Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Tuần 26 - Tiết 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)

Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Tuần 26 - Tiết 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)

- Kiến thức: Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

- Kĩ năng: Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.

+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự trọng; kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.

- Thái độ: HS có ý thức và thái độ không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 836Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Tuần 26 - Tiết 26: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 26
TIẾT : 26
Ngày dạy : 	
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA
NGƯỜI KHÁC (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Biết không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Kĩ năng: Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự trọng; kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
- Thái độ: HS có ý thức và thái độ không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng từ, phiếu bài tập.
- Học sinh: Vở BT ĐĐ 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Em hãy nêu cách ứng xử khi cần thiết khi gặp đám tang?
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.GTB: “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác” (Tiết 1)
b.Hoạt động 1: Xử lí tình huống qua đóng vai
*Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Cách tiến hành
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua vai trò đóng vai.
-GV yêu cầu 1-2 nhóm thể hiện cách xử lí, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian để biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình.
-Yêu cầu HS cho ý kiến.
+Cách giải quyết nào hay nhất?
+Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì nếu hai bạn bóc thư?
+Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm thế nào?
-Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
*Cách tiến hành
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau:
+Điền những từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống.
+Xếp những cụm từ chỉ hành vi, việc làm vào 2 cột “Nên làm” hoặc “Không nên làm” liên quan đến thư từ, tài sản của người khác.
-GV kết luận.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
*Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Cách tiến hành
-GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau theo câu hỏi:
+Em đã tôn trọng thư từ, tài sản gì, của ai? Việc đó xảy ra như thế nào?
-GV mời một số HS trình bày trước lớp.
-GV tổng kết, khen ngợi những em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và đề nghị lớp noi theo.
-Lắng nghe giới thiệu.
-Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
-Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi về từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
-Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
-Trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-Các nhóm HS làm việc.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
-Các HS khác theo dõi bổ sung.
-Lắng nghe.
-Từng cặp HS trao đổi với nhau.
-HS trình bày trước lớp.
-Lắng nghe.
-Trẻ em có quyền tôn trọng bí mật riêng tư.
4. Củng cố: Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân? Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác. Chuẩn bị cho tiết sau (tiết 2).
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docdao duc 3 tuan 26.doc