊU CẦU:
- HS biết cách bọc sách vở và bảo quản giữ gìn sách vở để sử dụng lâu bền.
II. DIỄN BIẾN:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A/ Phần chuẩn bị
B/ Nghi thức khai mạc
C/ Kiểm điểm công tác tuần qua.
 - Công việc thực hiện:
 - GV giới thiệu cách bọc vở, sách .
 - Vì sao ta phải bọc sách vở?
 - Ta phải giữ gìn bìa sách vở sạch đẹp để làm gì?
 - Bao bìa thế nào gọi là sạch đẹp?
 - Bao bìa xong dán nhãn ở góc nào?
 - Cho HS xem 1 số vở mẫu để các em về thực hiện cho đúng.
D/ Nhiệm vụ thời gian tới:
 - Ổn định nề nếp lớp
 - Giao việc : Ban cán sự lớp nhận nhiệm vụ theo dõi ghi nhận bạn tốt, bạn chưa tốt trong việc thực hiện các nề nếp.
 - Qua phần kiểm tra Thầy nhận thấy đa số các em đều bao bìa dán nhãn tốt sạch sẽ nhưng còn 1 số bạn chưa có đủ dụng cụ học tập sách vở chưa bao bìa dán nhãn.
Đ/ Phần kết thúc
LT chép kế hoạch trọng tâm
LT cho HS hát.
LT xin GVCN vào nội dung.
- Để bảo quản giữ gìn bìa sách vở sạch đẹp.
- Để sử dụng lâu bền.
- Bao giấy hoa ở trong và bọc nhựa ở ngoài.
- Ở phía trên góc phải của sách vở.
Hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 1.doc