Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (19)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (19)

Tập đọc – Kể chuyện

 CHIẾC ÁO LEN

I/ Mục tiêu:

TĐ:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,)

KC:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý(HS: Khá, giỏi kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan)

- Giáo dục HS: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 3 (19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai .............................
Tập đọc – Kể chuyện
 CHIẾC ÁO LEN
I/ Mục tiêu: 
TĐ:
- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,)
KC:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý(HS: Khá, giỏi kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan)
- Giáo dục HS: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau
* Các KNS cơ bản đươc giáo dục: 
- Kiểm soát cảm xúc.
- Tự nhận thức.
- Giao tiếp: ứng xử văn hoá.
II/ Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn (đoạn 2) cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 em đọc bài “ Cô bé tí hon “
 - GV nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu chủ điểm và bài học :
 Treo tranh để giới thiệu
b) Luyện đọc: 
* GV đọc mẫu toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu trước lớp 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài (1 -2 lượt)
- Lắng nghe, nhắc nhớ HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp và giải nghĩa từ mới.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
- Yêu cầu 2 nhóm đọc đồng thanh nối tiếp đoạn 1 và 2 trong bài.
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Gọi 1 học sinh đọc lại bài.
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài.
 * Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 , 3, 4 và trả lời câu hỏi:
+ Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ? 
+Vì sao Lan dỗi mẹ ?
+Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?
+Vì sao Lan ân hận ?
* Yêu cầu đọc thầm toàn bài suy nghĩ để tìm một tên khác cho truyện.
- Vì sao em chọn tên chuyện là tên đó?
* Có khi nào em dỗi một cách vô lí không? Sau đó em có nhận ra mình sai và xin lỗi không?
 d) Luyện đọc lại: 
- Chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
- Gọi 2HS nối tiếp đọc lại toàn bài .
* Yêu cầu tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 4 em rồi tự phân ra các vai như trong chuyện .
- Tổ chức các nhóm thi đọc theo vai. 
- Giáo viên bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện: 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK để kể lại từng đoạn trong truyện "Chiếc áo len " bằng lời kể của em dựa vào lời kể của Lan.
- Gọi 1HS đọc đề bài và gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- Kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu học sinh nhìn SGK đọc gợi ý để kể từng đoạn.
- Yêu cầu 2 học sinh kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể.
- Gọi học sinh kể trước lớp.
- Theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
- Nhận xét, tuyên dương.
3) Củng cố dặn dò: 
*-Qua câu chuyện em học được điều gì ?
- Giáo dục học sinh về cách cư xử trong tình cảm đối với người thân trong gia đình 
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài xem trước bài "Khi mẹ vắng nhà" 
- 3 em HS lên bảng đọc bài và trả lời theo yêu cầu của GV.
- HS quan sát tranh và chú ý lắng nghe.
- Lớp theo dõi GV đọc mẫu 
- HS tiếp nối đọc từng câu trước lớp, kết hợp luyện phát âm các từ: lạnh buốt, lất phất, dỗi mẹ...
- HS nối tiếp đọc 4 đoạn trong bài và giải nghĩa các từ: bối rối, thì thào (chú giải )
Đặt câu với từ thì thào
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-2 nhóm đọc ĐT đoạn 1 và đoạn 2 trong bài ( một hoặc hai lượt ) 
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn 3 và 4 .
- Một học sinh đọc lại cả bài.
- Cả lớp đọc thầm bài một lượt .
* HS đọc thầm lần lượt các đoạn 1, 2 , 3 và 4 để tìm hiểu nội dung bài: 
- Áo màu vàng có dây kéo ở giữ a, có mũ để đội ấm ơi là ấm.
- Vì mẹ nói rằng không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy.
- Mẹ hãy dành hết tiền . con mặc áo cũ bên trong.
- Vì Lan đã làm cho mẹ buồn .
- Cả lớp đọc thầm bài văn .
- Học sinh tự đặt tên khác cho câu chuyện: “ Mẹ và hai con “ “ Cô bé ngoan “ Tấm lòng của người anh“,HS tự nêu ý kiến của mình về việc chọn tên bài.
-Thảo luận nhóm trước lớp và lần lượt trả lời .
- HS lắng nghe GV đọc mẫu 
- 2HS nối tiếp đọc lại toàn bài.
- Các nhóm tự phân vai (Người dẫn chuyện, mẹ Tuấn , Lan) và đọc.
- 3 nhóm thi đua đọc theo vai.
- Bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát lần lượt dựa vào gợi ý của 4 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện. 
- HS theo dõi.
-1HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1- cả lớp đọc thầm.
- HS khá giỏi nhìn 3 gợi ý kể mẫu đoạn 1. 
- Từng cặp HS tập kể.
- 4HS nối tiếp nhau kể theo 4 đoạn của câu chuyện .
- Lớp cùng GVnhận xét lời kể của bạn
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh em trong gia đình phải biết nhường nhịn, yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với nhau.
- Về nhà tập kể lại nhiều lần .
- Học bài và xem trước bài mới .
	 Toán : 
 ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
 I/ Mục tiêu : - Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. 
 II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ đã vẽ sẵn các hình như SGK.
 III/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng làm BT 1 và 3.
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta cùng ôn tập về hình học. 
 b) Khai thác: 
 - Bài1a: Cho học sinh quan sát hình vẽ 
- Hãy đọc tên đường gấp khúc ?
- Đường gấp khúc trên có mấy đoạn ?
- Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn ?
- Bài toán yêu cầu gì? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng giải
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
- Vậy muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét đánh giá
1b. Giáo viên treo bảng phụ .
- Gọi 1HSđọc yêu cầu bài 1b .
- Hướng dẫn học sinh nhận biết về độ dài các cạnh hình tam giác .
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
- Goị 1HS lên bảng chữa bài.
- Từng cặp đổi vở chéo để KT.
- Nhận xét đánh giá bài làm học sinh .
Bài 2 - Gọi học sinh đọc bài trong sách .
- Cho HS dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật rồi giải bài vào vở .
- Yêu cầu lên bảng tính chu vi hình chữ nhật ABCD
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Cho học sinh quan sát hình vẽ .
- Yêu cầu học sinh đếm số hình vuông và tam giác có trong hình bên .
- Gọi một học sinh nêu miệng.
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 4 - Gọi học sinh đọc bài trong sách .
- Hướng dẫn học sinh vẽ thêm một đoạn thẳng để được 3 hình tam giác (câu a) và 2 hình tứ giác (câu b)
- Yêu cầu một em lên bảng vẽ 
- Yêu cầu lớp thực hiện vẽ vào phiếu học tập
- Gọi học sinh nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập .
2 học sinh lên bảng sửa bài .
-HS 1: Lên bảng làm bài tập số 1 
-HS 2: Làm bài 3 về giải toán có lời văn.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Quan sát hình và nêu tên đường gấp khúc ABCD
- Đường gấp khúc này có 3 đoạn 
- AB = 34 cm, BC = 12cm, CD = 40cm
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- Cả lớp làm vào vở
- Một học sinh lên bảng giải.
- Giải: Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 34 + 12 + 40 = 86 cm
 Đáp số: 86 cm
- Nhận xét bài bạn .
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó .
- Học sinh quan sát hình vẽ .
- Một học sinh đọc bài tập .
- Học sinh theo dõi GV hướng dẫn .
- Một học sinh sửa bài .
Giải : - Chu vi hình tam giác MNP là 
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đ/S: 86 cm 
- Nhận xét bài bạn.
- HS dựa vào hình vẽ đo độ dài các cạnh rồi tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
* Giải :Chu vi hình chữ nhật là :
 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
 Đ/S: 10 cm 
- Học sinh nhận xét bài bạn .
- Quan sát hình vẽ và đếm số hình vuông và hình tam giác có trong hình vẽ:
- Trong hình vẽ bên có: 5 hình vuông và 6 hình tam giác.
- Lớp lắng nghe và nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài .
- Thực hiện làm bài.
- Một học sinh lên bảng vẽ .
- Lớp thực hiện làm bài.
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- Hai em nêu cách tính chu vi của hình tam giác , hình hình chữ nhật .
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
- Xem trước bài “ Luyện tập”
Thứ 3 ...........................................
THỂ DỤC
BÀI5: - TẬP HỢP HÀNG DỌC, HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG,...
- TRÒ CHƠI: “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY”
I. Mục tiêu: - Biết tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm – Phương tiện: - Sân bãi chọn nơi thoáng mát, vệ sinh sân sạch. Chuẩn bị còi, kẻ sân ...
III. Các hoạt động dạy - học:
Nội dung và phương pháp dạy học
Đội hình luyện tập
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học.
 1/Phần mở đầu :
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
- Dưới sự điều khiển và hướng dẫn của lớp trưởng lớp tập hợp theo giáo viên yêu cầu . 
- Hướng dẫn cho học sinh tập hợp, nhắc nhớ nội quy và cho làm vệ sinh nơi tập.
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động. Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp 
- Yêu cầu lớp chạy nhẹ nhàng một vòng sân từ 80 m đến 100 m 
- Học sinh giậm chân tại chỗ và đếm 
- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân. Về đội hình ban đầu.
- Trở về chơi trò chơi "Chạy tiếp sức" 
 2/Phần cơ bản :
- Yêu cầu lớp tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, điểm số, quay trái, quay phải, 
- Theo dõi uốn nắn và sửa sai cho một số em thực hiện chưa tốt .
* Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số 
- Giới thiệu và làm mẫu một lần sau đó học sinh làm theo.
- Cho học sinh thi đua giữa các tổ với nhau .
- Chơi trò chơi : “Tìm người chỉ huy"
- Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần 
- Đổi vị trí người chơi.
 3/ Phần kết thúc:
- Yêu cầu học sinh chơi ý thức tích cực 
- Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
- Đi thường theo nhịp vỗ tay và hát 
- Giáo viên hệ thống bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn dò học sinh về nhà thực hiện lại các 
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
— — — —
— — — —
— — — —
— — — —
— — — —
Giáo viên
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
	 Toán : 
 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/ Mục tiêu : - Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
-Biết giải bài toán về Hơn kém nhau một số đơn vị.
II/ Đồ dùng dạy học  ... ng.
Yêu cầu học sinh nêu trong hình 1đã khoanh vào số phần nào?
- Gọi một học sinh lên bảng chỉ.
3b/ Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào ?
- Nhận xét bài học sinh .
Bài 4 : (HS khá, giỏi)
-Gọi học sinh đọc đề 
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. Sau đó đỏi vở cheo để KT.
-Nhận xét bài làm của học sinh 
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học 
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Cả lớp thực hiện quan sát và trả lời .
- 3 em đứng tại chỗ nêu số giờ ở đồng hồ giáo viên vặn kim 
- 3 Học sinh nhận xét bài bạn.
- 2 em nhìn vào tóm tắt để nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở. 
-1 học sinh lên bảng chữa bài, lớp tneo dõi bổ sung.
- Giải: Số người bốn thuyền có là:
 5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số: 20 người. 
- 2 HS đọc yêu cầu bài. 
- Lên bảng chỉ vào hình và nêu :
- Hình 1 có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số cam 
- Hình B đã khoanh vào số bông hoa trong cả hai hình 3 và 4.
 - Lớp nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài ở SGK.
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một em lên bảng tính giá trị biểu thức đơn giản rồi so sánh giá trị của biểu thức .
- Từng cặp đổi vở để KT bài nhau.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà xem lại cácbài tập đã làm.
	 Tập làm văn : 
KỂ VỀ GIA ĐÌNH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/ Mục tiêu : - Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với bạn mới quen theo gợi ý (BT1) .
- Biết viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu (BT2).
II/ Đồ dùng dạy - học : - Mẫu đơn, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra vở của học sinh .
- Gọi 2HS lên kể về gia đình mình .
 2.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 : - Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập (Kể về gia đình em)
- Cho HS kể về gia đình theo bàn.
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể .
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét
*Bài 2 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập 
- Yêu cầu HS đọc lại mẫu đơn. 
- Nêu trình tự của lá đơn .
- Gọi học sinh làm miệng BT .
- Yêu cầu lớp điền vào mẫu đơn ở VBT.
- Gọi 1 số đọc bài viết của mình .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, tuyên dương.
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhắc học sinh về cách trình bày một lá đơn 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Học sinh nộp vở .
- 2 em lên bảng kể về gia đình mình (Phương Lam, Hải Quân)
- Lắng nghe giáo viên để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này .
- Hai em đọc yêu cầu BT.
- HS kể theo bàn.
- Lần lượt đại diện nhóm lên thi kể trước lớp 
- Cả lớp lắng nghe bình chon bạn kể tốt nhất.
- Một học sinh đọc bài tập 2 .
-1 HS đọc lại mẫu đơn và các bước của một lá đơn .
- 2 em làm miệng BT 
- Thực hành làm bài vào VBT.
- Ba học sinh đọc lại đơn.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học. 
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau : Nghe kể dại gì mà đổi – điền vào tờ giấy in sẵn 
	Thủ công : 
 GẤP CON ẾCH
 I/ Mục tiêu : 
- Biết cách gấp con ếch 
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: 
+ Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối.
+ Làm cho con ếch nhảy được. 
 II/ Đồ dùng dạy học : - Một mẫu gấp con ếch. Tranh quy trình gấp con ếch, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo. 
III/ Hoạt động dạy học :	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
2.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài:
- Gấp “ Con ếch ".
 * Hướng dẫn quan sát và nhận xét :
 - Cho học sinh quan sát mẫu một con ếch đã được gấp sẵn và hỏi:
- Con ếch này có đặc điểm và hình dạng như thế nào ? 
- Giới thiệu và liên hệ ích lợi của con ếch thật so với con ếch gấp bằng giấy.
* Bước 1 : - Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông.
- Gọi một em lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2 .
-Bước 2: - Hướng dẫn HS gấp . 
- Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp tờ giấy hình vuông như tiết trước và gấp đôi tờ giấy theo đường chéo như Hình 2, được hình tam giác Hình 3, gấp đôi hình 3 để được dấu giữa rồi dở ra, Gấp hai nửa  như hình 4, Gấp hai nửa cạnh đáy hình tam giác Hình 5, gấp đỉnh hình vuông trong hình 6 để được hình 7 SGV.
* Hoạt động 3: -Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch :
- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp thành con ếch lần lượt qua các bước như trong hình 8, 9 a, 9 b, hình 10, 11 và 12, 13 SGV.
- Hướng dẫn cách cho ếch nhảy hình 14 
- Gọi một hoặc hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp con ếch 
- Giáo viên cùng cả lớp quan sát các thao tác của bạn .
- Cho học sinh tập gấp bằng giấy .
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới 
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài.
- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên 
- Có đặc điểm: Gồm có 3 phần là phần đầu, phần thân và phần chân.
- Phần đầu có hai mắt nhọ về phía trước, phần thân rộng phình dần về phía sau và phần chân có hai chân trước và hai chân sau phía dưới bụng ếch.
- Lắng nghe ích lợi của con ếch thật .
- Lớp quan sát.
- Một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2 
- Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 2 phần bằng nhau theo đường chéo qua từng bước cụ thể .
- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3, 4, 5, 6, 7  13 để có được một con ếch hoàn chỉnh .
- Theo dõi giáo viên làm mẫu để tiết sau gấp thành con ếch hoàn chỉnh .
- Hai em nhắc lại lí thuyết về cách gấp con ếch .
Học sinh tập gấp bằng giấy .
- 2 HSnêu nội dung bài học 
- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp con ếch .
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
	Đạo đức 
 GIỮ LỜI HỨA (T1) .
I/ Mục tiêu : - Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
* Các KNS cơ bản được giáo dục: 
- Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
- Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II/Tài liệu và phương tiện : - Truyện tranh chiếc vòng bạc, phiếu minh họa dành cho hoạt động 1 và 2 (2 tiết) các tấm bìa xanh đỏ trắng .
II/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1.Bài cũ: - Kính yêu Bác Hồ
 2.Bài mới: 
ª Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc"
- Kể chuyện kèm theo tranh minh họa.
- Mời từ 1 – 2 học sinh đọc lại.
Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận 
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa?
- Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác? Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Qua câu chuyện em có thể rút ra điều gì?
- Thế nào là giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
* Kết luận như trong sách giáo viên 
ª Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu các nhóm xử lí một trong hai tình huống dười đây:
- Lần lượt nêu ra từng tình huống như SGV yêu cầu học sinh giải quyết.
- Đại diện từng nhóm lên báo cáo.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận.
- Em có đồng tình với ý kiến của nhóm bạn không ? Vì sao ?
* Kết luận: SGV. 
ªHoạt động 3: Tự liên hệ 
- Yêu cầu HS tự liên hệ:
+ Thòi gian qua em có hứa với ai điều gì không? Em có thực hiện được điều đã hứa không? Vì sao?
+ Em thấy thế nào khi thực hiện được (không được) điều đã hứa?
- Nhận xét khen những học sinh biết giữ lời hứa. 
 3) Củng cố- dặn dò :
 - Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực theo bài học 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh theo dõi và kết hợp quan sát tranh.
- Lớp lắng nghe và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp thảo luận theo yêu cầu giáo viên.
- Bác Hồ đã không quên lời hứa với một em bé . "Một chiếc vòng bạc mới"
- Mọi người rất cảm động và kính phục trước việc làm của Bác.
- Chúng ta cần phải giữ đúng lời hứa.
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng lời của mình đã nói. Đã hứa hẹn với người khác.
- Sẽ được mọi người tin cậy và noi theo.
- Các nhóm thảo luận theo tình huống .
- Tình huống1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: Xem phim xong sẽ sang học với bạn khỏi chờ.
- Tình huống 2: Thanh cần dán và trả lại chuyện cho Hằng và xin lỗi bạn. Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét.
- Lần lượt từng học sinh đứng lên nêu sự liên hệ của bản thân đối với việc giữ đúng lời hứa.
- Các em khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến . 
- Học sinh đọc câu tục ngữ trong SGK.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
 TUẦN 3
I.Muïc tieâu: - HS bieát ñöôïc nhöõng öu ñieåm, nhöõng haïn cheá veà caùc maët trong tuaàn 3.
- Bieát ñöa ra bieän phaùp khaéc phuïc nhöõng haïn cheá cuûa baûn thaân.
- Giaùo duïc HS thaùi ñoä hoïc taäp ñuùng ñaén, bieát neâu cao tinh thaàn töï hoïc, töï reøn luyeän baûn thaân.
II. Ñaùnh giaù tình hình tuaàn qua:
 * Neà neáp: - Ñi hoïc ñaày ñuû, ñuùng giôø. - Duy trì SS lôùp toát. - Neà neáp lôùp töông ñoái oån ñònh.
 * Vaên theå mó:
- Thöïc hieän haùt ñaàu giôø, giöõa giôø vaø cuoái giôø nghieâm tuùc.
- Tham gia ñaày ñuû caùc buoåi theå duïc giöõa giôø.
- Thöïc hieän veä sinh haøng ngaøy trong caùc buoåi hoïc.
- Veä sinh thaân theå, veä sinh aên uoáng : toát.
 * Hoaït ñoäng khaùc:
- Bao boïc saùch vôû ñuùng quy ñònh.
III. Keá hoaïch tuaàn 4:
 * Neà neáp:
- Tieáp tuïc duy trì SS, neà neáp ra vaøo lôùp ñuùng quy ñònh.
- Nhaéc nhôû HS ñi hoïc ñeàu, nghæ hoïc phaûi xin pheùp.
- Khaéc phuïc tình traïng noùi chuyeän rieâng trong giôø hoïc.
- Chuaån bò baøi chu ñaùo tröôùc khi ñeán lôùp.
 * Hoïc taäp:
- Tieáp tuïc daïy vaø hoïc theo ñuùng PPCT – TKB tuaàn 4.
- Tích cöïc töï oân taäp kieán thöùc ñaõ hoïc.
- Toå tröïc duy trì theo doõi neà neáp hoïc taäp vaø sinh hoaït cuûa lôùp.
- Thi ñua hoa ñieåm 10 trong lôùp, trong tröôøng.
- Khaéc phuïc tình traïng queân saùch vôû vaø ñoà duøng hoïc taäp ôû HS.
 * Veä sinh:
- Thöïc hieän VS trong vaø ngoaøi lôùp.
- Giöõ veä sinh caù nhaân, veä sinh aên uoáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docCKTKNGDKNS LOP3 T3.doc