Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 4

Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 4

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI MẸ

I/. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Luyện đọc đúng:hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật ( bà mẹ, Thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết). Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.

- Rèn kỹ năng đọc-hiểu

- Hiểu nghĩa các từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.

- Giáo dục học sinh : phải biết kính yêu mẹ, người có công sinh thành và nuôi dưỡng.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Khối 3 Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 25-9-2004
Dạy: Thứ hai: 27-9-2004
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ
I/. Mục đích yêu cầu:
Tập đọc:
- Luyện đọc đúng:hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo,. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật ( bà mẹ, Thần đêm tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết). Biết đọc thầm nắm ý cơ bản.
- Rèn kỹ năng đọc-hiểu
- Hiểu nghĩa các từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
- Giáo dục học sinh : phải biết kính yêu mẹ, người có công sinh thành và nuôi dưỡng.
Kể chuyện.
1, Rèn kỹ năng nói
-Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai. Biêt nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên : Tranh minh họa, bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện
đọc. Một cái khăn cho bà mẹ, khăn choàng đen cho Thần Đêm Tối, một lưỡi hái ( bằng bìa cứng ) cho Thần Chết.
Học sinh : chuẩn bị sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học.
Ổn định: hát.
Bài cũ : Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
 H. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai? (Hiền)
 H. Sẽ con đã làm gì để giúp hai bạn của mình? (Linh)
 H. đọc bài, nêu nội dung chính? (Dói)
Bài mới: giới thiệu bài- ghi đề -1 học sinh nhắc lại.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: luyện đọc
-Giáo viên dọc mẫu lần 1.
-Gọi học sinh đọc bài
-Yêu cầu lớp đọc thầm.
H. Câu chuyện có mấy nhân vật?
-Đó là những nhân vật nào?
( 5 nhân vật là bà mẹ,Thần Đêm Tối,bụi gai, hồ nước, Thần Chết).
-Yêu cầu đọc từng câu, từng đoạn. Giáo viên theo dõi sửa sai, hướng dẫn phát âm các từ khó và ngắt nghỉ ở câu dài...
*Giảng từ: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chả, hớt hải.
-Hướng dẫn học sinh đọc theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
-Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
-Y1. nguyên nhân xảy ra chuyện.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câ hỏi.
H. Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? ( bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai,ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi nẩy lộc và nở hoa giữa mùa đông giá buốt.
-Y/c học sinh đọc thầm đoạn 3 và trảlời.
H. người mẹ đã làm gì để hò nước chỉ đường cho bà?
( bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước , khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành 2 hòn ngọc.
-Y2. Người mẹ là người rất dũng cảm.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4 và trả lời.
H.Thái độ của Thần Chết như thêù nào khi thấy người mẹ?
( ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở)
H. Người mẹ trảlời như thế nào?
( người mẹ trả lời vì bà là mẹ, người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình)
-Y3. người mẹ gặp được thần chết để đòi con.
- Y/c học sinh đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm chọn ý đúng nhất noiù lên nội dung câu chuyện.
-Giáo viên chốt lại: cả 3 ý đều đúng, vì người mẹ quả là rất dũng cảm, rất yêu con. Song ý đúng nhất là ý 3; người mẹ có thể làm tất cả vì con.
Y/c học sinh thảo luận nội dung câu chuyện
- Giáo viên rút nội dung chính- ghi bảng
-Nội dung chính: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-Giáo viên đọc lại đoạn 4
-Hướng dẫn hai nhóm học sinh ( mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai( người dẫn chuyện, Thần Chết, bà mẹ)đọc diễn cảm đoạn 4 thể hiện đúng lời các nhân vật.
-Y/c học sinh đọc theo nhóm.
*Chuyển tiết: cho học sinh hát.
Hoạt động 3: luyện đọc lại( tiếp theo)
- Y/c một nhóm học sinh (gồm 6 em) tự phân các vai( người dẫn chuyện, bà mẹThần Đêm Tối, bụi gai hồ nước, Thần Chết, đọclại chyện.
-Y/c học sinh đọc.
-Giáo viên nhận xét tuyên dương.
Hoạt động 4: kể chuyện.
-Giáo viên nêu nhiêïm vụ: các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai(không cầm sách đọc).
-Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo vai.
-Giáo viên nhắc học sinh : nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kèm với động tác cử chỉ, điệu bộ như là đóng một màn kịch nhỏ.
-Y/c học sinh dựng lại câu chuyện
-Học sinh trình bày trước lớp.
Giáo viên nhận xét tuyên dương.
-Học sinh nghe.
- Một em đọc toàn bài, chú giải.
-Lớp đọc thầm tìm hiểu.
- Trả lời.
-Học sinh đọc nối tiếp từng câu và từng đoạn và phát âm từ khó.
-Học sinh tìm hiểu trả lời, bạn bổ sung.
-Đọc theo nhóm 2 .
- 4 em đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn- lớp nhân xét.
-Học sinh đọc thầm, 3-4 em kể vắn tắt đoạn 1, lớp theo dõi.
- 2 học sinh đọc, lớp đọc thầm theo.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh đọc thầm.
-Học sinh trả lời.
-1 học sinh đọc –lớp theo dõi.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh đọc thầm thảo luận
nhóm.
-Học sinh phát biểu.
- Thảo luận nhóm ba .
- Trả lời.
- Học sinh nhắc lại.
-Học sinh lắng nghe.
-Các nhóm đọc lớp lắng nghe, nhận xét.
-Học sinh hát.
-Học sinh lắng nghe.
-Nhóm đọc lớp theo dõi, nhận xét chọn bạn đọc tốt
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh tự lập nhóm và phân vai.
- các nóm thi dựng lại câu chuyện theo vai.
-Lớp theo dõi bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
4.Củng cố-dặn dò: H. Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ?
 - Về nhàkể lại chuyện cho người thân nghe.
ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA
I. Mục tiêu:
-Học sinh hiểu: thế nào là giữ lời hứa. Vì sao phải giữ lời hứa.
-Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
-Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên : phiếu bài tập, bảng phụ ghi nội dung phiếu bài tập .
-Học sinh vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1, Ổn định: hát.
2, Bài cũ : Gọi 2 học sinh lên trả lời câu hỏi.
H. Thế nào là giữ lời hứa? (Xuân)
H. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào? (Hoàng)
3, Bài mới: Giới thiệu bài ghi đề bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ dúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
*Cách tiến hành.
-Giáo viên phát phiếu học tập và nêu yêu cầu, học sinh làm bài tập trong phiếu .
-Giáo viên treo bảng phụ ghi nôïi dung phiếu bài tập lên bảng..
- Yêu cầu học sinh thảo luận.
-Yêu cầu học sinh trình bày.
* Giáo viên kết luận:
+ Các việc làm a,d là giữ lời hứa.
+Các việc làm b,c là không giữ lơiø hứa.
Hoạt động 2: đóng vai.
*Mục tiêu: học sinh biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
*Cách tiến hành.
-Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai trong tình huống. Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai( ví dụ: hái trộm quả trong vườn nhà khác, đi tắm sông,...) khi đó em sẽ làm gì?
-Y/c các nhóm lên đóng vai.
H. Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm mới trình bày không? Vì sao?
H. theo em có cách giải quyết nào tốt hơn không?
*Giáo viên kết luận: em cần xin lỗi bạn, giải thích lý do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
Hoạt động 3: bảy tỏ ý kiến.
*Mục tiêu: Củng cố bài, giúp học sinh có nhận thức và thái độ đúng về việc giữ lời hứa.
*cách tiến hành:
-Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa, yêu cầu học sinh bày tỏ thái dộ dồng tình, không đồng tình, cách giơ tay theo quy ước.
a) Không nên hứa hẹn với ai bất cứ điều gì.
b) Chỉ nên hứa những điều mình thực hiện được.
c) Có thể hứa mọi điều, còn thực hiện được hay không thì không quan trọng
d)Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cạy, tôn trọng.
đ) Cần xin lỗi và và giải thích rõ lý do khi không thể thực hiện được lời hứa.
e) chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn tuổi.
-Y/c học sinh bày tỏ thái độ về từng ý kiến và giải thích lý do.
Giáo viên kết luận: Đồng tình với các ý kiến bd, đ, không đồng tình với các ý kiến a,c,e.
-Kết luận chung: giữ lời hứa là thực hiện đúng lời mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
-Học sinh nhâïn phiếu bài tập làm bài.
-Học sinh nhận phiếu bài tập làm bài.
-Học sinh theo dõi.
-Học sinh thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
-Học sinh lên trình bày.
-Học sinh phát biểu.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh bày tỏ ý kiến cuả mình
-Học sinh lắng nghe.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người xung quanh.
 ..............................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Củng cố cách giải toán có lời văn ( có liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
- Giáo dục  ... tim có thể bị mệt có hại cho sức khỏe .
Hoạt động 2 :Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu 
+ Nêu được các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn 
+ có ý thức tập thể dục đều đặn , vui chơi , lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn 
* Cách tiến hành
Bước 1: Thảo luận nhóm 
+ Yc các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình ở trang 19 sgkvà thảo luận các câu hỏi ( GV treo bảng phụ )
+ H oạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức ?
+ Theo bạn những trạng thái cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn ? 
+ Khi quá vui 
+ Lúc hồi hộp , xúc động mạnh ;
+ Lúc tức giận ;
+ Thư giãn .
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo , đi giày dép quá chật?
+ Kể tên một số thức ăn , đồ uống . . . giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn đồ uống . . .làm tăng huyết áp , gây sơ vữa động mạch 
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
+ Yc đại diện mỗi nhóm lên trình bày 
+ Gv nhận xét chung . 
* Kết luận 
-Tập thể dục thể thao , đi bộ . . . có lợi cho tim mạch 
+ Tuy nhiên , vận động hoạc lao động quá sức sẽ không có lơị cho tim mạch
+ Cuộc sống vui vẻ , thư thái , tránh những xúc động mạnh hay tức giận . . .
+ Các loại thức ăn : các loại rau , các loại quả ,thịt bò ,thịt gà,thịt lợn ,cá, lạc ,vừng. . . đều có lợi cho tim mạch .Các chất kích thích như rượu , thuốc lá ,ma túy . . . làm tăng huyết áp , gây xơ vữa động mạch . 
+ HS theo dõi
+ HS chơi
+ HS trả lời 
+ HS tập
+ HS thảo luận , trả lời 
+ HS lắng nghe 
+ HS quan sát tranh thảo luận 
+Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi , nhận xét bổ sung 
+ 2 học sinh đọc phần bạn cần biết trang 19 sgk
	4. Củng cố – dặn dò 
 + Để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn chúng ta nên làm gì ?
 Nhận xét tiết học – về học bài , tập thể dục đều đặn , vui chơi , lao động , vừa sức đề bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Tập làm văn
NGHE KỂ : DẠI GÌ MÀ ĐỔI – ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I . MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuện : Dại gì mà đổi , nhớ nội dung câu chuyện , kể lại tự nhiên , giọng hồn nhiên .
Rèn kĩ năng viết ( điền vào giấy tờ in sẵn ): Điền đúng nội dung vào mẫu điện báo .
 + Giáo dục hs phải biết vâng lời , chăm ngoan để mọi người yêu quý 
II . CHUẨN BỊ :
Tranh minh họa truyện “Dại gì mà đổi .”
Bảng phụ viết 3 câu hỏi ( trong sgk ) làm điểm tựa để hs kể chuyện 
Mẫu điện báo ( phô tô ) đủ phát cho từng hs 
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Ổn định : hát 
Bài cũ : Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập 1 và 2 (Thương, Thảo)
 Hãy kề về gia đình của mình vơí một người bạn mới quen .
 Đọc đơn xin phép nghỉ học 
3. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề – 1 hs nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : HD làm bài tập 
+Đọc đề nêu yêu cầu của đề 
+ GV kể chuyện ( giọng vui , chậm rãi ) lần 1 
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé ? ( Vì cậu rất nghịch )
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế naò ? ( Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu !) 
+Vì sao cậu bé lại nghĩ như vậy ? (Cậu cho là không ai muốn đổi một đưá con ngoan lấy một đứa con nghịch nghợm )
+GV kể lần 2 
+Yêu cầu kể lại noiä dung câu chuyện lần 1 
+Yc thi kể 
+Truyện này buồn cười ở điểm nào 
? ( Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi đã biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm .)
+GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay kể đúng.
Bài tập 2:
+ Yêu cầu hs đọc đề và mẫu điện báo
+ GV giúp hs nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài 
+Tình huống cần viết điện báo là gì ?
( Em được đi chơi xa [ đến nhà ông bà , cô chú , ở tỉnh khác , đi nghỉ mát ngoài biền , đi trại hè , . . .]trứơ c khi đi bố mẹ lo lắng , nhắc em đến nơi phải gửi điện về báo tin cho gia đình biết để mọi người ở nhà yên tâm )
+Yêu cầu của bài là gì ? viết họ, tên, địa chỉ người gửi , người nhận và nội dung bức điện 
+GV hứơng dẫn hs điền đúng nội dung vào mẩu điện báo .( chú ý giaiû thích rõ các phần )
+ Họ, tên ,địa chỉ người nhận : cần viết chính xác ,cụ thể .Đây là phần bắt buộc phải có ( nếu không thí bưu điện sẽ không biết cần chuyển tin cho ai )
+Nội dung :Thông báo trong phần này cần ghi vắn tắt nhưng phải đủ ý để người nhận điện hiểu , bưu điện sẽ đếm chữ tính tiền . Nêu ghi dài sẽ phải trả tiền nhiều 
+Họ , tên , địa chỉ người gửi ( cần chuyển thì ghi , không thi thôi )( ở dòng trên ) : phần này cũng phải trả tiền nên , nếu không cần thì không ghi , nếu ghi phải ngắn gọn .
+Họ tên , địa chỉ người gửi ( ở dòng dưới ) phần này không chuyển nên không tính tiền cước nhưng người gửi vẫn phải ghi đầy đủ , rõ ràng để Bưu điện tiện liên hệ khi chuyển điện báo gặp khó khăn 
Nếu khách hàng không ghi đủ theo yêu cầu thì Bưu điện không chịu trách nhiệm
+ Yc hs nhìn mẫu điện báo trong sgk làm miệng
+ GV nhận xét chung 
Hoạt động 2 : hs làm bài 
+ Nhắc nhở cách trình bày 
+ Yc hs hoàn thành 
+ GV kiểm tra , chấm bài 4-7 em ,nhận xét 
+ 2 hs đọc , lớp đọc thầm các gợi ý , quan sát tranh
+ HS lắng nghe 
+ HS trả lời 
+ HS lắng nghe 
+ 2 hs khá giỏi kể cho cả lớp theo dõi, nhận xét 
+ HS thi kể 
+ HS bình chọn 
+ 2 học sinh đọc, lớp đọc thầm 
+ HS lắng nghe 
+ 4 em làm miệng, lớp nhận xét.
+HS lắng nghe 
+HS làm bài vào vở bài tập.
+HS lắng nghe 
4) Củng cố – dặn dò 
+Về nhà kể lại câu chuyện “Dại gì” mà đổi cho người thân nghe 
+ Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo để thực hành khi cần gửi điện báo
 Toán 
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
 I/ MỤC TIÊU :
+ Giúp học sinh biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số vớiø số có một chữ số 
+ Củng cố về ý nghỉa của phép nhân 
+ HS nhân thành thạo, chính xác , có thói quen tự lập 
 II/CÁC HOẠT ĐỘNG :
1) Ổn định : hát 
2) Bài cũ : gọi 3 hs trả lời , gv nhận xét ghi điểm (Hoàng, Trang, Dói)
+1 em đọc bảng nhân 6 
+1 em giải toán : mỗi em có 6 hòn bi .Hỏi 5 em có bao nhiêu hòn bi ?
+1 em làm tính : 6 ´ 6 + 6 = 36 + 6
	 = 42 
 3)Bài mới : Ghi bài – ghi bảng – 2 em nhắc lại đề
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : HD thực hiên phép nhân 
+GV ghi bảng 12 ´ 3 = ?
+Yc tìm kết quảcủa phép nhân 
+Yc đọc kết quả 
+Yc nêu cách nhân : ( 12+12+12 = 36)
 vậy 12 ´ 3 = 36
+ HD đặt tính rồi tính như sau 
´
3 nhân 2 bằng 6 , viết 6
 3 3 nhân 1 băng 3, viết 3
36
GV nói : đặt thừa số thứ nhất lên trên , thừa số thứ hai xuống dưới ; dấu nhân đặt giữa hai thừa số ; nhân theo thứ tự từ phải sang trái 
HĐ2 : Thực hành : 
+ Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài 1 , 2 , 3 
+ Tổ chức HS làm bài trên bảng ; dưới vở 
* Bài 1 :Tính (Trên bảng ; dưới lớp làm nháp ) 
´
´
´
´
´
 24 22 11 33 20
 2 4 5 3 4
 48 88 55 99 80
- GV chấm – sửa bài – nhận xét .
* Bài 2 : Yêu cầu HS làm bài vào vở .
Đọc đề – nêu yêu cầu đề .
Yêu cầu làm bài vào vở.
 Đặt tính rồi tính :
 a) 32 ´ 3 = b) 42 ´ 2 =
 11 ´ 6 = 13 ´ 3 =
´
´
´
´
 32 11 42 13 
 3 6 2 3
 96 66 84 39
- GV chấm – sửa – bài- nhận xét 
* Bài 3 : yc làm vở 
Yc đọc đề , thảo luận đề , tò tắt đề và giải toán .
HD tóm tắt vào bảng con 
 Tóm tắt đề 
 1 hộp : 12 bút chì 
 4 hộp : . . . bút chì ?
GV sửa – nhận xét bài làm 
HD giải vào vở 
 Bài giải 
 Cả 4 hộp có số bút chì màu là .
 12 x 4 = 48 (bút chì )
 Đáp số = 48 bút chì 
- GV chấm bài , sửa bài , nhận xét .
2 em đọc 
Hoạt động cá nhân 
Từng em nối tiếp nhau đọc 
HS trả lời 
HS theo dõi trả lời 
3 em nhắc lại cách nhân 
HS nghe 
2 em đọc đề , 2 em nêu yêu cầu 
HS lắng nghe 
1 em lên bảng cả lớp làm vào nháp , nêu kết quả , cách nhân ,bạn bổ sung .
2 em đọc , 1 em nêu yêu cầu đề 
2 em lên bảng , lớp làm vở 
4 em đọc , 2 em thảo luận đề 
- 1 em lên bảng lớp làm bảng con 
- Làm bài vào vở , 1 em lên bảng làm 
Củng cố – Dặn dò 
Nhắc lại cách làm toán ,
Về nhà học thuộc bảng nhân 6 – GV nhân xét tiết học 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CUỐI TUẦN 4
 I/ MỤC TIÊU : 
 - Nhận xét đánh giá công tác tuần 4 về học tập đạo đức , nề nếp 
 - Vạch ra phương hướng tuần 5 để thực hiện cho tốt 
 - GD các em có đạo đức tốt , tinh thần học tập tốt 
 II/ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT 
Các tổ tự nhận xét đánh giá 
Tổ trưởng nhận xét các tổ 
GVCN nhận xét chung các mặt 
a) Đạo đức : Lớp đã ổn định về nề nếp, phần lớn các em ngoan, lễ phép. Tuy nhiên vẫn còn có em hay nói chuyện, chưa vâng lời cô .
b) Học tập : Các em có tinh thần học tập khá tự giác chăm chỉ. Nhưng phần lớn các em chậm, kĩ năng tính toán còn yếu, tập làm văn, từ ngữ thụ động. Chữ xấu, trình bày cẩu thả, bẩn . 
c) Các mặt khác : Tham gia đầy đủ nhưng chưa có sự năng động, hoạt bát .
III/ PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN TỚI :
 - Giáo dục các em ngoan, lễ phép, có tinh thần thi đua dành hoa điểm 10, hoa chuyên cần.
 - Có tinh thần học tập tốt hơn. Rèn luyện thói quen và ý thức tự học, thi đua học .
 - Giữ vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ .
 - Rèn chữ giữ vở cho sạch đẹp .
 - Tham gia tốt các phong trào của lớp, của nhà trường .
 * Tuyên dương các em học tốt, ngoan trong tuần : Tuấn, Hiền, Xuân, Huệ, Thân, Kim 
 * Nhắc nhở các em : Dung, Quang, Tâm, Linh .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 4.doc