Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (34)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (34)

Môn Toán

Tiết. 56: LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. Làm BT 1( cột 1, 3, 4 ), 2, 3, 4, 5.

 II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1 ( cột 1,3,4 ), BT 5.

 III. Hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 12 (34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÒCH BAÙO GIAÛNG TUAÀN 12
TÖØ NGAØY 07/11 – 11/11/2011
Tiết
Thứ/ ngày
Phân Môn
Tiết
Tên Bài Dạy
1
Thứ hai
07/11/11
SHĐT
Chào Cờ
2
Toán
56
Luyện tập
3
Tập Đọc
23
Nắng phương Nam
4
Mĩ Thuật
12
Vẽ tranh. Đề tài Ngày nhà giáo VN
5
KChuyện
12
Nắng phương Nam
1
Thứ ba
08/11/11
Chính Tả
23
Chiều trên sông hương
2
Thể Dục
23
Ôn các động tác đã họccủa bài TD phát triển chung TC:“Kết bạn”
3
Tập Đọc
24
Cảnh đẹp non sông
4
T Anh
23
Giaùo vieân chuyeân daïy
5
Toán
57
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
1
Thứ tư
09/11/11
LT Câu 
12
Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh.
2
TNXH
23
Phòng cháy khi ở nhà
3
Toán
58
Luyện tập
4
Âm Nhạc
12
Giaùo vieân chuyeân daïy
5
Tập Viết
12
 Ôn chữ hoa H
1
Thứ năm
10/11/11
Chính Tả
24
Cảnh đẹp non sông
2
Toán
59
Bảng chia 8
3
Thể Dục
24
Động tác nhảy của bài TD phát triển chung.TC:“Ném trúng đích”
4
T Anh
24
Giaùo vieân chuyeân daïy
5
Đạo Đức
12
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường( T1)
1
Thứ sáu
11/11/11
ThủCông
12
Caét, daùn chöõ I, T (tieát 2)
2
TL Văn
12
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
3
TNXH
24
Một số hoạt động ở trường( T1)
4
Toán
60
Luyện tập
5
SHL
12
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
Môn Toán
Tiết. 56: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. Làm BT 1( cột 1, 3, 4 ), 2, 3, 4, 5.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài 1 ( cột 1,3,4 ), BT 5.
 III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chấm VBT cho HS
- Nhận xét
3.Bài mới:
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
* Bài 1
- Gv treo bảng phụ
- Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào ?
- Y/c hs làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2 : Gọi 1hs nêu y/c của bài
- Y/c hs cả lớp làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
*Bài 3: Gọi 1hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài
*Bài 4 : Gọi 1 hs đọc đề bài 
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu l dầu, ta phải biết được điều gì trước ?
- Y/c hs tự làm bài 
*Bài 5 : Y/c hs cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán 
- Y/c hs tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
 Kết luận: 
- Muốn gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số lần.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia cho số lần số lần.
4.Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nêu lại quy tắc gấp và giảm đi một số lần
- Về xem lại bài. CB bài sau.
- Tính tích
- Thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau
- Hs cả lớp làm vào vở, 3 hs lên bảng làm bài
Thừa số
423
105
241
Thừa số
 2
 8
 4
Tích
746
840
964
- Hs cả lớp làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Hs cả lớp làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
 Giải:
Cả 4 hộp có số cái kẹo là:
 120 x 4 = 480 ( cái kẹo)
 Đáp số: 480 cái kẹo
- Tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185 l dầu
- Ta phải biết lúc dầu có tất cả bao nhiêu l dầu?
- Hs cả lớp làm vào vở, 1hs lên bảng làm bài
 Giải:
 Số l dầu trong 3 thùng dầu là:
 125 x 3 = 375 ( l )
 Số l dầu còn lại là
 375 – 185 = 190 ( l )
 Đáp số: 190 l dầu
- Trong bài toán này chúng ta phải thực hiện gấp 1 số lên ba lần và giảm 1 số đi 3 lần
- Làm bài, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Sốđã cho
6
12
24
Gấp3 lần
6x3=18
12x3=36
24x3=72
Giảm3 lần
6:3=2
12:3=4
24:3=8
- 2 HS nêu
Tập đọc - Kể chuyện
TIẾT 23+12. NẮNG PHƯƠNG NAM
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng.
- Bước đđầu diễn đạt giọng các nhân vật trong bài, phân biết được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Đọc hiểu
 - Hiểu đđược tình cảm đđẹp đđẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam- Bắc.( TL đđược các câu hỏi trong SGK)
* HS khá, giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở CH5.
B - Kể chuyện
- Dựa vào các ý tóm tắt tắt kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to).
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .
Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn đinh
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọïi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Vẽ quê hương
- Nhận xét và cho điểm HS.
3 . Bài mới 
* Giới thiệu bài 
- YC HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu : Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc - Trung - Nam, đó là lầu Khuê Năm Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài đọc Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc - Trung - Nam.
- Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc - Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- HD HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt).
- YC HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài( Tiết 2)
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
1./ Chuyện có những bạn nhỏ nào ?
2./ Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào ?
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? 
- Vân là ai ? Ở đâu ?
3./ Nghe đọc thư Vân các bạn ước mong điều gì?
4./ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ?
- Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ?
- Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết.
5./ Chọn thêm 1 tên khác cho truyện.(HSKG) cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc bài và TLCH
- Đọc Bắc - Trung - Nam.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
- Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?//
- Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
 Thực hiện yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TPHCM
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
- Để chọn quà gửi cho Vân.
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc.
- Gửi cho vân được ít nắng phương nam.
- Gửi tặng Vân ở ngoài bắc một cành mai.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc.
- HS phát biểu ý kiến
+ Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm.
+ Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam.
- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai: người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê.
- 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
H/d hs xác định các chi tiết chính của truyện
Đoạn 1: Đi chợ tết.
Đoạn 2: Bức thư.
Đoạn 3: Món quà.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và kể lại từng đoạn theo gợi ý trong SGK.
- GV gọi 2 HS khá kể mẫu .
* Hoạt động 5 : Kể theo nhóm 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Yêu cầu HS kể theo nhóm
* Hoạt động 6 : Kể trước lớp 
 Mục tiêu 
Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.( HSKG)
Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 Cách tiến hành
- Tuyên dương HS kể tốt.
- 2 HS đọc yêu cầu trang 95 SGK.
- HS phát biểu ý kiến.
- Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn.
- Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất
4.Củng cố, dặn dò 
* GDMT: Muốn có quê hương đẹp đẽ các em phải làm gị?
Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự do phát biểu ý kiến : 
-Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam th ...  1: Quan sát theo cặp 
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 bức ảnh trong SGK
GV YC: quan sát và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn học sinh trong ảnh
- GV phát giấy ghi sẵn nội dung cho các nhóm. 
GV YC đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét 
Giáo viên hỏi :
+ Em thường làm gì trong giờ học ?
+ Em có thích học theo nhóm không ?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào ?
+ Em thường làm gì khi học nhóm ?
+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không ? Vì sao ?
*Kết luận : ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như : làm việc Cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn, tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.
Hoạt động 2: làm việc theo tổ học tập 
Giáo viên hỏi :
+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?
GV cho từng HS nói tên những môn học mình thường được điểm tốt hoặc điểm kém và nêu lí do.
Cho học sinh nói tên môn học mà mình thích nhất và giải thích vì sao.
Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập.
Cho lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên liên hệ tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngợi những HS học chăm, giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém  
Củng cố– Dặn dò : ( 1’ )
* GDMT: Để góp phần bảo vệ MT các em cần phải làm gì?
- GV nhận xét tiết học.CB bài 25: Một số hoạt động ở trường ( tiếp theo )
Hát
- HS nêu
HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm 1 : đây là giờ TNXH và các bạn đang quan sát cây hoa hồng.
Nhóm 2 : đây là giờ kể chuyện. Các bạn đang hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của cô giáo. 
Nhóm 3 : đây là giờ đạo đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy.
Nhóm 4 : đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán để trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo và các bạn dưới lớp xem.
Nhóm 5: đây là giờ Toán. Các bạn đang làm bài tập Toán mà cô giáo giao cho.
Nhóm 6 : đây là giờ tập thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trả lời câu hỏi của Giáo viên 
- Nghe cô giáo giảng bài, học bài, viết bài
- Em rất thích học nhóm
- Trong giờ tập đọc, TNXH,
Học sinh kể tên môn học theo dãy bàn.
Học sinh nêu.
Lớp nhận xét, bổ sung
- Làm vệ sinh, trồng cây xanh, tưới cây,
Toán
Tiết 60. LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
: Học thuộc bảng chia 8 và vận dụng trong giải toán có một phép chia 8
II.Đồ dùng dạy học
Bảng lớp ghi sẵn nội dung BT 1( cột 1,2,3 ); BT 2 ( cột 1,2,3 )
III.Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổnđịnh
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc thuộc bảng chia 8
- Nhận xét và cho điểm hs
3.Bài mới:
* Hoạt động : Luyện tập - Thực hành 
*Bài 1: Gọi 1hs nêu y/c của bài 
- Y/c hs đọc từng cặp phép tính trong bài 
- Cho hs tự làm tiếp phần b) 
*Bài 2: 1hs nêu y/c của bài 
- Y/c hs tự làm bài
- Nhận xét chữa bài và cho điểm hs
*Bài 3 : Gọi 1hs đọc đề bài 
- Người đó có bao nhiêu con thỏ ?
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao nhiêu con thỏ?
- Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại ?
- Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ
- Y/c hs trình bày bài giải
* Bài 4 : Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông ?
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông có trong hình a) ta phải làm như thế nào?
- Hướng dẫn hs tô màu vào ô vuông trong hình a)
- Tiến hành tương tự với phần b)
Kết luận :Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia cho số phần
 4. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào ?
- Về nhà làm bài 1,2,3/68 VBT.
- Nhận xét tiết học. CB bài sau.
- Tính nhẩm
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
- Hs làm bài, sau đó 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
* Kết quả: a. cột 1: 48; 6 cột 2: 56; 7
 cột 3: 64; 8
- Hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
* Kết quả: cột 1: 4; 6 cột 2: 3; 6 
 cột 3: 8; 6
- Có 42 con thỏ
- Còn lại: 42 – 10 = 32 (con thỏ)
- Nhốt đều vào 8 chuồng 
 Giải:
Số con thỏ còn lại sau khi bán 10 con thỏ là:
 42 – 10 = 32 (con thỏ)
Sốâ con thỏ có trong mỗi chuồng là:
 32 : 8 = 4 (con)
 Đáp số: 8 con thỏ
- Tìm 1/8 số ô vuông có trong mỗi hình sau
- 16 ô vuông
 - Lấy 16 : 8 = 2 ( ô vuông )
- Ta lấy số đó chia cho số phần
SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Nội dung sinh hoạt: 
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động trong tuần của tổ
- Lớp phó học tập báo cáo hoạt động của lớp:
- Các tổ sinh hoạt theo tổ.
3. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* GV đánh giá chung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 b. Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài: 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- 1 số em còn thiếu vở bài tập.
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
 - Tổ : tổ 
Cá nhân: ..........................................................................................................................
4. Kế hoạch tuần tới:
-Tiếp tục mua sắm dụng cụ học tập. Duy trì các nề nếp đã có.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 12
I . MỤC TIÊU : 
 - Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hoà đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
 - Kế hoạch tuần tới.
 - Báo cáo tuần qua .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : 
 - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
 - Lớp trưởng tổng kết chung .
 - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : 
 - Duy trì sĩ số, chuyên cần
 - Thi đua chào mừng ngày 20/11. “ Hoa điểm mười”
 - Tham gia văn nghệ, trò chơi chào mừng 20/11.
 - Giúp đỡ H yếu, bồi dưỡng H giỏi
 - Thực hiện an toàn giao thông
 - Phong trào Xanh- Sạch - Đẹp
4. Sinh hoạt tập thể:
 -Hát một số bài hát
5. Tổng kết:
 - Chuẩn bị tuần tới
 - Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP TUAN 12 GDKNSBVMT.doc