Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (24)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (24)

Đạo đức (tiết 29)

TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 2)

A. MT

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

* Với học sinh K-G: - Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

 - Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

* GD KNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (24)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 29
Thứ
Môn dạy
Nội dung bài dạy
Thời lượng
Hai
28/3/2011
Đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
Toán
Diện tích hình chữ nhật
Tập đọc
Buổi học thể dục
Kể chuyện
Buổi học thể dục
Ba
29/3/2011
Chính tả
Buổi học thể dục
Toán
Luyện tập
Tập đọc
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
TN&XH
Các hoạt động thông tin liên lạc
Tư
30/3/2011
LT&C
Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
Tập viết
Ơn chữ hoa T ( tt)
Toán
Diện tích hình vuông
Năm
31/3/2011
Chính tả
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ( nghe viết)
Toán
Luyện tập
TN&XH
Hoạt động nông nghiệp
T.công
Làm đồng hồ để bàn ( tiết 2)
Sáu
1/4/2011
TLV
Viết về một trận thi đấu thể thao
Toán
Phép cộng các số trong phạm vi 100.000
SHL
Kiểm điểm tuần 29
Thứ hai, ngày 28 tháng 3 năm 2011
Đạo đức (tiết 29)
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 2)
A. MT
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
* Với học sinh K-G: - Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 - Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
* GD KNS: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.
B. TL & PT
VBT, tranh SGK, phiếu học tập ; các tài liệu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài " Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (T1)"
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Xác định các biện pháp
- YC các nhóm lên trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
- Nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt, những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái đất.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ các nhóm
- Câu hỏi thảo luận VBT
* Kết luận : 
a. Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
b. Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
c. Đúng, vì nếu không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
d. Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
Đ. Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
e. Đúng, vì sử dụng nước bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
4. Hoạt động 3 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
- Chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi : Trong một khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
5. Củng cố - dặn dò
Nhận xét
- HSLL
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm chơi trò chơi
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Toán (tiết 141)
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
A. MT
- Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó.
- Vận dụng để tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
- bài 1, 2, 3.
B. ĐDD - H
Một số HCN (bằng bìa) có kích thước 3cm x 4cm ; 6cm x 5cm ; 20cm x 30cm
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông"
Để đo diện tích hình vuông ta dùng đơn vị đo là gì ?
Xăng-ti-mét vuông viết tắt như thế nào ?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật
Dựa vào hình vẽ SGK, hướng dẫn HS thực hiện theo các bước :
- Tính số ô vuông trong hình (4 x 3 = 12 ô vuông )
- Biết 1 ô vuông có diện tích 1cm2.
- Tính diện tích hình chữ nhật : 4 x 3 = 12 (cm2 )
Từ đó đưa ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật (như SGK)
3. Thực hành
a. Bài 1 : Viết vào ô trống (theo mẫu)
- YC HS tính diện tích, chu vi hình chữ nhật với kích thước cho ở cột 2, 3 theo mẫu ở cột 1
- YC HS nêu lại quy tắc.
b. Bài 2 : Bài toán
c. Bài 3 : Bài toán
4. Củng cố - dặn dò
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm sao 
Nhận xét
- HSLL
- Thực hành và quan sát cùng với GV
- HS thực hành 
(HS TB, Y)
- Vài HS nêu lại quy tắc(HS TB, Y)
 Bài giải
 Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là :
 14 x 5 = 70 (cm2 )
 Đáp số : 70 cm2 
 (HS G, K) Bài giải
 a. Diện tích hình chữ nhật là :
 5 x 3 = 15 (cm2 )
 Đáp số : 15 cm2 
 b. Đổi 2 dm = 20 cm
 Diện tích hình chữ nhật là :
 20 x 9 = 180 (cm2 )
 Đáp số : 180 cm2 
Tập đọc - Kể chuyện (tiết 85)
BUỔI HỌC THỂ DỤC
A. MĐ - YC
* Tập đọc :
- Dọcđúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. (trả lời được các Ch trong SGK)
- GD KNS: Tự nhận thức xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Đặt mục tiêu
- Thể hiện sự tự tin.
* Kể chuyện :
- Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
* HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
B. ĐDD - H
Tranh SGK
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Bài " Tin thể thao" - 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài.
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó - luyện đọc 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
+ HD luyện đọc đoạn 
+ Hiểu từ mới SGK 
+ Tập đặt câu với từ "chật vật"
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC đọc thầm đoạn 1, trả lời :
+ Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ?
+ Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ?
- YC đọc thầm đoạn 2, trả lời : 
+ Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ?
+ Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?
- YC đọc thành tiếng đoạn 2&3, trả lời :
+ Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li ?
+ Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt tên cho câu chuyện.
4. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc lại một đoạn của bài.
- HD đọc đoạn :
 "Nen-li bắt đầu leo một cách cái xà"
- HSLL
- Mỗi HS đọc tiếp nối từng câu
- Luyện đọc
- 3 HS đọc 3 đoạn trước lớp.
- Vài HS tập đặt câu : Chú em phải chật vật lắm mới mua được vé xem bóng đá.
- Các nhóm thi đọc bài trước lớp
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1. Hai HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2&3.
- 1 HS đọc cả bài.
+ Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. (HS TB, Y)
+ Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ; Xtác-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây; Ga-rô-nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai. (HS G, K)
+ Vì cậu bị tật từ nhỏ - bị gù. (HS TB, Y)
+ Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được. (HS TB, Y)
+ Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trám. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. (HS G, K)
+ Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuốngchiến thắng. (HS TB, Y)
+ HS phát biểu : Quyết tâm của Nen-li. / Cậu bé can đảm./ Nen-li dũng cảm./ Chiến thắng bệnh tật./ Một tấm gương đáng khâm phục./ (HS G, K)
- HS luyện đọc đoạn văn
- 3 HS thi đọc 3 đoạn của câu chuyện.
- Một tốp 5 HS đọc theo vai
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ : Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
- YC chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Nhắc các em chú ý thế nào là nhập vai kể lại theo lời nhân vật
- YC 1 HS kể mẫu.
- GV nhận xét
IV. Củng cố - dặn dò
YC VN tập kể lại câu chuyện theo lời nhân vật.
Nhân xét
- 1 HS giỏi kể mẫu
- Từng cặp HS tập kể đoạn 1 theo lời một nhân vật.
- Một vài HS thi kể trước lớp. (HS G, K)
Thứ ba, ngày 29tháng 3 năm 2011
Chính tả (tiết 57)
BUỔI HỌC THỂ DỤC
A. MT
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Viết đúng các têm riêng người nước ngoài trong câu chuyện Buổi học thể dục (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b
B. ĐDD - H
Bảng lớp viết 3 lần các từ ngữ trong BT3a hoặc 3b.
Tranh, ảnh về một số môn thể thao ở BT3 (nếu có)
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Viết lại các từ : bóng rổ, nhảy cao, đấu võ, thể dục.
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
 Nêu MĐ,YC tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc lần 1 đoạn văn viết.
+ Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
b. Viết từ khó
- Phân tích chính tả : Nen-li, cái xà, khuỷu tay, thở dốc, rạng rỡ, n ...  GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
A. MT
- Nghe – viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT(2) a/b.
B. ĐDD - H
Bảng lớp viết nội dung BT 2a hoặc 2b
Bảng con
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Viết lại các từ : điền kinh, duyệt binh, truyền tin, thể dục thể hình
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hướng dẫn nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Đọc lần 1 đoạn văn viết.
+ Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục ?
b. Viết từ khó
c. Hướng dẫn viết bài
- Hướng dẫn cách viết, cách trình bày.
- Đọc lần 2
- Đọc lần 3
d. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
* BT2 : (lựa chọn)
4. Củng cố - dặn dò
- YC VN chữa lỗi sai.
- Nhận xét tiết học
- HSLL
- 2 HS đọc lại
- Viết bảng con
- Viết bài vào vở
- Soát bài
- Đổi vở bắt lỗi
a. bác sĩ - mỗi sáng - xung quanh - thị xã - ra sao - sút
b. lớp mình - điền kinh - tin - học sinh.
Tập đọc (tiết 87)
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC
A. MĐ - YC
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe. (trả lời được các CH trong SGK).
* GD KNS: - Đảm nhận trách nhiệm.
 - Xác định giá trị.
 - Lắng nghe tích cực.
B. ĐDD - H
Tranh sgk
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Bé thành phi công"
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp GNT
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó ghi bảng - luyện đọc
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ Hiểu từ mới : SGK. Tập đặt câu với từ "bồi bổ"
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- YC cả lớp đọc thầm bài văn, trả lời :
+ Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ?
+ Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?
+ Em hiểu ra điều gì sau khi đọc "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Bác Hồ ?
+ Em sẽ làm gì sau khi đọc "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Bác Hồ ?
4.Luyện đọc lại
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh đọc bài.
5. Củng cố - Dặn dò
Nhắc HS có ý thức luyện tập thể dục để bồi bổ sức khoẻ.
Nhận xét
- HSLL
- HS đọc tiếp nối
- Luyện đọc
- HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Các nhóm đọc bài
- Cả lớp ĐT cả bài.
+ Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có sức khoẻ mới làm thành công.
+ Vì mỗi một người dân yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ. (HS G, K)
+ Bác Hồ là tấm gương về rèn luyện thân thể./ Sức khoẻ là vốn quý, muốn làm việc gì thành công cũng phải có sức khoẻ./ Mỗi người dân đều phải có bổn phận luyện tập, bồi bổ sức khoẻ. (HS G, K)
+ Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục thể thao. / Từ nay, em sẽ tập thể dục buổi sáng./ Em sẽ luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh. (HS TB, Y)
- HS khá đọc lại toàn bài.
- Một vài HS thi đọc.
Toán (tiết 144)
LUYỆN TẬP
A. MT
- Biết tính diện tích hình vuông.
- Bài 1, 2, 3 ( a).
B. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : Muốn tính diện tích HCN ta làm sao ?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Thực hành
a). Bài 1 : HS áp dụng quy tắc để tính 
b) Bài 2 : HS tự làm 
c) Bài 3 : HS tính chu vi và diện tích HCN và HV rồi mới so sánh .
- Nhận xét 
(HS TB, Y)
Diện tích hình vuông là :
 7 x 7 = 49 ( cm2 ) 
b) Diện tích hình vuông là :
 5 x 5 = 25 ( cm2 ) 
- HS tự làm 
(HS TB, Y)
- HS làm bài CN .
(HS G, K)
TN&XH (tiết 57)
THỰC HÀNH : ĐI THĂM THIÊN NHIÊN (tt)
A. MT
- Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên.
* Biết phân loại được một số cây, con vật đã gặp.
* GD KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loại cây, con vật; khái quát hóa về đặc điểm chung của con vật và động vật.
- Kĩ năng hợp tắc: hợp tác khi làm việc nhóm như: Kĩ năng, lắng nghe trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiếm người khác, tự tin, nổ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
- Trình bày sáng tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin
B. ĐDD - H
Tranh SGK, phiếu học tập
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : bài "Thú (tt)"
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 2 : Thảo luận
- GV điều khiển HS thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Nêu những đặc điểm chung của thực vật ; đặc điểm chung của động vật.
+ Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật.
* Kết luận : 
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung : rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,  khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần : đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật.
3. Dặn dò
Nhận xét
- HSLL
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận
- Trình bày kết quả 
Thủ công (tiết 29)
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (tiết 2)
A. MT
- Biết cách làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
* Với HS khéo tay: Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
B. CB
Mẫu đồng hồ để bàn
Quy trình làm đồng hồ.
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : KTDCHT
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : HD thực hành
- YC nhắc lại các bước thực hiện đồng hồ.
- GV nhắc lại quy trình thực hiện làm đồng hồ để bàn.
3. Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá
4. Dặn dò
Nhận xét
- HSLL
- HS nhắc lại 3 bước :
+ Bước 1 : Cắt giấy
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ )
+ Bước 3 : Làm đồng hồ hoàn chỉnh
- Trưng bày sản phẩm
Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn (tiết 29)
KỂ VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
A. MT
- Dựa vào bài TLV miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao.
B. ĐDD - H
Tranh, ảnh SGK; Bảng lớp viết nội dung của BT (tuần 28)
C. HĐD - H
I. Ổn định
II. KTBC : 2 HS kể lại trận thi đấu thể thao mà các em có dịp xem.
III. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS làm bài tập
a. Bài tập 1
- Nhắc HS : Trước khi viết, cần xem lại những câu hỏi gợi ý ở BT1 (tiết TLV tuần 28) đó là những nội dung cơ bản cần kể người viết vẫn có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào các gợi ý.
+ Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu,
- YC HS viết bài
- Nhận xét, chấm chữa một số bài
3. Củng cố - dặn dò
YC VN tiếp tục hoàn thiện bài viết.
Nhận xét
- HSLL
- 1 HS đọc YC của BT
- HS viết bài
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
Toán (tiết 145)
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
A. MT
- Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. 
- Bài 1, 2 ( a) , 4
B. ĐDD - H
Bảng phụ
C. HĐD - H
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 
45 732 + 36 194
- HD thực hiện phép cộng như SGK
- Giúp HS tự nêu được : Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
2. Thực hành
a. Bài 1 : Tính
b. Bài 2 (a): Đặt tính rồi tính
c. Bài 4 : Bài toán
3. Củng cố - dặn dò
Tổ chức thi làm tính cộng
Nhận xét
- HS thực hiện phép cộng như SGK
- HS tính kết quả(HS TB, Y)
- Đặt tính rồi tính kết quả(HS TB, Y)
- HS tự làm bài - Đ/s : 5km(HS G, K)
Âm nhạc (tiết 29)
TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
A. MT
- Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học.
* Tập viết các nốt nhạc trên khuông.
B. CB
Bảng kẻ khuông nhạc. Tổ chức trò chơi.
C. HĐD - H
I. KTBC : Vài HS hát
II. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GTB : GV ghi tựa
2. Hoạt động 1 : Tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
- GV hướng dẫn ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
3. Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc
- Giơ bàn tay làm khuông nhạc, xoè 5 ngón tay tượng trưng 5 dòng kẻ nhạc. Cho HS đếm từ ngón út là dòng 1 rồi đến dòng 2, 3, 4, 5. Chỉ vào ngón út, GV hỏi :
+ Nốt nhạc ở dòng 1 tên là nốt gì ?
+ Nốt nhạc ở dòng 2 tên là nốt gì ?
- GV chỉ vào khe 2, hỏi :
+ Nốt nằm giữa khe 2 là nốt gì ?
- GV giơ bàn tay. Hỏi : nốt Mi, rồi nốt Son, nốt La, nốt Si,
- YC HS chỉ vào ngón tay của mình.
- Gọi 1 HS lên trước lớp dùng "khuông nhạc bàn tay" để đố các bạn.
4. Hoạt động 3 : Tập viết nốt nhạc trên khuông
- GV đọc tên nốt.
Nhận xét
- HSLL
- HS tập ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
- HS chơi trò chơi âm nhạc.
+ Nốt : Mi
+ Nốt : Son
- HS đếm thứ tự các khe. Khe 1 (giữa ngón út và ngón đeo nhẫn) rồi đến khe 2, 3.
+ Nốt : La
- HS làm theo
- HS chỉ vào ngón tay của mình
- 1 HS lên trước lớp thực hành.
- HS lên bảng viết tên nốt nhạc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 29CKTKNKNS.doc