Giáo án Khối 3 Tuần 1 và 2

Giáo án Khối 3 Tuần 1 và 2

Tiết 1 ĐẠO ĐỨC

KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)

 A/ Mục tiêu : - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ và của thiếu nhi đối với Bác Hồ

- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng

B/ Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi.

 C/ Hoạt động dạy học :

 

doc 50 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 Tuần 1 và 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Thứ hai, 15/8/2011	
Tiết 1 ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)
 A/ Mục tiêu : - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ và của thiếu nhi đối với Bác Hồ 
- Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
B/ Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi. 
 	C/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 2.Bài mới:
a) Khởi động :
- Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó 
*/ Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
ª Hoạt động 1 :
- Giáo viên chia chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ : 
- Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận .
- Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu . 
Cả lớp trao đổi 
- Bác sinh ngày tháng nào ? 
- Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ?
ª Hoạt động 2 :
- Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác “
- Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
* Kết luận : - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ , Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi . Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
ª Hoạt động 3 : - Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng :
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng 
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn 5 điều Bác Hồ dạy .
* Giáo viên chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ?
 b) Hướng dẫn thực hành :
* Củng cố nội dung 5 điều bác dạy
- Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy . Sưu tầm các bài hát , bài thơ , chuyện kể về Bác đối với thiếu nhi 
* Rút ra ghi nhớ và ghi lên bảng . sách giáo khoa 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Kiểm tra sách vở.
- Học sinh hát tập thể bài “ Ai yêu nhi đồng “ nhạc và lời Phong Nhã 
- Lớp lắng nghe giáo viên và trả lời câu hỏi .
Học sinh nhắc lại tựa bài .
- Cả lớp chia thành các nhóm theo yêu cầu giáo viên .
- Ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập 
- Ảnh 2: chụp về các cháu thiếu nhi đến thăm phủ chủ tịch . 
- Ảnh 3: Bác Hồ vui múa với thiếu nhi. 
- Ảnh 4: Bác Hồ ôm hôn em bé. 
- Ảnh 5: Bác đang chia quà cho thiếu nhi.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét .
- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890 
Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Bác còn có tên khác như : Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.
- Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi .
- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy .
- Lần lượt từng học sinh đứng lên đọc một điều trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng .
- Lớp tiến hành chia nhóm thảo luận về nội dung của từng điều trong 5 điều Bác Hồ dạy .
- Hết thời gian thảo luận đại diện từng nhóm đứng lên báo cáo .
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá và bổ sung ý kiến 
- Học sinh đọc các câu chuyện , bài thơ hoặc các bài hát có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu nhi .
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**************************
Tiết 2 +3 Tập đọc - Kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
 A/ Mục tiêu : -Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minhvà tài trí của cậu bé,(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
KNS: Tư duy sáng tạo. Ra quyết định .Giải quyết vấn đề
 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
 2.Bài mới: 
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3
 b) Phần giới thiệu bài :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non“ (trang 3) 
- Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“ 
* Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
 c) Luyện dọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.
(Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi 
- Giọng cậu bé: lễ phép bình tĩnh, tự tin, Nhà vua: oai nghiêm)
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng. Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
* Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
* Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 d) Luyện đọc lại: 
- Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
* Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
­) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện.
2 . Hường dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
 h) Củng cố dặn dò: 
- Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em “ 
- Học sinh trình dụng cụ học tập.
- HS lắng nghe
 Vài học sinh nhắc lại tựa bài
 Lớp quan sát tranh qua hai bức tranh.
- Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật (chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp học sinh tập đọc 
(em này đọc ,em khác nghe góp ý)
* Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
* Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
* Học sinh đọc thầm đoạn 2:
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí.
- Học sinh đọc đoạn 3:
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé, vua)
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
- Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn
- Trong chuyện em thích nhân vật cậu bé.
- Vì tuy còn nhỏ nhưng cậu rất thông minh.
- Học bài và xem trước bài mới .
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************
Tiết 4 Toán
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
A/ Mục tiêu 
Biết cách đọc,cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
Làm BT 1, 2, 3, 4.
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ., SGK.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “
 b) Luyện tập:
Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa.
- Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
- Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3: - Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
* Nhận xét đánh giá tiết học 
– Dặn về nhà học và làm bài tập 
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Mở sách giáo  ... vào Đội trước khi học bài TLV).
II/Chuẩn bị:
Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kiểm tra vở của 3, 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội.
b) Hướng dẫn viết đơn:
 Nêu lại những nội dung chính của đơn:
- HS đọc Đơn xin vào Đội trong SGK tr.9.
? Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội?
- HS tiếp nối nhau trả lời.
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. 
+ Tên của đơn: Đơn xin vào Đội
+ Nơi nhận đơn 
+ Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường.
+ Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. 
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. 
+Chữ kí, họ tên của người viết đơn.
? Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
+ Phần trình bày lí do và nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể.
 Tập nói theo nội dung đơn:
- Một số HS thực hành nói trước lớp.
- nhận xét, sửa lỗi.
 Thực hành viết đơn:
- HS viết đơn vào vở.
- Một số HS đọc đơn của mình trước lớp.
- Chấm điểm một số bài, thu các bài còn lại để chấm sau.
4. Củng cố, dặn dò:
? Đơn dùng để làm gì?
+ Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó.
- Dặn dò: HS viết lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************
Tiết 3 Tự nhiên xã hội
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I/Mục tiêu:
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hộ hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
(Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp).
KNS: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
II/Chuẩn bị:
Các hình minh hoạ trang 10, 11 SGK.
Tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp (tranh 2, trang 5 SGK).
Phiếu giao việc.
Một số mũ bác sĩ làm bằng giấy bìa.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định lớp:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Tập thở vào buổi sáng có lợi gì?
+ Tập thở vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể, có lợi cho sức khoẻ
+ Hằng ngày, chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng?
+ Hằng ngày chúng ta cần rửa mũi bằng khăn sạch và súc miệng bằng nước muối (hoặc nước súc miệng)
+ Nên làm và không nên làm những việc gì để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp?
+ HS trả lời
+ Chỉ hình minh hoạ và gọi tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ HS chỉ.
- Nhận xét, đánh giá câu trả lời.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay ta sẽ tìm hiểu bài Phòng bệnh đường hô hấp.
b) Hoạt động 1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp.
- Các bộ phận của cơ quan hô hấp là mũi, khí quản, phế quản, phổi đều có thể mắc bệnh. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh đường hô hấp thường gặp.
+ Quan sát phía trong mũi tên em thấy có những gì?
+ Em nhìn thấy lông mũi trong lỗ mũi.
- Thầy phát cho mỗi dãy bàn HS 1 tờ giấy có ghi: + “Các bệnh đường hô hấp thường gặp”
+ HS nối tiếp nhau ghi tên các bệnh đường hô hấp vào phiếu.
- GV nhanh lên bảng.
- Đại diện của 1 dãy bàn đọc kết quả.
* Kết luận: Các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,
c) Hoạt động 2: Nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp thường gặp.
- GV lần lượt treo các hình minh hoạ 1, trang 10, hình 5 trang 11.
* Tranh 1:
+ Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của hai bạn trong tranh.
+ Hai bạn ăn mặc rất khác nhau. Một bạn mặc áo sơ mi còn một bạn mặc áo ấm.
+ Bạn nào ăn mặc phù hợp với thời tiết? Dựa vào đâu em biết điều đó?
+ Bạn mặc áo ấm là phù hợp với thời tiết lạnh, có gió mạnh được minh hoạ trong tranh.
+ Chuyện gì đã xảy ra với bạn nam mặc áo trắng?
+ Bạn bị ho và rất đau họng khi nuốt nước bọt.
+ Theo em, vì sao bạn lại bị ho và đau họng?
+ Vì bạn bị lạnh/ Vì bạn không mặc áo ấm khi trời lạnh nên bị cảm lạnh, dẫn đến ho và đau họng.
- Bạn nam này bị ho và thấy đau họng khi nuốt nước bọt, chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh đường hô hấp do mặc không đủ ấm khi thời tiết lạnh.
- Bị nhiễm lạnh là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp.
+ Bạn nam này cần làm gì?
+ Bạn cần đi khám bác sĩ, làm theo lời khuyên của bác sĩ và nhớ ăn mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh.
* Tranh 5:
+ Hai bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Hai bạn nhỏ đang ăn kem.
+ Nếu ăn nhiều kem, uống nhiều nước lạnh,thì chuyện gì có thể xảy ra?
+ Có thể bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh đường hô hấp.
+ Theo em, hai bạn nhỏ này cần làm gì?
+ Hai bạn nhỏ cần dừng ngay việc ăn kem và thực hiện lời khuyên của anh thanh niên không nên ăn nhiều đồ lạnh.
- Nếu ăn nhiều đồ lạnh, chúng ta sẽ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh đường hô hấp. Vì vậy, để phòng bệnh đường hô hấp, chúng ta không nên ăn nhiều đồ lạnh.
- 2 HS đọc nội dung bạn cần biết.
d) Hoạt động 3: Trò chơi “Bác sĩ”
- GVgiới thiệu tên trò chơi, sau đó phổ biến cách chơi.
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của thầy.
+ Cả lớp chọn 1 bạn làm bác sĩ theo tinh thần xung phong. “Bác sĩ” đứng lên bục giảng.
+ Các bạn ở dưới đóng vai bệnh nhân và kể cho “bác sĩ” nghe các triệu chứng bệnh (bệnh đường hô hấp).
* Ví dụ: Tôi bị ho và rất đau họng. Vậy tôi bị bệnh gì thưa bác sĩ?
+ “Bác sĩ” nghe “bệnh nhân” kể các biểu hiện của bệnh xong thì đưa ra kết luận và lời khuyên.
* Ví dụ: Bạn đã bị viêm họng, bạn cần uống thuốc theo đơn và nhớ súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng.
+ “Bác sĩ” nào khám đúng bệnh cho 3 bệnh nhân thì được thưởng 1 mũ bác sĩ. Nếu chưa khám đủ cho 3 bệnh nhân mà đã khám sai thì dừng lại để “bác sĩ” khác lên thay.
- Tổng kết, tuyên dương các “bác sĩ” giỏi và bệnh nhân nêu đúng biểu hiện của bệnh giúp “bác sĩ” chẩn đoán đúng bệnh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************
Tiết 4 THỂ DỤC
 OÂN BAØI TAÄP REØN LUYEÄN TÖ THEÁ,KNVÑ CÔ BAÛN
TROØ CHÔI “TÌM NGÖÔØI CHÆ HUY”
I/ Muïc tieâu 
-OÂn taäp moät soá kyõ naêng ñoäi hình ñoäi nguõ ñaõ hoïc ôû lôùp ñaõ hoïc. 
-Reøn thöïc hieän ñoäng taùc nhanh ,traät töï, theo ñuùng ñoäi hình taäp luyeän 
	-thöïc hieän troø chôi “Nhoùm ba nhoùm baûy”chôi vaø tham gia chôi ñuùng luaät
II/Chuaån bò :
Saân tröôøng hoaëc lôùp hoïc ,veä sinh saïch seõ ,an toaøn .
1coøi ,keû saân cho troø chôi 
III/ Noäi dung vaø phöông phaùp leân lôùp :
NOÄI DUNG
T .G
CAÙCH TOÅ CHÖÙC
1/ Phaàn môû ñaàu :
- Taäp hôïp lôùp phoå bieán noäi dung , yeâu caàu giôø hoïc, GV theo doõi giuùp ñôõ lôùp tröôûng.
- Giaäm chaân taïi choã vaø ñeám theo nhòp
- Chaïy nheï nhaøng doïc theo saân tröôøng :40-50m 
*/ Troø chôi :“Laøm theo hieäu leänh” 
2/Phaàn cô baûn : 
*/OÂn taäp hôïp haøng doïc quay phaûi, quay traùi, ñöùng nghieâm, ñöùng nghæ, bieát caùch daøn haøng, doàn haøng, caùch chaøo baùo caùo ,xin pheùp khi ra vaøo lôùp.
- GV neâu teân ñoäng taùc, laøm maãu.
- GV hoâ khaåu leänh cho HS taäp.
- HS taäp GV theo uoán naén söûa sai. 
 * Phaân coâng toå nhoùm taäp luyeän.
-Hoïc sinh thi dua theo caùc toå.
*/ Troø chôi :“Nhoùm ba nhoùm baûy”
 - GV neâu teân vaø goïi HS nhaéc laïi luaät chôi .
 - Cho lôùp chôi thöû vaø chôi chính thöùc.
- GV nhaän xeùt tuyeân döông caùi nhaân vaø taäp theå
*/ OÂn laïi moät soá ñoäng taùc ñoäi hình ñoäi nguõ ñaõ hoïc nhö:
- Taäp hôïp haøng doïc ,doùng haøng, dieåm soá, quay phaûi,traùi ,ñöùng nghieâm (nghæ)daøn haøng, doàn haøng moãi ñoäng taùc 1-2 laàn 
3/ Phaàn keát thuùc :
- Ñi thöôøng theo nhòp vaø haùt.
- GV giuùp HS heä thoáng laïi baøi 
- Nhaän xeùt , ñaùnh giaù , daën doø.
6p
22p
6p
X X X X X X
 X X X X X X
X X X X X X
 X X X X X X
X X X X X X
 X X X X X X
X X X X X X
 X X X X X X
x x x
x x
x x
x x
x x
x x x
P

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 CKTKNKNS.doc