Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 22

Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 22

Tập đọc + kể chuyện

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I,MỤC TIÊU

+ Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiến, đấm lưng thùm thụp, đi nơi này nơi khác , loé lên, nảy ra , . .Ê-đi-xơn , nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém ,

+Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ . Đọc trôi chảy được toàn bài , bức đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại .

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài. Giáo dục ý thức tôn trọng, biết ơn các nhà khoa học.

II. CHUẨN BỊ

+ Tranh minh hoạ bài tập đọc .

+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 5 tháng 2 năm 2007
Tập đọc + kể chuyện
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I,MỤC TIÊU
+ Đọc đúng: Ê-đi-xơn, nổi tiến, đấm lưng thùm thụp, đi nơi này nơi khác , loé lên, nảy ra , .. ..Ê-đi-xơn , nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém ,
+Ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ . Đọc trôi chảy được toàn bài , bức đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện và tình cảm của nhân vật trong lời đối thoại .
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài. Giáo dục ý thức tôn trọng, biết ơn các nhà khoa học. 
II. CHUẨN BỊ 
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc .
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài “Người trí thức yêu nước”
3. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1 : Luyện đọc 
- Đọc mẫu 
+ GV đọc toàn bài một lượt 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó :
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài . GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi phát âm cho học sinh .
- HD đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ .
+ YC 4 em tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn .
Đoạn 1 
+ Gọi 2 em khá đọc lại đoạn 1 . Nhắc HS đoạn văn này các em cần chú ý ngắt giọng đúng các vị trí của các dấu phẩy , dấu chấm 
+ HD : Khi đọc đoạn văn này , để cho hay và thể hiện sự ngưỡng mộ của mọi người với Ê-đi-xơn , chúng ta cần nhấn giọng cụm từ ùn ùn kéo đến. 
+ Gọi 1 em đọc đoạn 2 .
+ YC 3 em lần lượt đọc và nêu cách ngắt giọng của 3 câu đối thoại trong đoạn 2 . 
+ Gọi 3 đến 5 em đọc lại các câu trên , sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh câu .
Đoạn 3 
+ Gọi 1 em khá đọc đoạn 3 .
+ HD HS luyện ngắt giọng lời đối thoại và câu dài . 
+ YC 1 em khá đọc đoạn 4 . Nhắc HS ngắt giọng đúng ở vị trí của các dấu chấm , dấu phẩy . 
+ YC 4 em tiếp nối nhau đọc lại bài theo đoạn .
- Luyện đọc theo nhóm .
+ GV chia lớp thành nhóm nhỏ , mỗi nhóm 4 HS YC luyện đọc theo nhóm .
- Đọc truớc lớp 
+ Gọi 1 nhóm bất kì YC HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp .
- YC HS đọc đồng thanh đoạn 1 
* HĐ2 : Tìm hểiu bài 
+ Gọi 1 em đọclại toàn bài 
+ GV YC HS nói những điều em biết về Ê-đi-xơn .
+ GV chỉ vào chân dung nàh bác học Ê-đi-xơn và giới thiệu : Nhà bác học Ê-đi-xơn sinh ngày 11-2-1847 , mất ngày 18-10-1931 . Ông là ngườiMĩ, và được coi là một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất của thế giới . Ông có tuổi thơ rất vất vả và khó khăn , ông đã phải tự đi bán báo , làm thuê , . .. để kiếm sống nhưng rất ham học hỏi . Trong cuộc đời của mình , nhò tài năng và sự phấn đấu , nổ lực nghiên cứu , tìm tòi không biết mệt mỏi , ông đã cống hiến cho nhân loại khoảng 1200 phát minh , sáng n\chế như : máy đánh chữ , đĩa hát , máy chiếu hình , đèn điện , tàu điện , . . . 
H : Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xãy ra lúc nào ? 
* Ý1 :Giới thiệu Eđi –xơn và phát minh mới của ông . 
+ YC HS đọc thầm đoạn 2 và 3 để trả lời các câu hỏi :
H : Khi biết mình đang nói chuyện với nhà bác học Ê-đi-xơn bà cụ đã mong muốn điều gì ?
H:Vì sao bà cụ lại có mong ước như vậy ?
H : Mong ước của bà cụ đã gợi cho nhà bác học Ê-đi-xơn nghĩ đến điều gì ? 
* Ý2 : Cuộc gặp gỡ giữa Ê-đi –xơn và bà cụ
+ GV : Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 4 để biết mong ước của bà cụ già đã được nhà bác học thực hiện như thế nào .
H : Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện ? 
H : Em hãy tìm hai chi tiết trong bài cho thấy sự quan tâm của ông đối với con người 
H : Theo em , khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ? 
* Ý3 : .Lời hứa được thực hiện . 
* NDC :Câu chuyện ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê –đi –xơn rất giàu sáng kiến,luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người . 
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài 
+ GV chọn 2 HS khá và cùng với 2 HS này đọc mẫu lại bài theo vai trước lớp .
+ Chia HS thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm 3 HS , YC luyện đọc lại bài theo vai . 
+ Gọi 2 đến 3 nhóm thi đọc bài trước lớp .
+ Nhận xét phần đọc bài của HS . 
+ Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo . 
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ , dãy bàn hoặc nhóm . Mỗi HS đọc 1 câu .
+ 4 em đọc bài , mỗi em đọc 1 đoạn .
+ 1 em đọc thành tiếng , cả lớp cùng theo dõi .
+ Nghe giảng , HS có thể dùng bút chì gạch chân từ này . 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK . 
+ 3 em lần lượt đọc và nêu cách ngắt giọng của mình , cả lớp theo dõi và nhận xét : 
+ Gìa đã phải đi bộ gần 3 giờ đồng hồ / để được nhìn tận mắt cái đèn điện .// Gía ông Ê-đi-xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này / nơi khác / có phải may mắn hơn cho già không ? 
+ Thưa cụ ,/ tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ? //
+ Đi xe ấy thì ốm mất .// Gìa chỉ muốn có một thứ xe / không cần ngựa kéo mà lại thật êm .// 
+ Luyện đọc lời nhân vật 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK . 
+ Luyện ngắt giọng các câu :
+ Cụ ơi ! // Tôi là Ê-đi-xơn đây .// Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định / làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy . // 
+ Bà cụ vô cùng ngạc nhiên / khi thấy nhà Bác học cũng bình thừơng như mọi người khác .// 
+ Thế nào già cũng đến . . . // Nhưng ông phải làm nhanh lên nhé , / kẻo tuổi già chẳng còn được bao lâu đâu . // 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK 
+ 4 em đọc bài , cả lớp theodõi à nhận xét 
+ Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm , các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau .
+ Một nhóm đọc bài trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét .
+ HS cả lớp đọc đồng thanh .
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớpđọc thầm .
+ 2 đến 3 em nêu trước lớp , những em trả lời sau không nêu lại ý của bạn đã nêu .
+ Nghe GV giới thiệu 
+ Câu chuỵện xảy ra khi Ê-đi-xơn phát minh ra đèn điện , mọi người ùn ùn kéo đến xem . Có một bà cụ đã đi bộ mười hai cây số để được tận mắt xem chiếc đén điện , đến nơi bà cụ mệt quá nghỉ bên vệ đường , đúng lúc ấy nàh bác học Ê-đi-xơn đi qua , thấy bà cụ ông dừng lại hỏi thăm . 
+2 em nhắc lại.
+ Bà cụ mong nhà bác học làm được cái xe không cần ngựa kéo , thất êm .
+ Vì xe ngựa đi rất xóc , đi xe ấy các cụ già sẽ ốm mất .
+ Ông nghĩ sẽ chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện .
+2 em nhắc lại.
+ HS đọc thầm đoạn 4 
+ Nhớø tài năng và tinh thần laođộng nghiên cứu miệt mài và sự quan tâm đến mọi người của nhà bác học Ê-đi-xơn mà mong ước của bà cụ được thực hiện .
+ 2 em phát biểu ý kiến :
+ Thấy cụ già ngồi bên vệ đường vừa bóp chân vừa đấm lưng thùm thụp , nhà bác học liền dừng lại hỏi thăm cụ . 
+ Cụ già ao ước có một chiếc xe đi thật êm , vây là nhà bác học đã miệt mài nghiên cứu để chế tạo ra chiếc xe như vậy .
+ Thảo luận nhóm và trả lời : khoa học tạo ra những thứ cần thiết cho con người , làm con người ngày càng được sống sung sứơng , thuận tiện hơn . Khoa học giúp con người hiểu và cải tạo thế giới xung quanh , . . .
+2em nhắc lại .
+3 em nhắc lại NDC của bài .
+ 2 em tham gia đọc cùng GV , cả lớp theo dõi .
+ Luyện đọc theo nhóm 
+ Thi đọc , HS khác bình chọn nhóm đọc bài hay nhất 
KỂ CHUYỆN
1. Xác định YC :
+ YC HS đọc YC của phần kể chuyện trang 33 , SGK . 
2. Tập kể theo nhóm :
+ Giu nguyên nhóm HS đã chi ở phần luyện đọc lại bài , YC HS phân vai dựng lại câu chuyện trong nhóm . Theo dõi và giúp đỡ từng nhóm HS .
3. Kể trước lớp :
+ GV gọi 2 đến 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện trước lớp .
+ GV nhận xét phần kể chuyện của HS . 
+ Phân vai dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ .
+ HS tập kể theo nhóm , mỗi nhóm 3 HS dóng các vai : người dẫn chuyện Ê-đi-xơn , bà cụ .
Ví dụ : điệu bộ , cử chỉ . . . 
+ Thi dựng lại câu chuyện trứơc lớp .
+ Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất .
 4. Củng cố - dặn dò :
+ Quan câu chuyện em biết được những gì về nàh bác học Ê-đi-xơn ? 
+ Nhận xét tiết học , dặn dò HS về nàh kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
--------------------------------------------
Toán
THÁNG – NĂM (TIẾP ) 
I. MỤC TIÊU *Gíup HS : 
+ Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm , số ngày trong từng tháng .
+ Củng cố kĩ năng xem lịch .
+HS tích cực hoàn thành các bài tập.
II. CHUẨN BỊ 
+ Các Tờ lịch năm, tháng 1 , tháng 2 , tháng 3 năm 2004
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ :
+ Gọi 3 em lên trả lời bài cũ, GV nhận xét ghi điểm: Ngày 19/8/2005 là ngày thứ mấy? Ng ày cuối cùng của tháng 6 là ngày thứ mấy?Ngày 1/5/2005 là ngày thứ mấy?
3. Bài mới : GT bài , ghi đề 1 em nhắc lại .
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
*HĐ1:Thực hành xem lịch.
*Bài 1 : Cho HS xem lịch tháng 1 , tháng 2 , tháng 3 năm 2004 rồi tự làm bài tập lần lượt theo các phần a , b , c 
+ GV HD làm 1 câu , sau đó để HS tự làm 
+ Phần a : Với ngày tháng cho trước , HS phải xác định được đó là thứ mấy . Trong phần này , các em cũng phải biết xác định ngày không được nêu một cách tường minh 
+ Phần b : HS phải xác định được ngày trong tháng theo YC của bài . Chẳng hạn , để tìm thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào , ta nhìn vào hàng “ thứ hai “ ở lịch tháng 1 và xác đị ... chủ động .
+ Ý thức trong giờ học , giờ chơi 
II. Chuẩn bị : Địa điểm , dây 
III.Các hoạt động dạy - học 
Nội dung
ĐL
Phương pháp
1. Phần mở đầu 
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung YC giờ học , khởi đông .
+ Tập bài thể dục phát triển chung .
+ Trò chơi : Chimbay cò bay . 
2. Phần cơ bản .
+ Ôn nhảy dây kiểu chụ hai chân các tổ tập theo khu vực đã quy định . GV đi đến từng tổ nhắc nhở sửa sai .
+ Thi ai nhảy dây được nhiều nhất 
+ Trò chơi : Lò cò tiếp sức 
+ GV nhắc lại cách chơi , luật chơi chia lớp thành nhiều đội đều nhau các đội chơi đôi nào thau phải lò cò 1 vòng . 
3. Phần kết thúc .
+ Chạy chậm thả lỏng tích cực hít sâu 
+ GV và HS hệ thống lại bài 
+ Nhận xét giờ học .
2’
2’
1’
12’
1lần
8’
2’
2’
1’
+Ôn định đội hình 4 hàng dọc ,chuyển thành4 hàng ngang . 
+Hstập theo khu vực phân công .
+ Chơi tró chơi 4 đôi thi chơi.GV HS theo dõi tìm bạn phạm luật xử phạt . 
+GV +HS hệ thống hoá bài học .
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2006 
Tập đọc
CHIẾC MÁY BƠM
I. Mục đích .
+ Đọc đúng : Aùc-si-mét , múc nước , ngược lên , ruộng nương , cách xoắn . Biết đọc bài với giọng kể nhe nhàng , biểu lộ thái độ cảm phục , nhà học Aùc-si-mét .
+ Hiểu nghĩa các từ ngữ : tính tới tính lui , đinh vít . Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Aùc-si-mét nhà bác học biết cảm thông với lao động vất vả của những người nông dân . Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù , ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người .
+ Giáo dục HS yêu lao động , biết quý trọng sản phẩm của người lao động làm ra .
II. Chuẩn bị :
+ GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc .
+ HS : SGK ,
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Trật tự 
2. Bài cũ : +3 em đọc bài ,trả lời câu hỏi bài “Cái Cầu”: 
 Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào , vì sao ? Đọc và nêu NDC của bài ?
 + GV nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
+ GV đọc mẫu .
+ Luyện đọc câu kết hợp đọc từ khó 
+ Luyện đọc đoạn : 3 đoạn 
+ Đọc đoạn trước lớp 
- Gỉang từ : Tính tới tính lui , đinh vít .
H : Đặt câu với từ tính tới tính lui ? 
+HD đọc theo nhóm .
+Thi đọc giữa các nhóm .
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ HD đọc thầm đoạn 1 
H : Nông dân tưới nước cho ruông nương vất vả như thế nào ? 
H : Aùc-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó ? 
* Sự lao động vất vả của người nông dân .
+ HD đọc thầm đoan 2 .
H : Aùc-si-mét đã nghĩ ra cách gì để giúp nông dân ? 
H : Hãy tả chiếc máy bơm của Aùc-ximét ( HS quan sát tranh ) 
+ Tả chiếc máy bơm : Đó là 1 đường ống có hai cửa , một cửa dẫn nước sông vào cửa kia dẫn nước ra ruộng . Bên trong đường ống có một trục xoắn . Bằng cách làm quanh trục xoắn , nước dưới sông sẽ được dâng lên cao)
* Sự sáng tác của Aùc-si-mét đã làm ra máy bơm nước đầu tiên của loài người 
+ HD đọc thầm đoạn 3 .
H : Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của Aùc-si-mét còn được sử dụng như thế nào ? ( Đến nay loài người vẫn sử dụng nguyên lý chiếc máy bơm do Aùc-si-mét chế tạo ra .
Những cánh xoắn của máy bay , tàu thủy và cả chiếc đinh vít chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơmngày xưa ) 
H : Nhờ đâu mà chiếc máy bơm đầu tiên của loài người được ra đời? 
H : Em thấy có điểm gí giống nhau ở hai nhà khoa học Aùc-simét và Ê-đi-xơn ? () 
* HĐ3 : Luyện đọc lại 
+ GV đọc diễn cảm đoạn văn “ Thấy những người nông dân phải múc nước sông vào ống . . . chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ ? 
+ Suy nghĩ của Aùc-si-mét đọc giọng chậm , trầm ngâm . Nhấn giọng tự nhiên các từ như : tận trên dốc cao , có cách gì , chảy ngược lên .
+ HS thi đọc đoan văn .
+ Thi đọc cà bài văn .
+ GV và HS nhận xét , tuyên dương
+HS lắng nghe .
+ HS nối tiếp nhau đọc .Đọc lại từ dọc sai 
+ Đọc nối tiếp nhau theo đoạn .Chú ý ngắt nghỉ đúng .
+HS trả lời . (Mẹ tính tới tính lui mãi mới quyết định mua một con bê)
 +Đọc theo nhóm 2 .
+3 em đọc 3 đoạn ,lớp theo dõi nhận xét, 1 em đọc ,lớp đọc thầm theo .
+HS trả lời : ( Họ phải múc nước sông vào ống , rồi vác lên tưới vho ruộng nương ở tận trên dốc cao . )
( Anh nghĩ làm thế nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để người lao động đỡ vất vả)
( Ông là ra một cái máy bơm dẫn nước từ dưới sông lên cao . )
+ Quan sát tranh và trả lời 
+1 em đọc ,lớp đọc thầm theo .
+ HS Trả lời
( Nhờ óc sáng tạo và tình thương yêu của Aùc-si-mét với những người nông dân . Ông muốn làm gì đó để họ lao động đỡ vất vả )
Cả hai cùng giàu óc sáng tạo và có lóng yêu thương con người , mong muốn làm gì đó để cho cn người sống tốt hơn , lao động đỡ vất vả hơn . Cả hai ông đều thấy được khó khăn vất vả của con người . Tìm cách chế tạo những máy móc nhằm giúp đở con người
+3em nhắc lại NDC cụa bài .
+HS lắng nghe, rút* NDC : Bài văn ca ngơi Aùc-si-mét nhà bác học biết cảm thông với người lao động vất vả của người nông dân . Bằng óc sáng tạo và lao động cần cù . Ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.
+4 em thi đọc ,lớp theo dõi nhận xét 
+2 em đọc cả bài văn .
4. Củng cố - dặn dò :
+ 1 em đọc lại bài nhắc lại nội dung chính 
+ GV nhận xét giờ học 
+ Về đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài .
 Tiết 1 
Hoạt động ngoài giờ
VĂN NGHỆ - THỂ THAO MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu :
 + Nhận ra ưu khuyết điểm của tuần 21 
 + Vạch ra phương hướng tuần 23
II. Nội dung sinh hoạt 
 1. Lớp trưởng duy trì tiết sinh hoạt 
 2. Các tổ tự nhận xét trong tổ mình về các mặt 
 3. GV chủ nhiệm nhận xét chung về các mặt : Đa số các em ngoan , chăm chỉ biết nghe lời cô . Tự giác trong các mặt học tập cũng như sinh hoạt . Bên cạnh đó vẫn còn một vài em hay nói chuyện riêng trong giờ .Lười học .
 * Học tập : Có nhiều tiến bộ so với tuần qua , ý thức học tập được đi lên , hoc và làm bài ở nhà tương đối đầy đủ , rèn chữ ,giữ vở, khá sạch sẽ . Tuy nhiên vẫn còn một vài bạn chữ xấu , cẩu thả , bẩn . 
 * Các mặt khác : Vệ sinh cá nhân , trường lớp tương đối sạch sẽ , tham gia các mặt khác tựgiác , có ý thức khá tốt .
+ Biểu dương em : Hà , Huệ , Thảo , Tuấn , Hiền .
+ Phê bình em : Thái , Phi , Tâm , Lý , Hoàng , Xanh 
4. Phương hướng tuần 23 
+ Thi đua dành hoa chuyên cần , đảm bảo sĩ số ,trước và sau tết .
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở sạch chữ đẹp .
+ Học và làm bài đầy đủ trứơc khi đến lớp 
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ , không nghỉ học , bỏ học .
+ Gĩữ vệ sinh cá nhân an toàn đường bộ.Không uống rượu bia hút thuốc trong ngày tết. 
Thủ công
ĐAN NONG ĐÔI ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu : 
+ HS biết cách đan nong đôi 
+ Đan được nong đối đúng quy trình kĩ thuật .
+ HS yêu thích đan nan 
II. Chuẩn bị : 
+GV: Cấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu . 
+ Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi .
+ Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau .
+ HS : Bìa màu , bút chì , thước kẻ , kéo , hồ dán .
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cả lớp .
3. Bài mới : gt bài , ghi bảng 1 em nhắc lại .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD HS quan sát và nhận xét 
+ Gí¬I thiệu tấm đan nong đôi 
+ GV gợi ý để HS quan sát so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi ( kích thước các nan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau ) 
+ GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế .
* HĐ2 : GV HD mẫu .
Bước 1 : Kẻ , cắt các nan đan .
+ Kẻ các đường kẻ dọc , ngang cách đều nhau 1 ô đối với giấy , bìa không có dòng kẻ 
+ Cắt các nan dọc : cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô , sau đó cắt thành 9 nan dọc ù 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có chiều rộng 1 ô dài 9 ô . Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nẹp xung quanh .
Bước 2 : Đan nong đôi 
+ Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan , đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa hai hàng nan liền kề .
+ Đan nan ngang thứ nhất : đặt các nan dọc giống như đan nong mốt nhấc các nan dọc 2 , 3 , 6 , 7 và luôn nan ngang vào , dồn nan ngang khiết với đường nối liền các nan dọc .
+ Đan nan ngang thứ hai : nhấc các nan dọc 3 , 4 7, 8 và luồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất 
+ Đan nan ngang thứ 3 : Ngược với đan nan ngang thứ nnhất , nghĩa là nhấc các nan dọc 1 , 4 , 5 8, 9, và luồn nan ngang thứ 3 vào , dồn nan ngang thứ 3 khít với nan ngang thứ 2 
+ Đan nan ngang thứ 4 : Ngược với hàng thứ 2 nghĩa là nhấc các nan dọc 1 , 2 5 ,6 , 9 và luôn nan ngang thứ 4 vào . Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ 3 .
+ Đan nan ngang thứ 5 : Giông như đan nan ngang thứ nhất .
+ Đan nan ngang thứ 6 : Giống như đan nan ngang thứ 2 .
+ Đan nan ngang thư 7 : Giống như đan nan ngang thứ 3 . 
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan .
+ Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu .
+ GV cho HS kẻ , cắt các nan đan bằng giấy bìa và tập đan nong đôi .
+ GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng 
+ HS quan sát và nhận xét . 
+HS quan sátGV làm mẫu .
+Theo dõi GV làm .
+Theo dõi và lắng nghe 
+Quan sát GV làm mẫu ..
 4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét tuyên dương những em đan đúng , đẹp .
+ Nhận xét giờ học , thu nhặt rác .
+ Về tập đan cho thành tha

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22.doc