Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (3)

Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (3)

Đạo đức (tiết 15)

Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 2)

I. Mục tiêu

 - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Biết lắng nghe ý kiến của hàng xóm, cảm thông với hàng xóm. Đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.

 - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng việc làm phù hợp với khả năng.

II. Chuẩn bị

- Các thẻ màu xanh, màu đỏ, nàu vàng.

- Phương pháp thảo luận, trực quan, đàm thoại, đóng vai,

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 Lớp 3 (3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010 
Đạo đức (tiết 15) 
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết 2)
I. Mục tiêu 
	- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Biết lắng nghe ý kiến của hàng xóm, cảm thông với hàng xóm. Đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm.
	- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng việc làm phù hợp với khả năng.
II. Chuẩn bị
- Các thẻ màu xanh, màu đỏ, nàu vàng. 
- Phương pháp thảo luận, trực quan, đàm thoại, đóng vai, 
III. Các hoạt động dạy - học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph)
3. Bài mới
(27 ph)
4. Củng cố
(3 ph)
5. Nhận xét – dặn dò (1 ph)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
Gọi vài HS nêu các câu ca dao, tục ngữ chủ đề Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
a. Giới thiệu bài
 b. Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
©Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm.
©GV yêu cầu HS trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
- Sau mỗi phần trình bày GV dành thời gian để HS cả lớp chất vấn hoặc bổ sung.
- GV tổng kết khen các cá nhân và nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
c. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
©Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
©GV nêu yêu cầu: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây:
a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
c) Ném gà của nhà hàng xóm.
d) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.
đ) Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
e) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
©Yêu cầu HS đưa thẻ màu đã chuẩn bị sau mỗi yêu cầu mà GV nêu
©GV kết luận: Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm; các việc b, c, đ là những việc không nên làm.
- GV nhận xét và khen các em đã biết cư xử đúng đối với hàng xóm láng giềng.
d. Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai:
©Mục tiêu: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
©GV chia HS theo nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống rồi đóng vai.
Tình huống 1: Bác Hải ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
Tình huống 2: Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông nhà giúp.
Tình huống 3: Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.
Tình huống 4: Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư.
©GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
©Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.
©Yêu cầu cả lớp thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
©GV kết luận:
Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hải.
Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
Kết luận chung:
Người xưa đã nói chớ quên,
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài
- Nhận xét chung tiết học. 
- Nhắc HS học thuộc nội dung bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Các tổ báo cáo sĩ số
VD: Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. 
 Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
- HS lăng nghe và nhắc lại.
- Từng cá nhân trưng bày trước lớp theo nhóm.
- HS cả lớp chất vấn các bạn trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS nếu tán thành yêu cầu nào thì đưa thẻ màu đỏ, không tán thành thẻ màu xanh, lưỡng lự thẻ màu vàng
- Lắng nghe
- HS về nhóm, nhận phiếu giao việc.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nhiều HS đọc
- Lắng nghe
----------------------------------------------
Tập đọc – Kể chuyện (tiết 43 – 44)
Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu 
	- Đọc rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK)
	- Sắp xếp được các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện.
II. Chuẩn bị
	- Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
	- Phương pháp đàm thoại, giảng giải, kể chuyện, trực quan, hỏi đáp,...
III. Các hoạt động dạy - học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph)
3. Bài mới
(62 ph)
4. Củng cố
(3 ph)
5. Nhận xét – dặn dò (1 ph)
- Lớp phó văn thể bắt giọng cho cả lớp hát
- Gọi HS đọc bài và TLCH
H: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
H: Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc.
ï Giới thiệu bài
Hôm nay các em sẽ đọc truyện Hũ bạc của người cha – truyện cổ của dân tộc Chăm, một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ. Qua truyện này, các em sẽ hiểu: Cái gì là cái quý giá nhất của con người? Cách nghĩ của đồng bào Chăm có giống như cách nghĩ của đồng bào các dân tộc khác trên đất nước ta không ?
ïLuyện đọc
a. Giáo viên đọc toàn bài. Chú ý:
- Giọng người kể: chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết truyện.
- Giọng ông lão: khuyên bảo (khi đưa tiền cho con ra đi tập kiếm lấy cơm ăn); nghiêm khắc (khi vứt nắm tiền xuống ao); cảm động (khi thấy con đã biết quý đồng tiền làm nên nhờ lao động); ân cần, trang trọng trong lời nói với con ở cuối truyện khi trao hũ bạc cho con.
b. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
 Gọi HS đọc từng câu. Kết hợp sửa chữa khi HS phát âm sai
- Đọc từng đoạn trước lớp.
 Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn văn. Kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (ông lão).
- Gọi 1 HS đọc chú giải SGK
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi 1 HS đọc cả bài
ïHướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Ông lão muốn con tra trở thành người như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
H: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
H: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và 5.
H: Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì? Vì sao?
GV kết luận: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
ïLuyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 4 và 5
- Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
- Gọi 1 HS đọc cả truyện
Kể chuyện
ïGV nêu nhiệm vụ
 Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, sau đó dựa vào các tranh minh hoạ đã được sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
ïHướng dẫn HS kể chuyện
a. Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt 5 tranh đã đánh số, nghĩ về nội dung từng tranh, tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy nháp trình tự đúng của 5 tranh.
- GV chốt lại ý kiến đúng, cho 1 HS lên bảng sắp xếp lại tranh.
+Tranh 1 (là tranh 3 trong SGK): Anh con trai lười biếng chỉ ngủ. Còn cha già thì còng lưng làm việc.
+ Tranh 2 (là tranh 5 trong SGK): Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên.
+ Tranh 3 (là tranh 4 trong SGK): Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.
+ Tranh 4 (là tranh 1 trong SGK): Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
+ Tranh 5 (là tranh 2 trong SGK): Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho người con cùng lời khuyên: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
b. Bài tập 2
- Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn câu chuyện.
- Gọi HS nhận xét.
- GV yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện
- Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Cả lớp hát
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH
TL: Nhớ hoa – hiểu rộng ra là nhớ cảnh vật, núi rừng Việt Bắc; nhớ người – con người Việt Bắc với cảnh sinh hoạt dao gài thắt lưng, đan nón, chuốt dang, hái măng, tiếng hát ân tình.
TL: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô em gái hái măng một mình; Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi GV đọc mẫu. 
- Mỗi HS đọc một câu từ đầu đến hết bài.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn văn
- 1 HS đọc
+ Người Chăm: một dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ.
+ Hũ: đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật.
+ Dúi: đưa cho nhưng không muốn để người khác biết.
+ Thản nhiên: làm như không có việc gì xảy ra.
+ Dành dụm: góp từng tí một để dành.
- HS đọc trong nhóm
- 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp
 - 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
TL: Ông lão muốn con siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
- 1 HS đọc đoạn 2. Cả lớp đọc thầm
TL: Vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
- 1 HS đọc. Cả lớp đ ...  đôi theo chiều dọc.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu 
Bước 1: Kẻ chữ V
 Lật mặt trái của tờ giấy thủ công kẻ hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô. Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật, sau đó kẻ chữ theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ V. 
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa.
- Cắt theo đường kẻ nửa chữ V, bỏ phần gạch chéo. Mở ra được chữ V như mẫu chữ. 
Bước 3: Dán chữ V
- Thực hiện tương tự như dán chữ H, U
- GV cho HS tập kẻ, cắt, dán chữ V.
- Gọi HS nêu lại kích thước chữ V.
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò HS tập cắt dán ở nhà và chuẩn bị tiết sau thực hành
- Cả lớp hát
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe, theo dõi
- Lắng nghe
- Tập kẻ, cắt, dán
- Rộng 3 ô, dài 5 ô
- Lắng nghe
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán (tiết 75)
Luyện tập
I. Mục tiêu 
	- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.
	- Các bài tập cần làm: Bài 1(a,c), Bài 2(a,b,c), Bài 3, Bài 4. HS khá giỏi làm thêm phần còn lại của Bài 1, Bài 2 và Bài 5.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ
Sách Toán 3, VBT
III. Các hoạt động dạy - học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph)
3. Bài mới
(27 ph)
4. Củng cố
(3 ph)
5. Nhận xét – dặn dò (1 ph)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
GV ghi bảng, yêu cầu HS tính
260 : 2; 316 : 3
a. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu bài học và ghi tựa “Luyện tập”
b. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 3 chữ số cho số có một chữ số. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu 3 HS thực hiện bảng phụ, HS còn lại làm vào VBT
 - Chữa bài và ghi điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS đặt tính, tính.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại
- Chữa bài và ghi điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Quãng đường AC như thế nào so với quãng đường AB và BC?
- Quãng đường AB dài bao nhiêu mét?
- Để giải được bài toán ta tính quãng đường BC? Sao đó tính quãng đường AC
- Yêu cầu HS tự làm
- Chữa bài và ghi điểm HS.
Lưu ý: 
- Có thể hướng dẫn HS giải cách 2.
- Tìm tổng số phần bằng nhau là 1 + 4 = 5 phần, sau đó tìm quãng đường AC là 172 x 5 = 860 (m).
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Muốn biết tổ còn phải dết bao nhiêu áo len nữa ta phải biết được gì?
- Bài toàn cho biết gì về số áo len đã dệt?
- Vậy để giải được bài toán ta phải tìm được số áo len đã dệt? Sau đó tìm số áo len phải dệt nữa.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Chữa bài và ghi điểm HS.
Bài 5:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và ghi điểm HS.
Gọi HS đọc thuộc các bảng nhân, chia đã học
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. 
- Dặn HS về nhà luyện tập thêm về nhân, chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
- Các tổ báo cáo sĩ số
- 2 HS thực hiện bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con
- Lắng nghe
- Đặt tính rồi tính
- Lắng nghe
- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
a) 213 b) 374 c) 208
 x 3 x 2 x 4
 639 748 832
- Đặt tính rồi tính
-HS cả lớp thực hành chia theo HD của GV.
948 4 * 9 chia 4 bằng 2, viết 
14 237 2; 2 nhân 4 bằng 8;
 28 9 trừ 8 bằng 1. Viết 1.
 0 * Hạ 4; 14 chia 4 bằng
 3, viết 3. 3 nhân 4
 bằng 12, 14 trừ 12 
 bằng 2, viết 2.
*Hạ 8, được 28, 28 chia 4 bằng7, viết 7; 7 nhân 4 bằng 28. 28 trừ 28 bằng 0.
- 1 HS đọc đề SGK.
- Quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC.
- Tìm Quãng đường AC.
- Quãng đường AC chính là tổng của quãng đường AB và BC.
- 172m.
- Theo dõi
Bài giải:
Quãng đường BC dài là:
172 x 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài là:
172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số: 860m
- Theo dõi
- 1 HS đọc đề SGK.
- Tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
- Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo.
- Số áo len đã dệt bằng tổng số áo.
Bài giải:
Số áo len tổ đã dệt được là:
 450 : 5 = 90 (chiếc)
Số áo len tổ đó còn phải dệt nữa là:
 450 – 90 = 360 (chiếc)
 Đáp số: 360 chiếc
- Bài toán yêu cầu chúng ta tính độ dài đường gấp khúc ABCDE và KMNPQ.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng đường gấp khúc đó.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT.
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)
Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
Hoặc: 3 x4 = 12 (cm)
 Đáp số: 14cm; 12cm
- HS đọc
- Lắng nghe
Tập làm văn (tiết 15)
Nghe kể: Giấu cày- Giới thiệu tổ em
I. Mục tiêu 
	- Nghe kể lại được câu chuyện Giấu cày (BT1).
	- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2).
II. Chuẩn bị
 - Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
 - HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
III. Các hoạt động dạy - học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph)
3. Bài mới
(27 ph)
4. Củng cố
(3 ph)
5. Nhận xét – dặn dò (1 ph)
- Lớp phó văn thể bắt giọng cho cả lớp hát
- Gọi HS kể lại chuyện vui “Tôi cũng như bác”
a. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu bài học và ghi tựa - Nghe kể: Giấu cày- Giới thiệu tổ em
b. Hướng dẫn kể chuyện
Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT
- Yêu cầu HS quan sát và đọc các gợi ý
- GV kể chuyện lần 1.
H: Bác nông dân đang làm gì?
H: Khi được gọi về ăn cơm bác nói thế nào?
H: Vì sao bác bị vợ trách?
H: Khi thấy mất cày, bác làm gì?
- GV kể lần 2
- Gọi 1 HS giỏi kể lại
- Yêu cầu HS kể theo cặp
- Gọi HS nhìn gợi ý thi kể lại câu chuyện
H: Chuyện này có gì đáng cười?
Giấu cày
 Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, bác ta hét to:
- Để tôi giấu cày vào bụi đã!
Về nhà bác ta bị vợ trách:
- Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao?
Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta đành chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳn thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào:
- Nó lấy mất cày rồi!
Bài tập 2: 
- Gọi HS nêu nhiệm vụ
- GV nhắc HS cần chú ý dựa vào BT 2 tuần trước để viết 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em
- GV mời 1 HS lên làm mẫu
- Yêu cầu cả lớp viết bài
- Gọi 5 HS đọc bài viết của mình
- Gọi lớp nhận xét
- Gọi 1 HS có bài viết hay nhất đọc cho cả lớp nghe.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Giấu cày cho người trong gia đình nghe và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- Lắng nghe kể
- Lắng nghe
- Nghe và kể lại câu chuyện “Giấu cày”
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Nghe GV kể chuyện.
+ Đang cày ruộng
+ Bác hét to: Để tôi giấu cày vào bụi đã.
+ Vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chỗ lấy mất cày.
+ Nhìn trước, nhìn sau chẳn thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ thì thầm: nó lấy mất cày rồi!
- Lắng nghe
- 1 HS kể
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe
- Thi kể
+ Khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ. Giấu cày đáng phải bí mật thì lại hét toáng lên, để kẻ trộm biết. Mất cày, đáng phải kêu to lên để mọi người biết mà chỉ tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Tổ em có 8 bạn, đó là các bạn . tất cả các bạn em đều là người Kinh. Mỗi bạn trong tổ em đều có điểm đáng quý. Bạn Anh học rất giỏi, hay giúp đỡ bạn. Trong tháng vừa qua bạn ấy đã nhận được 15 điểm 10
- Viết vào VBT
- 5 HS đọc bài viết
- Lắng nghe, nhận xét
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội (tiết 30)
Hoạt động nông nghiệp
I. Mục tiêu 
	- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp
	- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
	- HS khá giỏi: giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể.
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh sưu tầm về một số cơ quan của tỉnh .
Bút vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ (3 ph)
3. Bài mới
(27 ph)
4. Củng cố
(3 ph)
5. Nhận xét – dặn dò (1 ph)
- Lớp phó văn thể bắt giọng cho cả lớp hát
Gọi HS kể một số hoạt động thông tin liên lạc mà em biết
a. Giới thiệu bài GV nêu mục đích yêu cầu bài học và ghi tựa – “Hoạt động nông nghiệp”
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được ích lợi của hoạt động nông nghiệp
Bước 1: Quan sát các hình trang 58, 59 thảo luận theo các gợi ý sau:
- Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
- Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
GV giới thiệu thêm một số hoạt động ở những vùng miền khác nhau: trồng ngô, khoai, sắn, chè, chăn nuôi trâu, bò, dê.
Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,  được gọi à hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở nơi các em sống.
Bước 1: Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em sống.
Bước 2: Gọi một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp.
Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
Bước 2: Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của nghề đó.
- GV chấm điểm và nhận xét các nhóm làm bài.
- Kể tên các hoạt động nông nghiệp ở địa phương mà em biết
- Ích lợi của hoạt động nông nghiệp
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn dò HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- Chuyển phát thư tín, tin tức,  
- Kể tên
- HS nêu
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thảo luận theo cặp
- Đại diện nhóm trình bày
- Hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Trồng lúa, ngô, nuôi tôm, nuôi cá, 
- HS nêu
- Lắng nghe
`

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 15.doc