Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (31)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (31)

SÁNG Chào cờ

 Tiết : 11

I. Mục tiêu

Tổng kết công tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 11.

II. Hoạt động chính

1. Nội dung:

- Tập hợp theo đội hình qui định, ổn định tổ chức.

- Chào cờ theo nghi thức Đội.

- Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, công bố kết quả thi đua tuần, tuyên dương, phê bình tập thể và cá nhân trong tuần.

- Phổ biến công tác mới của Liên đội và nhà trường tuần đến.

2. Hình thức:

- Tập trung nghe nhận xét hoạt động tuần qua và phổ biến công tác mới.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 11 (31)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11. Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011.
SÁNG Chào cờ 
 	 Tiết : 11
Mục tiêu
Tổng kết công tác thi đua giữa các lớp. Đề ra mục tiêu hoạt động trong tuần 11.
Hoạt động chính 
1. Nội dung:
- Tập hợp theo đội hình qui định, ổn định tổ chức.
- Chào cờ theo nghi thức Đội.
- Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua, công bố kết quả thi đua tuần, tuyên dương, phê bình tập thể và cá nhân trong tuần.
- Phổ biến công tác mới của Liên đội và nhà trường tuần đến. 
2. Hình thức:
- Tập trung nghe nhận xét hoạt động tuần qua và phổ biến công tác mới.
III) CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
Phương tiện: 
- Âm thanh, trống Đội, cờ chi - liên đội, đội nghi lễ.
- Sổ theo dõi thi đua, kết quả xếp loại thi đua tuần (tháng).
- Nhận xét của TPT, BGH về hoạt động tuần qua.
- Kế hoạch công tác tuần (tháng) của Liên đội và nhà trường tuần tới. 
- Bàn ghế cho giáo viên ngồi dự chào cờ, ghế ngồi của học sinh...
2. Tổ chức:
- Sinh hoạt dưới cờ, toàn thể HS, GVCN, TPT, BGH tham gia.
IV) TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
LĐT
1. Khởi động:
- Tập hợp đội hình, ổn định tổ chức.
- Mời thầy cô giáo ra lễ đài dự tiết chào cờ.
- Giới thiệu nội dung tiết chào cờ:
+ Giới thiệu đại biểu: Gồm có các thầy cô trong BGH, TPT, GVCN và toàn thể các bạn HS tham dự.
+ Nội dung tiết chào cờ hôm nay gồm có:
* Chào cờ theo nghi thức Đội.
* Thông qua kết quả thi đua tuần qua.
* Nhận xét, đánh giá HĐ tuần qua của LĐ và nhà trường.
* Nghe phổ biến công tác mới của LĐ và nhà trường.
TPT
Sao đỏ
TPT
BGH
2. Các hoạt động:
a. HĐ1: Tiến hành nghi lễ chào cờ: 
(Tiến hành theo Nghi thức Đội)
b. HĐ2: Thông qua kết quả thi đua tuần qua.
( Có Sổ theo dõi thi đua của Liên đội )
c. HĐ3: Liên đội và nhà trường nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động tuần qua và phổ biến công tác tuần đến.
- Liên đội nhận xét, đánh giá, tuyên dương, phê bình.
-Thay mặt BGH nhà trường nhận xét chung và phổ biến công tác tuần tới:
+ Tình hình hoạt động tuần qua:
+ Công tác tuần đến:
Triển khai một số hoạt động lớn tuần tới cho các lớp 
+ Tiếp tục ổn định tình hình thực hiện nội quy nhà trường, nội quy của lớp để giữ vững nền nếp chung.
V) KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG	(5’)
- TPT ( hiệu phó) nhận xét ý thức tham gia tiết chào cờ của các lớp:
+Tuyên dương các lớp tham gia tốt: ..................................................
+ Phê bình các lớp thiếu ý thức tổ chức kỷ luật trong tiết chào cờ:...................
________________________________________________ 
TẬP ĐỌC- KC (T21- 11)
Bài:ĐẤT QUÍ, ĐẤT YÊU
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.(trả lời được các câu hỏi SGK).
B. Kể chuyện:
- Biết sắp xếp các tranh SGK theo đúng trình tự và kể lại được toàn bộ câu chuyện dự vào tranh minh họa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Thư gửi bà.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV chốt nội dung tranh.
1. Luyện đọc
a. Đọc mẫu: 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn cá nhân giải nghĩa từ khó
- Hướng dẫn HS tách 2 đoạn thành 2 phần nhỏ.
+ Phần thứ nhất từ: Lúc hai người khách đến phải làm như vậy ?
+ Phần thứ hai từ: Viên quan trả lời đến dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp 
( Đọc 2 lượt )
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Hướng dẫn HS đọc đồng thanh lời của viên quan ở đoạn 2.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
- Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào ?
- Giải thích: Ê – pi – ô – pi – a là một nước ở phía đông bắc Châu Phi. ( Chỉ vị trí đất nước Ê – pi – ô – pi –a trên bảng đồ )
- Hai người khách được vua Ê - pi - ô -pi - a đón tiếp như thế nào ?
- Chuyện gì đã xảy ra khi hai người khách chuẩn bị lên tàu ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Khi hai người khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ?
- Vì sao người Ê- pi – ô – pi – a không để khách mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ ?
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại của bài và hỏi: Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê – pi – ô – pi – a với quê hương như thế nào ?
- GV chốt, rút nội dung bài.
3. Luyện đọc lại bài:
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm lời của viên quan trong đoạn 2.
KỂ CHUYỆN
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ.
2. Kể mẫu:
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3,1 trước lớp.
3. Kể theo nhóm
4. Kể trước lớp
- Tuyên dương học sinh kể tốt.
- Gọi một vài HS khá – giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện nói về phong tục độc đáo của người Ê – pi – ô – pi –a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê – pi – ô – pi – a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia tren thế giới đều yêu quí đất nứơc mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình người Việt Nam cũng vậy.
- Nhận xét tiết học 
- Bài sau: Vẽ quê hương.
- 2 HS lên B kiểm tra bài cũ.
- Tranh vẽ cảnh chia tay trên bờ biển. Đặc biệt có một người đang cạo đế giày của một người khách chuẩn bị lên tàu.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS nối tiếp nhau từng câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Dùng bút chì đánh dấu phân cách giữa 2 phần.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu phẩy, chấm và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- HS đọc chú giải SGK
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- Đọc đồng thanh theo nhóm
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp
- .... Ê – pi – ô – pi – a.
- Quan sát vị trí của Ê – pi – ô – pi -a
- Nhà vua mời họ vào cung điện mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Khi hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo họ dừng lại, cởi giày ra và sai người cạo sạch đất ở đế giày của hai người khách rồi mới để họ xuống tàu.
- Vì đó là mảnh đất yêu quí của người Ê- pi – ô – pi –a. Người Ê – pi – ô – pi – a sinh ra và chết đi cũng ở đây. Trên mảnh đất ấy họ trồng trọt, chăn nuôi. Đất là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của người Ê- p i- ô – pi –a và là thứ thiêng liêng, cao quí nhất của họ.
- Người Ê – pi – ô – pi – a rất yêu quý, trân trọng mảnh đất quê hương mình. Với họ, đất đai là thứ quí giá và thiêng liêng nhất.
- HS thi đọc trong nhóm, mỗi nhóm cử một đại diện tham gia thi đọc trước lớp.
- 2 HS đọc yêu cầu 1,2 trang 86 SGK.
- HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự: 3 – 1 – 4 – 2.
- Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về một bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS K – G kể.
- HS về tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất nước của người Việt Nam.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
CHÍNH TẢ : Nghe - viết: (Tiết 21)
Bài: TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I. Mục đích yêu cầu:	
- Nghe viết chính xác bài CT,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ( ong / oong; ươn / ương ) theo nghĩa đã cho.
- Học sinh ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết các từ ngữ ở bài tập
- 5 hoặc 6 tờ giấy to để học sinh các nhóm thi tìm nhanh, viết đúng bài tập3 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Dạy học bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc toàn bài 1 lượt
+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì ?
+ Bài chính tả có mấy câu ?
+ Nêu tên riêng trong bài ?
- GV đọc 1 lần chậm rãi, rõ ràng, chính xác và nghỉ ngơi đúng để HS chú ý những hiện tượng chính tả.
+ Luyện viết tiếng khó: GV chọn và phân tích từ rồi cho HS viết bảng con: chèo thuyền, lơ lửng, Thu Bồn,...
+ Viết chính tả
- GV đọc lại 1 lần
- GV đọc HS viết
+ Lưu ý tư thế ngồi , cầm bút của HS
 ( Ngắt câu, cụm từ ngay từ đầu, đọc 3 lần / 1 câu )
+ Chấm bài chính tả
- Giáo viên chấm từ 5 - 7 bài
- Nhận xét
D. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 
- Gọi 1 em đọc đề
- Mời 1 bạn lên bảng làm
- Nhận xét và chốt ý đúng: coong; cong
b. Xong – Xoong
- Bài tập b yêu cầu gì ?
- Mời 1 bạn lên bảng làm
- Nhận xét, chốt ý đúng: xong; xoong
Bài tập 3a:
- GV phát giấy cho các nhóm thi làm bài.
* Kết luận 
- Gọi HS đọc lại kết quả.
Bài b: Tương tự như bài a.
- GV hướng dẫn về nhà làm bài vào vở
E. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
- Làm Bài tập 3b ở nhà.
- Bài sau: Nghe viết : Vẽ quê hương.
- Cả lớp đọc thầm bài ở SGK
- Tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều thổi nhẹ qua đồng và sông Thu Bồn.
- Có 4 câu
- Gái, Thu Bồn
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
- HS lấy bút chì tự đổi vở chấm. Từ nào sai sửa ra lề vở.
- Điền vào chỗ trống (cong hay coong)
- Cả lớp làm vào vở
- Điền vào chỗ trống xong hay xoong
- Cả lớp làm vào vở
- Đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- Sông, suối, sắn, sen, sung, lá sả, sâu, sáo, sóc, sói, sư tử, chim sẻ.
- Mang xách, xô đẩy, xiên xọc, cuốn xéo, xếch, xộc xệch, xoạc, xa xa, xáo trộn.
- HS cả lớp làm bài vào vở
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
TOÁN :(Tiết 51)
Bài:BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH ( TT )
I.Mục tiêu : Giúp HS:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài toán có lời văn giải bằng hai phép tính
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi ... phép nhân với ví dụ cụ thể.
- Học sinh ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn nội dung bài tập 4,5 lên bảng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Luyện tập 
Bài 1: Tính nhẩm:
6 x 5 = 8 x 9 = 3 x 7 = 2 x 3 = 
5 x 6 = 9 x 8 = 7 x 3 = 3 x 2 = 
- Bài tập yêu cầu chúng ta là gì ?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của phép tính 
* Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập trong VBT.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa kết luận bài làm và ghi điểm .
C. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh ôn lại bảng nhân
- Về nhà laìm baìi 2 / 54
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
- Tính nhẩm.
- 11 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc đề bài SGK
- 1 HS làm bài trên bảng - cả lớp làm vào vở
- Nhận xét bài làm của bạn và kiểm tra bài làm của mình
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
CHÍNH TẢ Nhớ - viết: (T22)
Bài: VẼ QUÊ HƯƠNG 
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ - viết chính xác một đoạn trong bài: Vẽ quê hương . trình bày sạch sẽ và đúng hình thức thể thơ 4 chữ.
 - Làm đúng bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng: s / x ( hoặc có vần ươn / ương ) theo nghĩa đã cho.
- Học sinh ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ câu tục ngữ của bài tập 2a, 2b
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
C. Hướng dẫn viết chính tả
* Hướng dẫn HS trình bày đoạn thơ.
* Luyện viết tiếng khó: * Viết chính tả
+ Chấm , chữa bài chính tả:
- Nhận xét
D. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a: Trong những từ ngữ sau,từ ngữ nào viết sai chính tả?Em hãy sửa lại cho đúng.
Sạch sẽ,xanh sao,xang sông,sáng xủa,ngôi xao,sôi gấc,cặp xách,sương đêm, xửa chữa,xức khỏe.
- Gọi 1 HS đọc đề
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Mời 1 bạn lên bảng làm
- Nhận xét: 
E. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. 
- về nhà làm bài tập : Bài tập 2b
- Bài sau: Chiều trên sông Hương.
- Cả lớp đọc thầm bài ở SGK
- HS viết từ khó.
+ HS viết bài vào vở
- Học sinh lấy bút chì tự đổi vở chấm. Từ nào sai sửa ra lề vở.
- 1 HS đọc đề
- Cả lớp làm vào vở
- 1 em đọc lại bài đã làm hoàn chỉnh
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2011.
SÁNG:	TẬP LÀM VĂN (T11)
Bài: NGHE- KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU. NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG.
I. Mục tiêu:
- HS nghe kể câu chuyện: Tôi có đọc đâu.
- Nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới
Giới thiệu bài: 
C.Nghe kể: Tôi có đọc đâu!
BT1 : ( giảm tải)
D. Nói về quê hương.
- Cho HS đọc yêu cầu BT 2 và các gợi ý SGK.
- GV giúp HS hiểu nội dung bài.
- GV hướng dẫn 1 HS khá, giỏi nói trước lớp.
- GV – HS nhận xét 
- Cho HS tự tập nói theo nhóm, cặp sau đó xung phong trình bày trước lớp.
- GV – HS nhận xét, tuyên dương.
D. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính bài học.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc y/c. Gợi ý.
- HS khá, giỏi nói trước lớp.
- HS tập nói theo nhóm, cặp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
TOÁN (TIẾT 55)
Bài: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số
- Áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Học sinh ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 8
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 54
- Nhận xét và ghi điểm .
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có ba chữ số vớisố có một chữ số ( có nhớ )
a. Phép nhân 123 x 2
- Viết lên bảng phép nhân 123 x 2 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn tính theo từng bước như phần bài học trong sách Toán 3.
b. Phép nhân 326 x 3
- Tiến hành tương tự như phép nhân
 123 x 2 = 246. Lưu ý HS phép nhân 326 x 3 = 978 là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
3) Luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu lần lượt từng HS lên bảng trình bày cách tính của một trong hai con tính mà mình đã thực hiện.
Nhận xét sửa bài và ghi điểm .
Bài 2: 
Gv cho HS làm cột a.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét sửa bài và ghi điểm 
Bài 4:
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a. Em lại tính tích 101 x 7
- Vì x là số bị chia trong phép chia x : 7 = 101, nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia.
- Hỏi tương tự với phần b
- Nhận xét sửa bài và ghi điểm 
C. Củng cố - dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
- Nhận xét tiết học và yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Bài sau: Luyện tập.
- HS đọc phép nhân
- 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính ra giấy nháp.
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính đến hàng chục.
+ 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
+ 2 nhân 2 bằng 4 viết 4
 + Vậy 123 nhân 2 bằng 246
- 5 HS lên bảng làm bài ( mỗi HS thực hiện 2 con tính ) cả lớp làm bài vào vở bài tập
- HS trình bày
+ 2 nhân 1 bằng 2 viết 2
+ 2 nhân 4 bằng 8 viết 8
+ 2 nhân 3 bằng 6 viết 6
Vậy 341 nhân 2 bằng 682.
- Các HS còn lại trình bày tương tự.
- HS đọc y/c.
- HS lên B làm. Nhận xét.
- HS đọc đề SGK
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Tóm tắt
1 chuyến: 116 người
3 chuyến:..? người
Bài giải
Cả ba chuyến máy bay chở được số người là:
116 x 3 = 348 ( người )
 ĐS: 348 người
a. x : 7 = 101 b. x : 6 = 107
 x = 101 x 7 x = 107 x 6
 x = 707 x = 642
- 4 em có 4 phép tính
112 x 2 ; 101 x 1
231 x 2 ; 123 x 3
- Mỗi tổ ghi vào bảng một kết quả khi bạn trên bảng giơ phép tính lên, dưới lớp nhẩm kết quả và giơ lên.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
CHIỀU::	TẬP LÀM VĂN (T11)
Bài: NGHE- KỂ: TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU. NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG.
I. Mục tiêu:
- HS nghe kể câu chuyện: Tôi có đọc đâu.
- Nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài dạy
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B.Bài mới
Giới thiệu bài: 
C.Nghe kể: Tôi có đọc đâu!
- HS luyện kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu
D. Nói về quê hương.
- Cho HS đọc yêu cầu BT 2 và các gợi ý SGK.
- GV giúp HS hiểu nội dung bài.
- GV hướng dẫn 1 HS khá, giỏi nói trước lớp.
- GV – HS nhận xét 
- Cho HS tự tập nói theo nhóm, cặp sau đó xung phong trình bày trước lớp.
- GV – HS nhận xét, tuyên dương.
D. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính bài học.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
- HS luyện kể lại câu chuyện.
- HS đọc y/c. Gợi ý.
- HS khá, giỏi nói trước lớp.
- HS tập nói theo nhóm, cặp.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
TOÁN (TIẾT 55)
Bài: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số
- Áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Học sinh ngồi ngay ngắn, chú ý cách cầm bút, trình bày bài sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có ba chữ số vớisố có một chữ số ( có nhớ )
3) Luyện tập 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
423 x 2 222 x 4 321 x 3 201 x7 
407 x 3 308 x 3 215 x 4 251 x 6
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu lần lượt từng HS lên bảng trình bày cách tính 
-Nhận xét sửa bài và ghi điểm .
Bài 2: 
Thừa số
452
204
Thừa số
2
3
4
5
Tích
639
555
Bài 3: Một xe đạp thồ chở được 127 kg gạo, xe tắc xi tải chở được gấp 3 lần xe đạp thồ .Hỏi xe tắc xi tải chở được bao nhiêu kg gao?
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét sửa bài và ghi điểm 
C. Củng cố - dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
- Nhận xét tiết học và yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Bài sau: Luyện tập.
- HS đọc y/c.
- HS lên B làm. Nhận xét.
- HS đọc đề SGK
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập
- HS đọc đề SGK
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Rút kinh nghiệm tiết dạy:		..	.
____________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 11.
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung
	- Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Trong lớp chú ý nghe giảng : như bạn Duyên,Hậu,Toàn, Nhạn...
	- Chịu khó giơ tay phát biểu : Duyên,Hậu
- Có nhiều tiến bộ về chữ viết : 
- Tiến bộ hơn về mọi mặt : 
2. Nhược điểm :
	- Một số em đi học muộn :Mỹ....
	- Chưa chú ý nghe giảng : Hoàng Anh, Lệ 
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Hiền,Vũ, Lệ, Tài
	- Cần rèn thêm về đọc : 3 HS bổ sung
4 Vui văn nghệ
5 Đề ra phương hướng tuần sau...............................................................................................................
______________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 2buoi CKTKN KNS TUAN 11 DEP.doc