Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (25)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (25)

 Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 87 + 88

BUỔI HỌC THỂ DỤC

A / Mục tiêu:

- Luyện đọc đúng các từ: Đê – rốt – ti, Xtác – đi, Ga – rô – nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay Đọc đúng giọng các câu cảm,câu cầu khiến.

- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Kể chuyện:Bước đầu biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật. ( HS K-G biết kể toàn bộ câu chuyện )

B /Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong SGK, tranh về gà tây, bò mộng.

 C/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 29 Ngày soạn: 25/3/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
	 Tập đọc - Kể chuyện Tiết: 87 + 88 
BUỔI HỌC THỂ DỤC
A / Mục tiêu: 
- Luyện đọc đúng các từ: Đê – rốt – ti, Xtác – đi, Ga – rô – nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay Đọc đúng giọng các câu cảm,câu cầu khiến.
- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Kể chuyện:Bước đầu biết kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật. ( HS K-G biết kể toàn bộ câu chuyện )
B /Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong SGK, tranh về gà tây, bò mộng.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS đọc lại bài: Cùng vui chơi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
2/ Bài mới:
* Giới thiệu chủ điểm và truyện đọc : 
- Y/C HS quan sát tranh minh hoạ nói về những hình ảnh trong tranh. GV giới thiệu bài
* Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu , HD cách đọc từng đoạn.
- HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
 - Luyện đọc từ khó ở mục A
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. Đoạn 1: giọng sôi nổi. Đoạn 2: giọng đọc chậm rãi. Đoạn 3: hân hoan, cảm động.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - Cả lớp đọc ĐT đoạn 1, 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3.Một HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc thầm từng đoạn và TLCH:
- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?Các bạn trong lớp thể hiện bài tập thể dục như thế nào?
- Vì sao Nen- li được miễn tập thể dục?
- Vì sao Nen- li cố xin thầy cho được tập như mọi người?
- Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li?
- Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện?
* Luyện đọc lại: 
 - 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn câu chuyện.GV hướng dẫn học sinh đọc và nhấn giọng một số từ ngữ.
 Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa.,/ mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo.// Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích : / “Cố lên !// Cố lên ! ”//
 Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.//  “Hoan hô ! // Cố tí nữa thôi ! ”/ - Mọi người reo lên. // Lát sau,/ Nen-li đã nắm chặt được cái xà.//
 - Một vài nhóm HS, mỗi nhóm 5 em tự phân các vai thi đọc lại câu chuyện.
 -Nhận xét và tuyên dương HS đọc bài tốt.
- YCHS tự liên hệ bản thân.
KỂ CHUYỆN
1/ GV nêu nhiệm vụ: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
2/ H/dẫn HS kể chuyện 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- GV hướng dẫn HS cách làm thế nào để nhập vai kể lại theo lời nhân vật.
- Một HS kể mẫu, GV nhận xét
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà tập kể lại chuyện .
- Học sinh đọc. 
- HS quan sát tranh minh họa.
- HS theo dõi SGK .
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu đến hết bài (2 lượt).
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- HS đọc phần chú giải để hiểu các từ mới.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi 
- Đọc từng đoạn
- HS đọc bài & trả lời câu hỏi :
- Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.
- Vì cậu bị tật từ nhỏ- bị gù.
- Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
-Nen- li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa....nắm chặt được cái xà.....rạng rỡ vẻ chiến thắng.
- Quyết tâm của Nen- li; Cậu bé can đảm..
- HS đọc
- Luyện đọc phân vai theo nhóm
- HS thi đọc 
- Học sinh lien hệ bản thân
- HS lắng nghe & theo dõi trong SGK .
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS nghe kể, nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể theo nhóm.
- Một vài HS thi kể trước lớp.( HSKG kể toàn bộ câu chuyện.
- Nhắc nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau.
..................................................................................
	Toán Tiết: 141 
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
A/ Mục tiêu : 
 - Nắm được quy tắc tính diện tích HCN khi biết hai cạnh của nó.
 - Vận dụng để tính diện tích một số HCN đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét.
 - Giáo dục HS chăm học.
B/ Chuẩn bị : 1HCN bằng bìa có chiều dài 4ô, chiều rộng 3 ô.
C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
- GV đọc, yêu cầu HS lên bảng viết các số đo diện tích:
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
* Xây dựng qui tắc tính diện tích HCN: 
- GV gắn HCN lên bảng.
+ Mỗi hàng có mấy ô vuông ?
+ Có tất cả mấy hàng như thế ?
+ Hãy tính số ô vuông trong HCN ?
+ Diện tích 1 ô vuông có bao nhiêu cm2 ?
+ Chiều dài HCN là bao nhiêu cm, chiều rộng dài bao nhiêu cm ?
+ Tính diện tích HCN ?
+ Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào 
- Ghi quy tắc lên bảng.
- Cho HS đọc nhiều lần QT, ghi nhớ. 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Phân tích mẫu.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi và diện tích HCN.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Mời 2 em lần lượt lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu từng cặp đổi chéo vở và KT bài.
- Mời một HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Em có nhận xét gì về đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng HCN ?
+ Để tính được diện tích HCN em cần làm gì ?
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Cho HS nhắc lại QT tính diện tích HCN.
- Về nhà học thuộc QT và xem lại các BT đã làm.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu. 
- Lớp quan sát lên bảng và TLCH:
+ Mỗi hàng có 4 ô vuông.
+ Có tất cả 3 hàng.
+ Số ô vuông trong HCN là: 4 x 3 = 12 (ô vuông)
+ Diện tích 1 ô vuông là 1cm2 
+ Chiều dài HCN là 4cm, chiều rộng là 3cm.
+ Diện tích HCN là: 4 x 3 = 12 (cm2)
+ Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
- HS đọc QT trên nhiều lần.
- Một em đọc yêu cầu và mẫu. 
- Một em nêu lại cách tính chu vi và diện tích HCN.
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
Chiều dài
10
32
Chiều rộng
4
8
Chu vi HCN
28 cm
80 cm
Diện tích HCN
40 cm2
256 cm2
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp phân tích bài toán rồi t]j làm bài vào vở.
- Đối chéo vở để KT bài nhau.
- Một HS lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
Diện tích mảnh bìa HCN là:
14 x 5 = 70 (cm2)
Đáp số : 70 cm2
- Một em đọc bài toán.
+ Khác nhau.
+ Cần đổi về cùng đơn vị đo.
- Lớp thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng giải bài, lớp nhận xét bổ sung.
Giải :
a) Diện tích mảnh bìa HCN là:
3 x 5 = 15 (cm2)
Đáp số : 15 cm2
 b) Đổi 2dm = 20cm
Diện tích mảnh bìa HCN là:
20 x 9 = 180 (cm2)
Đáp số : 180 cm2
- Vài HS nhắc lại QT tính diện tích HCN.
................................................................................
 Đạo đức Tiết: 29
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC(TIẾT 2)
A/ Mục tiêu :
 - Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống .
 - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm
- HS biết sử dụng tiết kiệm nước , biết bảo vệ nguồn nước đễ không bị ô nhiễm 
- HS có thái độ phản đối những hành vi sử dung lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước .
 B- Chuẩn bị :
- Các tư liệu về sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương ..
- VBT
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Xác định các biện pháp.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả điều tra thực trạng và các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và bình chọn biện pháp hay nhất.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm, tuyên dương.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
- Chia nhóm. 
- Phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu về cách đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích.
- GV nêu ra các ý kiến trong phiếu.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Các ý kiến a, b là sai vì nguồn nước chỉ có hạn. Các ý kiến c, d, đ, e là đúng.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng “. 
- Chia nhóm và phổ biến cách chơi: các nhóm ghi ra giấy những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước trong thời gian 3 phút.
 Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm.
- GV kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dung trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ dể nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Gọi HS nhắc lại KL trên.
* Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Về nhà thực hiện đúng với những điều vừa học
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp về kết quả điều tra thực trạng và những biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung và bình chọn nhóm có cách xử lí hay nhất.
- Các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm thảo luận và ghi ra giấy những việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Nhắc lại KL nhiều lần.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
********************************************************************* 
Ngày soạn: 26/3/ 2011
Ngày dạy: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
BUỔI SÁNG	 Toán Tiết: 142 
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : 
 - Luyện tập về cách tính diện tích HCN theo kích thước cho trước.
 - Giáo dục HS chăm học.
B/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ.
C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS chữa bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật.
* Giáo viên nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới:
 *. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Bài cho kích thước của hình chữ nhật như thế nào ?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Khi thực hiện tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật, chúng ta phải chú ý đến điều gì về đơn vị của số đo các cạnh ?
- Yêu cầu học sinh làm bài ( GV giúp HS yếu đổi  ... tập 2b 
+ HS2 : Làm bài 3.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 100 000.
- Một HS thực hiện : 45732
 +36195
 81927
+ Đặt tính sao cho các chữ số thuộc từng hàng thẳng cột rồi viết dấu cộng kẻ vạch ngang và cộng từ trái sang phải.
- Nhắc lại QT.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 1HS nêu yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài.
- Hai em lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
- Đổi vở để KT bài nhau.
- 1HS nêu yêu cầu BT: Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở. 
- Hai HS lên bảng giải bài, lớp bổ sung. 
 14657 46823 12804
 +36412 +32165 + 34625
 51069 78988 47429
- Một em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. 
Giải :
Diện tích hình chữ nhật ABC:
9 x 6 = 54 ( cm2 )
Đáp số : 54 cm2
- Một em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. 
Giải :
Độ dài đoạn đường AC là:
2350 - 350 = 2000 (m)
2000m = 2km
Độ dài đoạn đường AD :
2 + 3 = 5 (km )
Đáp số : 5 km
....................................................................................
	 Tập làm văn Tiết: 29 
VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
 A/ Mục tiêu : 
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (cả đặt tính và thực hiện phép tính)
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính
- Bài tập cần làm ( B1, B2(a), B4)
B/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý bài tập 1 tiết tập làm văn tuần 28.
C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem bài 1 tuần 28.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gợi ý để HS có thể nhớ lại những nội dung cơ bản đã kể ở tuần 28.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
 c) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Hai em lên bảng “ Kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem qua bài tập 1 đã học.
- Một em đọc yêu cầu đề bài.
- Thực hiện viết lại những điều đã kể ở bài tập 1 đã học ở tuần 28 thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 - 7 câu kể về một trận thi đấu thể thao. 
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
*********************************************************************
--------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------
Tiết 4	 Thủ công: 
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 2)
 A/ Mục tiêu: 
 - Học sinh làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật. 
 - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi. 
 B/ Đồ dùng dạy học: Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu 
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
* Hoạt động 3 : Yêu cầu HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- Gọi một HS nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Lưu ý HS khi gấp các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ, đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Hướng dẫn cách trang trí lịch ghi thứ, nhãn hiệu đồng hồ,vv 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành gấp và trang trí đồng hồ để bàn.
- Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bàn.
- Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp.
 b) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Về nhà tập làm lại đồng hổ nhiều lần.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. 
- Hai em nêu lại trình tự các bước gấp đồng hồ để bàn.
+ Bước 1 : Cắt giấy 
+ Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ :
 Làm khung đồng hồ.
+ Bước 3 : Hoàn thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Các nhóm thực hành làm đồng hồ để bàn.
- Hai em nêu các bước gấp đồng hồ để bàn.
======================================================
Chiều: Tiết 1:	Luyện Tập làm văn:
VIẾT VỀ MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO
 A/ Mục tiêu : 
 - Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài văn miệng tiết trước HS viết được một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 – 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý bài tập 1.
 C/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét . 
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
 b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gợi ý để HS có thể nhớ lại những nội dung cơ bản đã kể ở tuần 28.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
 c) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Lắng nghe.
- Một em đọc yêu cầu đề bài.
- Thực hiện viết lại những điều đã kể ở bài tập 1 đã học ở tuần 28 thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 - 7 câu kể về một trận thi đấu thể thao. 
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
--------------------------------------------------
Tiết 3:	 SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: - HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè,
II.Chuẩn bị:	- Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III.Lên lớp:
1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi.(Diệu Trinh, Võ Trinh,...)
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt.(Quỳnh Nhi, Diệu Sương...)
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ: Lam, Trinh, Quân,... 
- Tồn tại: 
 + Một số HS chưa chú ý nghe giảng, (Cường, Đạt, Giản,...)
 	- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Tổng kết: - Hát tập thể.
--------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 4/4/ 2009
 	Ngày giảng: Thứ ba, ngày 7 tháng 4 năm 2009
Tiết 1:	 	Thể dục: 
ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
TRÒ CHƠI: NHẢY ĐUÚNG - NHẢY NHANH
 A/ Mục tiêu: - SGV. 
 B/ Địa điểm phương tiện : - Mỗi HS 1 cờ nhỏ để cầm tập TD. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
 - Còi, kẻ sẵn vạch để chơi TC.
 C/ Hoạt động dạy học:	
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Bật nhảy tại chỗ 5 – 8 lần theo nhịp vỗ tay.
- Chơi trò chơi “ Tìm quả ăn được “.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu lớp làm các động tác của bài thể dục phát triển chung từ 2 đến 4 lần.
- Lần 1, GV hô để lớp tập. Lần 3,4 cán sự hô tập liên hoàn 2 x 8 nhịp.
- Chuyển thành đội hình đồng diễn rồi thực hiện bài thể dục phát triển chung 3 x 8 nhịp: 1 lần.
- Theo dõi nhận xét sửa sai cho học sinh.
* Chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh “.
- Nêu tên trò chơi hướng dẫn cho học sinh cách chơi.
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau. 
- Cho một nhóm ra chơi làm mẫu, đồng thời giải thích cách chơi.
- Học sinh thực hiện chơi trò chơi thử một lượt.
- Sau đó cho chơi chính thức.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § § 
§ § § § § § § §
 GV
----------------------------------------------
-----------------------------------------------------
Tiết 4: 	Mỹ thuật 
VẼ TRANH TĨNH VẬT (LỌ VÀ HOA)
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết thêm về tranh tĩnh vật.
- Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích.
- Hiểu được vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh tĩnh vật và tranh thể loại khác .
- Mẫu vẽ: lọ và hoa
- Bốn bài của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu yêu cầu của bài học.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên bày mẫu ở vị trí học sinh dễ quan sát. Yêu cầu tất cả cùng quan sát mẫu
- ở vị trí em ngồi thì thấy lọ và quả vật nào ở trước ? Cái nào lớn hơn ?
- Hình dáng, tỷ lệ của lọ hoa và quả ?
- Đậm nhạt và màu sắc của mẫu ?
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu.
- Giáo viên vẽ phác lên bang và chỉ cho học sinh thấy các bước tiến hành.
+ Ước lượng chiều cao so với chiều ngang của toàn bộ vật mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Phác hình bằng các nét thẳng
+ Chỉnh sửa cho giống mẫu.
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.
Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước.
- Yêu cầu học sinh quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ.
- Dựng dọc giấy để vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Cho học sinh nhận xét và chọn bài mà em thích nhất.
---------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Âm nhạc
(GVBM)
----------------------------------------------
	Ngày soạn: 7/4/ 2009
 	Ngày giảng: Thứ năm, ngày 9 tháng 4 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 29hai buoi ngay.doc