Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (62)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (62)

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

 I. Mục đích, yêu cầu:

 A.Tập đọc:

 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.

 Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.

 - Giáo dục HS biết quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh.

 B. Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 - Biết chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 - HS biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ niềm vui nỗi buồn của người khác.

 + HS K-G kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 8 (62)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2013
Ngày dạy: Thứ hai 14/10/2013
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
 I. Mục đích, yêu cầu:
 A.Tập đọc:
 - Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
 - Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. 
 Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4.
 - Giáo dục HS biết quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh.
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Biết chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
 - HS biết quan tâm giúp đỡ và chia sẻ niềm vui nỗi buồn của người khác.
 + HS K-G kể lại được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ.
 *: Thể hiện sự cảm thông.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh, bảng phụ chép đoạn 1. 
- HS: Sách, vở, chì.
 III. Hoạt động dạy –học:
 1.Bài cũ: (5’) Gọi 3 HS đọc thuộc bài “Bận”, trả lời câu hỏi. GV nhận xét, ghi điểm.
 H: Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì? (Ngọc)
 H: Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? (Thư)
 H: Nêu nội dung bài ? (Trân)
 2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1: Luyện đọc. (10 phút)
MT: Giúp HS phát âm đúng; ngắt, nghỉ hợp lí.
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu. Gọi 1 HS đọc.
Đọc câu: 
- GV gọi HS đọc nối tiếp và kết hợp sửa phát âm
Đọc đoạn trước lớp: GV treo đoạn 3.
- Hướng dẫn đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc các câu:
Các em tới chỗ ơng cụ, / lễ phép hỏi: //
- Thưa cụ, / chúng cháu cĩ thể giúp gì cụ được khơng ạ ? // 
(giọng nhẹ nhàng, tình cảm, lễ phép thể hiện được thái độ cảm thơng)
Cụ già thở nặng nhọc, / nhưng đơi mắt ánh lên những tia ấm áp: //
- Cảm ơn các cháu. // Nhưng các cháu khơng giúp được ơng đâu. //
( giọng trầm buồn)
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
Đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc giao lưu giữa các nhóm. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10 phút)
MT: Giúp HS hiểu nội dung và trả lời được câu hỏi về nội dung bài.
- Yêu cầu đọc đoạn 1 và 2.
H. Các bạn nhỏ đang làm gì ? 
H. Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
* Thể hiện sự cảm thông.
H. Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào ? 
H. Vì sao các bạn lại quan tâm đến ông cụ như vậy ? 
- Yêu cầu đọc 3 đoạn còn lại.
H. Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? 
- Dùng tranh kết hợp giảng nội dung.
H. Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? 
- Cho học sinh đọc toàn bộ câu chuyện. 
 H. Chọn một tên khác cho truyện ?
- GV yêu cầu HS rút nội dung chính.
 - GV chốt - ghi bảng.
Nội dung chính: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. 
Chuyển tiết: Cho học sinh hát.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc lại (15 phút)
MT: Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ). 
- Yêu cầu học sinh đọc phân vai theo nhóm 6.
- Yêu cầu lớp cử một số em làm ban giám khảo chấm điểm cho các nhóm. Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kể chuyện. (20 phút)
MT: HS kể lại được câu chuyện theo lời một bạn nhỏ. Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn kể chuyện:
- Khi kể câu chuyện theo lời một bạn nhỏ cần chú ý về cách xưng hô (tôi, tớ, mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện.
- GV gọi 3 HS khá kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm 4.
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS nghe, 1 HS đọc bài - chú giải.
- HS đọc nối tiếp câu, luyện phát âm.
- 1 HS nêu cách đọc, đọc mẫu.
- 3 HS đọc 3 đoạn - giải nghĩa từ.
- HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
- Đại diện nhóm thi đọc. (NX, bình chọn).
- 1 HS K-G đọc cả bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Trả lời nối tiếp.
- 1 HS đọc – Lớp đọc thầm. 
- Trả lời nối tiếp.
- 1 HS khá đọc cả bài - lớp đọc thầm.
- Học sinh tự đặt tên khác và giải thích vì sao.
- Học sinh suy nghĩ – trình bày.
- HS nhắc lại.
- Cả lớp hát.
- HS đọc phân vai theo nhóm( 6 vai).
- Cử mỗi nhĩm 1 HS (4 nhĩm). Các nhóm thi đọc phân vai. Ban giám khảo chấm điểm cho các nhóm.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- 3 học sinh khá kể: HS 1 kể đoạn 1, 2; HS 2 kể đoạn 3; HS 3 kể đoạn 4, 5.
 - Học sinh kể nhóm 4 theo lời của nhân vật.
- Vài nhóm thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
3/ Củng cố- dặn dò: (3’)
 H: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện? (Biết quan tâm giúp đỡ người khác.)
 H: Em đã làm việc gì thể hiện sự quan tân đến người khác ?
 - GV kết hợp giáo dục HS.
 - Nhận xét tiết học. Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
 - Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
 - Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
 + HS khá, giỏi làm thêm bài 2 cột 4.
 II.Chuẩn bị: GV: Hình vẽ bài tập 4. HS: Vở, SGK, bảng, phấn.
 III. Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: (5’) Gọi HS lên bảng đọc bảng chia 7 (Rĩi, Hít)
 - Giải bài toán theo tóm tắt sau: (A.Dương)
 4 hàng : 42 học sinh
 1 hàng : học sinh ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
 	 2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Luyện tập về bảng nhân 7 và giải toán. (22 phút)
Mục tiêu: Củng cố về bảng chia 7 và giải các bài toán có liên quan.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS tính nhẩm và nối tiếp nhau nêu trước lớp.
- Yêu cầu nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Phần b tiến hành tương tự.
- GV nhận xét - sửa sai.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở – 1 số em lên bảng.
- GV cùng HS nhận xét – GV sửa sai cho học sinh.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài vào vở. 
GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- GV chấm - nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Trò chơi : “Ai nhanh – Ai đúng”. (5 phút) 
MT: Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
- GV nêu luật chơi – yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 - chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử 2 đại diện tham gia. 
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- 2 HS nêu.
- HS nhẩm, ghi kết quả vào SGK sau đó từng học sinh nối tiếp đọc kết quả- lớp nhận xét Đ – S.
- HS nêu: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2 HS đọc và nêu.
- HS làm vào vở – 6 HS còn hạn chế nối tiếp nhau lên bảng làm.
- Học sinh nhận xét – đổi chéo vở sửa bài. 
- 2 học sinh đọc đề bài.
- HS tìm hiểu đề (gạch vào sách)
- 2 HS thực hiện trước lớp. HS tự giải vào vở.
-1 HS khá lên bảng làm bài.
- HS sửa bài vào vở.
- 1 HS đọc đề.
- HS theo dõi – nắm cách chơi.
- Thảo luận nhóm – cử đại diện tham gia.
- Đại diện 2 đội chơi – lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS nhắc.
 3/Củng cố - dặn dò: (5’)
 - Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về phép chia trong bảng chia 7. 
 - Nhận xét giờ học.
Ngày soạn : 14/10/2013
Ngày dạy : Thứ ba 15/10/2013
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA :G
 I. Mục đích, yêu cầu:
 -Viết đúng chữ hoa G, (1 dòng) C (1 dòng) ,Kh (1 dòng) Viết tên riêng, Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoan... chớ hoài đá nhau (1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
 -Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
 - Học sinh cóù thói quen rèn chữ viết.
 + HS K-G viết đủ số dịng quy định.
 II. Chuẩn bị: GV: Mẫu chữ hoa G , tên riêng “Gò Công”ï và câu tục ngữ. HS: Bảng con, VTV 
 III. Hoạt động dạy –học:
 1.Bài cũ: (5’) Gọi HS lên bảng viết chữ: E -Ê, từ Ê – đê ( Duyên, Minh)
 GV nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: HS luyện viết trên bảng con. (8 phút)
MT: Củng cố cách viết chữ viết hoa: G, viết tên riêng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu đọc nội dung bài.
H. Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. Lưu ý kĩ chữ hoa G:
Chữ hoa G: Gồm 3 nét: 2 nét cong trái nối liền nhau (viết liền một nét là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng to ở đầu chữ) và một nét khuyết ngược.
- Yêu cầu HS viết bảng con, 3 HS viết bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng)
- GV dán từ ứng dụng.
Giảng từ : Gò Công
-Yêu cầu HS viết bảng. GV nhận xét.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
- GV dán câu ứng dụng, yêu cầu HS đọc. GV kết hợp giảng nội dung.
Giảng: Câu tục ngữ khuyên anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau. 
H. Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa ?
- Yêu cầu HS viết bảng con, bảng lớp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở. (17 phút)
MT: Rèn HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Nêu yêu cầu: Viết chữ theo cỡ nhỏ:
- Viết chữ hoa G: 1 dòng 
Viết các chữ hoa C, K:1 dòng.
Viết tên riêng Gò Công: 2 dòng.
Viết câu tục ngữ: 5 lần. 
Phần chữ nghiêng chuyển sang viết buổi chiều.
- Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi, trình bày bài.
- Yêu cầ ... ợc gia đình bác thợ gạch có tình cảm gì với cậu be.ù Cô và các em sẽ tìm hiểu qua đoạn 2 ,3 của bài .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 , 3 
H:Tìm những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé? 
-Giảng : cây nêu : cây tre cao treo trầu cau và một số vật khác ,dựng trước nhà trong dịp Tết Nguyên đán .
-GV treo tranh giảng nội dung .Đây là bức tranh vẽ cảnh gia đình bác thợ đóng gạch .cây nêu được làm bằng cây tre các bạn nhỏ đang nhìn những chiếc chuông làm bằng đất nung lên xâu thành chuỗi treo lên cây nêu 
.có một túp lều ,lợp bằng phên rạ màu vàng xỉn xung quanh xếp nhiều hàng gạch mới 
-GV chuyển đoạn : Những chiếc chuông nhỏ mà bác thợ gạch tặng đã đem lại niềm vui cho bạn nhỏ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu đoạn còn lại .
-Yêu cầu HS đọc đoạn cuối.
H:Những chiếc chuông đất nung đã đem lại niềm vui như thế nào cho gia đình cậu bé ?
Giảng từ : lanh canh 
- Yêu cầu HS thảo luận tìm nội dung chính.
- GV chốt ý – ghi bảng :
Nội dung chính : Tình cảm thân thiết giữa bạn nhỏ và gia đình bác thợ gạch. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
-Hướng dẫn cách đọc bài: Đọc với giọng kể vui, nhẹ nhàng .
-Nhấn giọng một số từ ngữ : útim , nhóm lửa ,cái núm ,nặn ,một viên bi nhỏ.
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
- Yêu cầu HS luyện đọc bài .
-GV gọi HS đọc bài theo đoạn .
-HS thi đọc.
- Nhận xét – đánh giá .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải .
- Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu.
( Cu , Cún ).
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS phát âm từ khó .
-2HS đọc
-HS đánh dấu vào sách .
- Đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS đọc theo nhóm bàn .Nhóm trưởng theo dõi nêu từ bạn đọc sai .
- Đại diện 4 nhóm đọc –HS nhận xét .
-1 HS đọc – lớp đọc thầm theo. Tìm hiểu câu hỏi 1.
(Là một túp lều bằng phên ra màu vàng xỉn ï,ở giữa cánh đồng,xung quanh lều xếp đầy những hàng gạch mới đóng ).
- 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm. Tìm hiểu câu hỏi 2 .
(Bạn nhỏ thường ra lò gạch chơi với hai đứa con bác thợ gạch. Con trai bác rủ cậu nặn những chiếc chuông nhỏ bằng đất .Bác thợ giúp bọn trẻ nung những chiếc chuông đó .Khi đồ nung đã nguội ,bác xâu những chiếc chuông thành 2 vòng : một để cho hai đứa con của bác ; vòng kia cho bạn nhỏ mang về nhà treo lên cây nêu ) .
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo .Tìm hiểu câu hỏi 3.
(Tiếng chuông kêu lanh canh trên cây nêu ngày Tết đã làm cho sân nhà bạn nhỏ ấm áp và náo nức hẳn lên ). 
 - HS thảo luận nhóm 4 trong 1 phút - tìm nội dung chính. –HS trả lời .
- HS nhắc lại .
- HS lắng nghe .
-HS luyện đọc cá nhân theo từng đoạn .
- 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
-Lớp theo dõi – nhận xét bạn đọc hay .
4. Củng cố – Dặn dò : 
- 1 HS đọc toàn bài – Nêu nội dung chính .
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH (Tiếp theo )
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biẻâu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ, học tập vui chơi,một cách hợp lí.
- GD ý thức bảo vệ sức khoẻ, thực hiện thời gian biểu.
 *Các KNS cơ bản được GD trong bài:
- Kĩ năng tự nhận thức: đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
II.Chuẩn bị.
 - GV : Kẻ sẵn thời gian biểu; Tranh.
- HS : SGK , vở bài tập, liên hệ thực tế.
 III.Hoạt động dạy và học.
 1 .Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng.
 - Nêu những việc làm có lợicơ quan thần kinh. (tâm)
 - Nêu 1 số trạng thái có hạithần kinh. (Phúc)
 - Kể tên 1 số chất kích thích gây hại đến cơ quan thần kinh. ( Linh) 
2/Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Thảo luận.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Kĩ năng tự nhận thức: đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2: Quan sát hình+ Liên hệ thực tế tìm hiểu vai trò của giấc ngủ theo gợi ý sau:
H. Theo bạn khi ngủ cơ quan nào được nghỉ ngơi?
H. Khi nào bạn ngủ ít? Cảm giác của bạn ngay sau khi dậy?
H. Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt?
H. Hằng ngày bạn đi ngủ và thức dậy lúc mấy giờ?
H.Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
- Yêu cầu các cặp trình bày. GV nhận xét, đánh giá.
Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều .Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày. Để ngủ ngon, em ngủ nơi thoáng mát.Khi ngủ, em phải mắc màn, không nên mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật .
Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu .
Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí.
*Kĩ năng làm chủ bản thân: quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày.
-Gọi HS nêu yêu cầu( trên bảng phụ )
- Gọi 1 HS lên điền thử
- Yêu cầuHS dùng chì điền vào sách.
- Mời 1 số HS lên giới thiệu thời gian biểu. (Nhận xét, bổ sung)
H.Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?
H.Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?
Thời gian nào bạn học tập tốt nhất? Thời mệt mỏi, buồn ngủ?
Kết luận: Thực hiện theo theo thời gian giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp ta nâng cao hiệu quả công việc, học tập.
-HS thảo luận theo cặp – ghi kết quả.
-não, các giác quan, cơ bắp,
-mệt mỏi, buồn ngủ, ít tập trung vào công việc,
-Ngủ sâu, đủ số giờ. Ngủ và dậy đúng giờ. Không ăn no, không dùng chất kích thíchVS cơ thểchỗ ngủ sạch sẽ, ngăn nắp.
- Các cặp trình bày. Cả lớp nhận xét.
Lập TGB theo bảng sau:
Buổi
Giờ
Công việc- hoạt động
Sáng
6
Dậy, đánh răng,
Trưa
Chiều
Tối
Đêm
- HS trả lời.(Nhận xét, bổ sung)
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc bài học.
3/Củng cố-dặn dò :
-GV củng cố bài. Nhận xét tiết học. Dặn ghi nhớ, thực hiện theo thời gian biểu.
********************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TƯ NGỮ VỀØ CỘNG ĐỒNG - ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ ?
 I. Mục đích, yêu cầu:
 - Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
 - Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cài gì, con gì) ? Làm gì ? (BT3). Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4).
 - Giáo dục HS sống chan hoà, yêu thương, giúp đỡ người khác.
 II. Chuẩn bị: GV: Kẻ bảng BT1, 3 và 4. HS: Sách, vở.
 III. Hoạt động dạy –học:
 1. Bài cũ: (5’) Kiểm tra 2 HS. ( Phi, Ý)
 Bài tập: 1, Gạch dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái các câu sau: 
	 Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt thăm dò. Rồi hí hửng trước con mồi béo ngậy.
 2, Viết một câu có hình ảnh so sánh.
 GV nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về cộng đồng. (15 phút)
M.Tiêu: Hướng dẫn biết tìm từ ngữ về cộng đồng.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm vào sách. Sau thi tiếp sức.(Nhận xét, bình chọn)
Em có nhận xét gì về những từ ở 2 cột trên ?
H: Lấy thêm ví dụ.
Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV giải nghĩa từ “ cật”- lớp vỏ cứng chắc của tre; “ đấu cật”- nối lại.
-Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
H: Em hiểu nghĩa từng câu thế nào ?
- GV nhận xét – sửa bài.
Hoạt động 3: Ôn kiểu câu Ai làm gì?. (10 phút)
Mục tiêu: Biết đặt câu hỏi, tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, cái gì, con gì ? Làm gì ?
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS dùng chì gạch 1 ( 2 ) gạch theo 2 yêu cầu của bài; 6 HS nối tiếp lên bảng.
- GV nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu.
H: Ba câu trên viết theo mẫu câu nào ? Nhận xét yêu cầu 2 bài 3, 4.
- Yêu cầu HS làm vào vở; 3 HS lên bảng.
- GV chấm 1 số bài; Nhận xét- chữa bài)
Bài 1: Xếp từ vào bảng phân loại sau:
Những người trong cộng đồng
Thái độ, hoạt động trong cộng đồng
cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
cộng tác, đồng tâm
- HS làm vở -2 HS lần lượt lên bảng – Mỗi HS làm một phần.
-Cột 1: Nhiều người cùng xuất thân giống nhau, cùng 1 tập thể.
- Cột 2: Làm hoặc suy nghĩ như nhau.
-VD: đồng giới, đồng ca, đồng chí, đồng khoá, đồng lòng, đồng tình, đồng cảm
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS trao đổi nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
Tán thành thái độ ứng xử ở câu a, c ; không tán thành với thái độ ở câu b.
HS trả lời.
 - Các nhóm nhận xét bổ sung.
1 HS nêu yêu cầu: Tìm các bộ phận của câu:
-Trả lời câu hỏi “ Ai ( cái gì, con gì)?”
- Trả lời câu hỏi “ làm gì ?”
a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
b) Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
1 HS nêu yêu cầu: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:
-Ai làm gì ?
- Yêu cầu 2 bài ngược nhau.
- HS làm bài. 3 HS lên bảng.
a)Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ?
b) Ông ngoại làm gì ?
c) Mẹ bạn làm gì ?
3.Củng cố – dặn dò: (5’)
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học.
- Nhận xét tiết học. Dặn hoàn thành các bài trong vở bài tập.
ĐỒNG ĐỘI
ĐỒNG TÂM
ĐỒNG BÀO
ĐỒNG HƯƠNG
CỘNG ĐỒNG
CỘNG TÁC

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 8 moi nhat.doc