Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 16 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 16 - Trường tiểu học An Phú A

 KHOA HỌC

TIẾT 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1. Kiến thức - Kĩ năng:

- HS biết một số tính chất của không khí qua quan sát, làm thí nghiệm.

 -Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống

2. Thái độ:

- HS ham tìm hiểu khoa học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình vẽ trong SGK.

- Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 16 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHOA HỌC
TIẾT 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 1. Kiến thức - Kĩ năng:
HS biết một số tính chất của không khí qua quan sát, làm thí nghiệm.
 -Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống
2. Thái độ:
- HS ham tìm hiểu khoa học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ trong SGK.
Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
5’
Khởi động
Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
Phát biểu định nghĩa về khí quyển.
Nêu ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong chỗ rỗng của mọi vật.
GV nhận xét, chấm điểm 
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của không khí 
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí không mùi, không màu, không vị.
Cách tiến hành:
GV đặt các câu hỏi sau để HS làm thí nghiệm:
+ Em có nhìn thấy không khí hay không? Vì sao?
+ Không khí có mùi gì? Vị gì?
+ Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay hôi có phải là mùi của không khí không? Nêu ví dụ?
GV kết luận: không khí trong suốt không có màu, không có mùi, không có vị
Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí 
Mục tiêu: HS phát hiện không khí không có hình dạng nhất định. 
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, đề nghị nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị bong bóng.
- GV yêu cầu mỗi nhóm thi tiếp thổi cùng một số bong bóng và cùng thời điểm. Đội nào thổi xong trước và không làm bể bóng là thắng
- GV yêu cầu HS mô tả hình dạng gì?
+ Trong bong bóng có chứa gì?
+ Không khí có hình dạng nhất định không?
- GV nhận xét chốt ý.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén & giãn ra của không khí 
Mục tiêu: HS 
Biết không khí có thể bị nén lại & giãn ra.
Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống. 
Cách tiến hành:
GV lần lượt giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Đọc mục quan sát trang 65/SGK và mô tả hiện tượng trong hình b,c.
+ Tìm ví dụ về ứng dụng tính chất của không khí?
GV nhận xét chốt ý 
4. Củng cố – Dặn dò:
- Không khí có những tính chất gì?
- Nêu ứng dụng tính chất của không khí trong thực tế ?
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Không khí có những thành phần nào? 
Hát
2HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa.
 - HS trả lời theo nhóm các câu hỏi mà GV đặt ra- Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp.
+ Em không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt không có màu.
+ Không khí không có mùi, không có vị.
+ Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay hôi không phải là mùi của không khí mà là mùi của chất khác lẫn vào không khí.
Ví dụ: nước hoa, rác thải, . . v . .. v
 - HS các nhóm chơi theo sự HD của GV.
 - HS trả lời câu hỏi mà GV đặt ra.
- HS mô tả theo sự quan sát của mình.
+ Trong bong bóng có chứa không khí.
+ Không khí không có hình dạng nhất định. 
HS các nhóm thảo luận câu hỏi-Các nhóm cử một bạn đại diện lên trình bày trước lớp.
+ HS các nhóm đọc mục quan sát trang 65/SGK và thực hành theo hình vẽ, nêu nhận xét: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
+ Người ta ứng dụng tính chất của không khí: để sản xuất bơm xe đạp, bơm tiêm, pít tông, làm đồ chơi có hình dạng khác nhau,. . 
 2HS đọc mục Bạn cần biết trang 65 SGK.
HS nêu _ HS khác nhận xét.
 KHOA HỌC
TIẾT 32: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
 1. Kiến thức - Kĩ năng:
Làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí gồm khí Oâxi duy trì sự cháy và Nitơ không duy trì sự cháy.
Làm thí nghiệm chứng minh không khí còn có thành phần khác.
2. Thái độ:
- HS ham tìm hiểu những sự việc xảy ra xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ trong SGK.
Đồ dùng thí nghiệm theo nhóm như trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
5’
Khởi động
Bài cũ: Không khí có những tính chất gì?
- Nêu một số tính chất của không khí?
- Nêu một số ví dụ để chứng minh điều đó.
GV nhận xét, chấm điểm 
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí 
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm xác định thành phần của không khí gồm khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc mục ‘Thực hành’ trong SGK để biết cách làm thí nghiệm.
- GV đặt các câu hỏi cho HS trả lời và giải thích:
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào cốc?
+ Phần chất khí còn lại có duy trì sự cháy không?
Đó là khí gì?
+ Phần không khí còn lại là gì? Có duy trì sự cháy không? Vì sao?
+ Thí nghiệm cho ta thấy không khí gồm có mấy thành phần?
- GV kết luận và nêu thêm: Thể tích Ni- tơ gấp khoảng 4 lần thể tích Ô-xi trong không khí.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí 
Mục tiêu: HS làm thí nghiệm chứng minh không khí còn có thành phần khác.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm để trả lời các câu hỏi sau:
Trong quá trình trao đổi khí con người, động vật, thực vật lấy khí gì thải ra khí gì?
Nước gặp nhiệt độ cao biến thành gì?
Khi nấu ăn, sự di chuyển của các loại ô-tô, xe máy thải ra những gì?
Các bãi nước thải, bãi rác thường có mùi hôi gọi là gì?
GV nhận xét chốt ý.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Không khí gồm những thành phần chính nào?
- Ngoài ra không khí còn những thành phần nào khác?
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Ôn tập học kì I 
Hát 
2HS lên bảng trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS lặp lại tựa
- HS trả lời theo nhóm các câu hỏi mà GV đặt ra bằng cách làm thí nghiệm. -- Mỗi nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp – HS nhận xét.
+ Khi nến tắt, nước lại dâng vào cốc là do nến cháy đã làm mất đi 1 phần không khí ở trong cốc , nước tràn vào chiếm chỗ.
+ Phần chất khí còn lại không duy trì sự cháy. Đó là khí ô-xi
+ Phần không khí còn lại là khí Ni-tơ, không duy trì sự cháy nên nến tắt. +Không khí gồm có2 thành phần chính là ô-xi và ni- tơ. Ô-xi duy trì sự cháy còn ni-tơ không duy trì sự cháy.
- HS làm thí nghiệm để trả lời câu hỏi mà GV đặt ra.
+ Trong quá trình trao đổi khí con người, động vật, thực vật lấy khí ô-xi, thải ra khí các – bô- níc.
+ Nước gặp nhiệt độ cao biến thành hơi nước lẫn vào không khí. 
+ Khi nấu ăn, sự di chuyển của các loại ô-tô, xe máy thải ra khói, bụi.
+ Các bãi nước thải, bãi rác thường có mùi hôi gọi là chất thải, vi khuẩn.
2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 67 SGK.
HS trả lời – HS khác nhận xét
LỊCH SỬ
TIẾT 16 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
MÔNG - NGUYÊN
I/MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, HS biết:
Kiến thức - Kĩ năng:
 - Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta.
 - Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc. 
 2 . Thái độ:
 - Trân trọng truyền thống yêu nước, giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Hình minh hoạ (SGK)
 - Phiếu học tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
10’
7’
5’
1’
Khởi động:
Bài cũ: Nhà Trần và việc đắp đê
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
Nhà trần đã tổ chứa việc đắp đê như thế nào?
Nêu kết quả của việc đắp đê?
GV nhận xét – ghi điểm.
Bài mới: Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần 
Mục tiêu: Nêu được sự quyết tâm đánh giặc của vua Trần Thủ Độ, các bô lão và các quân sĩ thời Trần.
Cách tiến hành:
Y/c HS đọc bài SGK đọc câu trong phiếu để điền vào chỗ chấm
GV theo dõi , giúp đỡ HS yếu
GV cùng HS nhận xét
Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
Mục tiêu: HS hiểu rõ kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm, giao nhiệm vụ, quy định thời gian thảo luận
Khi giặc mạnh quân dân ta làm gì?
Khi giặc mệt mỏi, đói khát vua tôi nhà Trần đã làm gì?
Cả 3 lần vua tôi nhà Trần rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
Kết quả của vua tôi nhà Trần đã thu được gì?
Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa như thế nào với đất nước ta?
Theo em tại sao nhân dân ta đạt được thắng lợi này?
GV kết luận chung:
Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
Mục tiêu: Yêu cầu HS noi theo tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
Cách tiến hành
Y/c HS thi đua kể những hiểu biết của mình về Trần Quốc Toản.
GV tóm tắt ý chính
Củng cố:
Ý chí quyết tâm vua tôi nhà Trần được thể hiện như thế nào?
Khi quân giặc quá mạnh vua tôi nhà Trần đã đánh giặc bằng cách nào?
Nhận xét tiết học
Dặn dò
Học bài và chuẩn bị bài : Ôn tập HKI
Hát 
2HS lên bảng trả lời
Cả lớp theo dõi - nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS làm việc cá nhân - đọc bài SGK và điền vào phiếu học tập:
Trần Thủ Độ khẳng khái trả lời“đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
Điện Diên Hồng vang lên tiến hô đồng thanh của các bô lão “ Đánh”
Trong bài hịch tướng sĩ có câu “dẫu thân ta phơi ngoài nội cỏ. Nghìn xác ta gói trong da ngựa cũng cam lòng”
Các chiến sĩ tự chích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”
1 HS đọc đọc bài của mình
HS các nhóm bầu nhóm trưởng – thảo luận -
Đại diện nhóm trình bày ý kiến
Quân dân nhà trần chủ động rút lui khỏi Thăng Long
Tấn công quyết liệt buộc chúng rút khỏi bờ cõi nước ta
Có tác dụng rất lớn, làm cho địch chủ quan mất cảnh giác không có lương ăn càng mệt và đói khát
Lần thứ nhất giặc cắm cổ rút chạy. Lần thứ hai tướng giặc  thoát thân. Lần thứ ba quân ta Bạch Đằng
Sau 3 lần thất bại, quân Mông – Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa, độc lập dân tộc được giữ vững
Vì dân ta đoàn kết quyết tâm đánh giặc và có mưu trí
+ 2HS đọc ghi nhớ cuối bài
HS làm việc cá nhân - thi đua kể chuyện về gương yêu nước củaTrần Quốc Toản.
HS nhận xét lời kể của bạn
HS trả lời – HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học
ĐỊA LÍ
TIẾT 16: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết thủ đô Hà Nội: Là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.Là thành phố cổ đang ngày càng phát triển.Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
2.Kĩ năng:
HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Biết các khái niệm thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
3.Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu & bảo vệ thủ đô Hà Nội.
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam.
Bản đồ Hà Nội.
Tranh ảnh về Hà Nội.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm gì?
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Nêu thứ tự các công việc trong quá trình làm đồ gốm của người dân Bát Tràng?
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
 Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Đó là nơi ở & làm việc của các nhà lãnh đạo đất nước, các cơ quan đứng đầu của cả nước. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Thủ đô của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
1. Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ hành chính Việt Nam yêu cầu cả lớp quan sát trả lời câu hỏi
Vị trí của Hà Nội ở đâu?
Hà Nội giáp những tỉnh nào?
2.Thành phố cổ đang ngày càng phát triển
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi (trong thời gian 3’) 
Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta vào năm nào? Khi đó kinh đô có tên là gì? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố)
Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
GV cùng HS nhận xét phần trình bày.
GV kể thêm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội 
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- Nêu dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
N1: Trung tâm chính trị
N2 :Trung tâm kinh tế lớn
N3 :Trung tâm văn hoá, khoa học
N4: Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
GV nhận xét – kết luận
4. Củng cố 
GV treo bản đồ Hà Nội yêu cầu HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí?
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập HKI.
Hát 
3HS lên bảng trả lời
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS đọc SGK & trả lời
HS quan sát bản đồ hành chính & trả lời
+ Hà Nội ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
Đây là thành phố lớn nhất miền Bắc.
+ Hà Nội giáp Hà Tây,Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi- Đại diện nhóm trình bày.
+ Hà Nội được chọn làm kinh đô nước ta vào năm 1010.Khi đó kinh đô có tên là Thăng Long. Từ đó tới nay Hà Nội được 996 năm
HS xem vị trí khu phố cổ, khu phố mới.
+ Khu phố cổ gồm các phố phường làm nghề thủ công, buôn bán tấp nập gấn Hồ Hoàn Kiếm và mang các tên gắn với hoạt động sản xuất, buôn bán trước đây như : Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, . . .
+ Khu phố mới có nhà cửa xây cao tầng, đường phố rộng, có nhiều xe cộ, có nhiều cây xanh.
+ Hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột, viện bảo tàng lịch sử, Tháp Bút, . . .
HS chú ý lắng nghe.
Các nhómHS thảo luận theo gợiýcủa GV-Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
+ Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
+ Hà Nội có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại giao dịch trong và ngoài nước như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện 
+ Hà Nội có Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
+ Hà Nội có trường ĐH Sư phạm, viện Bảo tảng lịch sử Việt Nam, Hồ Hoàn Kiếm, 
 2HS đọc ghi nhớ SGK.
HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí & gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ.
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOÏC.doc