Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 22 (16)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 22 (16)

BUỔI SÁNG

Tiết 1

Môn: Đạo đức

 GIỮ VỆ SINH ĐƯỜNG LÀNG

I. MỤC TIÊU:

 - Cho HS hiểu đường làng là những con đường trong xóm làng ở nông thôn nơi cha mẹ các em và mọi người sinh sống.

 - Nêu được một số việc làm nhằm giữ vệ sinh đường làng nơi em đang sinh sống.

 - Điều tra tình hình vệ sinh đường làng nơi em sinh sống, biết được tác hại khi đường làng bị mất vệ sinh và hướng khắc phục.

 - HS có thái độ và hành vi giữ vệ sinh đường làng

II. CHUẨN BỊ

- Phiếu học tập

- Tranh ảnh phong cảnh đường làng

 

doc 37 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 22 (16)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 28 tháng 1 năm 2013
Ngày soạn: 18/01/2013
Ngày dạy: 28/01/2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1
Môn: 	Đạo đức
 GIỮ VỆ SINH ĐƯỜNG LÀNG 
I. MỤC TIÊU:
	- Cho HS hiểu đường làng là những con đường trong xóm làng ở nông thôn nơi cha mẹ các em và mọi người sinh sống.
	- Nêu được một số việc làm nhằm giữ vệ sinh đường làng nơi em đang sinh sống.
	- Điều tra tình hình vệ sinh đường làng nơi em sinh sống, biết được tác hại khi đường làng bị mất vệ sinh và hướng khắc phục.
	- HS có thái độ và hành vi giữ vệ sinh đường làng
II. CHUẨN BỊ
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh phong cảnh đường làng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
(4’)
 GV kiểm tra bài học tiết 1
2.Bài mới
(35’)
 * Hoạt động 1: Báo cáo tình hình thực tế vệ sinh về đường làng mà em đã tìm hiểu.
- GV gọi lần lượt một số em lên báo cáo kết quả tìm hiểu của mình
- GV và HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- GV chốt ý như sau: Trong thực tế đường làng, ngõ xóm ở quê hương mình tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên ở nhiều địa phương hiện nay một số bà con chưa biết cách xử lí rác thải cũng như các chất thải khác một cách hợp lí nên nhiều con đường làng bị ô nhiễm, ảnh hưởng không những đến sức khỏe mà còn trở ngại cho việc đi lại hằng ngày.
* Hoạt động 2: Hướng khắc phục vệ sinh đường làng ở địa phương.
- Yêu cầu HS nêu những việc làm nhằm gữ vệ sinh đường làng ( HS thảo luận theo nhóm 4 và ghi vào phiếu bài tập)
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV chốt lại: ....
- HS báo cáo
- HS nghe
3.Củng cố-dặn dò
(1’)
- Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS thực hiện tốt việc giữ vệ sinh đường làng
Tiết 2
Môn: 	 Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm...) (làm bài tập 1, 2, 3, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tờ lịch năm 2004, 2010.
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1,. 2, 4/SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
(4’)
+ GV yêu cầu HS nắm bàn tay lại để đếm số tháng trong năm
+ Nhận xét 
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.\
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
2.Bài mới
(35’)
* Giới thiệu bài: Theo sách giáo viên.
* Luyện tập. 
Bài tập 1.HSTB
+ Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004.
a) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
+ Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy?
+ Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy?
b) Thứ Hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào
+ Tháng 2 có mấy thứ Bảy?
c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày?
Lưu ý:
 Giáo viên có thể thay bằng các tờ lịch tháng khác nhưng đảm bảo các câu hỏi yêu cầu học sinh:
+ Cho ngày trong tháng tìm ra thứ của ngày?
+ Cho thứ và đặc điểm của ngày trong tháng, tìm ra ngày cụ thể.
Bài tập 2. HSTB
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2 .
- Yêu cầu học sinh xem lịch năm 2005 và tự làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài tập 3. HSK,G
+ Yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31; 30 ngày trong năm.
Bài tập 4. HSK,G
+ Yêu cầu học sinh tự khoanh và tự chữa bài.
Chữa bài
+ Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ mấy?
+ Ngày tiếp theo sau ngày 30 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy?
+ Ngày tiếp theo sau ngày 31 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy?
+ Vậy ngày 2 tháng 9 là ngày thứ mấy?
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh quan sát lịch và trả lời câu hỏi của bài.
+ Là ngày thứ Ba.
+ Là ngày thứ Hai.
+ Là ngày thứ Hai.
+ Là ngày thứ Bảy.
+ Là ngày mùng 5.
+ Là ngày 28.
+ Tháng 2 có 4 ngày thứ Bảy. Đó là các ngày 7; 14; 21; 28.
+ Có 29 ngày.
- Một em nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp xem lịch năm 2005 và làm bài.
- 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. 
+ Ngày quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6 là thứ tư .
+ Ngày quốc khánh 2 tháng 9 là ngày thứ sáu .
+ Ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 là chủ nhật .
+ Ngày cuối cùng của năm 2005 là thứ bảy.
+ Trong một năm: 
a/ Những tháng có 30 ngày là: tư, sáu, chín và tháng mười một .
b/ Những tháng có 31 ngày: tháng một, ba, năm, bảy, tám mười và mười hai. 
+ Là ngày Chủ nhật.
+ Là ngày 31 tháng 8; Thứ Hai.
+ Là ngày 1 tháng 9; Thứ Ba.
+ Là ngày thứ Tư.
3.Củng cố-dặn dò
(1’)
- Chốt toàn bài.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 3+4
Môn: Tập đọc-kể chuyện
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
(Theo Truyện đọc 3, 1995)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
* MT chung:
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
* MT riêng: 
+ HS yếu: luyện đọc được từng đoạn trong bài, không yêu cầu trả lời được tất cả các câu hỏi.
+ HS khá, giỏi: đọc diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, đọc với giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
B. Kể chuyện:
 * MT chung: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai. 
* MT riêng:
- Học sinh yếu kể được một đoạn theo gợi ý.
- Học sinh khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh trong SGK
- Bảng phụ ghi đoạn 3 để luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
(4’)
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo” và TLCH.
- Nhận xét ghi điểm.
- 3 học sinh lên bảng đọc bài. 
- Cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
2.Bài mới
(35’)
 TẬP ĐỌC
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó: nhà bác học, cười móm mém.
Đặt câu với từ móm mém.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và chú thích dưới ảnh ê - đi - xơn, TLCH:
+ Hãy nói những điều em biết về ê - đi - xơn? 
+ Câu chuyện giữa ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra từ lúc nào?
- Yêu cầu một học sinh đọc thành tiếng đoạn 2 và đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo.
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Vì sao bà cụ lại ước được một cái xe không cần ngựa kéo?
+ Từ mong muốn của bà cụ đã gợi cho ê - đi - xơn một ý nghĩ gì?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4.
+ Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học đã mang lại lợi ích gì cho con người ?
 c) Luyện đọc lại: 
- Đọc mẫu đoạn 3.
- Treo bảng phụ và hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn. 
- Mời 2HS lên thi đọc đoạn 3. 
- Mời ba HS đọc phân vai toàn bài. 
- Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn người đọc hay nhất .
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó phát âm.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ mới (SGK) và đặt câu:
 Bà em cười móm mém.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và phần chú thích về ê - đi - xơn để trả lời:
+ Ê đi - xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. ông sinh năm 1847 và mất năm 1931...
+ Câu chuyện xảy ra ngay vào lúc ông vừa chế ra bóng đèn điện mọi người khắp nơi ùn ùn kéo về xem và bà cụ là một trong các số người đó.
- Một học sinh đọc đoạn 2 và 3, cả lớp đọc thầm. 
+ Bà mong ông ê - đi - xơn làm được một loại xe mà không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
+ Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
+ Mong ước bà cụ gợi cho ông chế tạo chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhờ óc sáng tạo kì diệu của ê – đi – xơn, sự quan tâm đến con người và lao đọng miệt mài của ông để thực hiện bằng được lời hứa.
+ Khoa học đã cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Hai em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 3 em đọc phân vai toàn bài.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất .
 KỂ CHUYỆN
* Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
* Hướng dẫn dựng lại câu chuyện 
- Nhắc học sinh nói lời nhân vật do mình nhập vai .Kết hợp làm một số động tác điệu bộ .
- Yêu cầu lập ra các nhóm và phân vai .
- Yêu cầu từng tốp 3 em lên phân vai kể lại .
- Giáo viên cùng lớp bình chọn nhóm kể hay nhất .
- Lắng nghe.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện .
- Lần lượt các nhóm thành lập và phân công thành viên đóng vai từng nhân vật trong chuyện 
- Các nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất. 
3.Củng cố-dặn dò
(1’)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà học bài xem trước bài “Cái cầu”. 
- ê - đi - xơn là nhà bác học vĩ đại. Mong muốn mang lại điều tốt cho con người đã thúc đẩy ông lao động cần cù và sáng tạo.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1+2
Môn: 	Tiếng Anh
(GV phân môn dạy)
Thứ ba, ngày 29 tháng 01 năm 2013
Ngày soạn: 24/01/2013
Ngày dạy:28/01/2013
BUỔI SÁNG
Tiết 1
Môn: 	 Tập đọc
CÁI CẦU 
 (Phạm Tiến Duật)
I. MỤC TIÊU:
* MT chung:
- Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, học thuộc 1 khổ thơ theo ý thích).
* MT Riêng:
 - HS giỏi : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, thuộc cả bài thơ.
 - HS yếu : Rèn kĩ năng đọc câu, khổ thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh trong SGK
- Bảng phụ ghi gợi ý để luyện đọc học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
(4’)
Gọi 3 HS kể lại nội dung bài Nhà bác học và bà cụ theo vai + nêu câu hỏi.
Nhận xét, cho điểm
3 HS thực hiện yêu cầu.
2.Bài mới
(35’)
HOẠT ĐỘNG 1:
* Giới thiệu bài, ghi bảng 
- GV đọc toàn bài trong SGK.
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
a) Đọc từng câu – Rút từ khó.
 + Đọc từng câu luyện phát âm từ khó.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa
b) Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ :
+ Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV theo dõi, hướng d ... điểm.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
2.Bài mới
(35’)
a) Giới thiệu bài: 
b/ Luyện tập :
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở.
- Mời 3HS lên bảng chữa bài.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở KT.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Mời một học sinh đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Mời một học sinh lên giải bài trên bảng.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Mời 3HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp bổ sung:
a/ 4129+4129 = 4129 x 2 = 8258
b/1052+1052+1052=1052x3= 3156
c/2007+2007+2007+2007=2007x4=8028 
- Đổi chéo vở để KT bài cho bạn .
- Một em đọc yêu cầu bài 2.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung:
SBC
423
9604
5355
SC
3
4
5
Thương
141
2401
1071
- 1HS đọc bài toán (SGK).
- Phân tích bài toán theo gợi ý của GV.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài .
Giải
Số lít dầu cả hai thùng là:
1025 x 2 = 2050 ( lít )
Số lít dầu còn lại:
2050 – 1350 = 700 (lít)
Đ/S : 700 lít
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em lần lượt lên bảng chữa bài, lớp theo dõi bổ sung.
Số đã cho
1015
1107
1009
Thêm 6 đv
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
6090
6642
6054
3.Củng cố-dặn dò
(1’)
- Chốt toàn bài.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- Lắng nghe và thực hiện
Tiết 2
Môn: 	 Tập làm văn
NÓI VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. MỤC TIÊU:
* Mt chung:
- Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong sách giáo khoa (bài tập 1).
- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (bài tập 2).
* MT Riêng:
 - HSY làm được BT 1 dưới sự HD của GV.
- HS khá giỏi hoàn thành các BT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa về một số trí thức
- Bảng phụ ghi sẵn gợi ý kể về một người lao động trí óc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
(4’)
- Yêu cầu HS:
+ Nói về trí thức (dựa theo tranh SGK)
+ Kể chuyện: Nâng niu từng hạt giống
- Nhận xét, ghi điểm
- HS thực hiện theo yêu cầu bên
- Nhận xét.
2.Bài mới
(35’)
* Giới thiệu bài, ghi bảng.
Hoạt động 1: Nói về người lao động trí óc
Bài tập 1
 - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
Để HS dễ dàng hơn khi chọn kể về một người lao động trí óc, GV lưu ý các em có thể kể về một người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ chú bác, anh chị,) ; một người hàng xóm; cũng có thể là người em biết qua đọc truỵên, sách báo, xem phim
Một HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK, có thể mở rộng hơn. 
VD:
+ Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
Hoạt động 2 : Tập kể .
Tổ chức cho HS tập kể trước lớp 
GV cùng cả lớp nhận xét, chấm điểm. Nêu những H/S kể tốt, xem đó là những mẫu cho cả lớp rút kinh nghịêm khi viết lại những điều vừa kể.
Hoạt động 3 : Viết vào vở 
 Bài tập 2
GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể (cũng có thể viết theo trình tự các câu hỏi gợi ý).
- GV theo dõi các em viết bài, giúp đỡ những HS yếu.
 - Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm một số bài viết tốt. GV thu một số vở về nhà chấm.
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
- Một, hai HS kể tên một số nghề lao động trí óc. 
VD : Em kể về bố: Bố em là bác sĩ
kĩ sư, giáo viên, xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu, nhà hải dương học,
- Từng cặp HS thảo luận 
 - Từng cặp HS tập kể.
 - Bốn, năm HS thi kể trước lớp. 
(VD về một cách kể:
Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là giảng viên của một trường đại học. Công việc hằng ngày của bố là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị sinh viên. Bố rất yêu thích công việc của mình. Tối nào em cũng thấy bố say mê đọc sách, đọc báo, hoặc làm việc trên máy vi tính. Nếu hôm sau bố em lên lớp thì em biết ngay vì bố sẽ chuẩn bị bài dạy, đánh xi cho đôi giày đen bóng. Còn mẹ thì dù bận vẫn cố gắng là thật phẳng bộ quần áo cho bố)
 - HS viết bài vào vở.
- Năm, bảy HS đọc bài viết trước lớp
3.Củng cố-dặn dò
(1’)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò tiết sau
- Lắng nghe 
- Thực hiện ở nhà
Tiết 3
Môn: 	Thể dục
TRÒ CHƠI “CHUYỂN BÓNG TIẾP SỨC”
I/ MỤC TIÊU:
Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: Còi, bóng.
Học sinh: Trang phục gọn gàng, dây nhảy.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra bài cũ
(4’)
Tập bài TDPTC.
Xoay các khớp, vỗ tay và hát.
Trò chơi “đứng ngồi theo lệnh”.
 Gọi 1-2 HS lên thực hiện làm lại các động tác đã học ở tiết trước.
2.Bài mới
(35’)
Khởi động: (4 phút) 
Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”.
b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
* Mục tiêu: thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”.
* Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
*Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
ĐH: 
- 4 hàng ngang.
- Thực hiện theo GV, CS.
- 2 hàng dọc.
- Thực hiện theo GV, CS.
3.Củng cố-dặn dò
(1’)
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện các động tác hồi tĩnh:
 + Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
 + Hít thở đều
- Hệ thống lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò.
- GV hướng dẫn HS thực hiện một số động tác thả lỏng hồi tĩnh cơ thể theo nội dung bên sau đó cùng HS hệ thống lại bài học, lưu ý một số động tác.
- Nhận xét giờ học và dặn dò tập luyện ở nhà. Nhắc nhở chuẩn bị tiết học sau.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
Môn: 	Sinh hoạt chủ nhiệm
CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG.
I-MỤC TIÊU:
HS biết tên đường phố xung quanh trường. Biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn của đường đi. Biết lựa chọn đường an toàn đến trường.
II- NỘI DUNG:
Đặc điểm của đường an toàn.
Đặc điểm của đường chưa đảm bảo an toàn.
III- CHUẨN BỊ:
Thầy:tranh , phiếu đánh giá các điền kiện của đường.
Trò: Ôn bài.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
ND HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài mới
(20’)
HĐ1: Đường phố an toàn và kém an toàn.
a-Mục tiêu:Nắm được đặc điểm của đường an toàn,đặc điểm của đường chưa đảm bảo an toàn.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc: Nêu tên 1 số đường phố mà em biết, miêu tả 1 số đặc điểm chính? Con đường đó có an toàn không? Vì sao?
*KL: Con đường an toàn: Có mặt đường phẳng, đường thẳng ít khúc ngoặt, có vạch kẻ phân chia làn đường , có đèn tín hiệu GT, có biển báo GT, có vỉa hè rộng không bị lấn chiếm, có đèn chiếu sáng
HĐ2: Luyện tập tìm đường đi an toàn.
a-Mục tiêu:Vận dụng đặc điểm con đường an , kém an toàn và biết cách xử lý khi gặp trường hợp an toàn.
b- Cách tiến hành:
Chia nhóm.
Giao việc:
HS thảo luận phần luyện tập SGK.
*KL:Nên chọn đường an toàn để đến trường.
HĐ3: Lựa chọn con đường an toàn để đi học.
a-Mục tiêu: HS đánh giá con đường hàng ngày đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn? vì sao?
b- Cách tiến hành:
Hãy GT về con đường tới trường?
Cử nhóm trưởng.
Thảo luân.
Báo cáo KQ
Cử nhóm trưởng.
HS thảo luận.
Đại diện báo cáo kết quả, trình bày trên sơ đồ.
HS nêu.
Phân tích đặc điểm an toàn và chưa an toàn
3.Củng cố-dặn dò
(5’)
Hệ thống kiến thức.
Thực hiện tốt luật GT.
SINH HOẠT LỚP ( 20p)
I/MỤC TIÊU : 
-Giúp HS xây dựng và củng cố nề nếp lớp học.
- Giáo dục HS tính tự giác và tự quản .
 II/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
 GV điều hành buổi sinh hoạt :
1/ Các tổ trưởng lên nhận xét từng mặt:Về những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được từng ngày.
2/ Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp.
3/ Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập của các bạn trong lớp.
4/ ý kiến của các thành viên trong lớp.
5/GV nhận xét chung trong tuần - tuyên dương các em có tiến bộ về từng mặt.
6/ Bình chọn bạn chấp hành tốt và có nhiều điểm cao tặng hoa điểm mười.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
III/Ế HOẠCH TUẦN TỚI
Duy trì đảm bảo sĩ số và nề nếp lớp học.
Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ đúng thời gian.
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 5 NV của người HS.
Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Đến lớp chú ý nghe giảng, tham gia tích cực trong học tâp.
Nói lời hay làm việc tốt. Tham gia tích cực các hội thi do rường tổ chức.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	CHUYÊN MÔN 	Người soạn
	Nguyễn Thị Xuân Nương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22 lop 3.doc