Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 3 - Chủ đề 1 đến 4 - Năm học 2016-2017

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 3 - Chủ đề 1 đến 4 - Năm học 2016-2017

Giới thiệu bài: Ở lớp các em được học hỏi được nhiều kiến thức mới,tự nhận thức được nhiều điều.Qua chủ đề ngày hôm nay,sẽ giúp các em có khả năng hiểu rõ các đặc điểm của bản thân và em cần biết tự nhận thức về bản thân,từ đó phát huy những điểm mạnh,khắc phục điểm yếu để mau tiến bộ hơn.

Hoạt động 1: Xây dựng phần kết câu chuyện

-GV đọc mẫu câu chuyện “ Gà và đại bàng ”

-Cho HS đọc phần mở đầu của câu chuyện trong nhóm.Sau đó,thảo luận và viết tiếp phần kết cho câu chuyện.

-GV cho đại diện nhóm đứng dậy đọc bài của mình.

-Cho HS nhóm khác nhận xét.

-GV nhận xét,tuyên dương.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

-GV cho HS thảo luận nhóm và rút ra bài học từ câu chuyện “ Gà và đại bàng ” do nhóm em vừa sáng tác.

-GV nhận xét,chốt lại: Phải biết nhận thức về bản thân mình,biết được vị trí mà mình đang sống.

Hoạt động 3: Tôi là ai ?

-Yêu cầu HS hoàn thành bảng thông tin về bản thân em theo mẫu dưới đây:

+ Môn học yêu thích của tôi là:

+ Hoạt động mà tôi yêu thích là :

+ Màu sắc tôi yêu thích là:

+ Món ăn tôi yêu thích là:

 

doc 11 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 3 - Chủ đề 1 đến 4 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tháng
Nội dung 
9/2016
Chủ đề: Tự nhận thức về bản thân
Giáo dục học sinh biết tự nhận thức về bản thân là khả năng hiểu rõ các đặc điểm của bản thân và đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của mình. Biết phát huy những điểm mạnh và sửa chữa, khắc phục những điểm yếu để mau tiến bộ.
10/2016
Chủ đề: Tự lập
Giúp học sinh biết tự lập giúp chúng ta tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, mang lại niềm vui cho chính mình và người thân trong gia đình. 
11/2016
Chủ đề: Biết ơn thầy cô giáo
- Giáo dục học sinh lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Tham gia lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Phát động thi đua “ Tuần học tốt – Ngày học tốt”- trò chơi.
- Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy, cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ “ hát về thầy cô & mái trường”.
12/2016
Chủ đề: An toàn trên đường
Giúp học sinh biết tham gia giao thông an toàn là cần thiết để bảo vệ cuộc sống của mình và những người khác.
1+2/2017
Chủ đề: Giao tiếp hiệu quả
Học sinh biết được cách giao tiếp ứng xử nơi công cộng cũng như khi nghe và nhận điện thoại. Đó là biểu hiện của người văn minh lịch sự, tự trọng và biết tôn trọng người khác.
3/2017
Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
- Yêu thương và kính trọng bà, mẹ và cô giáo. 
- Biết chăm sóc và thăm hỏi bà, mẹ và cô giáo khi ốm đau
4/2017
Chủ điểm: Quản lí thời gian
Kĩ năng quản lí thời gian giúp chúng ta sống, học tập và làm việc một cách khoa học, cân bằng, hiệu quả, tránh được căng thẳng do áp lực về công việc, góp phần quan trọng vào thành công của cá nhân và của nhóm.
5/2017
Chủ đề: Giải quyết mâu thuẫn
Biết cách giải quyết các mâu thuẫn, xung đột một cách hòa bình, không dùng vũ lực. Điều đó giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của bản thân và giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.
CHỦ ĐỀ 1
TỰ NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN
I.MỤC TIÊU:
-Giáo dục học sinh biết tự nhận thức về bản thân.
-Biết phát huy những điểm mạnh và sửa chữa, khắc phục những điểm yếu để mau tiến bộ.
II.CHUẨN BỊ:
-Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Giấy, bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Ở lớp các em được học hỏi được nhiều kiến thức mới,tự nhận thức được nhiều điều.Qua chủ đề ngày hôm nay,sẽ giúp các em có khả năng hiểu rõ các đặc điểm của bản thân và em cần biết tự nhận thức về bản thân,từ đó phát huy những điểm mạnh,khắc phục điểm yếu để mau tiến bộ hơn.
Hoạt động 1: Xây dựng phần kết câu chuyện
-GV đọc mẫu câu chuyện “ Gà và đại bàng ”
-Cho HS đọc phần mở đầu của câu chuyện trong nhóm.Sau đó,thảo luận và viết tiếp phần kết cho câu chuyện.
-GV cho đại diện nhóm đứng dậy đọc bài của mình.
-Cho HS nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét,tuyên dương.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-GV cho HS thảo luận nhóm và rút ra bài học từ câu chuyện “ Gà và đại bàng ” do nhóm em vừa sáng tác.
-GV nhận xét,chốt lại: Phải biết nhận thức về bản thân mình,biết được vị trí mà mình đang sống.
Hoạt động 3: Tôi là ai ?
-Yêu cầu HS hoàn thành bảng thông tin về bản thân em theo mẫu dưới đây: 
+ Môn học yêu thích của tôi là:
+ Hoạt động mà tôi yêu thích là :
+ Màu sắc tôi yêu thích là:
+ Món ăn tôi yêu thích là:
+ Loài vật tôi yêu quý là :
+ Ước mơ của tôi :
-GV nhận xét,tuyên dương.
-GV chốt lại: Phải biết những điều mình thích và ước mơ của mình để phát huy thêm.
Hoạt động 4: Điểm mạnh,điểm yếu của tôi
-GV cho HS tự suy ngẫm về những điểm mạnh và những điểm cần cố gắng của bản thân.
-GV mời 1 vài HS lên trình bày những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
-GV cho HS tìm cách khắc phục những điểm yếu của mình.
-Nhận xét,chốt lại ý kiến: Em cần biết tự nhận thức về bản thân,từ đó phát huy những điểm mạnh và sửa chữa, khắc phục những điểm yếu để mau tiến bộ.
Hoạt động 5: Hoàn thành của tôi
-GV cho HS nhớ lại những thành công của mình,những việc khiến em cảm thấy hài lòng hay tự hào về bản thân.Sau đó,hãy thể hiện mỗi thành công đó dưới dạng một bông hoa hoặc một hình quả trên “ cây thành công ”.
-GV cho HS thực hiện trên giấy.
-GV nhận xét,tuyên dương.
-Kết luận: Biết được những thành công của mình và cảm thấy hài lòng để có hướng phát huy thêm.
Hoạt động 6: Ý kiến của em
-Em đánh giá thế nào về các ý kiến dưới đây? Hãy đánh dấu x vào ô trống phù hợp với đánh giá của em.
-GV cho HS đọc các ý kiến lên và trả lời đúng hay sai.
-GV nhận xét,tuyên dương.
4.Củng cố- dặn dò:
-Củng cố: Em cần làm gì để khắc phục những điểm yếu của mình?
-Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Kiểm tra vở BT Rèn luyện KNS.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS đọc và thảo luận viết tiếp phần kết của câu chuyện.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-HS nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận nhóm và rút ra bài học.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS trả lời cá nhân.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS tự suy ngẫm về những điểm mạnh và những điểm yếu.
-1 vài HS lên trình bày.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 2
 TỰ LẬP
I.MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh biết tự lập giúp chúng ta tự tin, chủ động, tự lập trong cuộc sống, mang lại niềm vui cho chính mình và người thân trong gia đình.
II.CHUẨN BỊ:
-Tất,khăn,giấy,bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Để cho các em biết tự phục vụ bản thân như tự chuẩn bị và dọn dẹp.Qua chủ đề ngày hôm nay giúp các em tự tin,chủ động, tự lập trong cuộc sống,mang lai niềm vui cho chính mình và những người thân trong gia đình.
Hoạt động 1: Trò chơi “ thi đi tất ”
-GV giới thiệu, phổ biến trò chơi,luật chơi:
+ Mỗi tổ cử 3 bạn đại diện lên thi đi tất trong khi bị bịt mắt.Nhóm nào đi tất đúng và xong trước thì nhóm đó thắng cuộc.
-Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
Hoạt động 2: Bữa ăn ở nhà
-GV cho HS quan sát tranh và đọc các phần chữ trong khung.
a) Ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cho các việc cần làm để chuẩn bị bữa ăn.
-GV nhận xét,tuyên dương.
b) Ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cho các việc cần làm sau bữa ăn của gia đình.
-Kết luận: Là học sinh lớp 3 em nên làm những việc để tự phục vụ bản thân như chuẩn bị và dọn dẹp bữa ăn cho gia đình,giúp các em tự tin hơn trong công việc trong gia đình.
Hoạt động 3: Khi ngủ
-GV cho HS quan sát tranh và đọc phần chữ trong khung.Yêu cầu HS ghi số thứ tự từ 1 đến 4 cho các việc cần làm trước và sau khi ngủ.
-GV cho HS trình bày.
-GV nhận xét,tuyên dương.
-Kết luận,rút ra bài học: Tự làm những việc trước và khi ngủ sẽ giúp các em chủ động trong mọi công việc,mau tiến bộ hơn.
Hoạt động 4: Khi vui chơi
-GV cho HS tự nhìn tranh và nêu miệng trước lớp theo thứ tự từ 1 đến 3 cho các việc cần làm khi chơi đồ chơi cùng bạn.
-GV nhận xét,tuyên dương.
-Rút ra bài học: Các em chủ động dọn dẹp sau khi vui chơi sẽ giúp các em có ý thức trách nhiệm hơn.
Hoạt động 5: Em đặt tên tranh
-GV cho HS nhìn tranh và hỏi các bạn trong mỗi bức tranh dưới đây đang làm gì ?
-Hãy đặt tên cho mỗi bức tranh đó.
-GV nhận xét,tuyên dương.
Hoạt động 6: Khả năng tự lập của em
a.Em hãy tự đánh giá kĩ năng tự phục vụ của mình bằng cách đánh dấu chọn vào ô trống phù hợp với các mức độ.
-GV cho HS đọc và trả lời trước lớp.
-GV nhận xét,tuyên dương.
b.Theo em,điều gì đã khiến em có kết quả trên ? Hãy chia sẻ với bạn bè/người thân về những suy nghĩ của em sau khi tự đánh giá.
-Khả năng tự phục vụ của em tốt hay chưa tốt ?
-Nếu tốt,em định làm gì để duy trì khả năng đó ?
-Nếu chưa tốt,em định làm gì để cải thiện khả năng đó ?
Hoạt động 7: Ý kiến của em
- Em sẽ học cách tự phục vụ mình như thế nào ? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những cách em chọn: 
a. Nhìn người lớn làm và bắt trước
b. Đề nghị người lớn hướng dẫn và giúp đỡ.
c. Lập kế hoạch làm các việc tự phục vụ cho bản thân.
d. Đặt mục tiêu thực hiện các việc tự phục vụ cho bản thân.
-GV nhận xét,lắng nghe.
Hoạt động 8: Việc làm của em
-Em hãy tô màu những việc em đã tự làm trong những bức tranh dưới đây.
-GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS tô màu vào những việc đã làm.
-GV nhận xét.
Hoạt động 9: Chia sẻ
-Hãy chia sẻ với bạn về:
+ Những công việc em đã tự làm được để phục vụ mình.
+ Cảm xúc của em khi tự mình làm những việc đó.
+ Cảm xúc của bố mẹ em khi thấy em biết làm những công việc vừa sức để tự phục vụ bản thân.
-Rút ra bài học: Khi các em biết tự phục vụ cho bản thân giúp các em tự tin,chủ động,tự lập trong cuộc sống,mang lại niềm vui cho chính mình và những người thân trong gia đình.Những việc đó thể hiện tình cảm,ý thức trách nhiệm,mong muốn chia sẻ công việc của chúng ta với các thành viên trong gia đình.
4.Củng cố- dặn dò:
-Củng cố: Em cần làm gì sau khi chơi đồ chơi xong ?
-GV nhận xét,tuyên dương.
-Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-Nhận xét,tuyên dương đội thắng.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS tự nhìn tranh và nêu miệng trước lớp theo các thứ tự mình vừa xếp.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời cá nhân.
-HS đặt tên
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi.
-HS đọc và trả lời trước lớp.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe,thực hiện.
-HS tự khoanh tròn và nêu trước lớp.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS tự chia sẻ với bạn.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
	 CHỦ ĐỀ 3
	BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của tháng học tốt, tuần học hốt. Tự giác và quyết tâm học tốt để đền đáp công ơn của các thầy, cô giáo.
- Hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với HS. Có ý quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô. Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập.
- Hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và nhà trường. Giáo dục thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo. Rèn luyện kỹ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ.
- Hiểu được ý nghĩa tuần học tốt. Thấy được những ưu điểm, tồn tại qua nhận xét rút kinh nghiệm.
II.CHUẨN BỊ:
-Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Giấy, bút.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của thầy cô.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Để cho các em hiểu hơn về các công lao mà thầy cô đã dạy dỗ và để cho các em biết bày tỏ thái độ, tình cảm yêu quý, biết ơn, vâng lời thầy, cô giáo thi hôm nay cô cùng các em bước vào chủ đề Biết ơn thầy cô giáo.
Hoạt động 1: Phát động thi đua “ tuần học tốt, ngày học tốt”
- GV cho HS tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,..chương trình hoạt động, người điều khiển và thư ký.
- Mời lớp trưởng lên trình bày chương trình hoạt động của lớp để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- GV nêu lại chỉ tiêu, biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí.
- GV giới thiệu một số tiết mục biểu diễn trước lớp.
Hoạt động 2: Đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt dâng thầy thầy, cô”
- GV cho các tổ viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo tiêu đề “ Hoa điểm tốt dâng thầy cô.”
- GV cùng cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi để sử dụng trong buổi trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy, cô. GV chọn 2 em điều khiển:
 + 1 em điều khiển phát động thi đua
 + 1 em điều khiển phần vui chơi.
* Tiến hành hoạt động: 
- Trao đổi tìm hiểu về công ơn thầy cô giáo thông qua một số câu hỏi như:
 + Bạn có biết để có một tiết dạy tốt thầy cô giáo phải chuẩn bị như thế nào không?
 + Thầy cô giáo hy vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta?
 + Bạn có thể làm được việc gì giúp thầy cô giáo dạy tốt?
 + Đối với những HS phạm lỗi, thầy cô phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không?
 + Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô gaio1, học sinh cần thực hiện những điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ “ Hát về thầy cô và mái trường”
- Gv cho HS hát tập thể.
- Các tiết mục biểu diễn văn nghệ của học sinh xen kẻ trò chơi.
- GV cho Hs hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, ...có nội dung ca ngợi thầy cô, ca ngợi tình cảm thầy trò.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 4: Tổng kết tuần học tốt
- GV cho HS điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
- GV cho HS tổng kết những nội dung sau:
 + Kỉ luật trật tự trong lớp học
 + Số điểm tốt đạt được của cả tổ
- Ban thi đua đánh giá thi đua giữa các tổ.
- Phát thưởng và sinh hoạt văn nghệ.
- Cho cán bộ lớp nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân.
4.Củng cố- dặn dò:
- Củng cố: Em cần làm gì để bày tỏ sự biết ơn của mình đối với thầy cô giáo?
- Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Kiểm tra vở BT Rèn luyện KNS.
-HS lắng nghe.
- 1 HS lên tuyên bố.
- Lớp trưởng lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Các tổ viết đăng ký thi đua tuần học tốt.
- Các cán bộ lớp cùng với GV thực hiện các câu hỏi và điều khiển.
- HS thảo luận và trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS hát tập thể.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS tuyên bố lý do và giới thiệu chương trình.
- Các cán bộ lớp tổng kết.
- Cán bộ lớp nhận xét và rút kinh nghiệm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
CHỦ ĐỀ 4
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU:
-Giáo dục học sinh biết tham gia giao thông.
-Biết tôn trọng luật lệ giao thông và thực hiện tốt các quy định của giao thông. 
II.CHUẨN BỊ:
-Vở bài tập Rèn kĩ năng sống. Giấy, bút.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Các em đã thực hiện giao thông khi đi ra ngoài dường, đi học, đi chơi ,...để cho các em hiểu thêm về luật lệ giao thông thì chúng ta cùng bước vào chủ đề hôm nay “ An toàn trên đường”.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
* Em hãy cùng các bạn thảo luận về những câu hỏi sau đây:
- Em đã bao giờ cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng khi đi đường chưa?
- Vì sao em lại cảm thấy ngại ngùng, hoặc lo lắng như vậy?
- Làm thế nào để chúng ta cảm thấy tự tin và thoải mái khi đi trên đường?
- GV cho đại diện các nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GDHS có tinh thần tự tin, thoải mái khi đi trên đường.
Hoạt động 2: Ý kiến của em
- GV mời 1 HS đọc những thông tin trong sách trang 20.
- GV cho HS cho biết những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân khi đọc những thông tin dưới đó.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Qua hoạt động này cho HS thấy những trường hợp bị tử vong do tai nạn giao thông qua hằng năm rất nhiều.GD cho HS biết tuân thể luật lệ giao thông khi đi trên đường để an toàn cho mình và người khác.
Hoạt động 3: Em học luật giao thông
- GV yêu cầu HS cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu ý nghĩa của các biển báo giao thông trong sách giáo khoa.
- Những biển báo này muốn nói điều gì với người đi xe đạp?
- Người đi bộ có cần quan tâm đến các biển báo này không?
- GV cho HS nêu miệng trước lớp ý nghĩa của từng biển báo.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Qua hoạt động này cho các em biết thêm về các kí hiệu về biển báo khi đi trên đường để tham gia tốt giao thông hơn.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
- GV cho HS quan sát hình thảo luận cùng bạn và chỉ ra phần đường dành cho người đi bộ và người đi xe khi tham gia giao thông an toàn.
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt ý lại.
- Qua hoạt động này cho các em biết tham gia giao thông an toàn là cần thiết để bảo vệ cuộc sống của mình và những người khác.
Hoạt động 5: Xử lí tình huống
- GV cho HS quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa và ghi dấu ( + ) vào ô trống cạnh hình chỉ các hành vi tham gia giao thông an toàn, dấu ( - ) vào ô trống cạnh hình chỉ hành vi tham gia giao thông không an toàn.
- Cho HS nêu miệng cá nhân từng tình huống.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Qua hoạt động này cho HS nhận biết được những hành vi nào đúng, sai để biết cách tham gia giao thông an toàn hơn.
Hoạt động 6: Quan sát tranh
- GV cho HS quan sát tranh trong sách và ghi lại những thông tin về giao thông em tìm thấy trên bức ảnh.
- Yêu cầu HS trình bày miệng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 7: Ý kiến của em
- Theo em khi đi qua đường, trẻ em cần thực hiện các hành vi nào dưới đây?
a. Đứng ở mép đường để quan sát.
b. Quan sát cả hai chiều: bên phải và bên trái.
c. Nghe tiếng ô tô hay các phương tiện giao thông khác trước khi qua đường.
d. Nắm tay người khác.
e. Chạy qua đường.
g. Đi nhanh qua đường.
- GV cho HS chọn các câu trả lời đúng bằng cách, giáo viên đọc lên từng hành vi nếu đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu sai thì HS làm dấu hiệu tay chéo nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 8: Trò chơi đóng vai
- GV cho HS cùng các bạn chơi tham gia giao thông tại ngã tư đường phố.
- Chuẩn bị: Sân trường kẻ như ngã tư đường phố, có phần đường cho người đi bộ, đi xe, vỉa hè. 4 năm chiếc xe đạp. Biển xanh, đỏ, vàng ( biểu diễn đèn xanh, đỏ, vàng)
- GV nêu cách chơi: 4 em đứng 4 góc cầm biển xanh, đỏ, vàng làm đèn tín hiệu.Các em còn lại đi bộ, đi xe đạp theo tín hiệu của đèn. GV là người chỉ huy đèn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 9: Vui học an toàn giao thông
- GV cho HS cùng các bạn sưu tầm, hát và đọc thơ về an toàn giao thông.
- GV cho HS đọc những bài thơ: Bé và mẹ, Trên đường, Khuyên bạn và hát bài hát Đi qua ngã tư đường phố.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Qua hoạt động này cho các em biết rằng mình phải tôn trọng luật lệ giao thông và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện.
4.Củng cố- dặn dò:
-Củng cố: Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
-Dặn dò: Xem lại bài và áp dụng bài học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Hát.
-Kiểm tra vở BT Rèn luyện KNS.
-HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại.
-1 HS đọc những thông tin trong sách.
- Từng HS nêu ý kiến cá nhân của mình.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS cùng tìm hiểu trong nhóm về ý nghĩa của các biển báo giao thông.
- HS nêu miệng trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình thảo luận với nhau.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh ảnh và điền dấu phù hợp với tình huống.
- HS nêu miệng cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh và ghi những thông tin tìm được trên tranh.
- HS trình bày miệng trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
-HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_khoi_3_chu_de_1_den_4_na.doc