Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 7 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 7 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà

Tiết 7: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI ( T1)

A. Mục tiêu:

- HS biết gấp thuyền phẳng đáy không mui; Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.

- HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng thẳng

- HS yêu thích gấp hình

B. Chuẩn bị:

GV : Mẫu thuyền phẳng đáy không mui

 Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui

 Giấy thủ công, giấy nháp để HD gấp hình

HS : Giấy thủ công, giấy nháp

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 2 - Tuần 7 (Buổi chiều) - Trần Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đọc theo nhóm
- Chia nhóm 4
- Giao việc cho các nhóm: Mỗi nhóm đọc 1 bài, mỗi HS đọc 1 đoạn trong bài
-Thi đọc giữa các nhóm: Cả nhóm đọc , chọn ra 1 số em đọc thi
+ Bài : Ngụi trường mới
- Nhận xét , cho điểm
-Thi đọc diễn cảm (HSKG)
- Nhận xét , tuyên dương
- Nêu nội dung chính của các bài tập đọc?
III. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
IV.Dặn dò:
-Về nhà luyện đọc.
- Luyện đọc theo nhóm 4
- Đại diện nhóm đọc
-Thi đọc giữa các nhóm
- Các nhóm nhận xét, bình chọn
- Thi đọc phân vai
- Lớp nhận xét, bình chọn
- HSKG thi đọc diễn cảm 3 bài tự chọn
- HS nêu nội dung chính
Tuần 7
 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
 Tiếng việt củng cố
Tiết 13:Luyện tập về khẳng định, phủ định. mục lục sách
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS củng cố về:
- Rèn kĩ năng nghe và nói: Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
- Rèn kĩ năng viết: Biết tìm và ghi lại mục lục sách.
B- Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu, bút dạ , giấy nháp
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu , ghi tên bài
2. Hướng dẫn ôn tập:
* Bài 1: ( Miệng - Nhóm đôi )
Trả lời câu hỏi bằng 2 cách có hoặc không?
- Em có đi chơi không?
- Bạn có nghe ca nhạc không?
- Trường bạn có đẹp không?
- Bạn viết chữ có đẹp không?
- Nhận xét, sửa lỗi
- Cần lưu ý gì khi trả lời để tỏ lễ phép với người nhiều tuổi?
*Bài 2: ( Phiếu - Nhóm)
- Đặt câu theo mẫu có các cặp từ :
 Không - đâu; có - đâu; đâu có
- Yêu cầu các nhóm chữa bài
- Nhận xét
*Bài 3: ( Vở )
 Yêu cầu HS đọc mục lục sách tiếng việt 2 tập 1, tuần 7 
- Chấm , chữa một số bài
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ 
V.Dặn dò:
- Về nhà ôn bài
- Hát
- Nêu yêu cầu
- Trả lời theo nhóm đôi
+ Có, em có đi chơi.
+ Không , em không đi chơi
+ Có, tớ có nghe ca nhạc.
+ Không , tớ không nghe ca nhạc.
+ Có, trường tớ rất đẹp
+ Không, trường tớ không được đẹp.
+Có, chữ tớ rất đẹp.
+ Không, chữ tớ không đẹp.
- Cần thêm từ “ạ” để tỏ lòng kính
 trọng , lễ phép
- Nêu yêu cầu
- HS làm trên phiếu theo nhóm 4: Mỗi nhóm đặt 3 câu theo mẫu
- Các nhóm thực hành thảo luận
+ Ví dụ: 
- Em không đi chơi đâu.
- Em có đi chơi đâu.
- Em đâu có đi chơi.
- Nêu yêu cầu
- HS đọc lại tên các bài tập đọc, số trang theo thứ tự trong mục lục:
Người thầy cũ- trang 56
Thời khoá biểu- trang 57
Cô giáo lớp em- Trang 59
 Thủ công
 Tiết 7: Gấp thuyền phẳng đáy không mui ( t1)
A. Mục tiêu:
- HS biết gấp thuyền phẳng đáy không mui; Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
- HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng thẳng
- HS yêu thích gấp hình
B. Chuẩn bị: 
GV : Mẫu thuyền phẳng đáy không mui
 Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui 
 Giấy thủ công, giấy nháp để HD gấp hình
HS : Giấy thủ công, giấy nháp
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. GV HD HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui
+ Thuyền có hình gì ?
+ Mũi thuyền như thế nào ?
+ Đáy thuyền như thế nào ?
+ Nhận xét về 2 bên mạn thuyền ?
+ Thuyền có tác dụng gì ?
+ Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ?
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình chữ nhật sau đó gấp lại để được thuyền mẫu ban đầu
2. GV HD mẫu
+ Bước 1 : Gấp các nếp gấp cách đều
- Từ HCN ( H1 ) gấp đôi tờ giấy theo chiều dài, miết theo đường mới gấp cho phẳng ( H2 )
- Gấp đôi mặt trướctheo đường dấu gấp ở H3 được H4
- Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được H5
+ Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền
- Gấp theo đường dấu gấp của H5 để cạnh ngắn trùng với cạnh dài ( H6 )
- Gấp theo đường dấu gấp H6 được H7
- Lật H7 ra mặt sau gấp 2 lần giống như H5, H6 được H8
- Gấp theo dấu gấp của H8 được H9. Lật mặt sau H9 gấp giống như mặt trước được H10
+ Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy không mui
- Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở hai bên phía ngoài, lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền. Miết dọc theo 2 cạnh thuyền được thuyền phẳng đáy không mui
- Nhắc HS sau mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng 
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà tập gấp thuyền phẳng đáy không mui trên giấy nháp
- Hát
- Giấy thủ công hoặc giấy nháp
- HS quan sát
- HS nhận xét
- HS quan sát
+ HS quan sát các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui
- HS theo dõi GV gấp
- 1 - 2 HS lên bảng thao tác lại cho cả lớp quan sát
- Nhận xét các thao tác của bạn
- HS tập gấp thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy nháp
 Tự học
 Tiết 7: Chính tả( Nghe- viết): người thầy cũ
A. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nghe đọc , viết đoạn 1 bài : Người thầy cũ 
- Biết viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ, khoảng cách quy định
- HSKG : Trình bày sạch đẹp
B. Đồ dùng day- học:
-Vở luyện viết, bảng phụ chép đoạn viết
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
-Sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu , ghi tên bài
2. Hướng dẫn luyện viết: 
- GVnêu yêu cầu: Đoạn 1 của bài: Người thầy cũ : “Giữa cảnh nhộn nhịpchào thầy giáo cũ.”
- GV đọc mẫu đoạn viết
-Yêu cầu HS đọc bài
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Đoạn viết có mấy câu?
- Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa? Vì sao?
-Trong đoạn viết có chữ nào khó viết?
-Yêu cầu HS viết chữ khó vào bảng con
- GV sửa lỗi 
- GV nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi.
- GV đọc từng câu , từng cụm từ
- Đọc soát lỗi
- Chấm bài nhận xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ.
V. Dặn dò:
-Về nhà luyện viết lại
- Hát
- HS mở SGK
- HS nghe
- 2 HS đọc bảng phụ
- Bố Dũng đến trường để chào thầy giáo cũ
 - 3 câu
- Chữ đầu câu: Giữa, Chú ; tên riêng: Dũng
- HS nêu, Luyện viết vào bảng con: nhộn nhịp, cổng trường, xuất hiện
-HS viết vào vở
-HS đổi vở soát lỗi
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt củng cố
Tiết 14: Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động
A.Mục tiêu:
+ Giúp HS củng cố các từ chỉ hoạt động.
+ Rèn kĩ năng tìm từ đúng theo yêu cầu
+ HSKG: làm thêm bài 3.
B. Đồ dùng dạy- học:
- Vở tiếng việt thực hành
C.Các hoạt động dạy- học:
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1: Gạch dưới từ chỉ hoạt động của loài vật và sự vật trong những câu sau:
- Con trâu cày ruộng . 
- Con bò kéo xe.
- Chiếc vòi rồng phun nước.
- Mặt trăng tròn nhô lên khỏi răng tre.
GV chữa chung củng cố từ chỉ hoạt động: cày, kéo, phun, nhô và từ chỉ sự vật: trâu, bò, vòi rồng, mặt trăng, rặng tre. 
* Bài 2: Điền từ chỉ hoạt động trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp:
 Mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã..ra giữa sân. Chú.mình,.đôi cánh to và khoẻ như hai chiếc quạt.phành phạch. Chú.cổ lên gáy “ ò ó,o” vang cả xóm.
- Hứơng dẫn HS làm bài
- GV chữa chung, chốt kết quả đúng ( chạy, vươn, dang, vỗ, rướn)
* Bài 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:
+ Hôm chủ nhật bố mẹ cùng em đi chơi công viên Thủ Lệ.
+ Bạn Bắc đã nê một tấm gương sáng về tính cần cù kiên nhẫn.
+ Lúa nặng trĩu bông ngả vào nhau thoang thoảng hương thơm.
- GV hướng dẫn HS làm bài
- GV chấm bài , nhận xét
- Dấu phấy dùng khi nào?
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ
- Hệ thống bài
V. Dặn dò:
- Nhắc HS ôn lại các bài tập trên
- Hát
- HS nêu yêu cầu
- Thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HSKG làm bài vào vở
- 3 Hs chữa bài
- HS nêu
Toán củng cố
 Tiết 10: Luyện tập: ki- lô- gam
A. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng làm tính, giải toán với các số kèm theo đơn vị Kg.
- HSKG: Làm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Ki- lô- gam viết tắt là gì?
- Tính: 7kg + 13 kg = 
 25 kg + 4 kg = 
- Nhận xét, cho điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Thực hành
- GV cho HS cân một số đồ vật:
+ Gói đường cân nặng:..Kg
+ Gói kẹo cân nặng: Kg
+ Gói đường:.... gói kẹo ( Nặng hơn, nhẹ hơn)
Gói kẹo....gói đường
*Bài 2: Phiếu bài tập
2 kg + 3 kg - 5 kg = 0 kg
16 kg - 10 kg + 4 kg = 10 kg
7 kg - 4 kg + 5 kg = 8 kg
9 kg + 5 kg + 6 kg = 20 kg
* Bài 3 ( Nháp )
 Bà mua 75 kg vừa gạo nếp vừa gạo tẻ trong đó có 13 kg gạo nếp. Hỏi bà mua bao nhiêu kg gạo tẻ.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhận xét
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Bao gạo: 20 kg
Bao ngô nặng hơn bao gạo: 7 kg
 Bao ngô nặng: .kg?
- Yêu cầu HS đặt đề toán
- Lớp làm bài vào vở 
- 1 HS làm bảng nhóm
- Chấm, nhận xét, chữa bài
* Bài 5: Sách nâng cao trang 17( Dành cho HSKG)
Con Chó nhẹ hơn con Dê 6 kg, con Chó cân nặng 17 kg. Hỏi con Dê bao nhiêu ki - lô - gam?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
- Dạng toán gì?
- GV chấm bài, nhạn xét
IV. Củng cố:
- Nhận xét giờ
V.Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, làm vở bài tập
- Hát
- Lớp viết bảng con
- 2 HS làm bảng
- HS thực hành cân và điền vào bài tập
- HS làm vào phiếu theo nhóm 4
- Đại diện nhóm dán bảng
- Nhận xét , sửa sai
- HS đọc đề bài
- HS phân tích đề, 1 HS lên bảng tóm tắt
- Lớp làm nháp, 2 HS làm bảng nhóm
- Chữa bài trên bảng nhóm:
 Bài giải
 Bà mua số gạo tẻ là:
 75 - 13 = 62 ( kg )
 Đáp số: 62 kg
- Dựa vào tóm tắt đặt lại đề toán
- Lớp làm vào vở, 1 HS chữa bảng nhóm:
 Bao ngô nặng là:
 20 + 7 = 27 ( kg )
 Đáp số: 27 kg 
- HS đọc bài toán
- Phân tích đề bài
- Tự làm bài cá nhân vào vở. 
- 1 HS chữa bài bảng lớp.
 Bài giải
 Con Dê cân nặng là:
 17 + 6 = 23( Kg)
 Đáp số: 23 kg
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Tiết 7: Trò chơi tập thể: Mèo đuổi chuột.
A. Mục tiêu:
- HS biết cách chơi trò chơi: Mèođuổi chuột một cách thành thạo.
- Rèn tính nhanh, mạnh , bền, khéo cho HS.
- Giáo dục tinh thần hoạt động tập thể cho HS
B. Đồ dùng dạy- học:
- Còi, sân bãi
C.Các hoạt động dạy - học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ
III. Bài mới:
Giới thiệu trò chơi
Hướng dẫn Hs chơi trò chơi
- Hướng dẫn cách chơi- Luật chơi
- Cho HS đọc thuộc vần điệu của trò chơi
“ Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Kết thành vòng rộng
Trốn đâu cho thoát
* Cách chơi: Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong, nắm tay nhau giơ cao tạo thành “ lỗ hổng”.
- Chọn một em đóng vai “ mèo”, một HS đóng vai “ chuột”. Hai em đứng cách nhau 3- 4m. Khi có lệnh của Gv các em đứng thành vòng tròn và đọc to các câu thơ trên, đến từ “ thoát” “chuột” vẫn luồn qua các lỗ hổng. Mèo nhanh chóng đuổi theo bắt chuột. Khi đuổi kịp “mèo” sẽ đập nhẹ vào vai “ chuột”. Trò chơi dừng lại, 2 em đổi vai
* Luật chơi: Chuột chỉ chạy qua lỗ hổng. Mèo không được chạy tắt hoặc đón đầu chuột. HS nắm tay nhau ..
3. Tổ chức cho HS chơi
GV bao quát uốn nắn
- Cho HS chơi chính thức
+ Tính điểm thi đua, bình chọn HS .
IV. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học
V. Dặn dò:
- Dặn dò HS tập chơi ngoài giờ học
- Hát
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay( mỗi động tác mỗi chiều 4-5 lần)
- Chuyển đội hình từ hàng ngang về đội hình vòng tròn, đứng quay mặt vào nhau để chơi trò chơi:
- HS lắng nghe
- 2, 3 em nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- HS đọc thuộc các vần điệu của trò chơi: Mèo đuổi chuột.chạy đâu cho thoát
- HS chơi thử 2 lượt
- HS tham gia chơi
- HS tập hợp 3 hàng dọc lắng nghe.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Toán củng cố
 Tiết 13: luyện tập: 6 + 5 ; 26 + 5 
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cách cộng 6 + 5; 26 + 5
- Vận dụng kĩ năng cộng để giải toán có lời văn
- HSKG: làm thêm bài 5
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1:Đặt tính rồi tính:
16 + 5 26 + 6 46 + 7 
76 + 8 36 + 9 
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính?
GV chốt kết quả đúng: 21; 32; 53; 84; 45
*Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Mua: 26 kg bánh
Mua: 9kg kẹo
Mua tất cả: .kg?
- Yêu cầu HS đặt lại đề toán
- Chấm , chữa bài
* Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống
- Gv hướng dẫn Hs làm bài
 6 + 8 8 + 6 6 + 7- 2 10
6 + 5 6 + 7 9- 3 + 8 20
6 + 9 7 + 8 15	6 + 4 + 5
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Gv chữa chung, chốt lời giải đúng
- Làm thể nào để điền được dấu đúng?
* Bài 4: Tính
- Gv hướng dẫn HS làm bài
10 + 6 + 4= 36 + 45 + 9= 
70 + 6 + 14= 45 + 36 + 9= 
GV chữa chung củng cố thực hiện dãy tính cộng có nhớ
* Bài 5: Tổng số bi của Anh và Khôi bằng tổng số bi của Minh và Tú. Anh có số bi nhiều hơn số bi của Minh. Hãy so sánh số bi của Khôi và Tú?
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Thuộc dạng toán gì?
- GV chữa chung chốt lời giải đúng.
IV. Củng cố:
- Trò chơi: Ai nhanh hơn
 Cho hai số hạng 25 và 16 . Hãy lập các đề toán với hai số hạng này.
- Chia lớp thành 2 đội chơi, thời gian chơi 4 phút đội nào lập được nhiều đề toán đúng thì thắng cuộc.
- Tuyên bố thắng thua.
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các dạng đã học.
- Hát
- Nêu yêu cầu
- Lớp làm bảng con
- HS nêu lại cách đặt tính và tính
- Đặt lại đề toán dựa vào tóm tắt
- Xác định dạng toán và giải:
 Bài giải
 Mua tất cả là:
 26 + 9 = 35 ( kg )
 Đáp số: 35 kg
- Hs đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài cá nhân vào vở
- Đổi vở kiểm tra bài cho nhau
- HS nêu: Tính kết quả các phép tính rồi so sánh
- Hs nêu yêu cầu
- Làm bài nóm 2
- đại diện nhóm chữa bài bảng lớp
- Hs nêu yêu cầu
- Nêu cách làm bài
- Làm bài vào vở
- HS đọc yêu cầu
- HS phân tích đề
- HSKG làm bài vào vở
 Bài giải
Vì tổng số bi của Anh và Khôi bằng tổng số bi của Minh và Tú . Mà số bi của Anh lại nhiều hơn số bi của Minh. Vậy số bi của Khôi sẽ ít hơn số bi của Tú.
- HS lập thành 2 đội chơi
 Đạo đức
Tiết 7: chăm làm việc nhà ( Tiết 1 )
A- Mục tiêu:
- HS biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ. Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. Qua đó thể hiện tình thương yêu đối với ông, bà, cha, mẹ.
- Rèn tính tự giác làm việc nhà phù hợp
- GD HS yêu lao động
- Tích hợp bộ phận:Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn , rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,.trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường , BVMT.
+ GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm thông qua làm việc nhà phù hợp với khả năng.
B- Đồ dùng dạy- học:
- Bộ tranh nhỏ cho HĐ2
- Các tấm thẻ bìa màu xanh, đỏ, trắng 
C- Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra:
- Gọn gàng ngăn nắp có lợi gì?
- Nhận xét
III. Bài mới:
1. Tìm hiểu bài thơ:
a-Mục tiêu:HS biết 1 tấm gương chăm làm việc nhà.HS biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình thương yêu đối với ông bà cha mẹ.
b-Cách tiến hành
* GV đọc bài thơ: Khi mẹ vắng nhà
- Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?
- Việc làm đó thể hiện tình cảm ntn đối với mẹ?
- Mẹ bạn đã nghĩ gì khi thấy những việc làm đó của bạn?
* GV KL: - Bạn nhỏ làm việc nhà vì thương mẹ, mang lại niềm vui cho mẹ. Đó là một đức tính tốt.
2. Thảo luận nhóm-Bạn đang làm gì?
a-Mục tiêu:HS biết được 1số việc nhà phù hợp khả năng của mình
b. Cách tiến hành
- GV treo tranh vẽ
- Nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi tranh đang làm?
- Các em có thể làm được những việc đó không?
* GV KL: Chúng ta nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
- Tích hợp:Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn , rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,.trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường , BVMT.
3. Trò chơi (Điều này đúng hay sai)
a-Mục tiêu:HS có ý thức, thái độ đúng với côngviệc gia đình
b-Cách tiến hành
-* GV nêu từng ý kiến:
- Làm việc là trách nhiệm của người lớn.
- Trẻ em có bổn phận làm việc nhà phù hợp với khả năng
- Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở.
- Tự giác làm việc nhà là yêu thương bố mẹ.
+KL: ý kiến:b,d, đ là đúng
* Liên hệ: Em đã làm việc gì ở nhà để giúp cha mẹ?
*Kết luận:Tham gia làm việc nhà phù hợp khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình thương yêu với ông bà, cha mẹ.
IV. Củng cố- dặn dò:
- Đồng thanh đọc bài học
- Liên hệ thực tế
- Về nhà thường xuyên tham gia làm việc nhà giúp cha mẹ.
- HS lên trả lời
- 1HS đọc bài thơ
- Luộc khoai, giã gạo , thổi cơm,
- Yêu thương chia sẻ nỗi vất vả với mẹ
- Mẹ vui,
- HS chia nhóm- thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Quan sát tranh thảo luận
- Cất quần áo tưới hoa , cho gà ăn,
- HS nêu, liên hệ bản thân.
- HS giơ thẻ: 
* Màu đỏ: Tán thành
* Màu xanh: Không tán thành
- HS liên hệ
- HS nêu
- HS đồng thanh đọc
- HS liên hệ thực tế
Hoàn thiện kiến thức
Tiết 7: Toán: Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cách cộng có nhớ
- Vận dụng kĩ năng cộng để giải toán có lời văn
- HSKG: làm thêm bài 4( tr 28).
B. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm, bút dạ
C. Các hoạt động dạy- học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
- Kết hợp trong giờ ôn
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi tên bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:?
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
56 + 16 46 + 27
26 + 38 16 + 49
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
*Bài 2: ( Vở) Giải toán theo tóm tắt sau
Có: 26 cây chanh
Có : 38 cây bưởi
Có tất cả: ..cây?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở
- Chấm, chữa bài
* Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 36 kg
Bao 1: 6 kg
Bao 2: 
 ? kg
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- Thuộc dạng toán gì?
- Gv chấm bài, nhận xét
Củng cố bài toán về nhiều hơn
* Bài 4: Tính
a. 8kg+ 5 kg+ 7 kg= 15 kg- 12 kg + 9kg=
b.7kg+ 6 kg – 2 kg= 27 kg- 11 kg- 14kg=
GV chữa chung củng cố cộng, trừ kèm đơn vị đo kg
*Bài 5: Hình vẽ bên: 
Có .hình tam giác?
Có .hình tứ giác?
Gv chữa chung chốt lời giải đúng
IV. Củng cố:
- Trò chơi: Ai nhanh hơn
 Cho hai số hạng 26 và 6 . Hãy lập các đề toán với hai số hạng này.
- Chia lớp thành 2 đội chơi, thời gian chơi 4 phút đội nào lập được nhiều đề toán đúng thì thắng cuộc.
- Tuyên bố thắng thua.
V. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các dạng đã học.
- Hát
- Hs đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài cá nhân vào vở
- Đổi vở kiểm tra bài cho nhau
- HS đọc bài toán
- Đặt đề toán theo tóm tắt
- Phân tích đề 
- Lớp làm vào vở
 Bài giải
Trong vườn có tất cả số cây là:
 26 + 38 = 64 ( cây)
 Đáp số: 64 cây
- HS đọc yêu cầu
- HS phân tích đề
- Đặt đề toán theo tóm tắt
- Hs làm bài vào vở
 Bài giải
Bao gạo thứ hai có số ki- lô- gam là:
 36 + 6 = 42 ( kg)
 Đáp số: 42 kg
- HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào phiếu BT
- 2 HS chữa bài bảng lớp
- HSKG làm bài
- HS lập thành 2 đội chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_2_tuan_7_buoi_chieu_tran_thi_ha.doc