Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (34)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (34)

Toán:

BẢNG CHIA 6

I/ Mục tiêu:

-Bước đầu thuộc bảng chia 6

- Vận dụng trong giải bài toán có lời văn ( có 1 phép chia 6)

- BTCL: BT1,2,3; BT4 dành cho HSKG

II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các tấm bìa, mỗi bìa có 6 chấm tròn. - HS: Bảng con, vở bài tập.

III/ Các hoạt động dạy học:

 1/ KT bài cũ: - Tiết trước các em học bài gì?

 - Gọi 3 HS lên làm bài 2 trang 23

 - GV thu 1 số bài chấm – Nhận xét, ghi điểm.

 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.

 b/ Hướng dẫn HS lập bảng chia 6:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 5 (34)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2011
Toán:
BẢNG CHIA 6
I/ Mục tiêu:
-Bước đầu thuộc bảng chia 6
- Vận dụng trong giải bài toán có lời văn ( có 1 phép chia 6)
- BTCL: BT1,2,3; BT4 dành cho HSKG
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Các tấm bìa, mỗi bìa có 6 chấm tròn. - HS: Bảng con, vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: - Tiết trước các em học bài gì?
 - Gọi 3 HS lên làm bài 2 trang 23
 - GV thu 1 số bài chấm – Nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn HS lập bảng chia 6: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- GV lấy 1 tấm bìa, hỏi:” 6 lấy 1 lần bằng mấy?”, GV viết bảng: 
6 x 1 = 6 , Gv chỉ vào tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi:” lấy 6 (chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 (chấm tròn) thì được mấy nhóm?” – GV viết bảng: 6 : 6 = 1 , GV chỉ vào phép nhân và phép chia gọi HS đọc: “ 6 nhân 1 bằng 6”, “ 6 chia 6 bằng 1” .
- Cho HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, hỏi: “ 6 lấy 2 lần bằng mấy?”, GV viết lên bảng: 6 x 2 = 12 . GV chỉ vào 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi:“Lấy 12
( chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 ( chấm tròn) thì được mấy nhóm?” – GV viết bảng: 12 : 6 = 2 . GV chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng và gọi HS đọc: “ 6 nhân 2 bằng 12”, “ 12 chia 6 bằng 2”.
- Làm tương tự với 6 x 3 = 18 và 18 : 6 = 3 , rồi hướng dẫn HS tự làm tương tự với các trường hợp tiếp theo.
- Cho HS nêu bảng nhân 6 rồi tự lập bảng chia tương ứng. – Cho HS nêu lại bảng chia 6.
 c/ Thực hành:
 * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tính nhẩm.
 - Nhận xét.
 * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tự làm bài .
 - HS tính nhẩm.
 - GV củng cố mối quan hệ giữa nhân và chia: Lấy tích chia cho một thừa số để dược thừa số kia.
Bài 3:Gọi HS đọc đề toán, hướng dẫn HS ghi tóm tắt rồi tự giải.
 - Thu bài chấm, chữa bài
 BT4(HSKG) GV hướng dẫn HS làm rồi chữa bài
- HS quan sát , trả lời.
- HS thực hiện.
- HS trả lời đồng thời quan sát.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS nêu bảng chia 6.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS nêu miệng
 - HS nêu miệng
- Nhắc lại.
- Đọc đề toán, ghi tóm tắt rồi tự giải. 1 Hs lên bảng làm- Lớp làm vào vở-chữa bài
- HSKG chữa bài
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Gọi 5 HS đọc lại bảng chia 6.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng chia 6 – Làm vào vở bài tập Toán.
----------------------------
Âm nhạc:
Học hát: Bài Đếm sao
 Nhạc và lời: Văn Chung
 A/ Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- HSKG: Biết gõ đệm theo phách.
 B/ Chuẩn bị: Băng nhạc bài Đếm sao và các nhạc cụ quen dùng(thanh phách, song loa...)
 C/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ:
- Kiểm tra 3HS hát bài: Bài ca đi học.
- Nhận xét ghi điểm.
2/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Dạy hát
a) Giới thiệu bài: ghi bảng
Cho HS xem tranh minh hoạ và nghe hát mẫu
b) Dạy hát:
- Cho HS đọc đồng thanh lời ca trên bảng phụ.
- Dạy HS hát từng câu theo lối móc xích.
- Cho cả lớp tập hát nhiều lần.
- Chia nhóm, HS luyện tập theo nhóm. GV sửa chữa
- Yêu cầu cả lớp hát lại, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Hoạt động 2: Hát kết hợp múa đơn giản 
- GV hướng dẫn và làm mẫu.
+ Đôïng tác 1:(2 câu hát đầu): 2 tay giơ cao mềm mại rồi uốn cong cho 2 tay chạm vào nhau ở đầu ngón, lòng bàn tay quay ra phía trước. Nghiiêng người sang trái rồi sang phải nhịp nhàng.
+ Động tác 2: Giữ nguyên động tác tay, quay tròn tại chỗ khi hát 2 câu cuối bài.
- Yêu cầu HS hát múa theo GV.
- Cho từng nhóm trình diễn trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm hát hay múa dẻo.
 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
- Lần lượt 3 em lên hát, lớp theo dõi nhận xét .
- Quan sát tranh minh hoạ và lắng nghe băng hát mẫu.
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu theo GV.
- Cả lớp tập hát nhiều lần.
- HS tập hát theo nhóm.
- Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
- Quan sát GV làm mẫu.
- Cả lớp hát múa theo GV.
- Lần lượt từng nhóm lên trình diễn trước lớp
- Lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Về nhà tập luyện thêm.
.Luyện từ và câu:
SO SÁNH
I/ Mục tiêu:
 - HS nắm được kiểu so sánh mới: So sánh hơn kém(BT1).
 - Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ(BT2).
 - Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh(BT3,4).
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ viết bài tập 1, bài tập 2.
 - HS: vở bài tập TV.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: - Tiết trước các em học bài gì?
 - Gọi 2 HS làm bài tập 2;2 HS làm bài tập 3 , mỗi em làm 1 ý.
 - Nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn làm bài tập:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
*Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 a)+ Cháu khỏe hơn ông nhiều! ( kiểu so sánh hơn kém)
 + Ôâng là buổi trời chiều ( / / / ngang băng)
 + Cháu là ngày rạng sáng ( / / / ngang bằng)
 b) Trăng khuya sáng hơn đèn ( / / / hơn kém)
 c) + Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức khuya vì con. (hơn kém) 
 + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( ngang bằng ) 
* Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS tìm những từ so sánh trong các khổ thơ.
 - GV gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ – GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 Câu a) hơn- là- là; Câu b) hơn; Câu c) chẳng bằng- là.
* Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - GV gọi 1 HS lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau- - Gv nhận xét, sửa sai.
 * Bài tập 4:- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm vào vở, sau đó gọi 1 số HS lên thực hiện lại bài của mình.
 - Gv nhận xét, sửa sai, chốt lại lời giải đúng:
 + Quả dừa: như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể,..
 + Tàu dừa: như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể,..
- Đọc yêu cầu bài.
- Cho HS làm bài vào vở nháp. 
- 3 HS lên bảng làm- Lớp nhận xét.
-Một học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
-3 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Đọc yêu cầu bài.
- 1HS lên bảng làm- Lớp làm vào vở,lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- 1 HSlên bảng làm- Lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài.
- Làm vào vở- 1 HS lên bảng làm.
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS đọc lại những nội dung vừa học.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
_____________________________
Tự nhiên và Xã hội:
PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I/ Mục tiêu:
 - Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở tree m.
 - HSKG: Biết được nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim trẻ em.
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Hình minh hoạSGK trang 20, 21.
 - HS: Vở bài tập TNXH.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 + Tại sao không nên tập luyện và lao động quá sức? 
 + Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật? 
 - GV nhận xét, đánh giá.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài
 b/ Hoạt động 1: Động não.
Mục tiêu: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Yêu cầu HS kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết.
-GV giới thiệu: Bệnh tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em, đó là bệnh thấp tim.
 c/ Hoạt động 2: Đóng vai.
 * Mục tiêu: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẽ em.
 - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 20 SGK và đọc các lời hỏi và lời đáp của từng nhân vật trong các hình.
 - GV chia nhóm thảo luận các câu hỏisau:
 + Ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim?
 + Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào/
 + Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
 - Các nhóm xung phong đóng vai dựa theo các nhân vật trong các hình 1,2,3 trang 20 SGK. 
 - GV nhận xét, tuyên dương. 
 * kết luận:- Thấp tim là một bệnh về tim mạch mà ở lứa tuổi HS thường mắc. Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
 - Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim. Chữa trị kịp thời, dứt điểm.
 d/ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
 * Mục tiêu:+ Kể được một số cách đề phòng bệnh thấp tim.
 + Có ý thức đề phòng bệnh tim thấp.
 - Cho HS quan sát hình 4,5,6 trang 21 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung ý nghĩa của các việc làm trong từng hình.
 - Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 * Kết luận: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hằng ngày để bị các bệnh viêm họng, viêm a- mi đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp,.. 
-Bệnh thấp tim, bệnh huyết áp cao, bệnh nhồi máu cơ tim.
- HS quan sát , thực hiện.
-Các nhóm trình bày
- Lớp theo dõi và nhận xét xem nhóm nào có sáng tạo.
Một số HS nhắc lại
- HS Hs quan sát tranh và nói lên nội dung từng tranh.
- Lớp nhận xét.
 3/ Củng cố: - Hôm nay các em học bài gì? Cho HS nhắc lại phần kết luận.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt theo bài đã học.
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA C ( Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: - Viết đúng viết chữ hoa C (Ch) (1 dòng) V, A ( 1 dòng)Viết đúng tên riêng Chu V¨n An,(1 dòng) và viết câu ứng dụng “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe” bằng chữ cỡ nhỏ( 1lần)
- HSKG: Viết được toàn bài
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ viết hoa Ch. Tên riêng Chu V¨n An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 - HS: Bảng con, vở Tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ:- Tiết trước viết chữ hoa gì?
 - Gọi 2 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con các tiếng: Cửu Long, Công.
 - KT vở viết ở nhà của HS- Nhận xét.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn HS viết bảng con:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
-Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
 Ch V A
- Cho HS viết bảng con- GV nhận xét, sửa sai.
-Cho HS đọc từ ứng dụng: Chu V¨n An - GV giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần( Sinh năm 1292, mất 1370). Ôâng có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
- GV viết bảng : Chu V¨n An
- Cho HS viết bảng con- Nhận xét.
- Cho HS đọc câu ứng dụng, giải nghĩa:Câu tục ngữ khuyên con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
- GV cho HS viết bảng con các chữ: Chim, Người.
- GV nhận xét, sửa sai.
c/ Hướng dẫn HS viết vào vở:
 - GV nhắc nhở cách cầm bút, tư thế ngồi viết, viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Gv nêu yêu cầu viết: 
- Cho HS viết vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thu bài chấm, nhận xét bài viết.
- Tìm các chữ hoa: Ch, V, A, N.
- Viết bảng con.
- Đọc từ ứng dụng.
- Lắng nghe.
- Viết bảng con.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe.
- Viết vào vở.
3/ Củng cố:- Hôm nay viết chữ hoa gì? Cho HS đọc lại câu ứng dụng.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
4/ Dăn dò: Về nhà luyện viết phần bài ở nhà. Đọc thuộc câu ứng dụng.
---------------------------------------------------.
Thứ sáu, ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn:
Kể về gia đình
 A/ Mục tiêu :
Viết được một đoạn văn ngắn kể về gia đình mình 
 B/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2HS kể về GĐ mình cho bạn nghe .
 2.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
 1.-Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập
 ( Kể về gia đình em )
- Cho HS kể về gia đình theo bàn.
-Gọi đại diện các nhóm lên thi kể .
-Giáo viên lắng nghe và nhận xét 
* Lưu ý : Kể với bạn thì xưng hô là mình, tờ, tôi..
-Lắng nghe giáo viên để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này .
-Hai em đọc yêu cầu BT.
- HS kể theo bàn.
- Lần lượt đại diện nhóm lên thi kể trước lớp 
-Cả lớp lắng nghe bình chonï bạn kể tốt nhất.
Tự nhiên và Xã hội:
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/ Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiêu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- HSKG: Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt đông của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II/ Đồ dùng dạy học:- GV : Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
 - HS: Vở bài tập TNXH.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ:- Tiết trước học bài gì? 
 - Gọi HS kể ra một số biện pháp đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
 - Nhận xét, đánh giá.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/Hoạt động 1: Quan sát vàthảo luận.
 * Mục tiêu:Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- Yêu cầu 2 HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGKvà chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiêu,.. 
- GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng yêu cầu HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
* Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
c/ Hoạt động 2: Thảo luận.
 - Yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 23 và tự đặt các câu hỏi:
 + Nước tiểu được tạo thành ở đâu?
 + Trong nước tiểu có chất gì?
 + Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
 + Trước khi thải ra ngoài, nước tiểu được chứa ở đâu?Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
 + Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?
- GV khuyến khích HS có những cách đặt những câu hỏi khác.
 * Kết luận: Thận có chức năng lọc máu, ..........................có chức năng chứa nước tiểu. Oáng dái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
- Quan sát hình trả lời.
- HS lên bảng thực hiện.
- HS nhắc lại.
- Quan sát và tự đặt các câu hỏi.
- HS trả lời
- Hs nhắc lại.
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Thực hiện tốt giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu.
 _________________________
Toán:
TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ
I/ Mục tiêu:
 - HSbiết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Vận dụng để giải bài toán có lời văn. BTCL: Bt1,2
II/ Đồ dùng dạy học: - GV: 12 que tính, 12 cái kẹo. - HS: Bảng con, vở bài tập Toán.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ KT bài cũ: - Tiết trước học bài gì?
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và đọc bảng nhân 6, chia 6.
 - GV thu một số vở bài tập chấm- Nhận xét, ghi điểm.
 2/ Bài mới: a/ G thiệu bài: ghi tên bài.
 b/ Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
- GV nêu bài toán, gọi HS nhắc lại.
- Hỏi:+ Làm thề nào để tìm 1/3 của 12 cái kẹo?
- GV kết luận: Muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó lá/3 số cái kẹo,
- GV cho HS tự nêu bài giải của bài toán( như trong SGK)
-Hỏi: + Muốn tìm ¼ của 12 cái kẹo thì làm như thế nào?
- GV kết luận: Muốn tìm ¼ của 12 cái kẹo ta lấy 12 cái kẹo chia làm 4 phần bằng nhau: 12 : 4 = 3( cái kẹo). Mỗi phần bằng nhau đó ( 3 cái kẹo) là ¼ số cái kẹo.
c/ Thực hành:
 * Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 a) GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.GV hướng dẫn HS trình bày bài làm bằng trả lời miệng: ½ của 8 kg là 4 kg;( tính nhẩm 8 : 2 = 4) ; viết vào vở: ½ của 8 kg là 8 : 2 = 4( kg).
 - Phần b,c,d hướng dẫn tương tự như phần a.
 * Bài 2: - Gọi HS đọc bài toán rồi giải và trình bày bài toán.
 - Gọi 1 HS lên bảng làm- Lớp làm vào vở.
 - Thu một số bài chấm, chữa bài.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS nêu bài toán.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS tính rồi trả lời miệng.
- Đọc bài toán.
- 1 HS lên bảng làm- Lớp nhận xét.
3/ Củng cố: - Hôm nay học bài gì? Cho HS nhắc lại bài.
 - Nhận xét tiết học: Tuyên dương- Nhắc nhở.
4/ Dặn dò: Về nhà xem lại bài- Làm vào vở bài tập Toán.
-------------------
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP 
I/ Mục tiêu:
 - Nhận xét tuần5– Nêu phương hướng tuần 6
 - Tự nhận xét ưu khuyết điểm- 
II/ Nội dung:
1/ Nhận xét tuần 5: Các tổ báo cáo sổ theo dõi- GV nhận xét bổ sung thêm:
 a/ Học tập 
 b/ Nề nếp: 
 2/ Phương hướng tuần 6:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao(1).doc