Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (21)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (21)

CHÍNH TẢ - TUẦN 24

Tiết 47: Nghe - viết: Đối đáp với vua

I. Mục tiêu:

1. Tập đọc :

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.

- Hiểu ND , ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi , có bản lĩnh từ nhỏ, (trả lời được các CH trong SGK).

2. Kể chuyện:

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúgn thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Chính tả - tuần 24
Tiết 47: Nghe - viết: Đối đáp với vua
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ.
- Hiểu ND , ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi , có bản lĩnh từ nhỏ, (trả lời được các CH trong SGK).
2. Kể chuyện: 
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúgn thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ 
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng lớp viết sẵn BT2a, BT3a
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của
 học sinh
3’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : nỉ non, lon nước ngọt, trở lên, nên người, ...
- GV nhận xét, đánh giá
- HS viết ra bảng con
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
Nghe – viết : Đối đáp với vua
Phân biệt : s/x; thanh hỏi/thanh ngã
- HS mở SGK, ghi vở
3’
15’
2’
5’
1’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết: GV đọc mẫu
ã GV nêu câu hỏi:
- Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?
+ Viết cách lề 2 ô li.
ã Viết từ khó: GV đọc : leo lẻo, trời nắng, trói, chang chang.
2.2 HS viết bài vào vở
- GV đọc
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
2.3 Chấm, chữa bài:
- GV chấm, nhận xét một số bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Tìm các từ :
Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi : sáo.
- Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,... khéo léo của người và thú : xiếc
- GV nhận xét, chấm điểm
Bài 3: Thi tìm các từ chỉ hoạt động
- Chứa tiếng bắt đầu bằng s : san sẻ, xe sợi, soi đuốc,...
- Chứa tiếng bắt đầu bằng x : xé vải, xào rau, xới đất, xông lên, xê dịch,...
- GV nhận xét, chấm điểm
C. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
- Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- 2 HS đọc lại
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc lại
- HS viết 
- HS đọc, soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- HS đọc lại đoạn văn
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- HS thu vở
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Chính tả - tuần 24
Tiết 48: (Nghe - viết): Tiếng đàn 
I. Mục tiêu:
1. Nghe- viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phwong ngữ do GV soạn 
II. Đồ dùng dạy học:Phấn màu.Bảng lớp viết sẵn BT2a, BT3a
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
3’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : nỉ non, lon nước ngọt, trở lên, nên người, ...
- GV nhận xét, đánh giá
- HS viết ra bảng con
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
Nghe – viết : Tiếng đàn
Phân biệt : s/x; thanh hỏi/thanh ngã
- HS mở SGK, ghi vở
8’
15’
2’
5’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết; GV đọc mẫu
ã GV nêu câu hỏi:
- Đoạn văn nói lên điều gì?
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.
ã Viết từ khó: GV đọc : mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh.
2.2 HS viết bài vào vở
- GV đọc
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
2.3 Chấm, chữa bài
- GV chấm, nhận xét một số bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Thi tìm nhanh các từ :
- Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm đầu s : sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, 
- Các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm đầu x : xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn 
- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi : đủng đỉnh, rủng rỉnh, tủm tỉm, thỉnh thoảng, hể hả, .
- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã : rỗi rãi, dễ dãi, lễ mễ, gõ mõ, 
- GV nhận xét, chấm điểm, tổng kết trò chơi
- 2 HS đọc lại
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc lại
- HS viết 
- HS đọc, soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm từ, viết ra giấy
- Các nhóm lên bảng dán
- HS khác nhận xét, đếm từ
- HS đọc lại các từ
1’
C. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
- Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- HS thu vở
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Tập đọc - tuần 24
Tiết 72 : Tiếng đàn
I. Mục tiêu:
1.Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Hiểu ND, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo , hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh . ( trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của
học sinh
5’
A. Kiểm tra bài cũ :
Đọc bài Đối đáp với Vua
Trả lời câu hỏi trong bài.
- GV nhận xét, chấm điểm
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi tên bài 
- HS ghi vở
14’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: - GV đọc mẫu
- Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc. 
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng câu
– GV sửa lỗi phát âm sai
ã Đọc từ, cụm từ khó : vi- ô- lông, ắc- sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng, mát rượi, 
ã Luyện đọc đoạn: 
- Chia bài làm 2 đoạn ứng với hai chỗ xuống dòng
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ: lên dây, ắc – sê, dân chài
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV nhận xét
ã Thi đọc
- GV nhận xét cho điểm
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy
- HS đọc cá nhân - đọc đồng thanh
- HS đọc nối tiếp 
- 2 HS đọc đoạn 
- HS khác nhận xét
- HS đọc nhóm 2
- HS khác nhận xét
- 2 nhóm thi đọc 
- 2 HS thi đọc cả bài
8’
3. Tìm hiểu bài: 
- Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi? (Thuỷ nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.)
- Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
+ trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
- Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
+ Thuỷ rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc- vầng trán tái đi; Thuỷ rung động với bản nhạc- gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn ?
+ ... vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi; lũ trẻ dưới lòng đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa; dân chài đang tung lưới bắt cá; hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. 
- HS quan sát tranh đọc bài, HS khác đọc thầm, trả lời các câu hỏi 
- HS khác nhận xét, bổ sung
6’
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc đoạn văn tả âm thanh của tiếng đàn :
 Khi ắc - sê .... khẽ rung động
- Thi đọc
- HS thi đọc
- HS khác nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò : 
- Nêu nội dung của bài? (Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011
Tập đọc Kể chuyện – tuần 24
Đối đáp với vua
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi , có bản lĩnh từ nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK)
2.Kể chuyện
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ 
- HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện
*.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :
-Tự nhận thức.
-Thể hiện sự tự tin.
-Tư duy sỏng tạo.
-Ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ (nếu có).Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của
 học sinh
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Chương trình xiếc đặc sắc
- Trả lời câu hỏi trong bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
47’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
2.1 Đọc từng câu
– GV sửa lỗi phát âm sai
2.2 Luyện đọc:
ã Đọc đoạn
- Ngắt nhịp câu :
Nước - trong - leo lẻo - / cá - đớp - cá
Trời - nắng - chang chang - / người - trói - người
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
 - HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS nêu ngắt nghỉ ở 2 câu đối
- HS đọc lại câu
25’
ã Đọc đồng thanh
- cả lớp đọc
3. Tìm hiểu bài
a) Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
(
b) Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
c) Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
d) Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
e) Vua ra vế đối thế nào?
g) Cao Bá Quát đối lại ra sao?
=> Biểu lộ sự nhanh trí, lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Nói lên sự bất bình (ngầm trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác cá lớn đớp cá bé).
- Câu đối rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời, từng tiếng, từng từ, từng ngữ:
h) Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi a
- HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi b, c
- HS khác nhận xét, bổ sung
5’
4. Luyện đọc lại : - GV GV nêu yêu cầu
ã Thi đọc đoạn 3 
- Trong bài em thích đọc đoạn nào nhất ? Tại sao?
- HS thi đọc 
- HS trả lời
20’
5. Kể chuyện
b. Hướng dẫn kể chuyện:
1. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- GV chốt: Thứ tự đúng: 3 – 1 – 2 – 4.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
- GV nhận xét, cùng HS bình chọn người kể hay
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu nội dung, thứ tự các tranh
- HS nhận xét, bổ sung
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , 
- HS khác nhận xét
3’
B. Củng cố – dặn dò
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Tập làm văn- tuần 24
Tiết 24: (Nghe – kể) Người bán quạt may mắn
I. Mục tiêu:
Nghe – kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện
Bảng lớp viết : 3 câu hỏi gợi ý
Một chiếc quạt giấy lớn viết một số chữ Hán bằng mực tàu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy  ... vở
- HS chữa miệng
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời 
- HS khác nhận xét
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Em thường tham gia các môn nghệ thuật nào ?
- Dặn dò : chăm chỉ tập luyện, tham gia và tìm hiểu về các môn nghệ thuật đó
- HS trả lời câu hỏi
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
 Kế hoạch bài dạy Môn Tập viết – tuần 24
Tiết 24: Ôn chữ hoa R
I. Mục tiêu:
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R (1dòng) Ph, H (1dòng); viết đúng tên riêng Phan Rang (1dòng) và câu ứng dụng
 Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu. bằng chữ cỡ nhỏ 
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ R hoa
Các chữ Phan Rang và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
Vở TV, bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5’
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét bài viết trước :
- Viết: Quang Trung
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng
- HS viết bảng con
 1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tên bài
- Ôn tập cách viết chữ hoa R 
10’
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
2.1 Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài : P (Ph), R
- GV lần lượt đưa chữ mẫu và nhắc lại cấu tạo , viết mẫu và nêu cách viết từng chữ.
ã Luyện viết chữ R, P
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài 
- HS nhắc lại
- HS viết bảng con 
2.2 Luyện viết từ ứng dụng : Phan Rang
- GV giới thiệu : Phan Rang là tên một thi xã ở tỉnh Ninh Thuận
ã Luyện viết 
2.3 Luyện viết câu ứng dụng
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
ã Tìm hiểu nội dung câu ca dao: Khuyên người ta chăm chỉ cấy cày, làm lụng để có ngày được sung sướng, đầy đủ
ã Luyện viết các chữ : Rủ, Bây
- HS đọc từ ứng dụng
- HS viết bảng con 
- HS đọc câu ứng dụng
- HS giải thích ý nghĩa của câu
- HS khác bổ sung
- HS viết bảng con 
 17’
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
– GV quan sát, uốn nắn
- HS nêu yêu cầu viết 
- HS viết 
 2’
4. Chấm, chữa bài : - GV chấm 1 số bài, nhận xét, giới thiệu
2’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : viết cẩn thận, học thuộc câu tục ngữ
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Kế hoạch bài dạy Môn Tự nhiên và xã hội – tuần 24
Tiết 47 : Hoa
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết :
Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống của con người 
Kể tên các bộ phận của hoa.
Kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau.
*KNS: -KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại hoa.
-Tổng hợp, phân tích thông tin để biết vai trò, lợi ích đối với đời sống thực vật, đời sống con người của các loại hoa
II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh sưu tầm về hoa.Một số loài hoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khả năng kì diệu của lá cây
- Nêu lợi ích của một số loại lá cây
- HS trình bày 
1’
28’
2’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tên bài
2. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
Bước 1: Quan sát và nói về màu sắc của các bông hoa và nói về những bông hoa mà các em mang đến lớp. Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm.
* Kết luận: 
- Các loài hoa thường khác nhau về màu sắc, hình dạng và mùi hương.
- Mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa nhị hoa và cánh hoa 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm của mình sắp xếp các bông hoa sưu tầm được theo từng nhóm tuỳ theo tiêu chí phân loại do nhóm đặt ra . Các bông hoa đó được gắn vào giấy khổ Ao.
ã Làm việc nhóm
ã Trưng bày
- GV và HS bình chọn bộ sưu tập nhiều, đúng và trình bày đẹp
Hoạt động 3:Thảo luận cả lớp
Hoa có chức năng gì?
Hoa thường được dùng để làm gì? Cho ví dụ ?
Quan sát hình trong SGK phân loại hoa nào dùng để trang trí, hoa nào dùng để ăn ?
* Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
Hoa thường được dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác. 
B. Củng cố – dặn dò: Đọc trước nội dung bài sau
- HS quan sát các hình trong các hình vẽ trang 90, 91 SGK và bông hoa theo nhóm 2 theo các gợi ý 
- HS trình bày kết quả 
- HS khác NX-BS
- HS nhắc lại
- HS theo nhóm, dính các loại hoa sưu tầm được theo từng nhóm, ghi chú tên các loại hoa
- HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu bộ sưu tập trước lớp
- HS khác quan sát, tìm hiểu, nhận xét
- HS trình bày 
- HS khác nhận xét
- HS nhắc lại
- HS đọc kết luận trong SGK
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Tự nhiên và xã hội – tuần 24
Tiết 48 : Quả
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết :
Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người .
Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả .
Kể tên một số loại quả có hình dáng , kích thước hoặc mùi vị khác nhau
Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được
*KNS: -KN quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loại quả.
-Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và lợi ích của quả với đời sống của thực vật và đời sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm về quả
Một số loại quả, dao, đĩa,...
Bảng kẻ sẵn bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Nội dung và các hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu lợi ích của một số loài hoa
- HS trình bày 
1’
28’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- hát bài quả : GV giới thiệu, ghi tên bài
2. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
+ Kể tên một số loại quả?
+ Đố biết đó là quả gì ?
+ Trong các loại quả đó, bạn đã được ăn loại quả nào? Mùi vị của nó ra sao ?
+ Nói tên các bộ phận của quả?
+ Người ta thường ăn bộ phận nào của quả ?
 - GV nhận xét, bổ một vài quả
* Kết luận: 
- Các loại quả khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau về kích thước, hình dáng, máu sắc, mùi vị nhưng chúng đều có những phần giống nhau, đó vỏ, thịt, hạt 
- Có phải tất cả các loại quả đều có đủ 3 phần ? 
Hoạt động 2: Thảo luận
* Câu hỏi
- Quả thường được dùng để làm gì?, nêu VD?
- Quan sát các quả thật và quả có trong hình, cho biết những quả nào dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến thức ăn?
- Hạt có chức năng gì?
ã Làm việc nhóm
ã Trình bày
ã Kết luận: 
+ Quả thường được dùng để ăn tươi, làm thức ăn, làm mứt, sirô hay nước ép đóng hộp,... 
+ Khi gặp diều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
Hoạt động 3: Trò chơi
 “ Ai nhanh ai đúng ”
* GV phổ biến luật chơi, dán băng giấy ghi nội dung trò chơi
- Mỗi tổ cử 2 đại diện 
- Bạn thứ 1 viết tên 1 loại quả vào ô của đội mình, bạn còn lại lên đánh dấu đúng các đặc điểm của quả đó vào ô tương ứng, không có sẵn thì phải ghi rõ đặc điểm
- Đội nào đúng, nhanh nhất sẽ giành phần thắng
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi
- Cả lớp hát, 
- HS thực hiện
- HS đưa ra quả mình chuẩn bị - đố bạn
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- HS quan sát, trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét
- HS đọc kết luận trong SGK
- HS trả lời
- HS khác nhận xét, lấy ví dụ
 - HS theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi
- HS trình bày 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nhắc lại
- HS đọc kết luận trong SGK
- HS cử đại diện, xếp thành 2 hàng ngang trước bảng
- HS chơi
- HS khác theo dõi xem bạn nào nhanh nhất
- HS nhận xét
2’
B. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
+ Đọc trước nội dung bài sau
Rút kinh nghiệm bổ sung:
Thứ............ ngày........tháng........năm 2011.
Đạo Đức - tuần 24
Tiết 24: Tôn trọng đám tang (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang .
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất máu người thân của người khác
*KNS: -KN thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác. 
-KN ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. Đồ dùng dạy học:+ Vở bài tập Đạo đức 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy - học
Phương pháp, hình thức tổ chức
15’
I. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình
*Cách tiến hành: 
a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b) tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tông trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c) Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Chốt: 
- Nên tán thành với các ý kiến b, c.
- Không tán thành với ý kiến a.
GV, HS nêu từng ý kiến
Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
GV chốt ý chính
II. Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn các ứng xử đúng trong cấc tình huống gặp đám tang
*Cách tiến hành: 
Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có tang 
Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
Chốt: 
Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
Tình huống b: Em không nên nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
Tình huống d: Em nên khuyên ngăn bạn.
1 HS đọc yêu cầu 
Hoạt động nhóm 3
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV chốt
15’
III. Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên
* Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành: 
Luật chơi: Trong một thời gian nhất định (khoảng 5 - 7 phút), các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: Nên hay Không nên. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc..
Nhận xét: Khen những nhóm thắng cuộc
Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
- GV nêu luật chơi
- HS tiến hành chơi
- Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm
- GV chốt.
2’
IV. Củng cố, dặn dò:
+ Nhận xét tiết học
+ Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
 IV. Rút kinh nghiệm bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 24 KNS.doc