Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 31 (2)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 31 (2)

Tiết 1: HĐTT: Chào cờ

Tiết 2,3: Tập đọc + Kể chuyện: Bác sĩ Y-ec-xanh

I/ MỤC TIÊU

1. TĐ : - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu ND: Đề cao vẽ sống cao đẹp của Y-ec-xanh ( sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại ) nói lên sự gắn bó của Y- ec-xanh với mãnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK )

2. KC: Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bà khách

II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC

 - Tranh minh hoạ SGK, ảnh Y-éc - xanh.

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 31 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 31 Thø 2 ngµy 19 th¸ng 4 n¨m 2010
TiÕt 1: H§TT: Chµo cê
TiÕt 2,3: TËp ®äc + KÓ chuyÖn: B¸c sÜ Y-ec-xanh
I/ MỤC TIÊU
1. TĐ : - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ND: Đề cao vẽ sống cao đẹp của Y-ec-xanh ( sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại ) nói lên sự gắn bó của Y- ec-xanh với mãnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK )
2. KC: Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bà khách
II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC
	- Tranh minh hoạ SGK, ảnh Y-éc - xanh.
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
A.Bài cũ: Ngọn lửa Ô-lim-pích
- GV gọi 3 HS lên bảng đọc và trả lời 
- Tục lệ Ô-lim-pích có gì hay ?
- GV nhận xét bài cũ.
- 3 HS lên bảng đọc và trả lời
- Người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng, được đặt lên trên đầu một vòng Nguyệt quế.
2’
23’
10’
40’
15’
23’
2’
B. Bài mới:
1- Giới thiệu: Y-éc-xanh một người đã từng gắn bó và có nhiều đóng góp đối với đất nước Việt Nam ta. Bài học hôm nay sẽ cho các em hiểu thêm điều đó.
- GV ghi đề bài lên bảng.
TIẾT 1
2- Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu cả bài:
- HD cách đọc: Lời bà khách với thái độ kính trọng . Lời Y-éc-xanh chậm nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
b)Đọc từng câu lần 1:
+ Luyện tiếng khó: nghiên cứu, toa, chân trời, vỡ vụn...
+ Đọc cá nhân từng câu lần 2 ( nếu cần)
c) Đọc từng đoạn trước lớp:
 - Hỏi: Bài này có mấy đoan ?
- Giải nghĩa từ
* Đặt câu với từ ngưỡng mộ, công dân.
d) Đọc đoạn trong nhóm:
- 4 nhóm thi đọc đoạn.
3. Tìm hiểu bài:
1- Vì sao bà khách ao ước được gặp bác học Y-éc-xanh ?
2- Em đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y - éc - xanh là người như thế nào ? Trong thực tế vị bác sỹ có gì khác với sư tưởng tượng của bà ?
3- Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp ?
4- Những câu nói nào cho thấy lòng yêu nước của bác sỹ y-éc-xanh ?
5- Bác sỹ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn kiên định ở lại Nha Trang ? Vì sao ?
GV chốt: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại đó là lẽ sống cao đẹp của bác sỹ Y- éc-xanh. Ông là người sáng lập ra viện Pa-xtơ đầu tiên ở Việt Nam,phát hiện ra đất cao nguyên nổi tiếng Đà Lạt, đem cây xanh - ki-na vào trồng ở cao nguyên, hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y Hà Nội.
TIẾT 2
4) Luyện đọc lại:
a)GV đọc mẫu lần 2 đoạn 3, 4:
- Hướng dẫn HS đọc theo lời nhân vật ( phân vai).
+ Lời Y-éc-xanh: Chậm nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
+ Lời bà khách thể hiện sự ngưỡng mộ.
- GV yêu cầu HS đọc theo nhóm phân vai
- GV nhận xét- tuyên dương .
KỂ CHUYỆN
1- GV giao nhiệm vụ:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung từng đoạn của câu chuyện theo lời bà khách.
2- Hướng dấn học sinh kể chuyện theo tranh 
- Chúng ta phải kể lại chuyện bằng lời của ai?
- Khi kể lại bằng lời của bà khách, cần xưng hô thế nào ?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Lưu ý: Khi kể theo lời bà khách đổi các từ: khách, bà khách, bà, thành các từ: Tôi .
- Đổi từ họ ở cuối thành chúng tôi hoặc ông và tôi.
- GV nhận xét cho điểm 
6) Củng cố dặn dò:
- Tiếp tục về tập kể chuyện .
Bài sau: Bài hát trồng cây.
- hS theo dõi, nghe giới thiệu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu lần 1.
- HS phát âm cá nhân, đồng thanh từng tiếng khó.
+ Đọc cá nhân từng câu lần 2 
- Có 4 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- 1 HS đọc chú giải SGK.
- Cầm bài thi viết chữ đẹp của chị Linh, em vô cùng ngưỡng mộ.
- Bố em luôn làm tốt nghĩa vụ một công dân Việt Nam.
- HS đọc trong nhóm 
- Chọn bạn đọc hay của nhóm.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn
- 1 HS đọc cả bài
- HS đọc thần đoạn 1. 
+ Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sỹ Y-éc-xanh chọn được cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
 + Bà khách có thể tưởng tượng là nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quí phái. Trong thực tế ông ăn mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu hoả hạng ba - toa dành cho hành khách ít tiền, chỉ có đoii mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
+ Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về nước Pháp.
+ Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc.
+ Ông ở lại để giúp Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật.
- Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình, sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
- Ông nghiên cứu các bệnh chống nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế. nghiên cứu.
- Nhóm 3 em ( 1 em dẫn chuyện, 1 em vai bác sỹ Y-éc-xanh, 1 em đóng vai bà cụ.
- 2 nhóm thi đọc.
- 2 em đọc thi cả bài.
- HS nhận nhiệm vụ
- Lời của bà cụ
- Xưng hô là “ Tôi”
- HS quan sát tranh và nêu nội dung mỗi tranh.
Tranh 1 Bà khách ao ước được gặp gặp bác sỹ Y-éc-xanh .
Tranh 2: Bà khách thấy Y- éc - xanh thật dản dị. 
Tranh 3: Cuộc trò chuyện 2 người
Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sỹ Y-éc-xanh.
- 4 HS nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn của chuyện.
- Lớp chọn bạn kể hay nhất
- HS tuỳ cặp kể chuyện
- 1, 2 em thi kể chuyện từng đoạn của câu chuyện
- HS khá, giỏi kể lại câu chuyện theo lời của bà khách 
- HS nhận xét bạn kể.
TiÕt 4: To¸n: Nh©n sè cã n¨m ch÷ sè víi sè cã mét ch÷ sè 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (Có nhớ hai lần không liền nhau)
- Áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
2’
15’
18’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài 4/160
- GV kiểm tra vở bài tập của một số HS trong khi 2 HS làm bài trên bảng
- Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
a. Phép nhân 14273 x 3
- GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 14273 x 3
- Giáo viên hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Nếu trong lớp có học sinh tính đúng thì giáo viên yêu cầu học sinh đó nêu cách tính của mình, sau đó giáo viên nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có học sinh nào tính đúng thì giáo viên hướng dẫn học sinh tính theo từng bước như SGK.
3. Luyện tập thực hành
 Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
- Giáo viên yêu cầu từng học sinh đã lên bảng trình bày cách tính mà mình đã thực hiện.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lần đầu
Lần sau
27150kg
? kg
Tóm tắt
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
* Bài sau: Luyện tập
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Học sinh đọc: 14273 x 3
- 2 học sinh lên bảng đặt tính. Học sinh cả lớp đặt tính vào giấy nháp, sau đó nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.
x
14273
 3
42819
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn(tính từ phải sang trái )
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện một phép tính) cả lớp làm bài vào vở
- Học sinh trình bày trước lớp. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài, nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số ki lô gam thóc lần sau chuyển được là:
27150 x 2 = 54300 ( kg )
Số ki lô gam thóc hai lần chuyển được là:
27150 + 54300 = 81450 ( kg )
 Đáp số: 81450 kg
- Chữa bài, nhận xét
 Thø 3 ngµy 20 th¸ng 4 n¨m 2010
TiÕt 1: To¸n: LuyÖn tËp 
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Củng cố về phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Củng cố cách tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức.
II. Các hoạt động dạy học
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
2’
33’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: Sửa bài 2/161
* Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số và áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
2. Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Hãy nêu cách đặt tính để thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên chữa bài, yêu cầu 2 trong 4 học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép nhân của mình.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
 Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Để tính được số lít dầu còn lại trong kho, chúng ta cần tìm gì ?
Tóm tắt: Có: 63150 lít 
 Lấy: 3 lần, mỗi lần: 10715 lít
 Còn lại:lít ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
 Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
 Bài 3a*,b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Một biểu thức có cả dấu nhân, chia, cộng, trừ chúng ta sẽ thực hiện tính theo thứ tự nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- Bài sau: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm 1 bài.
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Đặt tính rồi tính các phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
- 1 HS trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài, mỗi học sinh làm một con tính, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Học si ... hế nào ?
- Sau đó làm thế nào để tìm được số thóc tẻ ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét
Bài 4: gọi 1 học sinh lên đọc đề bài.
- GV hướng dẫn cách nhẩm (như SGK)
- Y/c HS làm bài
- Giáo viên nhận xét
3. Củng cố - dặn dò
- Giáo viên tổng kết giờ học tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý.
* Bài sau: Luyện tập chung
- 2 học sinh lên bảng làm bài BT2. 
- Lớp nhận xét
- Nghe giáo viên giới thiệu
- Học sinh đọc theo yêu cầu
- Học sinh đặt tính và thực hiện ra giấy nháp.
- Ta bắt đầu thực hiện phép chia từ hàng nghìn của số bị chia.
- 28 chia 4 được 7
- Học sinh lên bảng viết 7 vào vị trí của thương. Sau đó học sinh tiến hành nhân ngược để tìm và viết số dư vào phép chia: 28 chia 4 được 7, viết 7, 7 nhân 4 bằng 28, 28 trừ 28 bằng 0.
- Lấy hàng trăm để chia.
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia, vừa nêu: Hạ 9, 9 chia 4 đựơc 2, viết 2. 2 nhân 4 bằng 8, 9 trừ 8 bằng 1.
- Lấy hàng chục để chia.
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia, vừa nêu: Hạ 2; 12 chia 4 được 3, viét 3. 3 nhân 4 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0.
- Thực hiện chia hàng đơn vị
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia, vừa nêu: Hạ 1, 1 chia 4 được 0, viết 0. 0 nhân 4 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1.
- Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu các bước thực hiện tính của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Sau đó 2 học sinh ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Có 27280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, trong đó một phần tư số thóc là thóc nếp.
- Số li – lô – gam thóc mỗi loại
- Tính số kg thóc nếp trước bằng cách lấy tổng số thóc chia cho 4
- Lấy tổng số thóc trừ đi số thóc nếp.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số kg thóc nếp có là:27280 : 4 = 6820 ( kg )
Số kg thóc tẻ có là: 27280–6820=20460(kg)
Đáp số: 6820kg ; 20460kg
- 1 học sinh lên đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, cách nhẩm
- Lớp nhận xét
TiÕt 2: ChÝnh t¶: Nhí - viÕt: Bµi h¸t trång c©y 
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng ; trình bày đúng qui định bài CT .
- Làm đúng BT(2) a / b .
II. Đồ dùng dạy - học
	- Bảng lớp với bài tập 2a hoặc 2b.
	- 4 tờ giấy A4 làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học 
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
3’
1’
23’
10’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:3 HS lên bảng viết.
- GV đọc: rung mành, giao việc, cõi tiên.
- GV nhận xét , cho điểm .
B. Bài mới
1- Giới thiệu:Bài hôm nay các em sẽ nhớ viết lại bài thơ: Bài hát trồng cây. Biết cách trình bày chính xác sau đó làm bài tập chính tả.
2- Hướng dẫn HS nhớ - viết
a) Chuẩn bị:Giáo viên đọc mẫu bài viết. 
- Gọi HS đọc lại bài.
+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
- Bài thơ này có mấy khổ thơ ?
- Cách trình bày như thế nào cho đẹp ?
- Các dòng thơ được trình bày như thế nào ?
b) Hướng luyện tiếng khó:
- Trồng cây : trồng: tr +ông + huyền; 
cây: c+ ây 
- Mê say, lung lay
- Luyện viết bảng con.
- GV đọc lại lần 2 
- Hướng dẫn cách viết, trình bày đẹp .
- Cho HS đọc lại bài thơ.
c) HS viết chính tả:
- GV sửa bài ở trên bảng, 
- HD cách bắt lỗi.
- Thu vở chấm 5 đến 7 em chấm ở lớp.
Tuyên dương.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a : Gọi HS đọc đề bài .
- Bài này yêu cầu gì ?
- Gọi 2 HS lên bảng điền.
- Gọi HS chữa bài bạn.
- GV chốt lời giải đúng: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giung cờ mở, gánh hàng rong..
- Tương tự: 2b ( nhà).
Cười rũ rượi - nói chuyện rủ rỉ -rủ nhau đi chơi - lá rủ xuống mặt hồ.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài này yêu cầu gì ?
- Gọi 2 HS lên bảng.
- Đặt câu với từ: Rong ruổi, rong chơi, thong dong, giong cờ.
- Tương tự đặt câu phần b.
- Gọi HS nhận xét bài giảng.
- GV nhận xét. Thu vở về nhà chấm.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học 
- Bài sau: Ngôi nhà chung. 
- 3 HS lên bảng viết, lớp bảng con.
- Lớp nhận xét
- 2 HS đọc lại bài chính tả SGK.
- HS đọc thầm lại 4 khổ thơ
+ Hạnh phúc của người trồng cây là mong chờ cây lớn được chứng kiến cây lớn từng ngày.
- Có 4 khổ thơ
- Khoảng cách giữa 2 khổ thơcách ra 1 dòng.
- Các chữ đầu dòngphải viết hoa và lùi vào 3 00 viết.
- HS phát âm tiếng khó.
- Lớp đồng thanh tiếng khó.
- Viết bảng con tiếng khó.
- HS nghe hướng dẫn cách trình bày.
- HS đồng thanh bài thơ 2 lần.
- HS nhớ lại và viết bài
- 1 HS lên bảng viết - lớp vở.
- HS sửa bài ở vở bằng chì.
- Đổi vở chấm.
- Đếm số lỗi ghi lề đỏ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Điền vào ô trống: rong, dong, hay giong.
- 2 HS lên bảng điền lớp làm vào VBT.
- HS chữa bài bạn ở bảng.
- HS về nhà làm.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài..
- Chọn 2 từ mới ở bài tập 2, đặt câu với 2 từ đó.
- 2 HS lên bảng đặt câu, lớp bảng con.
- Xe trinh Hà suốt ngày song ruổi trên đường phố.
- Bạn Hiền suốt ngày chạy rong chơi ngoài đường.
- Mỗi sáng, đoàn thuyền thong dong ra khơi.
- Vào ngày lễ hội, cả trường trống giong cờ mở đón khách.
- Cuộc sống gia đình bác Tâm nhờ vào gánh hàng rong.
-HS tự làm
TiÕt 3: TËp lµm v¨n: Th¶o luËn vÒ b¶o vÖ m«i tr­êng
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi sẵn trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp đã họp ở học kỳ 1 và Tiếng Việt 3.
- HS sưu tầm các tranh, ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên môi trường và tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm, huỷ hoại môi trường.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
3’
2’
33’
2’
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc bài viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và tỏ lòng thân ái.
- Nhận xét cho điểm HS.
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: GV Trong giờ học tập làm văn này, các em sẽ cùng các bạn trong nhóm tổ chức một cuộc họp nhóm bàn bạc về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường.
2- Hướng dẫn làm bài
Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (khoảng 4 HS tạo thành 1 nhóm); yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng. Tất cả các thành viên trong nhóm đều chuẩn bị giấy bút để ghi chép.
- Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
- GV: Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong phạm vi tiết học này, các em có thể dựa vào các câu hỏi dưới đây để bàn bạc về vấn đề này.
+ Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp , phố xá, làng xóm, ao hồ,... có gì tốt, có gì chưa tốt ? 
+ Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ?
+ Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường ?
( GV viết các câu hỏi gợi ý này lên bảng)
- GV Hãy nêu trình tự tiến hành của cuộc họp nhóm, họp tổ.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn trình tự cuộc họp sau đó yêu cầu HS đọc. 
- GV y/c các nhóm tiến hành họp, sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp
- Nhận xét và tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt.
Bài 2:GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS ghi ý kiến các bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ, cần lược bỏ những ý rườm rà, trùng lặp.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài.
- Bài sau: Nói, viết về bảo vệ môi trường
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Lớp nhận xét
- Nghe GV giảng bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
 - Tiến hành chia nhóm và chuẩn bị cho cuộc họp. 
- Nội dung cuộc họp là bàn về vấn đề bảo vệ môi trường.
- HS cả lớp nghe GV định hướng nội dung cuộc họp và ghi lại những câu hỏi này.
Khi bàn bạc HS có thể trả lời các câu hỏi định hướng như sau:
+ Nêu các địa điểm có môi trường sạch đẹp. Có địa điểm, có môi trường chưa sạch đẹp. Có thể giới thiệu với các bạn trong nhóm về các tranh ảnh sưu tầm được.
+ Do rác thải vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao hồ,...
+ Không vứt rác bừa bãi; không đổ nước thải ra đường, ao hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm,, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng,...
- Một số HS nêu trước lớp.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Các nhóm tiến hành họp
- 3 nhóm thi tổ chức cuộc họp trước lớp
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài
- Một số HS đọc bài viết trước lớp
- Cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
TiÕt 4: LuyÖn To¸n: ¤n tËp
I. Môc tiªu: Gióp HS
- BiÕt c¸ch thùc hiÖn phÐp chia: tr­êng hîp ë th­¬ng cã ch÷ sè 0; tr­êng hîp chia cã d­.
- RÌn luyÖn kÜ n¨ng gi¶i to¸n cã hai phÐp tÝnh.
II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
2’
35’
3’
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập về phép chia số có năm chữ số cho số có một chữ số và các bài toán có liên quan.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bµi 1. §Æt tÝnh råi tÝnh:
10600 : 5 24903 : 6 30175 : 7
- GV nhËn xÐt
Bµi 2. Ng­êi ta ®· chuÈn bÞ 10848kg ®­êng kÝnh vµ bét ®Ó lµm b¸nh, 1/4 sè ®ã lµ ®­êng kÝnh. Hái mçi lo¹i cã bao nhiªu ki-l«-gam?
Bµi gi¶i:
Sè ki-l«-gam ®­êng kÝnh lµ:10848 : 4 = 2712 (kg)
Sè ki-l«-gam bét cã lµ:10848 – 2712 = 8136 (kg)
§¸p sè: 2712kg ®­êng kÝnh vµ 8136 kg bét.
- GV chèt
Bµi 3. Ng­êi ta ®· chuÈn bÞ 32850 quyÓn vë ph©n ®Òu cho 4 tr­êng. Hái mçi tr­êng ®­îc nhËn nhiÒu nhÊt bao nhiªu quyÓn vë vµ cßn thõa mÊy quyÓn?
Bµi gi¶i:
Ta cã: 32850 : 4 = 8212 (d­ 2)
VËy mçi tr­êng nhËn nhiÒu nhÊt 8212 quyÓn vë vµ cßn thõa 2 quyÓn vë.
§¸p sè: 8212 quyÓn, thõa 2 quyÓn
- GV chèt
Bµi 4. Sè?
Sè bÞ chia
Sè chia
Th­¬ng
Sè d­
12729
6
2121
3
21798
7
3114
0
49687
8
6210
7
30672
9
3408
0
- GV chèt
3. Cñng cè, dÆn dß
- HS ®äc ®Ò bµi
- HS lµm bµi vµo vë « li.
- Ch÷a bµi trªn b¶ng, nªu c¸ch tÝnh.
- HS ®äc ®Ò bµi, tù tãm t¾t vµ lµm bµi vµo vë « li.
- Ch÷a bµi trªn b¶ng, nªu c¸ch t×m ra kÕt qu¶ bµi to¸n.
- HS ®äc ®Ò bµi, tù tãm t¾t vµ lµm bµi vµo vë « li.
- Ch÷a bµi trªn b¶ng, nªu c¸ch t×m ra kÕt qu¶ bµi to¸n.
- HS ®äc ®Ò bµi
- HS thùc hiÖn phÐp chia ®Ó t×m th­¬ng cña phÐp chia cã d­ vµ sè d­.
- Ch÷a bµi trªn b¶ng

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 31 co luyen HSG.doc