Giáo án lớp 3 - Môn Luyện từ và câu - Tuần 20: Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy

Giáo án lớp 3 - Môn Luyện từ và câu - Tuần 20: Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy

Giúp HS:

1. Mở rộng vốn từ về Tổ quốc

2. Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu)

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT3

- Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 677Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Môn Luyện từ và câu - Tuần 20: Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Luyện từ và câu
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy
Tuần : 20
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Mở rộng vốn từ về Tổ quốc
Luyện tập về dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT3
Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng nhân hoá
+ Bác cần trục đang vươn cánh tay khổng lồ của mình để bốc dỡ hàng hóa.
+ Những chú chim non chuyện trò ríu rít trên ngọn cây, ...
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
MRVT : Tổ quốc
Dấu phẩy
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, dựng xây, nước nhà, giữ gìn, non sông, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn
Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc
đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn; 
Những từ cùng nghĩa với bảo vệ
giữ gìn, gìn giữ
Những từ cùng nghĩa với xây dựng
kiến thiết, dựng xây, 
ã Đặt câu :
- Chúng ta phải cố gắng học tập sau này xây dựng đất nước phồn thịnh và giàu đẹp.
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
* PP luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và các từ ngữ.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đặt câu với các từ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chấm điểm.
Bài 2 : Dưới đây là tên một số vị anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Em hãy nói về một vị anh hùng mà em biết rõ.
 Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Lí Bí (Lí Nam Đế), Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương), Phùng Hưng, Ngô Quyền, Lê Hoàn (Lê Đại Hành), Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo), Lê Lợi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Hồ Chí Minh.
- 1 HS đọc yêu cầu và tên các vị anh hùng.
- Thảo luận nhóm, tìm hiểu, trao đổi thông tin về các vị anh hùng.
- HS trình bày. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi vở về một người anh hùng.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
Bài 3 : Em đặt thêm dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu in nghiêng ?
Lê Lai cứu chúa
 Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng căm giận. Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Ông Lê Lai liền đóng giả làm Lê Lợi, đem một toán quân phá vòng vây. Giặc bắt được ông, nhờ vậy mà Lê lợi và số quân còn lại được cứu thoát.
* Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông là Lê Lô, Lê Lộ, Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
 - Nhận xét về cụm từ đứng trước dấu phẩy các con vừa điền ? (... cụm từ đó đều chỉ thời gian...) => Dấu phẩy còn được dùng để ngăn cách bộ phận chỉ thời gian với phần còn lại của câu.
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- HS làm bài vào SGK.
- 1 HS chữa miệng, GV ghi bảng.
- HS khác bổ sung , đọc lại 3 câu văn điềm dấu.
- GV nhận xét, chấm điểm, hỏi thêm.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : Tìm hiểu thêm về các vị anh hùng; sử dụng dấu phẩy
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC3t20.doc