Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (51)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (51)

TOÁN

Tiết 91: các số có bốn chữ số

 I. mục tiêu

 - Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0 )

 - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

 - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số ( trường hợp đơn giản)

 - Bài tập 1,2,3( a,b)

 II. Đồ dùng dạy học

 - Mỗi học sinh nên có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông (Xem hình vẽ của Sách GK).

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 19 (51)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai, ngày 26 tháng 12 năm 2011
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
..
..
	..
..
..
..
..
TOÁN
TIẾT 91: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ 
	I. MỤC TIÊU
	- Nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0 )
	- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số 	theo vị trí của nó ở từng hàng.
	- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số ( trường 	hợp đơn giản)
	- Bài tập 1,2,3( a,b)
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Mỗi học sinh nên có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông (Xem 	hình vẽ của Sách GK).
	III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
2. Bài mới:15 phút 
a). Giới thiệu số có bốn chữ số: ví dụ: 1423
+ Giáo viên cho học sinh lấy ra tấm bìa (như hình vẽ trong sách GK) Học sinh quan sát có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, như vậy mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
+ Cho học sinh quan sát hình vẽ trong SGK, Gợi ý cho học sinh nêu kết quả.
- Nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa mỗi tấm bìa có 100 ô vuông , vậy nhóim thứ nhất có 1000 ô vuông 
- Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế , vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông 
- Nhóm thứ ba chỉ có 2 cột , mỗi cột có 10 ô vuông , vậy nhóm thứ ba có 20 ô vuông 
- Nhóm thứ tư có ba ô vuông 
+ Như vậy trên hình vẽ có tất cả là 1000, 400, 20 và 3 ô vuông 
+ Cho học sinh quan sát Bảng các hàng SGK, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét:
Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, bốn chục, 3 đơn vị đọc và viết như thế nào?HSK
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát rồi nêu: “Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải: Chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị”
b) Thực hành.15 phút 
Bài 1. Giáo viên hướng dẫn như bài mẫu: HSTB
Bài 2. HSK - HS nêu yêu cầu của bài 
+ Giáo viên theo dõi 
Bài 3 a,b: HSG 
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề.
+ Gọi 3 học sinh lên bảng thi đua viết số thích hợp vào ô trống rồi lần lượt đọc các số trong dãy tính.
_ HS chú ý quan sát và lắng nghe để theo dõi.
- HS làm bài vào SGK và sau đó đọc kết quả 
- HS làm bài vào SGK , sau đó GV gọi HS lên bảng làm bài 
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Học sinh lần lượt đọc theo yêu cầu của giáo viên.
	c). Củng cố và dặn dò:3 phút 
	+ GV nêu số có bốn chữ số và cho HS nhận được các hàng và giá trị của các hàng trong 	số 
	+ Nhận xét tiết học và tuyên dương những học sinh học tốt.
	+ Về nhà ôn lại bài vừa học.
..
MỸ THUẬT
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
TIẾT 37: HAI BÀ TRƯNG
	I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
 	 A. TẬP ĐỌC:
	- Đọc rõ ràng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm 	từ, bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diển biến của truyện.
	- Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của 	Hai Bà Trưng và nhân dân ta ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
* KNS : Rèn kỹ năng đảm nhận trách nhiệm cho Hs ( phương pháp thảo luận nhĩm )
	 B. KỂ CHUYỆN:
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện)
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện thi.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
TẬP ĐỌC
+ Mở đầu 1 phút 
Giới thiệu 7 chủ điểm sẽ học trong HKII
1- Giới thiệu bài mới.
2- Hướng dẫn HS luyện đọc 10 phút 
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài
- Đọc giọng to, rõ, mạnh mẽ
- Cần nhấn giọng ở các từ ngữ : thẳng tay chém giết, cướp hết, lên rừng, xuống biển, bao người thiệt mạng, ngút trời...
b/ Hướng dẫn Học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
 - Đọc từng câu & luyện đọc từ khó: thuở xưa, ngút trời, võ nghệ...
- Đọc từng đoạn trước lớp & Giải nghĩa từ: ngọc trai, thuồng luồng
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài. 15 phút 
GV nêu câu hỏi theo từng đoạn .
- HS đọc thầm đoạn 1: Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?( k)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trảlời câu hỏi: Hai bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?(TB)
- HS đọc thầm đoạn 3 : 
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?(G)
 + Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?(G)
- HS đọc thầm đoạn 4
 + Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ?(TB)
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
+ Luyện đọc lại 5 phút 
- G.viên chọn đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu & đọc từ khó
- Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn.
- Gọi 1 Học sinh đọc chú giải trong SGK
- Học sinh đọc từng đoạn
- Đọc đồng thanh cả bài
- Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi
- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng, Lòng dân oán hận ngút trời.
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- 1 Học sinh đọc lại đoạn 3
- Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân
- Hai Bà Trưng mặc áo giáp thật đẹp, bướ lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáolao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên,..
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ.Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
- Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong LS nước nhà.
KỂ CHUYỆN 20 phút 
1- GV giao nhiệm vụ 
2-Hướng dẫn h.sinh kể chuyện theo tranh
- Nhắc học sinh chú ý quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện để kể, không cần kể từng câu, từng chữ như sách giáo khoa
- Cho HS quan sát tranh & Kể chuyện
+ Giáo viên treo tranh lên bảng
+ Giáo viên có thể nói ý chính từng tranh để học sinh có điểm tựa khi kể
c. Tổ chức học sinh thi kể
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh quan sát tranh
- 4 Học sinh nói tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- 2 Học sinh thi kể
- Lớp nhận xét
-Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất.
	+ Củng cố, dặn dò: 3 phút 
	- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?HSK,G
	- Về nhà kể cho bạn bè, người thân nghe câu chuyện này.
..
Thứ ba, ngày 27 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ
TIẾT 37: HAI BÀ TRƯNG
	I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
	- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức văn xuôi.HS mắc 	không quá 5 lỗi / bài.
	- Làm bài tập 2b và 3b
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bảng phụ (hoặc băng giấy) viết 2 lần bài tập 2b.
	- Bảng lớp (có chia cột) để HS thi làm bài tập 3b.
	- Vở bài tập
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
1-Giới thiệu bài 1 phút 
2-Hướng dẫn Hsinh nghe&viết:20 phút 
a/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng
- Nhận xét chính tả: các chữ viết hoa, các tên riêng trong bài.
- Luyện viết từ khó: lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử ...
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở 
c. Chấm, chữa bài
- Giáo viên chấm nhanh 5 à7 bài, nhận xét từng bài
3- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 10 phút 
+ Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu (câu b)
- Cho học sinh làm bài
- Giáo viên đưa bảng phụ, cho 2 học sinh lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống iêt hay iêc
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
+ Bài tập 3: chọn câu b
- Nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Thi tiếp sức: các nhóm lên thi tìm từ nhanh theo lệnh của Giáo viên.
- Giáo viên nhận xét và chốt lại lời giải đúng
- Học sinh lắng nghe.
-1 Học sinh đọc lại đoạn 4. Lớp theo dõi trong SGK.
- Viết hoa cả hai chữ Hai và Bà .Viết hoa để tỏ lòng tôn kinh , lâu dần Hai Bà Trưng được dùng tên riêng .
- Học sinh viết bảng con từ khó .
- Học sinh viết chính tả.
- Học sinh tự chữa lỗi bằng viết chì.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân 
- 2 Hsinh lên bảng thi vần đúng vào chỗ trống
- Lớp nhận xét. Học sinh chép lời giải đúng vào vở bài tập.
Lời giải đúng : 
+ đi biền biệt – thấy tiêng tiếc – xanh biêng biếc 
- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Các nhóm thi tiếp sức, mỗi em điền 2 từ rồi đến em khác lần lượt đến hết
lời giải đúng : viết, thiết tha, mải miết, mỏ thiếc , nhiếc móc, liếc mắt, tiếc của , xanh biếc, tiết kiệm , kiệc sức
	+ Củng cố ,dặn dò 3 phút
	- Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt
	- Về nhà sửa lỗi dưới bài viết (nếu có)
	- Cả lớp đọc lại bài viết và ghi nhớ chính tả
TOÁN
TIẾT 92 : LUYỆN TẬP 
	I . MỤC TIÊU
	- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều khác 0 )
	- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
	- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 đến 9000 )
	- Bài 1,2,3( a,b) , 4
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ: 3 phút 
+ Gọi 3 học sinh lên bảng đọc và nêu giá trị của từng chữ số trong các số sau :
; 1697 ; 3485
+ Giáo viên theo dõi 
+ Gọi vài học sinh khác đọc lại.
2. Bài mới: 29 phút 
+ Giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh tự làm các bài tập trong SGK rồi chữa bài.
Bài  ... ó bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
+ Gọi học sinh đọc số 5247 ?
+ Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? HSK
 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7
+ Làm tương tự vơi các số tiếp sau, lưu ý học sinh, nếu tổng có các số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn khi mới học nên viết: 
7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70
Nhưng khi đã quen có thể viết ngay:
7070 = 7000 + 70
3. Thực hành:
Bài tập 1: HSTB
+ Giáo viên hướng dẫn .
Bài tập 2 cột 1 câu a,b :HSTB
+ Gọi Học sinh nêu yêu cầu của bài
Bài tập 3:HSK
+ Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con 
+ 2 Học sinh 
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
à Năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy.
à Năm nghìn, hai trăm, bốn chục, bảy đơn vị
 + Học sinh tiếp tục làm theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh tự làm và chữa bài (theo mẫu)
+ Bài cho biết tổng các nghìn, trăm chục, đơn vị. Viết lại số đó theo mẫu:
 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 . 
+ Học sinh lên bảng làm bài cả lớp viết vào bảng con 
	4. Củng cố & dặn dò: 2 phút 
	+ Cho học sinh Viết thành tổng của các số sau: 6581 ; 7532 .
	+ Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học
THỂ DỤC
Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 19 : 
NGHE KỂ CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
	I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
	- Nghe - kể lại được câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng 
	- Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b.
* KNS : Rèn kỹ năng lắng nghe tích cực ( phương pháp làm việc nhĩm )
	II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	- Bảng lớp ( hoặc bảng phụ) viết 3 câu hỏi gợi ý kể chuyện.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A- Mở đầu 2 phút 
B- Giới thiệu bài mới 30 phút 
+ Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện
a/ Bài tập 1 : 20phút 
Câu chuyện : Chàng trai làng Phù Ủng.
Giáo viên giới thiệu : Theo nghìn xưa văn hiến, Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Uûng (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Ông là vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
Giáo viên kể mẫu:
+ Lần 1: Truyện có những nhân vật nào?HSTB
- Giáo viên: Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn được gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, 2 lần đánh thắng quân Nguyên (vào năm 1285 và năm 1288).
+ Lần 2: 
- Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì? HSK
- Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? HSG
- Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô? HSK,G
+ Giáo viên kể mẫu lần 3;
Hướng dẫn học sinh kể:
+ Kể theo nhóm.
+ Cho HS thi kể.
+ Giáo viên nhận xét
b/ Bài tập 2: 10 phút 
Giáo viên nhắc lại y/ cầu: Dựa vào câu trả lời miệng để viết lại câu trả lời (vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai? Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?).HSK,G
- 1 Hsinh đọc y/cầu của bài tập và đọc gợi ý.
- Có chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính.
- Ngồi đan sọt.
-Vì chàng trai mãi mê đan sọt không biết kiệu Trần Hưng Đạo đã đến... Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi
Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai. Chàng trai mải nghĩ đến việc nước đến nỗi bị giáo đâm chảy máu vẫn không biết đau.
Học sinh kể theo nhóm 3.
Đại diện các nhóm thi kể tòan bộ câu chuyện
Các nhóm thi kể phân vai.
Lớp nhận xét.
1 Học sinh đọc y/cầu bài tập.
Học sinh làm bài cá nhân.
Một số Học sinh nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
Lớp nhận xét.
	+ Củng cố, dặn dò: 3 phút 
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
	- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Giáo viên thực hiện kiểm tra học sinh theo hướng dẫn của nhà trường.
TOÁN
TIẾT 95 : SỐ 10.000 – LUYỆN TẬP 
	I . MỤC TIÊU
	- Biết số 10 000 ( mười nghìn hoặc một vạn )
	- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
	- Bài tập 1,2,3,4,5
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 10 tấm bìa viết số 1 000 (như trong sách giáo khoa).
	III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đọc các số sau 2415; 4710; 3019;9999.
+ GV nêu có 9999 thêm 1 ta được số có mấy chữ số ?( giới thiệu bài mới )
2. Bài mới:
Giới thiệu số 10 000
+ Giáo viên lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như sách GK, gợi ý cho học sinh trả lời:
+ Giáo viên lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa và hỏi: thêm một nghìn là mấy nghìn?
+ Tương tự thêm một tấm bìa ghi 1000 và hỏi như trên.
+ Giáo viên giới thiệu số 10 000 đọc là mười nghìn hay một vạn.
+ Gọi học sinh chỉ vào số 10 000 và đọc:
+ Số 10 000 gồm có mấy chữ số và có những chữ số nào?
3. Thực hành:
Bài tập 1:HSTB
+ Cho học sinh tự làm bài.
Bài tập 2:HSTB
+ Hướng dẫn tương tự như bài 1, có thể cho học sinh viết các số tròn trăm của dãy số khác như: 3300; 3400; 3500 3600 ...
Bài tập 3. Tương tự như bài 2.
Bài tập 4: HSK,G
+ lưu ý học sinh nhận ra 10 000 là bằng 9999 thêm 1.
Bài tập 5: HSK,G. 
+ Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm mẫu
Số liền trước 2665 là số 2664.
Số liền sau 2665 là số 2666.
- HS đọc các số 
+ 8000 : Đọc “tám nghìn”
+ 8000 thêm 1000 là 9000
+ Học sinh lên bảng tự viết 9000 và đọc: “chín nghìn”.
+ 9000 thêm 1000 là 10 000.
Đọc là “mười nghìn”
+ Học sinh trả lời: Mười nghìn hay một vạn.
+ Số 10 000 gồm có năm chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
+ Học sinh làm bài và đổi vở cho nhau để chữa bài lẫn nhau.
+ Học sinh làm bài và đổi vở cho nhau để chữa bài lẫn nhau.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Học sinh tự làm bài.
.
	4. Củng cố & dặn dò:
	+ Gọi vài h.sinh đọc các số từ 9995 à 10000
	+ Nhận xét và đánh giá tiết học.
.............................................................................
ANH VĂN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 38: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (TIẾP THEO). 
	I. MỤC TIÊU
	- Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống 	con người và động vật, thực vật 
*GDBVMT: Cần giữ vệ sinh môi trương chung quanh nhà ở để nhà cửa thoáng khí môi 	trường trong lành 
* KNS :Rèn kỹ năng hợp tác ( phương pháp điều tra )
* SDNL TK – HQ : Giáo dục học sinh xử lý nước thải hợp vệ sinh là bảo vệ nguồn nước sạch, gĩp phần tiết kiệm nguồn nước .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Các hình SGK/72;73.
	- Tranh sưu tầm (nếu có).
	- Vở bài tập.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (ổn định tổ chức). 1 phút 
2. Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh môi trường (tiếp theo). 3 phút 
	- Ở nhà của bạn, thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
	- Bạn và những người trong gia đình phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
	- Nhận xét.
3. Bài mới: 28 phút 
* Hoạt động 1. Quan sát tranh. 
- Bước 1. Yêu cầu quan sát.
+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình?
+ Theo bạn hành vi nào đúng? Hành vi nào sai?
+ Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
- Bước 2.
- Bước 3. Thảo luận nhóm.
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người?
+ Theo bạn các loại nước thải gia đình, bệnh viện  cần cho chảy ra đâu?
- Bước 4. 
+ Kết luận 
Trong nước bẩn có chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nếu để  làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
* Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lý nước thải hợp vệ sinh.
- Bước 1.
+ Theo em, cách xử lý như vậy hợp vệ sinh chưa?
- Bước 2. Quan sát,thảo luận.
Câu hỏi:
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
+ Theo bạn, nước thải có cần xử lý không?
- Bước 3. Đại diện.
+ Giáo viên cần phân tích cho học sinh biết nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải 
+ Giáo viên kết luận: Việc xử lý các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
+ Học sinh quan sát hình 1;2/SGK/72 và trả lời theo gợi ý.
+ vài bạn đang tắm sông, 1 người đổ rác bẩn và nước thải xuống sông, người gánh nước sông về dùng rửa thức ăn (giặt quần áo).
+ bạn trẻ tắm (Đ); đổ rác bẩn và gánh nước về dùng (S).
+ Vài học sinh các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ chất bẩn, độc hại và các vi khuẩn gây bệnh cho con người.
+ đưa về hệ thống thoát nước và xử lý trước khi chảy ra sông, ao, hồ 
+ Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+ Vài học sinh nêu lại mục “bạn cần biết” SGK/73.
+ Học sinh cho biết nước thải của gia đình mình và địa phương mình thải ra ở đâu?
- nhà: thải vào hầm rút.
- địa phương: Thải vào cống rãnh.
+ hợp vệ sinh rồi.
+ Học sinh quan sát hình 3;4 SGK/73 và trả lời.
+ hợp vệ sinh: hình 4.
+ Chưa hợp vệ sinh: hình 3.
+ cần được xử lý.
+ Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
+ Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết”.
	4. Củng cố & dặn dò: 3 phút 
	+GDBVMT: Cần giữ vệ sinh môi trương chung quanh nhà ở để nhà cửa thoáng khí môi 	trường trong lành 
	+ Nhận xét tiết học.
	+ Chuẩn bị bài: Oân tập: Xã hội (bài 39). Chuẩn bị giấy, bút màu.
..
SINH HOẠT LỚP
Chủ điểm : Uống nước nhớ nguồn
I-Kiểm công việc tuần qua:
	 1- Nền nếp trật tự vệ sinh :
.
.
	2- Thể dục :
..
 3- Đồng phục :
..
 4- Học tập :
.
..
	II- Tuyên dương- phê bình :
 	 Tuyên dương :
.
 Phê bình:
.
III Công tác tới : 
	..
Duyệt BGH
..

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 19 thanh.doc