Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (11)

Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (11)

Tiếng Việt: : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HKI .Tiết 1

I. Mục tiêu:

-Đọc đúng ,rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học(tốc độ khoảng 55 tiếng /phút);trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.(BT2).

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh (BT3).

HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn đoạn thơ(tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút).

IICác hoạt động dạy – học:

1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.

2. Kiểm tra tập đọc (7 em)

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 3 Tuần 9 (11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9:
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt: : Ôn tập và Kiểm tra giữa HKI .Tiết 1
I. Mục tiêu:
-Đọc đúng ,rành mạch đoạn văn ,bài văn đã học(tốc độ khoảng 55 tiếng /phút);trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài. 
- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.(BT2).
- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh (BT3).
HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn đoạn thơ(tốc độ đọc trên 55 tiếng/phút).
IICác hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
2. Kiểm tra tập đọc (7 em)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc 
- Từng HS lên bốc thăm và xem lại bài trong 2 phút
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi cho đoạn văn vừa đọc 
- HS trả lời 
- GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài tập 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gọi - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV mở bảng phụ viết sẵn bài tập mời HS phân tích mẫu câu 
1 HS làm mẫu một câu
- HS làm bài vào vở 
- GV gọi HS nêu kết quả 
- 4 – 5 HS đọc bài làm 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng 
Hình ảnh so sánh 
Sự vật 1 
Sự vật 2
a. Hồ nước như một chiếc gương khổng lồ
hồ nước 
chiếc gương bầu dục khổng lồ
b. Cầu Thê Húc cong như con tôm 
Cầu Thê Húc 
con tôm
c. Con rùa đầu to như trái bưởi 
đầu con rùa 
trái bưởi 
4. Bài tập 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 8
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- HS làm độc lập vào vở 
- GV gọi hai HS nhận xét 
- Vài HS nhậ xét 
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
a. Một cánh diều 
b. Tiếng sáo 
c. Như hạt ngọc 
5. Củng cố – dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? 
- 2 HS 
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học .
	Tiếng Việt: : Ôn tập và Kiểm tra giữa HKI .Tiết 2
I. Mục tiêu:
-Mức độ yêu cầuvề kỹ năng đọc như tiết 1 .
-Đạt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì? (BT2).
-Kế được từng đoạn câu chuyện đã học(BT3).
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc
- Bảng phụ viết sẵn BT2:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Kiểm tra tập đọc
3. Bài tập 2
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu bài tập + lớp đọc thầm 
- GV nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu nào
- HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS làm nhẩm 
- HS làm nhẩm 
- GV gọi HS nêu miệng 
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đạt được 
- GV nhận xét - viết nhanh nên bảng câu hỏi đúng 
+ Ai là hội viên của câu lạc bộ 
+ Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ?
- Cả lớp chữa bài vào vở.
4. Bài tập 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 1 HS nêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nói nhanh tên các truyện đã học 
- Vài HS nêu 
- HS suy nghĩ tự chọn nội dung hình thức 
- GV gọi HS thi kể 
- HS thi kể 
- HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất 
- GV nhận xét - ghi điểm 
5. Củng cố dặn dò 
- Nêu nội dung bài ?
- 1HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
Toán
	 Tiết 41: 	 Góc vuông, góc không vuông
A. Mục tiêu:
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng e ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu).
B. Đồ dùng dạy học :
- E ke (dùng cho GV + HS ) 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện: 	Nêu quy tắc tìm số chia ? (2HS)
	HS + GV nhận xét 
1. Hoạt động 1: Giới thiệu về góc 
- HS làm quen với biểu tượng về góc. 
- GV cho HS xem hình ảnh 2 trên kim đồng hồ tạo thành 1 góc (vẽ 2 tia như SGK).
- HS quan sát 
- GV mô tả: Góc gồm 2 cạnh xuất phát từ một điểm - GV đưa ra hình vẽ góc 
Ta có góc đỉnh O; N
Canh OM, ON 
 O M
- HS chú ý quan sát và lắng nghe 
2. Hoạt động 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông. 
- Nắm được khái niệm về góc vuông và không vuông.
- GV vẽ 1 góc vuông lên bảng và giới thiệu thiệu đây là góc vuông.
- HS chú ý quan sát 
- Ta có góc vuông 
- Đỉnh O A
- Cạnh OA, OB
 O B
( GV vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ)
- GV vẽ tiếp góc đỉnh P, cạnh PM, PN và vẽ góc đỉnh E, cạnh EC, ED (như SGK) 
- HS quan sát 
- GV giới thiệu: Đây là các góc không vuông 
- HS nghe 
- GV đọc tên góc 
- Nhiều HS đọc lại 
3. Hoạt động 3: Giới thiệu Ê ke 
- HS nắm được tác dụng của e ke 
- HS quan sát 
- GV cho HS xem cái e ke và nêu cấu tạo của e ke. Sau đó giới thiệu: E ke dùng để nhận biết (hoặc kiểm tra) góc vuông. 
- HS chú ý nghe. 
- GV gọi HS lên dùng e ke đê kiểm tra.
- 1HS dùng e kr để kiểm tra góc vuông trên bảng.
4. Hoạt động 4: Thực hành.
a. Bài 1: HS biết dùng e ke để vẽ và nhận biết góc vuông.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Vài HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV vẽ hình lên bảng và mời HS: 
- HS kiểm tra hình trong SGK + 1 HS lên bảng kiểm tra. 
- GV gọi HS đọc kết quả phần a. 
a. Vài HS nêu kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét 
- GV hướng dẫn HS kẻ phần b
- HS đặt E ke, lấy điểm của 3 góc e kevà đặt tên 
- GV kiểm tra, HD học sinh 
 B
- GV nhận xét 
b. Bài 2: Củng cố về cách đọc tên đỉnh, cạnh và kiểm tra góc. 
 O A
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thảo luận 
- HS thảo luận để kiểm tra góc và tìm ra góc vuông. 
- Trong các hình vẽ đó có mấy góc vuông 
- 2 góc vuông 
- Nêu tên đỉnh, góc?
- A, cạnh AD, AE; đỉnh B, cạnh BG, BH
- GV kết luận .
c. Bài 3 + 4: Củng cố về góc vuông và góc không vuông 
- Bài 3 : GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV hướng dẫn nắm yêu cầu 
- Nhận biết (bằng trực giác)
- Góc có đỉnh Q, M là góc vuông.
- HS dùng e ke kiểm tra lại 2 góc này 
- HS quan sát 
- GV hướng dẫn đánh dấu góc vuông 
- Dùng bút chì đánh dấu góc vuông 
- Góc đỉnh: M, N.
- GV cho HS củng cố
- Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1HS đọc - nêu 4 điều kiện của bài.
- GV nhận xét
- HS dùng e ke để kiểm tra sau đó dùng bút chì khoanh vào các ý đúng
III. Củng cố dặn dò 
- Tìm trong lớp những đồ vật nào và những gì có góc vuông 
- HS nêu 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học 
Đạo Đức:
	Tiết : 	 Chia sẻ vui buồn cùng bạn (T1)
I. Mục tiêu
-Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
-Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn .
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
-Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh minh hoạ cho tình huống của HĐ1
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Các HĐ dạy học.
* Khởi động: GV bắt nhịp cho cả lớp bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết 
	- GV giới thiệu - ghi đầu bài.
1. Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tình huống 
* Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết ND tranh
- HS quan sát, trả lời.
- GV giới thiệu tình huống. 
- HS chú ý nghe 
- GV cho HS thảo luận 
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả.
- Các nhóm nêu kết quả nhận xét.
* GV kết luận: Và gọi HS chốt lại 
- Khi bạn có chuyện buồn em cần làm gì 
- An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
(Nhiều HS nhắc lại KL)
2. Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.
* Tiến hành: 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai 1 trong các tình huống 
- HS chú ý nghe
- GV giao tình huống cho các nhóm 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- GV gọi các nhóm lên đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS rút ra kết luận 
- HS nêu kết luận 
(Nhiều HS nhắc lại)
- GV nhận xét - kết luận 
3. Hoạt đông3: Bày tỏ thái độ 
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học. 
* Tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- HS suy nghĩ, bày tỏ từng thái độ bằng cách giơ các tấm bìa 
- GV cho HS thảo luận về lý do không tán thành 
- HS thảo luận 
- GV kết luận:
- Các ý kiến a, c,d, đ, e là đúng 
- ý kiến b là sai
A. Hướng dẫn thực hành: 
- Quan tâm, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp
- Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ  nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn với bạn. 
Toán
	 Tiết : Ôn 	 Góc vuông, góc không vuông
A. Mục tiêu:
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng e ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông .
B. Đồ dùng dạy học :
- E ke (dùng cho GV + HS ) 
C. Các hoạt động dạy học:
2. Hoạt động 1: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông. 
- Nắm được khái niệm về góc vuông và không vuông.
- GV vẽ 1 góc vuông lên bảng và cho hs nhận xét A
- HS chú ý quan sát -nhận xét
 O 
 B 
- Ta có góc vuông - Đỉnh O
- Cạnh OA, OB
( GV vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ)
- GV vẽ góc không vuông: cho hs nhận xét.
HS quan sát nhận xét: Đây là các góc không vuông. 
- GV đọc tên góc 
- Nhiều HS đọc lại 
3. Hoạt động 2: Giới thiệu Ê ke 
- HS nêu tác dụng của e ke 
- HS nêu E ke dùng để nhận biết (hoặc kiểm tra) góc .
- HS chú ý nghe. 
- GV gọi HS lên dùng e ke đê kiểm tra.
- 1HS dùng e kr để kiểm tra góc vuông trên bảng.
4. Hoạt động 4: Thực hành vở bt toán 3 trang 49-50.Bồi dưỡng toán 3 trang 45(bài 15)
a. Bài 1: HS biết dùng e ke để vẽ và nhận biết góc vuông.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Vài HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV vẽ hình lên bảng và mời HS: 
- HS kiểm tra hình trong vở bt toán + 1 HS lên bảng kiểm tra. 
- GV gọi HS đọc kết quả phần a. 
a. Vài HS nêu kết quả - HS nhận xét.
- GV nhận xét 
- GV kiểm tra, HD học sinh 
GV nhận xét
- HS đặt E ke, lấy điểm của 3 góc e kevà đặt tên 
HS nêu cách vẽ góc vuông 
. Bài 2: Củng cố về cách vẽ góc vuông. 
 A
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
 O B
- HS nêu yêu cầu bài tập 
c. Bài 3 + 4: Củng cố về góc vuông và góc không vuông 
- Bài 3 : GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
 GV hướng dẫn nắm yêu cầu 
- Nhận biết (bằng trực giác)
- Góc có đỉnh O, I là góc vuông.
- HS dùng e ke kiểm tra lại 2 góc này 
- HS quan sát 
- GV hướng dẫn đánh dấu góc vuông 
- Dùng bút chì đánh dấu góc vuông 
- Góc đỉnh: M, N.
- GV cho HS củng cố
- Bài 4,5: GV gọi HS đọc yêu cầu 
- 1HS đọc - nêu 4 điều kiện của bài.
- GV nhận xét
Bài 6:bồi dường toán3,bài 15(dành cho hs khá giỏi.).
- HS dùng e ke để kiểm tra sau đó dùng bút chì khoanh vào c ... a theo phách, theo nhịp.
II. Giáo viện chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng, một số nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát 
" Bài ca đin học "
- GV nêu yêu cầu cả lớp hát + gõ đệm 
- HS hát + gõ đệm lần lượt theo 3 kiểu: Đệm theo phách, theo nhịp theo tiết tấu lời ca.
- GV yêu cầu HS hát vận dộng phụ hoạ
- HS hát + 1 vài động tác phụ hoạ (Nhóm, cá nhân)
- GV nhận xét, tuyên dương 
- Từng nhóm, cá nhân biểu diện 
2. Hoạt động 2: Ôn tập bài: Đếm sao 
- GV yêu cầu HS ôn tập + gõ nhịp 
- HS ôn tập + Gõ nhịp 3/4
- GV cho HS chơi trò chơi kết hợp bài hát
- GV nêu cách chơi, HD học sinh cách chơi
- HS chú ý nghe 
- HS chơi trò chơi
- GV quan sát, sửa sai cho HS 
3. Hoạt động 3: Ôn tập bài: Gà gáy 
- GV cho HS hát theo kiểu nối tiếp 
+ GV chia lớp thành 3 nhóm 
N1: Hát câu 1
N2: Hát câu 2
- HS chú ý nghe
N3: Hát câu 3
- Cả 3 nhóm cùng hát câu 4
- HS hát 
- GV nhận xét , sửa sai 
IV. Củng cố - dặn dò 
- Hát lại 3 bài hát (cả lớp hát)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
	Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010.	
Toán
	Tiết : 	Luyện tập
A. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết đọc ,viết số đo đọ dài có hai tên đơn vị đo.
-Biết cách đổi số đo đo dộ dài có một tên đơn vị đo(nhỏ hơn đơn vị đo kia)
B. Các hoạt động dạy học 
I. Ôn luyện:
	- Đọc thuộc lòng bảng đơn vi đo độ dài (2HS)
	- GV + HS nhận xét
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập 
1. Bài tập 1: Củng cố về đổi số đo độ dài có 2 tên ĐV đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu và đọc mẫu 
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS nêu cách làm - làm vào SGK
- GV gọi HS đọc bài - GV nhận xét 
- 1 số HS đọc bài - HS nhận xétrường 
VD: 3m 2cm = 302 cm
4m 7dm = 47 dm
4m 7cm = 407 cm 
2. Bài 2: Củng cố về cộng, trừ , nhân, chia các số đo độ dài 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
8 dam + 5dam = 13 dam 
12km x 4 = 48 km 
57 hm - 28 hm = 29 hm 
- GV sửa sai cho HS 
27 mm : 3 = 9 mm
3. Bài 3: Củng cố cho HS về so sánh số
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con 
6m 3cm < 7m
6m 3 cm > 6 m 
- GV sửa sai cho HS 
5m 6cm = 506 cm
III. Củng cố dặn dò
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Tiếng Việt:	 Kiểm tra .Tiết 8.
I.Mục tiêu:Đọc(viết) theo yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa HKI.trả lời được 1 CH về nội dung đoạn bài
-Nghe- viết đúng bài chính tả trình bày sạch sẽ đúng hình thức bài thơ(hoặc bài văn xuôi;tốc độ viết khoảng 55 chữ /15 phút ,không mắc quá 5 lỗi trong bài.
-Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến chủ điểm đã học.
II. Đề bài:
A. Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu (t8 tuần 9)	
B. Dựa theo ND bài đọc, chọn câu trả lời đúng 
1. Cuối xuân, đầu hạ cây sấu như thế thế nào ?
a. Cây sấu ra hoa 
b. Cây sấu thay lá 
c. Cây sấu thay lá và ra hoa
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào 
a. Hoa sấu nhỏ li ti
b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu 
c. Hoa sấu thơm nhè nhẹ 
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a. Hoa sấu thơm nhẹ và có vị chua 
b. Hoa sấu hăng hắc
c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt 
4. Đọc bài trên có mấy hình ảnh so sánh 
a. 1 hình ảnh so sánh 
b. 2 hình ảnh so sánh 
c. 3 hình ảnh so sánh 
(Viết rõ đó là hình ảnh nào)
5. Trong câu: Đi dưới dặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
a.Tinh nghịch 
b. Bướng bỉnh
c. Dại dột 
III. Đáp án: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1: ý c (1 đ) 	Câu 3: ý a (1 đ)	Câu 5 ý a (1 đ)
Câu 2: ý b ( 1đ) 	Câu 4: ý b (1 đ) 	
VI.Đề kiểm tra viết
1. Chính tả (Nghe viết)
	Bài: Nhớ bé ngoan (12 ')
2. TLV: Kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý dưới đây
	- Người đó tên gì ? bao nhiêu tuổi 
	- Người đó làm nghề gì?
	- Tình cảm của gia đình đối người hàng xóm đó.
	- Tình cảm của người hàng xóm đó với gia đình em
3. Đáp án:
1. Chính tả ( 4đ)
- Nghe viết chính xác, không mắc lỗi, trình bày bài đúng theo thể thơ lục bát, bài viết sạch đẹp, đúng cỡ chữ 
- Bài viết sai về âm, vần dấu thanh ( sai 1 lỗi trừ 0,25 đ)
2. TLV. (5 đ)
- HS kể được: + Người đó tên là gì ? bao nhiêu tuổi (1 đ)
- Người đó làm nghề gì (1 đ)
- Tình cảm của gia đình em với người đó (1,5 đ)
- Tình cảm của người đó với gia đình em (1,5 đ)
- Trình bày toàn bài (1đ)	Tự nhiên xã hội
	Tiết : 	Ôn tập: Con người và sức khỏe.(T2)
I. Mục tiêu: 
-Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn,bài tiết nước tiểu và thần kinh : Cấu tạo ngoài và chức năng ,giữu vệ sinh.
 - Biết không dùng các chất đọc hại đối với sức khỏe như thuốc lá ,ma túy ,rượu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK - 36 
- Phiếu rời, giấy bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh,ai đúng. 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: Hô hấp, tuần hoàn bài tiết nước tiểu, thần kinh.
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Tiến hành :
Bước 1: Tổ chức.
- GV chia nhóm 
- Lớp chia làm 3 nhóm 
- GV cử 5 HS làm giám khảo 
- 5HS 
- Bước 2: Phổ biến cách chơi va luật chơi 
- HS chú ý nghe 
- Nêu cách tính điểm 
- Bước 3: Chuẩn bị 
- GV cho các đội hội ý 
- HS các đội hội ý 
- GV + ban giám khảo hội ý 
- GV phát câu hỏi, đáp án cho BGK?
- Bước 4: Tiến hành 
- GV giao việc cho HS 
- Các đội đọc câu hỏi - chơi trò chơi:
- GV khống chế trò chơi 
- Bước 5: Đánh giá tổng kết 
- BGK công bố kết quả chơi 
2. Hoạt động 2: Vẽ tranh 
- Mục tiêu: HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như: Thuốc lá, rượu, ma tuý,
- Tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn 
- GV yêu cầu mỗi nhóm, chọn nội dung để vẽ tranh 
- HS nghe 
- Bước 2: Thực hành 
- Nhóm trưởng cho các bạn thảo luận đưa ra ý tưởng vẽ.
- GV cho HS thực hành
- T đi các nhóm kiểm tra và giúp đỡ. 
VD: Đề tài: Phòng chống ma tuý. 
Bước 3: Trình bày kết quả 
- Các nhóm treo sản phẩm -> đại diện nêu ý tưởng của bức tranh do nhóm mình vẽ 
- Các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét - tuyên dương và cho điểm 
IV: Củng cố - dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
	Toán
	Tiết : 	Luyện tập Chung.
A. Mục tiêu: 
-Bước đầu biết đọc ,viết số đo đọ dài có hai tên đơn vị đo.
-Biết cách đổi số đo đo dộ dài có một tên đơn vị đo(nhỏ hơn đơn vị đo kia).
-Giải được bài toán có liên quan.
B. Các hoạt động dạy học 
I. Ôn luyện:
	- Đọc thuộc lòng bảng đơn vi đo độ dài (2HS)
	- GV + HS nhận xét
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập vở bt Toán 3 trang 53.
1. Bài tập 1: Củng cố về đổi số đo độ dài có 2 tên ĐV đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2 HS nêu yêu cầu và đọc mẫu 
- GV gọi HS nêu cách làm 
- HS nêu cách làm - làm vào SGK
- GV gọi HS đọc bài - GV nhận xét 
- 1 số HS đọc bài - HS nhận xétrường 
VD: 4m 5cm = 405 cm..........
2. Bài 2: Củng cố về cộng, trừ , nhân, chia các số đo độ dài 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con ...............
- GV sửa sai cho HS 
3. Bài 3: Củng cố về đổi số đo độ dài có 2 tên ĐV đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo
- GV sửa sai cho HS 
Bài 4: Củng cố về đổi số đo độ dài có 2 tên ĐV đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo,kĩ năng so sánh ,kĩ năng giải bài toán
Ba bạn An ,Bình ,Cường thi ném bóng.An ném xa 4m52cm,Bình ném xa450 cm ,Cường ném xa4m6dm.Hỏi:
a.Ai ném xa nhất ?
b.Cường ném được xa hơn An bao nhiêu cm?
c.Ba bạn ném được bao nhiêu cm?(dành cho hs khá giỏi)
2 HS nêu yêu cầu bài tập-tóm tắt xét bt rồi giải.-gv nhận xét .
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập -hs nêu miệng kq.khoanh vào B.515cm
2 HS nêu yêu cầu bài tập-tóm tắt xét bt rồi giải.
III. Củng cố dặn dò
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Tập làm văn:
	 Tiết 	 Ôn tập
I.Mục tiêu: 
-Viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu), diễn đạt rõ ràng theo yêu cầu bt 1,bt2(với hs khá giỏi).
III. Các hoạt động dạy học 
A. KTBC: - Kể lại câu chuyện : Không nỡ nhìn (2 HS)
	- Nêu tính khôi hài của câu chuyện ? (1HS)
	- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. HD học sinh làm bài tập vở bt Tiếng Việt nâng cao trang 56(BT1,2)
a. Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu BT + gợi ý
- GV nhắc HS: Dựa vào gợi ý đã học ở tuần trước cho các em 4 câu hỏi để kể về tình cảm của em đối với người thân. Em có thể kể từ 5- 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 - 2 câu.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS thi kể?
- 3-4 HS thi kể 
- Cả lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5-7 câu 
- HS chú ý nghe
- 5-7 em đọc bài 
- Cả lớp nhận xét – bình chọn 
- GV nhận xét – kết luận – ghi điểm 
Bài tập 2:dành cho hs khá giỏi.Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu )nói về tình cảm của em đối với cô giáo chủ nhiệm.
3. Củng cố – dặn dò: 
hs nêu yêu cầu cho 1 vài hs kể
HS dựa vào HD đã học tự viết thành một đoạn văn ngắn.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
* Đánh giá tiết học 
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần
I.Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động của lớp 3B trong tuần học vừa qua.
-Đưa ra kế hoạch cho tuần học tiếp theo.
II Nội dung:
1.Đánh giá các hoạt động của lớp 3B trong tuần học vừa qua:
-Yêu cầu các tổ trưởng đứng dậy nhận xét các ưu và nhược điểm các hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua
-GV tổng kết các hoạt động của lớp mà các tổ vừa nêu.
+Ưu điểm:đa số hs đi học đúng giờ, vệ trường, lớp sạch sẽ mặc đồng phục đầy đủ.....
+Nhược điểm:vẫn còn tình trạng hs vệ sinh cá nhân chưa sạch,phê bình 1 số em chưa có ý thức trong việc làm vệ sinh của lớp,sinh hoạt 15 phút còn ồn.......
 2.Kế hoạch cho tuần tới:
-Phát huy các ưu điểm,khắc phục nhược điểm trong tuần học vừa qua.
-Thực hiện nghiêm túc nề nếp sao đội.
-Về Nhắc nhở bố mẹ nộp đủ các khoản thu cho nhà trường.
-Nhắc nhở hs giữ vở sạch ,viết chữ đẹp.
-Tiếp tục chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
-Nhắc nhở các em tham gia giải toán qua mạng....
3.Một số ý kiến của học sinh:..........

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9 lop 3(2).doc