Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (29)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (29)

 TẬP ĐỌC–KỂ CHUYỆN Tiết 70-71

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Sgk/54-Tgdk: 70 phuùt

I-Mục tiêu:

 -Đọc đúng và rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (trả lời được các CH trong SGK).

 -KC:Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn caâu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 * KN Tự nhận thức ;Thể hiện sự tự tin; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định.

II-PTDH:

 GV:Tranh minh họa truyện trong SGK.

 HS:SGK.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 24 (29)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24
 Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2014
 TẬP ĐỌC–KỂ CHUYỆN Tiết 70-71
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
Sgk/54-Tgdk: 70 phút
I-Mục tiêu: 
 -Đọc đúng và rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ (trả lời được các CH trong SGK).
 -KC:Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
 * KN Tự nhận thức ;Thể hiện sự tự tin; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định.
II-PTDH: 
 GV:Tranh minh họa truyện trong SGK.
 HS:SGK.
III-Tiến trình dạy học:
1/Hoạt động1: KTBC ( trình bày ý kiến cá nhân )
-Đọc quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” trả lời câu hỏi 
-Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động 2: GTB-Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
3/Hoạt động 3: Luyện đọc ( thảo luận nhĩm )
a/ Mục tiêu: Đọc đúng và rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
b/ Cách tiến hành:
-GV đọc toàn bài .
-Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc nối tiếp từng câu.
-Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.( Hỏi đáp trước lớp )
a/ Mục tiêu: hiểu được nội dung bài.
b/ Cách tiến hành: 
-Đọc thầm đoạn 1:
 +Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
-Đọc thầm đoạn 2:
 +Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
 +Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn?
-Đọc thành tiếng đoạn 3 và 4:
 +Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối ? 
 +Vua ra vế đối thế nào? 
 +Cao Bá Quát đối lại như thế nào? 
-Nêu nội dung câu chuyện?(Ca ngợi Cao Bá Quát thơng minh, đối đáp giỏi)
Hoạt động 5: Luyện đọc lại 
 -GV đọc lại đoạn 3.
-Thi đọc đoạn văn.
-Đọc lại cả bài.
Hoạt động 6: Kể chuyện -GV nêu nhiệm vụ .
-Hướng dẫn HS kể chuyện .
a-Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn truyện
-Quan sát kĩ 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
-Gọi HS phát biểu.
-GV nhận xét, khẳng định trật tự đúng của các tranh là 3-1-2-4.
b-Kể lại toàn bộ câu chuyện
-Dựa vào tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
-Kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất.
Hoạt động 7: Cc-dd
*Câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau?(Hỏi đáp trước lớp)
-Dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét tiết học.
IV/ Phần bổ sung:hs kể chuyện 	______________________________________
TỐN Tiết:116
 LUYỆN TẬP
Sgk/:120-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở giữa thương).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải tóan.
-Làm bài 1,bài 2(a,b),bài 3,bài 4.
B-PTDH: 
 GV:SGK,bảng phụ.
 HS:Sách, vở, đồ dùng học tập
C-Tiến trình dạy học:
Hoạt động1: KTBC
-3 HS Thực hiện các phép tính: 2718 : 9 3250 : 8 5609 : 7
-Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GTB-Nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 3: Thực hành
*Bài 1/120: Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. 
- HS đặt tính rồi tính.
-GV chữa bài và cho điểm.
*Bài 2(a,b)/120: Biết tìm các thành phần chưa biết
-Nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm.
*Bài 3/120: Biết giải bài toán có hai phép tính
-Đọc đề và gạch dưới những từ quan trọng.
-HS tự làm bài.
-Chữa bài và cho điểm.
*Bài 4/120: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm.
-Trò chơi tiếp sức.
-Tổ chức cho các nhóm tham gia trò chơi.
-Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 4: Củng cố-dặn dị
-Xem lại các bài tập đã làm.BT về nhà:2c/120
-Luyện tập thêm trong vở bài tập.
-Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:----------bài 3 cá nhân-------------------------------------------------------------------
	______________________________
 ĐẠO ĐỨC Tiết:24
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG(THỰC HÀNH)
Sgk/:36-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu: 
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
B-Phương tiện dạy học:
*GV:-Phiếu học tập cho hoạt động 2–Tiết 2
 	-Giấy to, nhị hoa và các cánh cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi Ghép hoa.
*HS:Vở BT Đạo đức.
C-Tiến trình dạy học:
1/Hoạt động1: Kt bài cũ
-GV nêu câu hỏi -Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động 2: GTB-GV nêu mục tiêu bài học
3/Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
*Mục tiêu:HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
-GV đọc lần lượt từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành hay lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng.
*Kết luận:
-Nên tán thành với ý kiến b, c.
-Không tán thành với ý kiến a.
4/Hoạt động 4: Xử lý tình huống
*Mục tiêu:HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống khi gặp đám tang.
+GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống .
+Kết luận:
-Tình huống a: Nếu có thể em nên đi cùng bạn một đoạn đường
-Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, Tivi, chạy sang xem 
-Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn
5/Hoạt động 5: Trò chơi Nên và Không nên
*Mục tiêu: Củng cố bài.
-GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi.
-Luật chơi: Liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang
-Tiến hành chơi.
-Nhận xét khen nhóm thắng cuộc.
6/Hoạt động 6: Củng cố-dặn dị
-Gọi 1 HS đọc ghi nhớ của bài.
-Nhận xét tiếtø học.
DPhầnbổsung:
__________________________________________________________________ 
 Thứ ba ngày 25 tháng 2 năm 2014
 	 THỂ DỤC Tiết:47
 	 NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN-TRỊ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
	SGV/119-Thời gian dự kiến:35 phút
 A- Mục tiêu: 
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
 B- Phương tiện dạy học: - Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
 - Bóng để chơi trò chơi.
 C-Tiến trình dạy học:
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Trò chơi "Đứng ngồi theo hiệu lệnh".
2/ Phần cơ bản :
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 
- Điều khiển cho cả lớp ôn lại động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Lớp tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang, thực hiện mô phỏng cácđộng tác so dây, trao dây, quay dây sau đó cho học sinh chụm hai chân tập nhảy không có dây rồi có dây một lần. 
- GV chia lớp về từng tổ để luyện tập.
- GV đến từng tổ nhắc nhở động viên học sinh tập. 
- Thi đua giữa các tổ bằng cách đếm số lần nhảy liên tục có thể phân từng cặp người nhảy người đếm số lần cho đến cuối cùng ai nhảy được nhiều lần hơn thi chiến thắng.
* Học trò chơi “Ném bóng trúng đích”
- Nêu tên trò chơi -hướng dẫn cho HS cách chơi.
- Yêu cầu HS tập hợp thành 2 đội có số người bằng nhau 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- HS thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và tránh đi một số trường hợp phạm qui.
-Cách chơị không được đứng đối diện với nhau để ném về cự li phải đúng quy định không nênđứng qúa gần sẽ gây nguy hiểm cho những bạn nhặt bóng.
3/ Phần kết thúc:
-Yêu cầu HS làm các động tác thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn, vỗ tay và hát. 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò HS về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
5 phút
12 phút
8 phút
5 phút
4 hàng dọc
4 hàng ngang
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
D-Phần bổ sung: 
	___________________________________
 CHÍNH TẢ(nghe –viết) Tiết:47
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
Sgk/ 51-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi;không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT 2 (a)
B-Phương tiện dạy học: 
 *GV:4 tờ phiếu khổ to viết Bài tập 3.
*HS: Vở CT,SGK.
C-Tiến trình dạy học:
Hoạt động1: KT bài cũ
-GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết 4 từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n (ut/uc)
-Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GTB; GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nghe – viết
 a-Hướng dẫn HS chuẩn bị 
-GV đọc đoạn văn 1 lượt.
-1 HS đọc lại đoạn văn.
-GV nêu câu hỏi:
 +Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào ?
-Tập viết những chữ dễ mắc lỗi.
b-GV đọc bài-HS viết bài.
c-Chấm, chữa bài.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 2(a)/51: Biết tìm các từ có chứa tiếng
-Đọc thầm yêu cầu của bài và làm bài.
-Mời 4 HS lên bảng thi viết nhanh lời giải.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Đọc lại lời giải.
*Bài tập 3(a)/52: Tìm các từ chỉ hoạt động
-Những từ ngữ các em tìm phải là những từ ngữ chỉ hoạt động, chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
-HS làm bài.
-Dán 3 tờ phiếu khổ to, mời 3 nhóm thi tiếp sức.
-Sửa bài và kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 5: Củng cố-dặn dị
-Nhắc HS viết còn mắc lỗi về nhà tiếp tục về nhà tiếp tục luyện tập.
-Nhận xét tiết h ... iết bảng lớp (cả lớp bảng con): Quang Trung, Quê
-Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động 2: GTb; nêu mục đích, yêu cầu tiết học
3/Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a-Luyện viết chữ viết hoa 
 +-Tìm các chữ viết hoa có trong bài?
-GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết
-HS tập viết chữ R, chữ P trên bảng con.
b-HS viết từ ứng dụng .
-Đọc từ ứng dụng.
-Giới thiệu: Phan Rang là tên một Thị xã thuộc Tỉnh Ninh Thuận.
-Tập viết trên bảng con : Phan Rang
c-HS viết câu ứng dụng 
-Đọc câu ứng dụng.
-Nội dung câu ca dao: GV nêu
-Viết trên bảng con các chữ : Rủ, Bây
d-Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết 
-GV nêu yêu cầu.
-Viết bài vào vở.
e-Chấm và chữa bài
4/Hoạt động 4:Củng cố-dặn dị
-GV biểu dương những HS viết đúng, đẹp.
-Khuyến khích HS học thuộc lòng câu ca dao.
D-Phần bổ sung:-------hs rèn chữ đẹp-------------------------------------------------------------
	__________________________________
 TOÁN Tiết:119
LUYỆN TẬP
SGK/122-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu
-Biết đọc, viết và nhận biết giá trị của các số La Mã đã học.
-Bài 1,bài 2,bài 3,bài 4(a,b)
B-Phương tiện dạy học:
 GV:-Đồng hồ có các ghi chữ số La Mã.
 HS:-SGK,Vở.
C-Tiến trình dạy học:
1/Hoạt động1: KT bài cũ
-Treo bảng chữ số La Mã và yêu cầu HS đọc
-Viết các chữ số La Mã : IV, IX, V, VII
-Chữa bài 3b/121
-Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
2/Hoạt động 2: GTB; nêu mục tiêu bài học 
3/Hoạt động 3: Thực hành
*Bài 1/122: HS nhìn đồng hồ và biết đọc số
-Cho HS nhìn vào mặt đồng hồ rồi đọc.
-Nhận xét và cho điểm.
*Bài 2/122: Biết đọc ngược,đọc xuôi các chữ số La Mã
-Cho HS đọc xuôi, ngược các số La mã đã cho.
*Bài 3/122: Biết viết số La Mã
-Cho HS làm bài theo 4 nhóm.
-Dán bài lên bảng.
-Chữa bài và kết luận nhóm thắng cuộc.
*Bài 4(a,b)/122:Biết xếp số La Mã
-Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
4/Hoạt động 4: Củng cố-dặn dị
-Về nhà làm bài tập 4c,bài 5/122 vào vở bài tập
-Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:-------------------------------------------------------------------------------
____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2014
 CHÍNH TẢ (Nghe-viết) Tiết:48
TIẾNG ĐÀN
Sgk/ 56-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bàivăn xuôi;mắc không quá 5 lỗi .
- Làm đúng BT (2) a .
B-Phương tiện dạy học:
*GV:4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi nội dung bài 2.
*HS:SGK,Vở CT.
C-Tiến trình dạy học:
Hoạt động1: KT bài cũ
-GV đọc các từ: Sắp xếp, xào rau, kể chuyện, lễ phép-HS viết bảng con.
-Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GTB;-Nêu mục đích, yêu cầu của bài học
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nghe – viết
a-Hướng dẫn HS chuẩn bị 
-GV đọc 1 lần đoạn văn.
-HS đọc lại đoạn văn.
-Nêu nội dung đoạn văn.
-Tập viết những chữ mình dễ mắc lồi.
b-GV đọc bài-HS viết bài vào vở.
c-Chấm và chữa bài
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài tập 2(a)/56:Tìm từ chỉ hoạt động bắt đầu bằng s/x
-GV dán bảng 3 tờ phiếu, lập tổ trọng tài.
-HS trao đổi theo cặp.
-Mời HS của 3 nhóm lên bảng thi làm bài theo cách tiếp sức.
-Nhiều HS đọc lại kết quả.
-Cả lớp làm bài vào vở.
Hoạt động 5:Củng cố-dặn dị
-GV nhắc những HS còn mắc lỗi chính tả về nhà viết lại.
-Nhận xét tiết học
D-Phần bổ sung:hs viết từ khĩ vào bảng con 
	_______________________________
TOÁN Tiết:120
THỰC HÀNH : XEM ĐỒNG HỒ
Sgk/ 123-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu: 
-Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
-Làm bài1,bài 2,bài 3.
B-Phương tiện dạy học:
 *GV:-Đồng hồ thật (loại chỉ có một kim ngắn và một kim dài)
 	 -Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc nhựa.
 *HS: -SGK,Vở.
C-Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1:KT bài cũ
-Chữa bài 4c, bài 5/122
-Đọc và viết các số La Mã 
-Nhận xét và cho điểm.
-Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GTB;-Nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 3: HD cách xem đồng hồ
-Hướng dẫn cách xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút)
-GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
-Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai :
 +Xác định kim ngắn. 
 +Xác định kim dài.
-Quan sát tranh vẽ đồng hồ thứ ba để HS nêu được thời gian theo hai cách.
-Cho HS xem thêm đồng hồ và đọc giờ theo 2 cách.
Hoạt động 4: Thực hành 
*Bài 1/123: Xác định vị trí kim ngắn,kim dài.
-Hướng dẫn HS làm phần đầu: Xác định vị trí kim ngắn, kim dài. Từ đó, nêu được đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút
-Cho HS tự làm bài .
-Chữa bài và cho điểm.
*Bài 2/123: Thực hành(tự chỉnh kim đồng hồ)
-Cho HS tự làm bài trên đồng hồ cá nhân theo nhóm.
-Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
*Bài 3/124: Nối đồng hồ với kết quả đúng
-Trò chơi: “Nối mỗi đồng hồ với thời gian đã cho thích hợp”
Hoạt động 5: Củng cố-dặn dị
-Về nhà tập xem đồng hồ ở nhà.
-Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:---------------------------------------------------------------------------------------
	_____________________________________________
 TẬP LÀM VĂN Tiết:24
NGHE-KỂ:NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
Sgk/ 56-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
Nghe-kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
B-Phương tiện dạy học:
 GV:-Tranh minh họa truyện trong SGK.
 	 -Một chiếc quạt giấy lớn viết một số chữ Hán bằng mực tàu.
 	 -Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý trong SGK.
 HS:-SGK,VBT.
C-Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: KT bài cũ
-Mời HS đọc bài trước lớp “Kể một buổi biểu diễn nghệ thuật”.
-GV nhận xét bài trước lớp.
-Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GTB; GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nghe – kể chuyện
a-HS chuẩn bị 
-Đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý.
-Quan sát tranh minh họa SGK.
b-GV kể chuyện 
-GV kể thong thả, thay đổi giọng phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
-Giải nghĩa từ. 
-Kể xong lần 2 rồi hỏi HS các câu hỏi trong SGK.
-GV kể lần 3.
c-HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện 
Hoạt động 4: Cả lớp chia nhóm tập kể lại câu chuyện
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
-Đại diện các nhóm thi kể.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Cả lớp và GV bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất; Những bạn chăm chú nghe bạn kể.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dị
-Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện. Kể lại cho người thân nghe.
-Nhận xét tiết học.
D-Phầnbổsung: hs kể lại câu chuyện
===========================================
	ÂM NHẠC Tiết:24
 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: -EM YÊU TRƯỜNG EM VÀ 
 -CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
Sgk/18-20-Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát 
- Tập biểu diễn bài hát.
*Trị chơi :thi gắn nốt nhac nhanh và chính xác
B-Phương tiện dạy học:
*GV:Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc, khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa .
*HS:Vở bài hát.
C-Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: KT bài cũ
-Kiểm tra hát biểu diễn –Nhận xét và ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: GTB; nêu mục đích, yêu cầu giờ học
Hoạt động 3: Ôn bài hát Em yêu trường em.
Cho hs luyện tập hát thuộc bài,kết hợp vận động phụ họa 
Hoạt động 4: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
NDTHNGLL: Thi nốt nhạc nhanh và chính xác
Cách chơi :chia lớp thành các đội , mỗi đội được phát một khuơng nhạctrên giấy bìa cứng và một số nốt nhạc. các đội cĩ nhiệm vụ gắn các nốt nhạc lên khuơng nhạc theo yêu cầu của GV.Đ o6i5nao2 gắn nhanh và chính xác nhất sẽ được thưởng.
-Cho hs hát thuộc bài hát sau đó kết hợp phụ họa gõ đệm theo nhịp 3. Gợi ý cho hs gõ. Gõ theo dãy bàn .
-Hs hát đứng tại chỗ hát vừa hát vừa nhún chân nhịp nhàng theo nhịp 3 .
Hoạt động 5: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông 
-Để ghi độ cao thấp của âm thanh người ta dùng các tên nốt. Các em đã làm quen với 7 nốt là. Đô, rê mi, pha, son, la, si, đố. Mỗi nốt được đặt trên một vị trí của khuông nhạc .
-Để ghi độ dài ngắn của âm thanh người ta dùng các hình nốt. Các em đã làm quen với các hình nốt là: nốt trắng, nốt đen, móc đơn, móc kép.
Hoạt động 6: Củng cố-dặn dị
-Kể tên các nốt nhạc. 
-Nhận xét tiết học.
D- Phần bổ sung: hs háttheo nhĩm..
	__________________________________
 SINH HOẠT TẬP THỂ Tiết:24
TỰ QUẢN
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu: 
-Tổng kết tình hình lớp tuần qua.
-Đề ra phương hướng tuần tới.
B-Phương tiện dạy học: 
-Nội dung tình hình lớp tuần qua.
 -Phương hướng tuần tới.
C-Tiến trình dạy học:
1/Hoạt động 1: Tổng kết tình hình lớp tuần qua
-Báo cáo hoạt động của từng tổ.
-Báo cáo tình hình học tập của lớp.
-Tổng kết tình hình lớp.
-GV nhận xét và tuyên dương những tổ, cá nhân thực hiện tốt. Nhắc nhở những HS chưa nghiêm túc trong học tập.
2/Hoạt động 2: Đề ra phương hướng tuần 25
-Chuyên cần: Đi học đều và đúng giờ.
-Học tập: 
 +Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 +Có ý thức giự trật tự trong giờ học, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 +Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 +Có tinh thần vượt khó trong học tập.
-Rèn luyện thân thể khỏe mạnh qua các giờ thể dục.
-Giữ vệ sinh trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
-Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.3.doc