Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (22)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (22)

Tậpđọc- Kể chuyện: (Tiết 40)

 Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Hiểu các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước, không ngại khó khăn của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc k/c chống thực dân Pháp. Trả lời được câu hỏi trong bài.

 2.Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức học tập tốt để sau này xây dựng đất nước.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 20 (22)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
 Soạn ngày 15 tháng 1 nâm 2011
 Giảng thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tậpđọc- Kể chuyện: (Tiết 40) 
 ở Lại với chiến khu
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước, không ngại khó khăn của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc k/c chống thực dân Pháp. Trả lời được câu hỏi trong bài.
 2.Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.
 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu nước, có ý thức học tập tốt để sau này xây dựng đất nước.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK- Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS đọc bài “ Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội”. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3.Bài mới:
 3.1Gi.ới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn luỵên đọc:
* GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Theo dõi, sửa sai cho HS
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt
- Gọi HS đọc cả bài
 3.3. Tìm hiểu bài
+ Câu 1: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ?
+ Câu 2: Vì sao nghe ông nói ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lên ? 
+ Câu 3: Thái độ của các bạn nhỏ thế nào ?
+ Vì sao Lượm không muốn về nhà ?
+ Câu 4: Lời nói của Mừng có gì cảm động?
+ Câu 5: Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ? 
+ Câu 6: Tìm hình ảnh so sánh của câu cuối? 
*Nội dung: Câu chuyện ca ngợi lòng yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
 3.4. Luyện đọc lại:
- Đọc lại đoạn 2, hướng dẫn HS đọc
 3.5:Kể chuyện
 1.Nêu nhiệm vụ:
- Dựa vào câu hỏi gợi ý tập kể lại câu chuyện.
2.Hướng dẫn kể chuyện :
- Dựa vào gợi ý kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Kể tự nhiên đủ ý, giọng kể phù hợp với nội dung
4.Củng cố:
-Em học tập được gì ở Lượm?- 
5.Dặn dò: về nhà đọc bài, chuẩn bị bài sau
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc từng câu trước lớp
- Nêu cách đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn 
- 4 nhóm đọc nối tiếp 
- Đọc bài theo nhóm cá nhân
- 4 nhóm thi đọc
- Cả lớp nhận xét
- 1 em đọc cả bài.
- 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
+ Để thông báo ý kiến của cấp trên cho các em về sống với gia đình vì cuộc sống ở chiến khu rất khó khăn và thiếu thốn.
- 1 em đọc đoạn 2, lớp đọc thầm
+ Các chiến sĩ nhỏ tuổi rất xúc động không muốn về. Tất cả đều xin ở lại chịu đựng khó khăn, thiếu thốn.
+ Lượm, Mừng và các bạn đều tha thiết ở lại.
+ Không muốn về sống chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Đọc thầm đoạn 3
+ Anh cảm động rơi nước mắt. Ông hứa sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em
- Đọc thầm đoạn 4 và quan sát tranh trong SGK
+ Hình ảnh so sánh ở câu cuối bài : Tiếng hát bừng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh buốt.
- 2 em đọc lại ý chính
- Theo dõi trong SGK
- 3 em đọc lại đoạn văn
- 2 em thi đọc cả bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em đọc câu hỏi gợi ý 
- 4 em nối tiếp kể lại 4 đoạn của câu chuyện
- 2 em kể toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp nhận xét 
- Trả lời
- Thực hiện ở nhà.
Toán: (Tiềt 96) 
điểm ở giữa. trung điểm của đoạn thẳng
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước và thế nào là trung điểm của đoạn thẳng
 2.Kĩ năng: Nhận biết điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Vẽ sẵn hình bài tập 3 	
 - HS : Bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng viết số liền trước và số liền sau của số 1287 và số 9999
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Giới thiệu điểm ở giữa. Trung điểm
 * Điểm ở giữa:
 A O B
 | | |
- A, O, B là ba điểm thẳng hàng.
- O là điểm ở giữa hai điểm A và B
 * Trung điểm:
- Cho HS quan sát hình vẽ, yêu cầu nhận xét
3cm
3 cm
- M ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB 
- Viết là : MA = MB
- M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB
 3.3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Cho HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
 A M B
 | |
 O
 | |
 C N D
Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai?
- Cho HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi và giải thích lí do
Đáp án: a, e là câu đúng
 b, c, d là câu sai
Bài 3: ( * ) Nêu tên trung điểm các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK(HS-KG)
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng
 B I C
O
D
A
 G K E
4.Củng cố:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5.Dận dò:- Nhắc HS về nhà học và làm bài tập.
- Hát
- 2 em lên bảng viết số, cả lớp viết ra bảng con
1286 , 1287 , 1288
9998 , 9999 , 10 000
- Lắng nghe
- Quan sát, nhận xét
- 2 em đọc kết luận 
- Quan sát, nhận xét
- 2 em đọc kết luận 
- 1 em nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm
- Chỉ tên ba điểm thẳng hàng và điểm ở giữa hai điểm
- Nêu kết quả: 
a/ Ba điểm thẳng hàng là: 
 A, M, B ; M, O, N ; C, N, D
b/ N là điểm ở giữa hai điểm C, D
 O là điểm ở giữa hai điểm N, M
 M là điểm ở giữa hai điểm A, B
- Nêu yêu cầu bài 2
- Quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi và giải thích lí do 
 2 cm 2 cm
 | | |
 A O B
M
 2 cm 2 cm
 C D
 2 cm 3 cm
 | | |
 E H G
a/ Đ: vì AOB thẳng hàng.AO = BO =2 cm
b/ S : vì M không là trung điểm của đoạn thẳng . M không phảI là điểm ở giữa 3 điểm C, M, D không thẳng hàng.
c/ S : H không phải là trung điểm của đoạn EG ; EH không bằng HG.
d/ S : M không phải là điểm ở giữa hai điểm C và D. Vì 3 điểm C, M, D không thẳng hàng.
e/ Đ: H là điểm ở giữa hai điểm E và G.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát hình vẽ trên bảng, nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng
- Cả lớp nhận xét
I là trung điểm của đoạn thẳng BC Vì : B, I, C thẳng hàng IB = IC
O là trung điểm của đoạn thẳng AD
O là trung điểm của đoạn thẳng IK
K là trung điểm của đoạn thẳng GE
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Soạn ngày 16 tháng 1năm 2011
Tập đọc:(Tiết 40) 	 Giảng thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
chú ở bên bác hồ
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hiểu các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm thương mến và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc.(Trả lời được các câu hỏi trong bài)
 2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và khổ thơ
 3.Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn các anh chị thương binh, liệt sĩ.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh minh hoạ trong SGK.bảng phụ chép đoạn luyện đọc.	
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc bài “ ở lại với chiến khu”. Trả lời câu hỏi về nội dung bài
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn luỵên đọc:
* GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- Theo dõi, sửa sai cho HS
- Treo bảng phụ. Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng.
- Đọc từng đoạn trước lớp, giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải cuối bài
- Đọc bài trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét, biểu dương nhóm đọc tốt
- Gọi 1 em đọc cả bài
 3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
+ Câu 2: Khi nhắc đến chú thái độ của bố và mẹ ra sao ?
+ Câu 3: Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ?
+ Câu 4: Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
Nội dung: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ , lòng biết ơn của Nga và những người trong gia đình với các chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. 
-Bác Hồ là tấm gương cao đẹp như thế nào? 
 3.4. Học thuộc lòng bài thơ : 
- Hướng dẫn đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ . 
4.Củng cố:
- Bài thơ muốn với các em điều gì ?
5.Dặn dò:- Nhắc HS về nhà học bài.
- Lớp trưởng báo cáo .
- 2 em đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- Nối tiếp đọc 2 dòng thơ
- Nêu cách đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng
-2 HS đọc
- Nối tiếp đọc ba khổ thơ trong bài
- 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn
- Đại diện 3 HS thi đọc.
- Nhận xét
- 1 em đọc cả bài thơ
- 1 em đọc khổ thơ 1 và 2, cả lớp đọc thầm 
+ Chú Nga đi bộ đội
 Sao lâu quá là lâu
 Nhớ chú Nga thường nhắc:
 Chú bây giờ ở đâu? Chú bây giờ ở đâu?
- Đọc thầm khổ thơ 3 kết hợp quan sát tranh trong SGK
+ Mẹ nhớ chú khóc đỏ hoe đôi mắt, ba ngước nhìn bàn thờ không muốn nói :Chú đã hi sinh nên ba mẹ giải thích với Nga là chú ở bên Bác Hồ.
+ Bác Hồ đã mất.Chú ở bên Bác Hồ thế giới của những người đã mất.
+ Vì những chiến sĩ đã hi sinh cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc, người thân và nhân dân không bao giờ quên ơn họ.
- Nêu ý chính.
- 2 em đọc ý chính
-Liên hệ.
-Bác Hồ và những chiến sĩ hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc sẽ sống mãi trong lòng người dân việt nam.
- Nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
- Thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ trước lớp
-Trả lời
- Thực hiện ở nhà.
Toán: (Tiết 97) 
luyện tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
 2.Kĩ năng: Xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước và vẽ hình
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Thước có vạch chia xăng-ti-mét	
 - HS : Thước, mỗi HS một tờ giấy hình chữ nhật
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS làm bài tập 3( trang 98)
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu)
a. Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB
 A M B
 | | |
- Độ dài đoạn thẳng AB: AB = 4 cm
- Chia độ dài của đoạn thẳng AB: 
 4 : 2 = 2 ( cm )
- Đặt th ... , nhận xét giờ học
5.Dặn dò:- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào VBT
- 1 em lên bảng chữa bài
Cùng nghĩa với Tổ quốc
Cùng nghĩa với bảo vệ
Cùng nghĩa với xây dựng
đất nước
nước nhà
non sông
giang sơn
gìn giữ
giữ gìn
kiến thiết
dựng xây
- Đọc yêu cầu bài tập
- Nối tiếp kể về một vị anh hùng dân tộc 
+ Trưng Trắc, Trưng Nhị: Hai bà đã phất cờ khởi nghĩa.
+ Triệu Thị Trinh ( Bà Triệu ): năm 248 mới 19 tuổi cùng anh là Triệu Quốc Đạt nổi dậy chống ách đô hộ nhà Ngô.
+ Lí Bí ( Lí Nam Đế ): năm 542 cuộc khởi nghĩa thắng lợi ông tự xưng là Hoàng Đế đặt niên hiệu là Thiên Đức đặt tên nước là Vạn Xuân.
+ Triệu Quang Phục ( Triệu Việt Vương ): ông được Lí Nam Đế giao binh quyền ông lui về đầm Dạ Thạch ( Khoái Châu - Hưng Yên ) tiếp tục kháng chiến đến thắng lợi 550.
+ Phùng Hưng, Lê Hoàn ( Lê Đại Hàn ), Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ ( Quang Trung ), Hồ Chí Minh
- Bác Hồ là một trong những vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
- Đọc thầm yêu cầu bài tập
- Tự làm bài và chữa bài
 Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán:(Tiết 99) 
 luyện tập
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố, so sánh các số trong phạm vi 10 000. viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Củng cố đọc, viết số tròn trăm, tròn nghìn, cách xác định trung điểm của đoạn thẳng
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 4 chữ số.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Kẻ sẵn tia số bài tập 4, phiếu BT2
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS làm bài tập 2 ( trang 100 )
- Nhận xét cho điểm
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập và làm bảng con.
Bài 2: Viết các số 4208, 4802, 4280, 4082
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 và nêu cách làm.
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập vào vở
Bài 4: Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số nào?
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập ý a(ý b HS-KG)
- Quan sát hình vẽ trên bảng và nêu
4.Củng cố:
- Tìm số lớn nhất trong các số sau: 9476; 9582; 9387. 
5.Dặn dò: Về nhà làm BT và chuẩn bị bài sau.
- Lớp trưởng báo cáo .
- 2 em lên bảng làm bài 2 của tiết trước
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Làm bài vào bảng con
- Lần lượt lên bảng làm bài - nhận xét
a. 7766 > 7676 1000g = 1kg
 8453 > 8435 950 g < 1 kg
 9102 < 9120 1 km < 12
- Làm bài vào phiếu theo nhóm
- Đại diện hai nhóm gắn bài.
- Cả lớp nhận xét
 + Theo thứ tự từ bé đến lớn:
 4082, 4208, 4280, 4802
 + Theo thứ tự từ lớn đến bé
 4802, 4280, 4208, 4082
- Lần lượt nêu miệng kết quả - nhận xét
a. Số bé nhất có ba chữ số: 100 
b. Số lớn nhất có ba chữ số: 999 
c. Số bé nhất có bốn chữ số: 1000 d. Số lớn nhất có bốn chữ của đo số: 9999
- Nêu số ứng với trung điểm ạn thẳng AB
A M B
 | | | | | | |
 O 100 200 300 400 500 600
+ Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300
- Nêu miệng
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả ( Nghe - Viết )(Tiết 40) 
trên đường mòn hồ chí minh
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, cỡ chữ. Làm đúng BT( 2)a/b.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng lớp chép sẵn nội dung bài tập 2	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Đọc cho HS viết.
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn viết chính tả:
* Đọc mẫu đoạn viết
+ Đoạn văn nói lên điều gì ? 
* Luyện viết từ khó
- Đọc cho HS viết những từ khó vào bảng con 
* Đọc cho viết bài vào vở
- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, trình bày sạch sẽ
*Chấm, chữa bài:
- Chấm 4 bài, nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày.
 3.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Điền vào chỗ chấm x / s ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập và chữa bài
Bài 2b: Điền vào chỗ chấm uôc/ uôt
- Cho HS đọc yêu cầu , tự làm bài.
4.Củng cố:
- Tìm hai tiếng có vần uôc,uôt?
5. Dặn dò:- Nhắc HS về nhà sửa lại lỗi đã mắc.
- Hát
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con 
sấm sét, xe sợi, chia sẻ 
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- 2 em đọc lại bài chính tả
+ Nỗi vất vả của đoàn quân vựơt dốc.
- Viết từ khó vào bảng con
trơn lầy, thung lũng, là là, lúp xúp
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài tập 2 trên bảng, cả lớp đọc thầm
- Tự làm bài và chữa bài
- Cả lớp nhận xét
sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh,
xanh xao
- Tự làm , 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét
gầy guộc, chải chuốt, nhem nhuốc, 
nuột nà
- 2 HS lên bảng thi tìm nhanh, lớp làm nháp.
- Thực hiện ở nhà.
 Soạn ngày 19 tháng 1 năm 2011
	 Giảng 	thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn:(Tiết 20) 
Báo cáo hoạt động
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Bước đàu biết báo cáo hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học. Viết được báo cáo ngắn gọn gửi thầy(cô) giáo theo mẫu đã cho.
 2.Kĩ năng: Rèn cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời nói, thái độ đàng hoàng tự tin.
 3.Thái độ: Giáo dục HS có tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mẫu báo cáo	
 - HS :VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS kể lại câu chuyện “Chàng trai làng Phù ủng ”
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Dựa vào báo cáo kết quả tháng thi đua. Hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo tổ về kết quả học tập, lao động của tổ mình trong tháng vừa qua
- Mời đại diện các tổ báo cáo trước lớp
Bài 2: Hãy viết lại nội dung báo cáo gửi thầy(cô)giáo theo mẫu:
- Cho HS quan sát mẫu báo cáo và hướng dẫn cách viết báo cáo
- Yêu cầu HS viết bài vào VBT
- Mời một số em trình bày
- Nhận xét, sửa chữa cho HS
4.Củng cố:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò:- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em kể lại câu chuyện
- Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm
- Các tổ trao đổi, thảo luận về kết quả học tập, lao động của tổ mình
- Đại diện các tổ trình bày, các tổ khác nhận xét
- Đọc yêu cầu bài tập 2
- Quan sát mẫu báo cáo, 2 em đọc mẫu báo cáo
- Viết báo cáo vào vở
- Một số em trình bày, cả lớp nhận xét
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Trung Môn, ngày 22 tháng 1 năm 2011
Báo cáo hoạt động của tổ 1 lớp 3c
Trường Tiểu học số 1 Tân mỹ
Kính gửi : Cô giáo chủ nhiệm lớp 3c.
Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ 1 trong tháng 12 vừa qua như sau:
1. Học tập: Các bạn đi học đều đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, ý thức kỉ luật tốt nhưng vẫn còn bạn Tuấn chưa chăm học.
Cả tổ đạt 20 điểm giỏi, 50 điểm khá, 2 điểm yếu.
2. Lao động: Tổ đã chăm sóc bồn hoa cây cảnh, nhổ cỏ, tưới hoa.
Đề nghị khen thưởng cá nhân bạn Tường, Yến, Phương, Mai.
 Tổ trưởng 
 Mai
 Khổng Quỳnh Mai
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán:(Tiết 100) 
Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố về cộng các số trong phạm vi 10 000.
 2.Kĩ năng: Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số, giải toán có lời văn.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Bảng phụ, phiếu BT 2.	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 
3.Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
 3.2.Ví dụ: 3526 + 2759 =?
+
3526
2759
. 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
6285
.2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8
.5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
.3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
 3526 + 2759 = 6285
3.3. Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập và tự làm bài vào bảng con.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
 2634 + 4848 5716 + 1749 
 1825 + 455
Bài 3: 
- Cho HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm. Nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán.
Tóm tắt:
? cây
 Đội 1: 3680 cây 
 Đội 2: 4220 cây 
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu, nêu miệng. 
 A M B 
 Q N
 D P C
4.Củng cố:
- Kết quả đúng của phép tính 707+ 5875 là? A.6482. B.6582. C.6592.
5.Dặn dò:- Nhắc HS về nhà học bài, làm bài trong VBT.
- Lớp trưởng báo cáo .
- 2 em lên bảng làm bài
Điền dấu , = vào chỗ chấm
 123cm = 1m 23cm 100phút >1giờ 30phút
 1 km > 999 m 45 phút < 1 giờ
- Lắng nghe
- Nêu cách đặt tính và cách tính
- 2 em nhắc lại cách tính
- Làm bài - chữa bài, cả lớp nhận xét
+
 5341
+
+
7915
4507
1488
1346
2568
6829
9261
7075
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào phiếu, 2 nhóm gắn bài lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
+
2634
+
5716
+
1825
4848
1749
 455
7482
7465
2280
- Làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét
Bài giải:
Cả hai đội trồng được số cây là:
3680 + 4220 = 7900 (cây) 
 Đáp số: 7900 cây.
- Tự làm, nêu miệng kết quả.
- Nhận xét
+ M là trung điểm của cạnh AB
+ N là trung điểm của cạnh BC
+ P là trung điểm của cạnh DC
+ Q là trung điểm của cạnh AD
- Nêu miệng.
- Thực hiện ở nhà.
sinh hoạt lớp :tuần 20
I.Nhận xét về các mặt hoạt động trong tuần:
 1. Ưu điểm:
 - Một số em đã có sự tiến bộ trong học tập.
 - Cả lớp thực hiện nền nếp tương đối tốt.
 - Vệ sinh các khu vực được phân công sạch sẽ.
 2. Nhược điểm:
 - Một số em còn lười học, chưa có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 - Một số em còn quên đồ dùng học tập .
 - Một số em chưa thuộc bảng cửu chương và bảng chia.
 - Một số em nhận thức bài chậm, chưa có cố gắng
II. Phương hướng phấn đấu trong tuần sau:
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại.
 - Thi đua học tập tốt chuẩn bị kểm tra định kì cuối kì I, rèn chữ viết đẹp.
 - Chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh.
 - Thi đua dành nhiều điểm tốt 
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông và các tệ nạn xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 20. LOP 3 TCKTKN.doc