Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (33)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (33)

Đạo đức

BÀI 4: QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 2 )

I. Mục tiêu:

- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình

II. Chuẩn bị:

- GV:

 Bộ thẻ Xanh(sai) và Đỏ(đúng) .

 Nội dung trò chơi”Phản ứng nhanh”.

- HS: vở ĐĐ

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (33)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng: Khối 3
Tuần: 08
(Từ ngày 04 – 10 – 2010 đến ngày 08 – 10 – 2010)
Thứ / Ngày
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
(23 – 08 – 2010)
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em
Các em nhỏ và cụ già
Các em nhỏ và cụ già
Luyện tập
Thứ ba
(24 – 08 – 2010)
Toán
Chính tả
Tập viết
TN & XH
Giảm đi một số lần
Nghe – viết: Các em nhỏ và cụ già
Ôn chữ hoa: G
Vệ sinh thần kinh
Thứ tư
(25 – 08 – 2010)
Toán
LT & C
Thủ công
Tập đọc
Luyện tập
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì?
Gấp, cắt, dán bông hoa (Tiết 2)
Tiếng ru
Thứ năm
(26 – 08 – 2010)
Toán
TN & XH
Tìm số chia
Vệ sinh thần kinh (TT)
Thứ sáu
(27 – 08 – 2010)
Chính tả
Toán
TLV
SHTT
Nhớ – viết: Tiếng ru
Luyện tập
Kể về người hàng xóm
Thứ hai, ngày 04 tháng 10 năm 2010
Tuần: 08 (Từ ngày 04 – 10 – 2010 đến ngày 08 – 10 – 2010)
Đạo đức
BÀI 4: QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình
II. Chuẩn bị:
- GV:
 · Bộ thẻ Xanh(sai) và Đỏ(đúng) .
 · Nội dung trò chơi”Phản ứng nhanh”.
- HS: vở ĐĐ
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: hỏi đáp, thảo luận, giảng giải
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC: 
· GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 
 · GV nhận xét, ghi điểm. 
c. Giới thiệu bài: 
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1: Xử lí tình huống 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí 2 tình
 huống sau bằng cách sắm vai.
 (Nhóm 1 và 3: tình huống 1
Nhóm 2 và 4: tình huống2).
Tình huống 1
 Bố mẹ đều đi công tác, nhà vắng hoe. 
 Mấy hôm nay trở trời, bà Ngân bị mệt,
 Đang nằm nghỉ trên giường. Ngân định
 ở nhà chăm sóc bà nhưng các bạn lại 
 kéo đến rủ Ngân đi sinh nhật. Ngân 
 phải làm gì?
Tình huống 2
 Ngày mai, em của Nam sẽ kiểm tra Toán. Bố mẹ bảo Nam cùng giúp em ôn tập Toán . Nhưng cùng lúc ấy trên ti vi lại chiếu bộ phim mà Nam rất thích. 
Nam cần hành động như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Kết luận:
 Mỗi người trong gia đình cần biết thu 
 xếp công việc riêng của mình để dành
 Thời gian quan tâm, chăm sóc đến các 
 thành viên khác. 
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên thể hiện cách xử lí
 tình huống.
Cách xử lí đúng:
Tình huống 1
 Bà bị mệt, Ngân nên ở nhà chăm sóc 
 Bà. Vậy bà mới yên tâm, mau khỏi 
 bệnh. Ngân có thể chuyển lời xin lỗi 
 tới bạn. Chắc chắn bạn ấy cũng thông
 cảm với Ngân.
Tình huống 2
 Phim Nam không xem ngày hôm nay thì có thể xem ngày mai và nếu không xem được, Nam có thể nghe người khác kể lại. Còn việc quan trọng là bài kiểm tra ngày mai của em.Nếu không được Nam giúp, em 
 Nam sẽ khó có thể làm bài kiểm tra tốt và đạt kết quả cao được. Bởi vậy, Nam nên giúp em ôn lại kiến thức cũ. Nếu em Nam thi tốt, Nam sẽ rất vui và bố mẹ Nam cũng rất vui.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, 
 nếu cần.
-1 đến 2 HS nhắc lại.
Hoạt động2: Liên hệ bản thân 
- Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân, kể lại
 những việc làm thể hiện sự quan tâm, 
 chăm sóc của bản thân tới ông bà, cha 
 mẹ và anh chị em trong gia đình. Định
 hướng:
+ Hằng ngày em thường làm gì để quan 
 tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị 
 em?
+ Kể lại một lần khi ông bà, cha mẹ, anh 
 chị em ốm đau (hoặc gặp khó khăn, có 
 chuyện buồn) em đã làm gì để quan 
 tâm giúp đỡ họ.
- Tuyên dương những HS đã biết quan 
 tâm, chăm sóc những người thân trong
 gia đình. Khuyên nhủ những HS còn 
 chưa biết quan tâm, chăm sóc những 
 người thân trong gia đình.
Hoạt động 3: Trò chơi”Phản ứng nhanh”
- GV phổ biến luật chơi:
 + Mỗi nhóm sé được phát thẻ màu”Đỏ” và màu”Xanh” để ra dấu hiệu xin được trả 
 lời “Đúng” hay “Sai”. Các nhóm sẽ được nghe các câu hỏi, các tình huống từ phía
 GV. Nếu đội nào muốn trả lời, đội đó sẽ giơ thẻ. Đội giơ trước được trả lời trước. Nếu trả lời sai đội bạn sẽ được trả lời.
 + Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.
 + Câu trả lời sai, không có điểm.
 + Đội ghi nhiều điểm hơn sẽ thắng.
 Nội dung:
 1. Biết mẹ hôm nay đi làm về muộn, Tuấn la cà sang nhà bạn Minh chơi.
 2. Ông bị đau mắt. Thuý đọc báo giúp ông.
 3. Bố vừa đi làm về. Tuấn nài nỉ gấp đồ chơi cho mình.
 4. Em ốm, thấy bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Hoa dằn dỗi để bố mẹ chú ý hơn.
 5. Nam hướng dẫn em giải được bài toán khó.
 6. Hai chị em Linh cùng giúp bố mẹ dọn dẹp nha cửa.
 7.Ông bà đang xem chương trình thời sự, Việt đòi ông bà bật kênh khác để xem 
 chương trình thời sự.
 8. Loan cố gắng hoc chăm để dành nhiều điểm 10 tặng mẹ.
 9. Buổi trưa, cả nhà đang ngủ, anh em Tuấn vẫn còn nô đùa ầm ĩ.
 10. Được bác hàng xóm cho quả táo ngon, Phong cất đi để dành cho em cùng ăn. 
 Đáp án: 1-S; 2-Đ; 3-S; 4-S; 5-Đ; 6-Đ; 7-S; 8-Đ; 9-S; 10-Đ.
3. Kết luận:
Dặn dò HS phải luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
- Mỗi nhóm cử ra 2-3 đại diện.
- HS dưới lớp nghe, nhận xét xem bạn
 đã quan tâm, chăm sóc đến những 
 người thân trong gia đình chưa?
- Nghe GV phỏ biến luật chơi và tiến hành chơi.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. Mục tiêu:
- Tập đọc
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
- Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện
II. Chuẩn bị:
- GV:
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa 
Tranh hoặc ảnh một đàn sếu (hoặc con sếu).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, giảng giải
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
Hai, ba HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài Bận .
GV nhận xét, cho điểm.
c. Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ đọc 1 truyện kể về các bạn nhỏ với 1 cụ già qua đường (HS quan sát tranh, qua câu chuyện này các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào ? 
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’) 
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu 
HS nối tiếp nhau đọc.
- Đọc từng đoạn trước lớp 
sinh nối tiếp nhau đọc 5 đọan trong bài 
Gv theo theo dõi nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể , câu hỏi.
- Gv giải thích từ khó 
- Đọc từng đọan trong nhóm 
- 5 nhóm học sinh nối tiếp nhau đọc 5 đọan 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (7’) 
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời
+ Các bạn nhỏ đi đâu ?
+ Đi về nhà sau 1 cuộc dạo chơi
+ Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
+ Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu. 
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thê nào ? 
+ Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ. 
+ Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy ?
+ Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ. 
- Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời :
+ Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi.
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? 
+ HS trao đổi theo nhóm rồi phát biểu 
- HS đọc thầm đoạn 5 trao đổi nhóm để đặt tên khác cho truyện .
HS trao đổi tìm tên khác cho truyện
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
Gọi học sinh phát biểu 
GV chốt lại : Các ban nhỏ trong chuyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cám ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Câu chuyện muốn nói với các em con người phải tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
 Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Tổ chức cho hocï sinh thi đọc lại 
- 4 HS nối tiếp nhau thi đọc các đọan 2,3,4,5
-1 tốp học sinh (6 em) thi đọc truyện theo vai.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’)
Vừa rồi các em đã thi đọc truyện “Các em nhỏ và cụ già” theo cách phân vai, trong đó có 4 em đóng vai 4 bạn nhỏ trong câu chuyện. Sang phần kể chuyện các em sẽ thực hiện 1 nhiệm vụ mới : tưởng tượng mình là 1 bạn nhỏ trong chuyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn. 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
- GV chọn một HS kể mẫu 1 đọan của chuyện. Trước khi kể cần nói rõ em chọn đóng vai nào? 
- Yêu cầu học sinh tập kể.
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- 1 vài HS thi kể trước lớp 
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn người kể hay nhất. 
3. Kết luận: 
Hỏi : cá ... át : 39	Toán
TÌM SỐ CHIA
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.
- Biết tìm số chia chưa biết.
II. Chuẩn bị:
- GV:
- 6 hình vuông bằng bìa
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: quan sát, hỏi đáp, giảng giải, gợi mở
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
c. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm số chia 
- GV hướng dẫn HS lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ trong SGK
- HS xếp như hình vẽ trong SGK
- Có 6 hình vuông, xếp đều thành hai hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông ? 
- Mỗi hàng có 6 : 2 = 3 (hình vuông)
- Hãy nêu tên gọi của thành phần và kết quả trong phép tính 6 : 2 = 3
- Trong phép chia. 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
- GV nêu : Có 6 ô vuông, chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô vuông. Hỏi chia được mấy nhóm như thế ?
- Chia được hai nhóm như thế 
- Hãy nêu phép tính tìm số nhóm chia được?
- Phép chia 6 : 3 = 2 (nhóm)
- 2 là gì trong phép chia ? 
- 2 là số chia
- y/c HS nhắc lại
- 6 và 3 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3
- 6 là số bị chia
- Vậy số chia trong phép chia bằng số bị chia chia cho thương
- Viết lên bảng 30 : x = 5 và hỏi x là gì trong phép chia trên ?
- x là số chia
- Y/c HS suy nghĩ để tìm số chia x
- Hướng dẫn HS trình bày 
- Vậy trong phép chia hết muốn tìm số chia chúng ta làm như thế nào ? 
- Lấy số bị chia chia cho thương
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
- Bài toán y/c tính gì ? 
- Tính nhẩm
- Y/c HS tự làm bài
- 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính trước lớp
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Y/c HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, sau đó làm bài
- 6 HS làm bảng, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
3. Kết luận: (5’)
- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào ? 
- Về làm bài
- Nhận xét tiết học
Tự nhiên và xã hội
TIẾT 16: VỆ SINH THẦN KINH.
(tiếp)
I.Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
II. Chuẩn bị:
- GV: tranh SGK
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: Các mảnh ghép, quan sát, hỏi đáp, giảng giải
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC: 
Bài 1,2/Hai HS trả lời.
Nhận xét-ghi điểm.
c. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: thảo luận nhóm
+Bước 1: làm việc theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quay mặt vào nhau để thảo luận theo gợi ý.
- Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Có khi nào bạn ít ngủ không ? Nêu cảm giác của bạn ngay hôm mất ngủ?
- Nêu nhưng điều kiện có giấc ngủ tốt?
-Hàng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
- Bạn làm gì trong cả ngày?
.Bước 2: làm việc cả lớp.
*Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh, đặc biệt là cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi tót nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần được ngủ nhiều.
- Trẻ em 10 tuổi trở lên cần ngủ 7-8 giờ một ngày.
+Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân .
.Bước 1: hướng dẫn cả lớp.
- Thời gian biểu là một bảng gồm các mục. Thời gian gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từngbuổi của từng công việc.
- GV cho một vài em lên điền thử vào bảng treo trên lớp.
.Bước 2: làm việc cá nhân :
- GV phát bảng đã phôtô cho HS.
.Bước 3: làm việc theo cặp.
.Bước 4: làm việc cả lớp.
- GV nêu câu hỏi:
*Kết luận : thực hiện thời gian biểu giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ hệ thần kinh vừa nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
Cuối giờ yêu cầu 3HS đọc mục bạn cần biết để củng cố bài học.
3. Kết luận:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà lập thời gian biểu và thực hiện theo đúng thời gian.
- Cùng thảo luận theo cặp.
- Một số em lên trình bày kết quả thảo luận(mỗi em 1 câu).
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi theo cặp cùng góp ý cho nhau.
- Một số em giới thiệu thời gian biểu hàng ngày của mình trước lớp.
- HS cùng trả lời.
CHÍNH TẢ
TIẾNG RU
I -MỤC TIÊU:
- Nhớ – viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng BT(2) a/ b 
II. Chuẩn bị:
- GV:
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: hướng dẫn viết CT, HD làm BT CT, hỏi đáp
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp : buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
GV nhận xét và cho điểm.
c. Giới thiệu bài:
Hôm nay các em sẽ luyện viết chính tả với hình thức mới, khó hơn: nhớ để viết lại chính xác từng câu chữ 2 khổ thơ đầu của bài tiếng ru.
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (21’) 
a -Hướng dẫn chuẩn bị 
- GV đọc khổ thơ 1, 2 của bài Tiếng ru 
- 2 HS đọc thuộc 2 khổ thơ 
-Hướng dẫn HS nhận xét chính tả, GV hỏi : 
HS mở SGK trang 64
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
+ Thơ lục bát 
+ Cách trình bày thơ lục bát có điểm gì cần chú ý ?
+ Dòng 6 chữ viết cách lề 2 ô 
+ Dòng 8 chữ viết cách lề 1 ô li 
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy 
+ Dòng thứ 2 
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối 
+ Dòng thứ 7
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi 
+ Dòng thứ 7
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than 
+ Dòng thứ 8
- HS nhìn SKG viết ra giấy nháp những tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b -HS viết 2 khổ thơ 
HS viết vào vở 
- GV nhắc học sinh nhớ ghi tên bài ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng, đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng. 
c-Chấm - chữa bài 
GV chấm 5 bài 
Nhận xét bài chấm 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (9’) 
Bài 2b 
- 1 học sinh đọc nội dung bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Học sinh làm vào vở 
- 3 học sinh lên bảng làm bài 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Hs sửa bài
Cuồn cuộn- chuồng –luống 
3. Kết luận bài: (3’) 
- GV lưu ý học sinh 1số từ các em hay viết sai 
- Những học sinh viết bài chính tả còn mắc lỗi về nhà viết bài cho đúng 3 lần .
- Nhận xét tiết học.
Tiết : 40	Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hia chữ số với (cho) số có một chữ số. 
II. Chuẩn bị bài:
- GV: bảng phụ
- HS: SGK
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: luyện tập – thực hành, hỏi đáp, gợi mở
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC: 
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
c. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- Gọi 1 HS nêu y/c của bài tập
- Y/c HS tự làm bài
- 6 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
- Lưu ý HS cách trình bày
 80 - X = 30 42 : X = 7
 X = 80 - 30 X = 42 : 7
 X = 50 X = 6
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 
- Gọi 1 HS đọc y/c của đề bài
- Y/c HS tự làm bài
- HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số bị chia, số chia chưa biết
- HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở. 
- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra của nhau
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Trong thùng có 30l dầu. Sau khi sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ?
- Y/c HS tự làm bài
 Giải : 
 Số lít còn lại là : 
 36 : 3 = 12 (l)
 Đáp số : 12 l
- Hãy nêu cách tính 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ? 
- Ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
3. Kết luận: (5’)
- Về nhà làm bài
- Nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. MỤC TIÊU :
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1)
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
II. Chuẩn bị:
- GV:
Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về1 người hàng xóm
- HS: SGK, VBT
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu: hỏi đáp, kể chuyện, gợi mở, giảng giải
IV. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu:
a. Ổn định:
b. KTBC:
Hai học sinh kể và nói về tính khôi hài của câu chuyện Không nỡ nhìn.
GV nhận xét, cho điểm.
c. Giới thiệu bài:
2. Phát triển bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’) 
a-Bài 1 : 
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý 
- GV nhắc học sinh : SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm . Em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo gợi ý đó. Cũng có thể kỹ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó. Tình cảm của người đó với gia đình em , không hoàn toàn lệ thuộc vào 4 câu hỏi gợi ý. 
- Yêu cầu học sinh kể 
- 1 HS kể mẫu vài câu 
- GV nhận xét rút kinh nghiệm 
3, 4 học sinh thi kể 
b-Bài 2 : 
- 1 Học sinh nêu yêu cầu của bài
- GV nhắc : Chú ý viết giản dị , chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5 đến 7 câu. 
- Yêu cầu học sinh viết bài 
Học sinh viết vào vở bài tập
- cả lớp và giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm bình chọn những người viết tốt nhất 
3. Kết luận: (3’)
- GV nhận xét tiết học 
- Những học sinh chưa hoàn thành bài viết về nhà viết tiếp 
KHỐI TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 8 hay.doc