Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (26)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (26)

Tiết 1+2

Môn: Tập đọc – Kể chuyện

Bài: Buổi học thể dục

I/. Mục tiêu:

* Tập Đọc

- Đọc đúng các câu cảm, câu cầu khiến .

-Hiểu ND: ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* Kể chuyện:

-Bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.

- HS K-G biết kể toàn bộ câu chuyện.

II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

- Thể hiện sự cảm thông.

- Đặt mục tiêu

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 29 (26)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
(Từ ngày 21/3/2011 đến ngày 25/3/2011)
Thứ hai ngày 21 tháng 3 năm 2011
Tiết 1+2
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Bài: Buổi học thể dục
I/. Mục tiêu: 
* Tập Đọc 
- Đọc đúng các câu cảm, câu cầu khiến .
-Hiểu ND: ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền (trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
* Kể chuyện: 
-Bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- HS K-G biết kể toàn bộ câu chuyện.
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Đặt mục tiêu
III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cưc có thể sử dụng trong bài:
Đặt câu hỏi
Thảo luận cặp đôi – chia sẻ
Trình bày ý kiến cá nhân.
IV/ Phương tiện dạy học:
-GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
- HS: Vở ghi, SGK
V/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
Môn: Tập đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Cùng vui chơi”
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét ghi điểm. 
3/ Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
3.2. Các hoạt động:
* HĐ 1: Luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần
-GV gọi HS đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-GV gọi HS đọc từng đoạn trước lớp
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó. 
-YC Học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
*HĐ 2: Tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì?
-Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục ntn ?
-YC HS đọc thầm đoạn 2.
-Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
-Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người? 
-YC HS đọc thầm đoạn 2, 3.
-Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li.
-Em hãy đặt cho câu chuyện bằng một tên khác?
-GV treo bảng phụ các gợi ý cho HS chọn và giải thích vì sao em chọn ý đó.
* HĐ 3: Luyện đọc lại: 
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-GV cho HS đọc theo cặp
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
- HS báo cáo sĩ số lớp
-3 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
- HS nhận xét
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài. HS đọc theo HD của GV: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay.
-3 HS đọc, mỗi em đọc một đọan 
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh 
-1 HS đọc
-1 HS đọc đoạn 1.
-Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao rồi đứng thẳng người trên xà ngang.
-Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti .con bò mọng non.
- HS đọc thầm đoạn 2.
-Vì bị tật từ nhỏ. Nen-li bị gù.
-Vì Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn đã làm.
- HS đọc thầm đoạn 2, 3.
-Nhóm đôi: Nen-li bắt đầu leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán, cậu cố sức leo, Nen-li rướn người lên, Nen-li nắm chặt được cái xà.
-Cậu bé can đảm.
-Nen-li dũng cảm.
-Một tấm gương sang
-HS theo dõi GV đọc.
- HS đọc theo cặp. 
-HS xung phong thi đọc.
-5 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
Tiết 2
Môn: Kể chuyện
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
-Các em kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
-GV cho HS kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật. Các em có thể theo lời Nen-li, lời Đê-rốt-ti, Cô-rét-ti, Ga-rô-nê, hoặc kể theo lời thầy giáo.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
-Hỏi: Câu chuyện ca ngợi điều gì? 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-1 HS đọc YC SGK.
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1. (chọn một nhân vật để mình sắp vai kể).
-HS kể theo YC. Từng cặp HS kể theo đoạn.
- HS thi kể theo đoạn trước lớp. HSK-G kể cả câu chuyện
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
-Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
* Rút kinh nghiệm:	
Tiết 3
Môn: Toán
Bài: Diện tích hình chữ nhật
I/ Mục tiêu:
-Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết 2 cạnh của nó.
-Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
II/ Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.Hình minh hoạ SGK
HS: vở ghi, SGK, bảng con
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng đọc các đơn vị đo diện tich
- Nhận xét-ghi điểm
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. 
* HĐ 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- GV phát cho mỗi HS một hình chữ nhật đã chuẩn bị như phần bài học của SGK.
-Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu hình vuông?
-GV hỏi: Em làm thế nào để tìm được 12 ô vuông?
-GV hướng dẫn HS cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD:
+Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng?
+Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông?
+Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông?
-GV hỏi: Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
-Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
-GV yêu cầu HS đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.
-GV yêu cầu HS thực hiện phép tính nhân 4cm x 3cm.
-GV giới thiệu: 4cm x 3cm= 12cm2, 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. 
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
-GV hỏi lại: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? 
* HĐ 2: Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT1
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: -GV gọi HS đọc đề toán.
-GV tóm tắt bài toán, gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét 
-Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3-Gọi HS đọc đề bài.
- Em có nhận xét gì về số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật trong phần b?
-Vậy, muốn tính được diện tích hình chữ nhật b, chúng ta phải làm gì trước?
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò: 
- HS nhắc lại qui tắc tính diện tích HCN.
-Nhận xét, tuyên dương 
-YC HS về luyện tập thêm các bài tập ở VBT, học thuộc qui tắc và chuẩn bị bài sau
- Hát tập thể
-2 HS lên bảng 
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
-HS nhận đồ dùng.
-Gồm 12 hình vuông.
-HS trả lời theo cách tìm của mình (có thể đếm, có thể thực hiện phép nhân 4 x 3, có thể thực hiện phép cộng 4 + 4 +4 hoặc 3 + 3 + 3)
+Được chia làm 3 hàng.
+Mỗi hàng có 4 ô vuông.
+Hình chữ nhật ABCD có:
4 x 3 = 12 (ô vuông)
-Mỗi ô vuông là 1cm2.
-Hình chữ nhật ABCD có diện tích là 12cm2.
-HS dùng thước đo và báo cáo kết quả: Chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm.
-HS thực hiện 4 x 3= 12. (HS có thể ghi đơn vị của kết quả là cm)
-HS nhắc lại kết luận.
- HS đọc yêu cầu
- HS nhắc lại
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu
- 1 HS đọc
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 
- HS nhận xét
-1 HS đọc trước lớp.
-Chiều dài và chiều rộng không cùng một đơn vị đo.
-Phải đổi số đo chiều dài thành xăng-ti-mét vuông.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- HS nhắc lại qui tắc tính diện tích HCN
* Rút kinh nghiệm:	
Tiết 4
Môn: Đạo đức
Bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
* GDBVMT: Toàn phần
I. Mục tiêu: 
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước .
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm .
- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
* HS khá, giỏi:
- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.
* GDBVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, gốp phần bảo vệ môi trường.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo về nguồn nước ở nhà và ở trường
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nướcở nhà và ở trường.
III. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Dự án.
Thảo luận.
IV. Phương tiện dạy hoc:
- GV: Tài liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương. Phiếu học tập cho hoạt động 2 và 3 của tiết 1.
- HS: Vở BT, vở ghi
V. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Ổn định lớp:
2.KTBC: 
- Ta nên sử dụng nguồn nước như thế nào?
- GV nhận xét , đánh giá
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
3.2. Các hoạt động:
* Hoạt động1: Các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
-GV yêu cầu hoạt động nhóm, thảo luận tìm ra biện pháp hay nhất.
-GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay và khen cả lớp là những nhà bảo vệ môi trường tốt. Những chủ nhân tương lai vì sự phát triển bền vững của Trái Đất.
 * Hoạt động 2: Đưa ra ý kiến đúng ,sai
-GV chia nhóm, phát phiếu học tập, các nhóm đánh giá các ý kiến ghi trong phiếu và giải thích lí do
* Hoạt động3: Trò chơi ai nhanh ai đúng
 -GV chia HS thành các nhóm và phổ biến cách chơi. Trong 1 khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
 -Nhận xét và đánh giá. 
Kết luận: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
4.Củng cố – Dăn dò:
-Nhận xét tiết học.
-GV nhắc nhở HS cần phải tiết kiệm nước để mọi người đều có nước dùng trong sinh hoạt.
-Chuẩn bị tiết sau.
- 3 HS lên bảng
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
-Các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết  ... ủng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
-4 HS nêu, lớp nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
- HS đọc
-2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
-1 HS đọc BT SGK.
-1 HS lên bảng, lớp làm vở.
-1 HS đọc BT.
-Hình chữ nhật có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3cm.
-Hình vuông có cạnh là 4cm.
-1 HS lên bảng, lớp làm nháp phần a, HS khá, giỏi làm thêm phần b
- HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu ngày 25 tháng 3 năm 2011
Tiết 1
Môn: Tập làm văn
Bài: Viết về một trận thi đấu thể thao
I . Mục tiêu:
-Dựa vào bài làm miệng tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 câu ) kể lại một trân thi đấu thể thao.
II/ Phương tiện dạy học:
-GV: Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý tiết TLV tuần 28.
- HS: vở ghi, SGK,
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 
2. KTBC: 
-Cho HS kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
-Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. 
3.2. Các hoạt động:
*HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
-GV: Nhắc lại YC: Trước khi viết, các em phải xem lại các câu hỏi gợi ý ở BT1 (trang 88). Đó là điểm tựa để các em dựa vào mà trình bày bài viết của mình.
-Các em cần viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
-Các em cần viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết vào vở.
-Cho HS viết bài.
-Cho HS trình bày bài viết.
-GV nhận xét.
+ Em viết về môn thể thao nào? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe bài viết của mình.
+ Còn em, em có viết về môn thể thao giống của bạn không? Hãy đọc cho cả lớp cùng nghe bài viết của mình.
-GV chấm nhanh một số bài, nhận xét cho điểm.
-GV nhận xét chung về bài làm của HS.
4.Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
- YC những HS viết bài chưa xong, chưa đạt yêu cầu về nhà viết cho xong, viết lại.
- Về nhà chuẩn bị tốt cho tiết học sau (viết thư cho một bạn nước ngoài mà em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, )
- HS báo cáo sĩ số lớp
-2 HS kể lại trước lớp, lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-HS viết bài vào vở..
-3 – 4 HS nối tiếp nhau trình bày bài viết của mình. Lớp nhận xét.
-HS trả lời viết về môn thể thao mình chọn . Đọc to cho cả lớp cùng nghe.
-Tương tự HS khác đọc bài viết của mình.
-Lắng nghe và về nhà thực hiện.
* Rút kinh nghiệm:	
Tiết 2 
Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (tiết 2)
* GDBVMT: Liên hệ
* ATGT: An toàn khi đi ô tô, xe buýt
I/. Mục tiêu: 
-Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của các cây, con vật đã gặp khi đi thăm thiên nhiên .
-HSK-G biết phân loại một số cây, con vật đã gặp
* GDBVMT: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cỏ động vật trong thiên nhiên.
* ATGT: An toàn khi đi ô tô, xe buýt: GD cho HS cách đi ô tô, xe buýt một cách an toàn và nhận xét các hành vi an toàn hay không an toàn
II/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tổng hợp các thông tin thu nhận được về các loài cây, con vật; khái quát hoá về đặc điểm chung của thực vật và động vật.
Kĩ năng hợp tác: hợp tác khi làm việc nhóm như: kĩ năng lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân và khả năng diễn đạt, tôn trọng ý kiến người khác, tự tin. Nỗ lực làm việc của cá nhân tạo nên kết quả chung của cả nhóm.
Trình bày sang tạo kết quả thu nhận được của nhóm bằng hình ảnh, thông tin,
III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Quan sát thực địa.
Làm việc nhóm
Thảo luận.
IV/ Phương tiện dạy học: 
- GV: Phiếu thảo luận,
HS: báo cáo kết quả của tiết 1 
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập.
-Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. 
-Trước khi đi tham quan GV nhắc HS:
+Không bẻ cành hái hoa làm hại cây.
+Không trêu chọc, làm hại các con vật.
+Trang phục gọn gàng, không đùa nghịch.
3.2. Các hoạt động:
* HĐ 1: Bạn biết gì về động vật, thực vật?
-GV chia HS thành 2 nhóm, nhóm động vật và nhóm thực vật, căn cứ theo bài vẽ của các HS.
- YC các HS ở đội vẽ tranh động vật chia thành các nhóm nhỏ, phát cho các nhóm phiếu thảo luận số 1; YC các HS ở đội vẽ tranh thực vật cũng chia thành các nhóm nhỏ, phát phiếu thảo luận số 2.
PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 1
-Hãy dán tranh đã vẽ về con vật mà em đã quan sát được và kể thêm tên 1 loài động vật khác. Nêu đặc điểm của chúng để hoàn thành bảng sau:
Con vật
Đặc điểm
Đầu
Mình
CQDC
ĐĐB
-Cho các nhóm thảo luận 10 phút, sau đó dán các kết quả lên bảng.
- YC các nhóm trình bày.
- YC các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Em thấy thực vật và động vật khác nhau ở điểm nào?
-GV kết luận: Động vật và thực vật khác nhau ở các bộ phận cơ thể. Động vật có thể di chuyển được còn thực vật thì không. Thực vật có thể quang hợp còn động vật thì không.
-Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi là sinh vật.
* HĐ 2: ATGT: An toàn khi đi ô tô, xe buýt
- Khi đi ô tô, xe buýt chúng ta nên đi ntn ?
+ Ngồi đợi xe ở đâu?
+ Khi lên xuống ô tô, xe buýt ta phải lên hoặc xuống ntn?
- Các em hãy nhận xét các hành vi sau đây: (GV cho HS quan sát tranh)
- GV nhận xét
4/ Củng cố – dặn dò: 
- thiên nhiên là môi trường rất tốt, rất đa dạng và phong phú, như vậy chúng ta cần phải làm gì 
 -Nhận xét tiết học. Về nhà học bài, sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
- Hát tập thể
-HS báo cáo cho GV.
-HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
-Lắng nghe và thực hiện.
-HS thực hiện theo YC.
-HS chia thành nhóm, nhận phiếu thảo luận.
PHIẾU THẢO LUẬN SỐ 2
-Hãy dán tranh đã vẽ về loài cây mà em đã quan sát được khi đi tham quan và hoàn thành bảng sau:
Cây
Đặc điểm
Thân
Rễ
Lá
Hoa
Quả
ĐĐB
-Các nhóm cử đại diện trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
- Động vật di chuyển được, thực vật không di chuyển được,
-Lắng nghe.
- 2- 3 HS nhắc lại nội dung
- HS phát biểu theo các gợi ý
- HS nêu nhận xét các hành vi khi quan sát tranh
- Cần phải bảo vệ và chăm sóc thiên nhiên.
* Rút kinh nghiệm:	
Tiết 3
Môn: Toán
Bài: Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I/ Mục tiêu:
-Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng)
-Giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- HS K-G làm thêm bài 2b ; 3
II/ Phương tiện dạy học:
GV: Bảng phụ.
HS: vở ghi, SGK, bảng con
III/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu qui tắc tính diện tích và chu vi hình chữ nhật và hình vuông.
-Nhận xét-ghi điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.
3.2. Các hoạt động:
* HĐ1: HD thực hiện phép công 45732 + 36194
- Hãy nêu cách đặt tính khi thực hiện 45732 + 36194
-Bắt đầu cộng từ đâu đến đâu?
-GV: Hãy nêu từng bước tính cộng45732 + 36194.
 45732 *2 công 4 bằng 6, viết 6.
+
 36194 *3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 81926 *7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9.
 *5 công 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
 *4 cộng 3 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 
 8.
Vậy 45732 + 36194 = 81926
- Muốn thực hiện phép cộng các số có 5 chữ số với nhau ta làm như thế nào? 
* HĐ2: Luyện tập:
Bài 1- HS đọc đề bài.
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC HS nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính trên.
-GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:-Gọi 1 HS đọc bài tập 2.
-Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC HS nêu cách thực hiện tính cộng các số có đến 5 chữ số
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tính và kết quả.
-Nhận xét bài làm của một số HS và cho điểm.
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- YC HS đọc đề bài
-Hình chữ nhật ABCD có kích thước như thế nào?
- HS tự làm bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: - YC HS đọc đề bài
 - HS quan sát hình vẽ, giảng lại vể những dữ kiện đề bài đã cho trên hình vẽ, sau đó YC HS làm bài.
-GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sửa lại nếu bạn làm sai và cho HS nêu các cách giải khác với cách giải của bạn trên bảng.
-Chữa bài và cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
-YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Hát tập thể
-HS nêu, lớp nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài
-HS nêu
-Bắt đầu cộng từ phải sang trái (từ phải sang trái).
-HS lần lượt nêu các bước tính cộng 
- HS nêu cách thực hiện phép cộng
-1 HS đọc.
-Bài tập YC chúng ta thực hiện tính cộng các số.
-4 HS làm bài trên bảng, HS lớp làm bảng con.
 -1 HS đọc.
-Bài tập YC chúng ta đặt tình và tính.
-1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-4 HS lên bảng, lớp làm phiếu. HS khá, giỏi làm thêm phần b
-1 HS đọc 
-Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 9cm, chiều rộng là 6cm.
-1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
-1 HS đọc.1 HS lên bảng, lớp làm vở.
Bài giải
Đoạn đường AC dài là:
2350 – 350 = 2000 (m)
Đổi 2000m = 2km
Đoạn đường AD dài là:
2 + 3 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
-Đoạn đường AD có thể tính theo các cách:
AD = AC + CD
AD = AB + BD
AD = AC + CB + BD
* Rút kinh nghiệm:	
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: 
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 29
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II. Nội dung sinh hoạt
1. GV nhận xét ưu điểm:
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
	- Truy bài tốt
	- Trong lớp chú ý nghe giảng
	- Chịu khó giơ tay phát biểu 
- Có nhiều tiến bộ về đọc 
- Tiến bộ hơn về mọi mặt 
2. Nhược điểm 
	- Một số em đi học muộn 
	- Chưa chú ý nghe giảng 
	- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả
	- Cần rèn thêm về đọc 
	- Trống vào lớp nhưng không vào lớp ngay
3. HS bổ sung
4. Vui văn nghệ
5. Đề ra phương hướng tuần sau
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
	- Chấm dứt tình trạng đi học muộn
	- Trống vào lớp phải lên lớp ngay
	- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29 lop 3nhihonnghe.doc