Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 1 đến tuần 15

Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 1 đến tuần 15

I. MỤC TIÊU

 -Biết hát giai điệu và lời 1

 -Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ

 - HS có năng khiếu biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao

 - Bồi dưỡng HS niềm tự hào dân tộc, từ đó gắng học hành để sau này góp công xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo năm điều Bác Hồ dạy.

II. Đồ dùng dạy học:

 1/ Giáo viên:

 - Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.

 - Bảng phụ chép sẵn lời ca 1 của bài quốc ca, đàn organ.

 - Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa lễ chào cờ,

 2/ Học sinh:

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 865Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Âm nhạc - Tuần 1 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 (Từ ngày 5/9 đến 9/9/2012)
Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Học hát bài Quốc ca Việt Nam
Nhạc và lời: Văn Cao
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU
	-Biết hát giai điệu và lời 1
 -Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ 
 - HS có năng khiếu biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao
 - Bồi dưỡng HS niềm tự hào dân tộc, từ đó gắng học hành để sau này góp công xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca 1 của bài quốc ca, đàn organ...
	- Nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh họa lễ chào cờ, 
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
	1. Ổn định lớp : nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 3’
	2. Kiểm tra bài cũ:Không tiến hành vì là tiết đầu tiên của năm học, có thể cho HS hát ôn một vài bài hát đã học ở lớp 2 nhằm tạo không khí vui vẻ cho tiết học.
	3. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: (15-20’)
Dạy hát Quốc ca (lời 1)
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Quốc ca trước đây là bài Tiến quân ca viết vào năm 1944 của nhạc sĩ Văn Cao với nội dung kêu gọi toàn dân vùng lên cứu nước. Quốc ca được hát khi làm lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và đứng nhìn Quốc kỳ.
- Cho HS xem hình ảnh lá cờ Việt Nam và lễ chào cờ.
- Cho HS nghe băng bài Quốc ca (hoặc GV hát mẫu thật chính xác).
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca: Đọc lời ca 1 theo tiết tấu.
- Giải thích những từ khó trong bài để HS có thể hiểu được nội dung lời ca.
- Dạy hát: dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. 
- Chú ý những tiếng ngân hoặc nghĩ đến 3 phách để hướng dẫn HS hát đúng.
- Tập xong lời 1, cho HS hát lại nhiều lần để HS thuộc lời và giai điệu.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: 10-15’
Trả lời câu hỏi.
- Đặt một số câu hỏi để kiểm tra nhận thức HS đối với bài Quốc ca.
1. Bài Quốc ca được hát khi nào?
2. Ai là tác giả bài Quốc ca?
3. Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Nhận xét HS trả lời, sau đó nêu lại yêu cầu khi chào cờ và hát Quốc ca để HS hiểu rõ và ghi nhớ.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe.
- Xem tranh minh họa.
- Nghe hát mẫu.
- Đọc lời ca theo tiết tấu (lời 1).
- Nghe giải thích những từ khó trong bài hát.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý nghe hướng dẫn để hát đúng chỗ ngân, nghĩ trong bài.
- Luyện hát: Đồng thanh, từng dãy (tổ). 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS ghi nhớ
Hoạt động 3: (3-5’)
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc và thể hiện đúng yêu cầu của bài hát, thái độ đúng mực khi học hát đồng thời nhắc những em chưa tích cực trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ởû tiết sau.
- Qua đĩ giáo dục HS niềm tự hào tổ quốc. gắng học hành để sau này gĩp cơng xây dựng và bảo vệ tổ quoocstheo lời Bác dạy.
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài Quốc ca.
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 2 
(Từ ngày 10/9 đến 14/9/2012)
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài:Học Hát Bài: Quốc Ca Việt Nam (lời2)
Tiết 2: 
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.
 2. Nơi có điều kiện:
Biết hát đúng giai điệu.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác và thể hiện tính chất hùng mạnh của bài hát.
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca 1 của bài quốc ca, đàn organ...
	- Nhạc cụ quen dùng, đàn organ.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ: Gv gọi 5 học sinh trình bày bài hát " Quốc ca " ( 3-5')
3/ Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
* Hoạt động 1: 10-15’
Ôn tập lời 1: Quốc Ca Việt Nam
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại lời 1 của bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: 10-15'’
Học lời 2 của bài: Quốc ca Việt Nam.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát 
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại cả hai lời của bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời:
+ Bài Quốc Ca Việt Nam.
+Nhạc sĩ: Văn Cao
- HS nhận xét
- HS chú ý.
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý
- HS chú ý.
* Củng cố dặn dò:3-5’
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 3 
(Từ ngày 17/9 đến 21/9/2012)
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Học Hát : Bài Ca Đi Học
Tiết 3: 
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca (lời 1).
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Nơi có điều kiện:
	Biết gõ đệm theo phách.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác bài hát,đàn organ..
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca của bài hát.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 5 em lên bảng hát lại bài hát " Quốc ca " ( 3-5')
3/ Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
* Hoạt động 1: (15-20’)
Dạy hát bài: Bài Ca Đi Học
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát 
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: 8-10’
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát.
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết?
- Giáo Viên mời học sinh nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
 - Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát
- HS lắng nghe.
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
+ Bài :Bài Ca Đi Học 
+ Nhạc sĩ: Phan Trần Bảng
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
* Củng cố dặn dò:3-5’
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Giáo viên rút kinh nghiệm:
 TUẦN 4 
(Từ ngày 24/9 đến 28/9/2012)
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Ôn Tập Bài Hát: Bài Ca Đi Học
Tiết 4: 
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Nơi có điều kiện:
	- Biết hát đúng giai điệu.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác bài hát,đàn organ..
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca của bài hát.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát " Bài ca đi học " ( 3-5')
3/ Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
* Hoạt động 1: (10-15’)
Ôn tập bài hát: Bài Ca Đi Học
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: (10-15’)
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài 
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài 
- Giáo viên nhận xét:
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.\
- HS trả lời:
+ Bài :Bài Ca Đi Học
 + Nhạc sĩ: Phan 
Trần Bảng
- HS nhận xét
- HS chú ý
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS chú ý
* Củng cố dặn dò:3-5’
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 5 
(Từ ngày 1/10đến 5/10/2012)
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Học Hát Bài : Đếm Sao
Tiết 5: 
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Nơi có điều kiện:
	Biết gõ đệm theo phách.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác bài hát,đàn organ..
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca của bài hát.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát " Bài ca đi học " ( 3-5')
3/ Bài mới:
HĐ của  ... 
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 12
 (Từ ngày 19/11 đến 23/11/2012)
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Học Hát Bài : Con Chim Non
Tiết 12: 
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Nơi có điều kiện:
	- Biết đây là bài dân ca của nước Pháp.
- Biết gõ đệm theo theo nhịp.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác bài hát,đàn organ..
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca của bài hát.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ: Gv goi 2 HS lên bảng hát lại bài" Lớp Chúng Ta Đoàn Kết." (3-5')
3/ Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
* Hoạt động 1: 15-20'
Dạy hát bài: Con Chim Non
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát 
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2:8-10'
 Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát.
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Dân ca của nước nào?
- Giáo Viên mời học sinh nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài 
- HS lắng nghe.
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
+ Bài :Con Chim Non
+ Dân ca Pháp
- HS nhận xét.
- HS thực hiện.
* Củng cố dặn dò:3-5'
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 13 
(Từ ngày 26/11 đến 30/11/2012)
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Ôn Tập Bài Hát: Con Chim Non
Tiết 13:
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 2. Nơi có điều kiện:
	Biết hát đúng theo giai điệu và vận động theo nhịp 3/4
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác bài hát,đàn organ..
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca của bài hát.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ: Gv gọi 2 em hát lại bài hát " Con Chim Non" (3-5')
3/ Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
* Hoạt động 1: (10-15')
Ôn tập bài hát: Con Chim Non
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Dân ca của nước nào?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: (10-15)'
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài .
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài 
- Giáo viên nhận xét:
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời:
+ Bài :Com Chim Non
+ Dân ca Pháp
- HS nhận xét
- HS chú ý
- HS thực hiện
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
-HS ghi nhớ.
* Củng cố dặn dò:3-5'
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 14
(Từ ngày 3/12 đến 7/12/2012)
Thứ hai ngày 3 tháng 12năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: Học hát: Bài Ngày mùa vui
 Dân ca Thái
	 Lời mới: Hoàng Lân	 TIẾT 14	
I. MỤC TIÊU
	- Biết hát theo giai điệu và lời 1
 -Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát 
 -HS có năng khiếu biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.Biết gõ đệm theo phách ,theo nhịp và theo tiết tấu lời ca
 - Giáo duc HS lòng yêu lao động, và kính trọng người lao động theo năm điều Bác Hồ dạy.
II. Đồ dùng dạy học:
 1/ Giáo viên:
	- Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng.
	- Bản đồ Việt Nam để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta.
	- Tranh ảnh minh họa phong cảnh miền Tây Bắc hoặc cảnh sinh hoạt của đồng bào Thái.
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
	- Nhạc cụ quen dùng Đàn organ..
 2/ Học sinh:
Thanh phách, thanh la, song loan..
Sách giáo khoa âm nhạc lớp 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
	1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
	2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc tên bài hát, tác giả bài hát đã học ở tiết trước; cả lớp ôn hát đồng thanh bài hát Con chim non theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp ¾ .(3-5')
	3. Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Hoạt động 1: 15-20'
Dạy bài hát Ngày mùa vui
- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát: Bài Ngày mùa vui là bài dân ca của đồng bào Thái sống ở vùng Tây Bắc nước ta. Với nét nhạc giản dị, vui tươi, trong sáng, nhạc sĩ Hoàng Lân đã đặt lời mới ca ngợi niềm hân hoan, nô ức của người dân khi được mùa. Mọi người, mọi nhà đều được no ấm.
- Chỉ vị trí miền Tây Bắc trên bảng đồ Việt Nam và tranh ảnh sinh hoạt, trang phục của đồng bào Thái cho HS xem.
- Cho HS nghe băng hát mẫu (hoặc GV hát).
- Hướng dẫn HS đọc lời ca đồng thanh theo tiết tấu (đọc lời 1).
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài – Chú ý những tiếng có luyến trong bài hát: bõ công, ấm no, có.
- Tập xong, cho HS ôn hát lại nhiều lần để thuộc lời, đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. 
- GV Nhận xét.
Hoạt động 2: 8-10'
Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách nhịp, tiết tấu lời ca.
- Luyện tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
Nhận xét.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe
- Xem bảng đồ vị trí miền Tây Bắc và tranh ảnh minh họa về đồng bào Thái ở vùng Tây Bắc.
- Nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát.
- Đọc lời ca 1 theo tiét tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. Chú ý để hát đúng những tiếng có luyến trong bài mà GV đã lưu ý.
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS ghi nhớ.
Củng cố – Dặn dò: 3-5' 
- HS nhắc lại tên bài hát vừa học, xuất xứ, tác giả viết lời mới? Cả lớp hát đồng thanh bài hát theo hướng dẫn của GV 
- Giáo dục HS tình yêu Quê hương đất nước theo tấm gương của Bác Hồ.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về học thuộc lời 1 bài hát Ngày mùa vui.
Giáo viên rút kinh nghiệm:
TUẦN 15
(Từ ngày 10/12 đến 14/12/2012)
Thứ hai ngày 10 tháng 12năm 2012
Môn: Âm nhạc
Bài: - Học Hát Bài: Ngày Mùa Vui (lời2)
 - Giới Thiệu Một Vài Nhạc Cụ Dân Tộc
 Tiết 15: 
I/ Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
 2. Nơi có điều kiện:
	Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
	1/ Giáo viên:
 - Hát chuẩn xác bài hát,đàn organ..
	- Bảng phụ chép sẵn lời ca của bài hát.
 2/ Học sinh:
Thanh la, thanh phách, song loan..
SGK âm nhạc 3
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/ Kiểm tra bài cũ gọi 2 đến 3 em hát lại bài hát " Ngày Mùa Vui". ( 3-5’)
3/ Bài mới:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
* Hoạt động 1: 10’
Ôn tập lời 1: Ngày Mùa Vui
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại lời 1 của bài hát dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? 
Dân ca dân tộc nào?Lời của bài hát do ai viết?
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt động 2: 10’
Học lời 2 của bài: Ngày Mùa Vui.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát 
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại cả hai lời của bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
* Hoạt Động 3: 10'Giới Thiệu Một Vài Nhạc Cụ Dân Tộc.
 - Giáo viên giới thiệu tranh ảnh của bốn loại nhạc cụ như : “Đàn Bầu, Đàn Nguyệt, Đàn Tranh”
- Giáo viên miêu tả về đặc điểm và cách diễn tấu của các nhạc cụ nói trên.
- Giáo viên cho học sinh nghe âm thanh thanh của từng nhạc cụ và dướng dẫn cho học sinh cách nhận biết từng nhạc cụ.
- Giáo viên cho học sinh chỉ và đọc tên lại các nhạc cụ vừa được học.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS trả lời:
+ Bài Ngày Mùa Vui
+ Dân ca Thái
+Nhạc sĩ: Hoàng Lân
- HS nhận xét
- HS thực hiện
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS Chú ý.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS chú ý.
- HS chú ý.
- HS ghi nhớ.
* Củng cố dặn dò: 2-3'
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Giáo viên rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docnhac 3.doc