Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Từ Tuần 19 đến tuần 35

Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Từ Tuần 19 đến tuần 35

/ MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.

- Học sinh biết cách trang trí hình vuông.

- Trang trí được hình vuông

Yêu cầu phát triển: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều.

II/ CHUẨN BỊ

Giáo viên:

- Đồ vật trang trí có dạng hình vuông.

- Bài trang trí hình vuông của học sinh.

- Hình gợi ý cách trang trí.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 892Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật - Từ Tuần 19 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 BÀI 19. VẼ TRANG TRÍ
 TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU
Học sinh hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
Học sinh biết cách trang trí hình vuông.
Trang trí được hình vuông
Yêu cầu phát triển: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Đồ vật trang trí có dạng hình vuông.
Bài trang trí hình vuông của học sinh.
Hình gợi ý cách trang trí.
Học sinh:
- Sưu tầm một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
- Dụng cụ học vẽ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
GV cho HS xem một số bài trang trí hình vuông để học sinh thấy :
+ Các họa tiết trong trang trí hình vuông.
+ Cách sắp xếp họa tiết chính, phụ trong trang trí hình vuông.
+ Màu sắc của họa tiết trong trang trí.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông (5’)
GV vẽ lên bảng và hướng dẫn HS nhận ra cách trang trí hình vuông.
Gợi ý để hs nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Trang trí được hình vuông
+ Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều.
Gv hướng dẫn học sinh Thực hành
HS làm bài và hoàn thành bài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5’)
Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp, gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại.
HS chọn ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
GV tóm tắt và nhận xét chung tiết học.
Dặn dò 
Sưu tầm tranh về đề tài: ngày tết và lễ hội.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜
TUẦN 20	
 Bài 20.VẼ TRANH
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI
I/ MỤC TIÊU
HS hiểu nội dung đề tài ngày tết hoặc lễ hội
Biết cách vẽ tranh về đề tài ngày tết hay lễ hội.
Vẽ được tranh về đề tài ngày tết hay lễ hội.
Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết hoặc lễ hội.
Tranh của học sinh.Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh:
- Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung, đề tài. (5’)
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh để học sinh nhận biết:
+ Không khí của ngày tết, lễ hội?
+ Những hoạt động của ngày tết, lễ hội?
+ Trang trí ngày tết, lễ hội.
Yêu cầu học sinh kể về ngày tết lễ hội quê mình.
Giáo viên tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. (5’)
GV cho HS quan sát hình minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ.
HS quan sát và nhận ra cách vẽ 
	Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được tranh về đề tài ngày tết hay lễ hội.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp.
GV quan sát và gợi ý học sinh làm bài, gợi ý cụ thể đối với một số HS còn lúng túng
- HS làm bài và hoàn thành bài.
	Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5’)
Giáo viên chọn mốt số bài vẽ hoàn thành và gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Nội dung
+ Hình vẽ
+ Màu sắc.
- HS nhận xét các bài vẽ theo cảm nhận riêng của mình.
- GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học.
Dặn dò 
Chuẩn bị bài học sau.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜
TUẦN 21	
 Bài 21 Thường thức mỹ thuật
 TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I/ MỤC TIÊU
Bước đầu tiếp xúc, làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
Biết cách quan sát, nhận xét hình khối, đặc điểm của các pho tượng
Yêu cầu phát triển: Chỉ ra các hình ảnh về tượng mà em yêu thích.
II/ CHUẨN BỊ
	Giáo viên: 
	- Tranh ảnh về các pho tượng
	- Tranh về các pho tượng trong bộ ĐDDH MT 3
	Học sinh: Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng.(30’)
	- GV giới thiệu một số ảnh hoặc tượng đã chuẩn bị, gợi ý học sinh quan sát nhận xét.
Yêu cầu học sinh kể một vài pho tượng quen thuộc mà em biết? Em có nhận xét gì về các bức tượng đó?
- Trên cơ sở trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn các em quan sát ảnh, hoặc các pho tượng thật và tóm tắt.
Yêu cầu học sinh quan sát hình ở vở tập vẽ 3 và đặt những câu hỏi gợi ý sau:
+ Hãy kể tên các pho tượng?
+ Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ?
+ Hãy kể tên chất liệu của mỗi pho tượng?
Giáo viên bổ sung ý kiến trả lời của học sinh.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.( 5’)
Giáo viên nhận xét tiết học và khen ngợi.
Dặn dò:
Quan sát các pho tượng thường gặp.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—–—
TUẦN 22	
Bài 22. Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I/ MỤC TIÊU
Học sinh làm quen với kiểu chữ nét đều.
Biết cách vẽ màu vào dòng chữ.
Tô được màu vào dòng chữ nét đều.
Yêu cầu phát triển: Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ,tô màu đều, kín nền, rõ chữ
II/ CHUẨN BỊ
	Giáo viên:
	- Mẫu chữ nét đều.
	- Bài vẽ của HS lớp trước.
	Học sinh:
	- Dụng cụ học vẽ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(5’)
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ nét đều và nêu câu hỏi gợi ý HS nhận ra đặc điểm của kiểu chữ nét đều.
Dựa vào trả lời của học sinh, giáo viên tóm tắt và bổ sung
Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào dòng chữ nét đều .(5’)
Giáo viên nêu yều cầu của bài tập để học sinh nhận biết:
+ Tên dòng chữ.
+ Các con chữ, kiểu chữ.
Gợi ý HS tìm màu và cách vẽ màu. Chọn màu chữ và màu nền để vẽ cho phù hợp
Hoạt động 3: Thực hành .(20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Tô được màu vào dòng chữ nét đều.
+ Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ,tô màu đều, kín nền, rõ chữ 
Khi học sinh làm bài giáo viên đến và gợi ý với học sinh:
Có thể giáo viên kẻ chữ lên bảng hoặc phóng ta giấy, cho một nhóm học sinh dùng phấn màu và màu để vẽ theo nhóm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.(5’)
Giáo viên chọn một số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý học sinh nhận xét:
HS nhận xét và chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
Nhận xét chung tiết học.
Dặn dò:
- Sưu tầm những dòng chữ nét đều có màu, cắt và dán vào giấy.
- Quan sát cái bình đựng nước.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜—
TUẦN 23	
Bài 23. Vẽ theo mẫu
	 VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I/ MỤC TIÊU
Biết quan sát, nhận xét hính dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước.
Biết cách vẽ cái bình đựng nước.
Vẽ được cái bình đựng nước.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Mẫu vẽ
- Hình minh họa cách vẽ
- Bài vẽ của HS lớp trước.
Học Sinh:
- Vở tập vẽ
- Bút chì, màu vẽ,
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. (5’)
Giáo viên giới thiệu mẫu hoặc tranh ảnh cái bình đựng nước để học sinh nhận biết:
+ Bình đựng nước là đồ dùng cần thiết của mọi gia đình.
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách rang trí.
+ Nêu được đặc điểm, hình dáng, màu sắc của cái bình đựng nước
GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ cái bình đựng nước. (5’)
Gv giới thiệu hình minh họa (hoặc vẽ phác lên bảng) và gợi ý HS nhận ra các bước vẽ.
HS quan sát và nhận ra cách vẽ 
Chú ý HS về cách sắp xếp bố cục trong bài vẽ phải cân đối.
Hoạt động 3: Thực hành ( 20’)
Yêu cầu cơ bản:
+Vẽ được cái bình đựng nước
+ Sắp xếp hình vẽ cân đới, hình vẽ gần giống mẫu.
Học sinh làm bài theo hướng dẫn.
Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét:
+ Bố cục
+ Hình vẽ cái bình 
+ Hình trang trí và màu sắc
HS nhận xét và chọn ra các bài vẽ đẹp theo ý thích.
GV tóm tắt và nhận xét chung tiết học.Khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò:
- Sưu tầm tranh vẽ các loại.
- Quan sát cảnh thiên nhiên và các con vật.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜˜—˜
TUẦN 24	
 Bài 24.Vẽ tranh 
 ĐỀ TÀI TỰ DO
I/ MỤC TIÊU
Hiểu thêm về đề tài tự do.
Biết cách vẽ tranh về đề tài tự do.
Vẽ được một bức tranh theo ý thích.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Tranh ảnh về nhiều đề tài khác nhau.
-Hình minh hoạ cách vẽ tranh
Học sinh:
- Vở tập vẽ
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.(4’)
GV cho HS xem tranh ảnh một số đề tài khác nhau và gợi ý HS quan sát,nhận xét:
+ Các thể loại tranh và nội dung tranh.
+ màu sắc và bố cục ttrong tranh.
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn đề tài mình thích.
GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’)
Dựa vào tranh mẫu giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cách vẽ:
HS quan sát và nhận ra cách vẽ. 
Hoạt động 3: Thực hành (21’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được một bức tranh theo ý thích.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, tô màu đều phù hợp.
Khi học sinh vẽ giáo viên đến từng bàn để gợi ý và giúp HS làm bài.
Khi học sinh vẽ xong hình, giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ màu.
HS làm bài và hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
GV chọn một số tranh đã hoàn thành hoặc gần xong và gợi ý học sinh nhận xét 
+Bố cục
+Hình vẽ
+Màu sắc
Học sinh lựa chọn và xếp loại bài theo ý thích.
Giáo viên nhận xét đánh giá chung tiết học, động viên học sinh.
Dặn dò :
 Chuẩn bị bài học sau
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—–—˜
TUẦN 25	
Bài 25.Vẽ trang trí
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU
Biết thêm về họa tiết trang rí.
Biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Yêu cầu phát triển:Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
GV : - Một số bài trang trí hình chữ nhật
 - Hình gợi ý cách trang trí
HS: Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(4’)
GV yêu cầu HS quan sát hình chữ nhật có trang trí (vở tập vẽ 3) để các em nhận xét:
Về cách sắp xếp họa tiết, màu sắc.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bài tập thực hành ở vở tập vẽ 3 để các em thấy:
+ Họa tiết vẽ chưa xong.
+ Cần nhìn mẫu để vẽ các họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật(5’)
GV yêu cầu HS xem hình vẽ tiếp ở vở tập vẽ 3, đặt câu hỏi gợi ý để các em nhận xét:
+ Họa tiết chính ở hình chữ nhật là hình gì? 
+ Bông hoa có bao nhiêu cánh? Hình của bông hoa thế nào? 
+ Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì? 
Khi học sinh trả lời giáo viên có thể vẽ lên bảng để HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (21’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
+ Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Học sinh làm bài.
Giáo viên gợi ý nhắc nhở học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh gia (5’)
Gv yêu cầu hs chọn ra một số bài mình thích và nhận xét theo ý thích .
GV tóm tắt và bổ sung .
Dặn dò
Chuẩn bị bài học sau.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜— ... gì? (lọ, hoa).
+ Tên hoa đó là gì? 
+ Vị trí của lọ và hoa trong hình vẽ?
- Gợi ý học sinh nêu ý định vẽ màu của mình ở lọ, hoa, nền.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu(5’)
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý để học sinh biết cách vẽ màu.
- Lưu ý HS về cách chọn màu vẽ sao cho phù hợp, hình ảnh rõ.
Hoạt động 3: Thực hành(21’)
- Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được màu vào hình có sẵn.
+ Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp, rõ hình ảnh.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
- GV quan sát và gợi ý HS chọn màu để vẽ.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(5’)
- Học sinh nhận xét về:
+ Cách vẽ màu (đậm, nhạt).
+ Màu bài vẽ (tươi sáng) và tìm bài vẽ đẹp theo ý thích.
- GV tóm tắt, đánh giá, xếp loại.
Dặn dò :
- Quan sát lọ hoa.
- Sưu tầm tranh ảnh có lọ hoa.
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜
TUẦN 29	
Bài 29.VẼ TRANH
TĨNH VẬT (LỌ VÀ HOA)
MỤC TIÊU
Học sinh biết thêm về tranh tĩnh vật.
Biết cách vẽ tranh tĩnh vật.
Vẽ được tranh tĩnh vật đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Sưu tầm tranh tĩnh vật và một số tranh khác loại của các họa sĩ và học sinh.
Mẫu vẽ lọ và hoa có hình đơn giản và màu đẹp.
Hình gợi ý cách vẽ hình, vẽ màu.
HỌC SINH
Sưu tầm tranh tĩnh vật.
Dụng cụ học vẽ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(4’)
Giáo viên giới thiệu một số tranh tĩnh vật và tranh khác loại để học sinh phân biệt được:
+ Tranh tĩnh vật với tranh khác loại.
+ Vì sao gọi là tranh tĩnh vật 
Giáo viên giới thiệu một số tranh để học sinh nhận biết vể đặc điểm của tranh tĩnh vật.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
Gv giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và tranh để hs nhận ra:
+ Cách vẽ hình:
+ Cách vẽ màu.
Học sinh xem một vài tranh tỉnh vật.
Hoạt động 3: Thực hành(21’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được tranh tĩnh vật đơn giản và vẽ màu theo ý thích.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên quan sát và gợi ý học sinh làm bài
HS làm bài và hoàn thành bài
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
Giáo viên cùng học sinh nhận xét và chọn ra bài vẽ đẹp.
Giáo viên tóm tắt và xếp loại bài vẽ.
Dặn dò :
- Quan sát ấm pha trà.
- Sưu tầm tranh ảnh các loại ấm pha trà.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜—
TUẦN 30	
Bài 30.VẼ THEO MẪU
CÁI ẤM PHA TRÀ
I/ MỤC TIÊU
Học sinh biết quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái ấm pha trà.
Biết cách vẽ cái ấm pha trà.
Vẽ được cái ấm pha trà theo mẫu.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Chuẩn bị vài cái ấm pha trà.Tranh ảnh về cái ấm pha trà.
Hình gợi ý cách vẽ.
Bài vẽ của học sinh lớp trước.
HỌC SINH
Sưu tầm tranh ảnh các loại ấm pha trà.
Dụng cụ học vẽ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (4’)
Gv giới thiệu một số mẫu thật hoặc ảnh để hs nhận ra hình dáng, đặc điểm, màu sắc và các bộ phận của cái ấm pha trà.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận ra sự khác nhau của các loại ấm pha trà về hình dáng, màu sắc.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ ấm pha trà (5’)
Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách vẽ.
Gợi ý học sinh cách trang trí.
HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (21’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được cái ấm pha trà theo mẫu.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
Học sinh thực hành.
Trong khi HS thực hành GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
Học sinh nhận xét một số bài về
+ Bố cục
+ Hình vẽ. 
+ Trang trí .
HS nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo ý thích.
Giáo viên kết luận, khen ngợi.
GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò học sinh:
- Quan sát và sưu tầm tranh về các con vật.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜˜—˜
TUẦN 31	
Bài 31.VẼ TRANH
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT
I/ MỤC TIÊU
HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một vài con vật quen thuộc.
Biết cách vẽ các con vật. 
Vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích.
Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp
II/ CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Tranh ảnh một số con vật.
Vài tranh dân gian Đông Hồ: Gà mái, Lơn ăn cây ráy
Bài vẽ các con vật của học sinh năm trước.
 HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (4’)
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh, học sinh quan sát, nhận xét về các con vật.
+ Tranh vẽ con gì?
+ Con vật đó có dáng thế nào?
+ Màu sắc của các con vật như thế nào?
+ Ngoài các con vật còn có những hình ảnh phụ nào?
Yêu cầu học sinh chọn con vật định vẽ.
GV tóm tắt và bổ sung. Giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật quen thuộc.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.(5’)
GV minh hoạ cách vẽ và hướng dẫn HS nhận ra cách vẽ.
HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (21’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được tranh các con vật và vẽ màu theo ý thích.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp
Học sinh làm bài.
Giáo viên quan sát và giúp đỡ HS làm bài
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
Học sinh nhận xét bài vẽ và chọn ra các bài vẽ đẹp .
GV tóm tắt và xếp loại một số bài vẽ.
GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò học sinh:
Quan sát hình dáng người thân, bạn bè.
Chuẩn bị đất nặn.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜˜—˜
TUẦN 32	
Bài 32.TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN HÌNH DÁNG NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU
Học sinh nhận biết hình dáng của người đang hoạt động.
Biết cách nặn hoặc xé dán hình dáng người.
Nặn hoặc xé dán được hình dáng người đang hoạt động.
Yêu cầu phát triển: Hình nặn, xé dán cân đối, tạo được dáng hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Tranh ảnh về các hình dáng người.
Bài tập nặn của học sinh.
Đất nặn.
 HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(4’)
GV cho HS xem tranh ảnh về các hình dáng người và gợi ý HS nhận xét :
 + Các nhân vật đang làm gì?
+ Động tác của từng người như thế nào 
Học sinh làm mẫu một vài dáng.
Gv tóm tắt và giới thiệu một số hình dáng người.
Hoạt động 2: Cách nặn dáng người.(5’)
Học sinh tự chọn dáng người để nặn.
GV giới thiệu cách nặn hoặc xé dán.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Nặc hoặc xé dán được hình dáng người đang hoạt động.
+ Hình nặn hoặc xé dán cân đối, tạo được dáng hoạt động.
Học sinh tự thực hành.
GV quan sát và gợi ý HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (6’)
Học sinh nhận xét về:
+ Hình dáng người đang làm gì?
+ Học sinh tự xếp loại.
Giáo viên kết luận, nhận xét.
GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò học sinh:
Sưu tầm tranh của thiếu nhi.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜˜—˜
TUẦN 33	
Bài 33. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NHI THẾ GIỚI
I/ MỤC TIÊU
Học sinh hiểu nội dung của các bức tranh.
Có cảm nhận vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
Yêu cầu phát triển: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh em yêu thích.
II/ CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới có cùng đế tài.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Xem tranh.(30’)
- GV cho HS xem một tranh của thiếu nhi Việt Nam và thế giới để HS thấy được vẻ đẹp của mỗi bức tranh qua nội dung, hình ảnh và màu sắc.
- GV cho HS xem tranh trong vở tập vẽ hoặc tranh phiên bản và gợi ý HS nhận xét và tìm hiểu về tranh:
Tranh Mẹ tôi, của Xvét-ta Ba-la-nô-va.
Giáo viên cho học sinh xem tranh, đặt câu hỏi để các em quan sát, suy nghĩ, trả lời.
Gợi ý để học sinh tả lại màu sắc của tranh.
Tranh được vẽ như thết nào? 
Trong tranh có những hình ảnh nào?
b)Tranh Cùng giã gạo, của Xa-rau-giu Thê Pxông Krao.
Giáo viên giành thời gian cho hs quan sát tranh và nêu câu hỏi gợi ý, để các em quan sát, suy nghĩ, trả lời như ở các bức tranh trên.
Hoạt động 2: Nhận xét – đánh giá(3’)
Gv nhận xét chung giờ học, khen ngợi những hs tích cực phát biểu và tìm ra những ý hay trong tranh.
GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò học sinh:
Chuẩn bị bài học sau
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜˜—˜
TUẦN 34	 Bài 34 VẼ TRANH
 ĐỀ TÀI MÙA HÈ
I/ MỤC TIÊU
Học sinh hiểu được nội dung đế tài mùa hè.
Biết cách vẽ tranh về đề tái mùa hè.
Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu và vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Tranh ảnh về đề tài mùa hè.Tranh của học sinh.
Hình gợi ý cách vẽ tranh.
HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.(4’)
Giáo viên giới thiệu tranh và gợi ý học tìm hiểu về nội dung mùa hè.
Gợi ý học sinh tìm hiểu về những hoạt động trong mùa hè:
+ Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè? 
+ Mùa hè em đã đi nghỉ mát ở đâu? Cảnh ở đó thế nào? 
- Giáo viên tóm tắt và bổ sung
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.(5’)
Giáo viên gợi ý học sinh nhớ lại cách vẽ đã học ở các bài trước.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 3: Thực hành:(21’)
Yêu cầu cần đạt: 
+ Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện những ý tưởng của mình.
GV quan sát và hướng dẫn HS thực hành
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh gia (5’)
Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ và gợi ý học sinh nhận xét đánh giá về:
+ Nội dung tranh.
+ Các hình ảnh được sắp xếp trong tranh.
+ Màu sắc trong tranh.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò học sinh:
- Vẽ tranh đề tài tự do chuẩn bị cho trưng bày kết quả năm học.
- Tìm chọn những bài vẽ đẹp hoặc những bài vẽ trên giấy để trưng bày.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜˜—˜
TUẦN 35	
 TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I/ MỤC TIÊU
Giáo viên và học sinh thấy được kết quả học tập, giảng dạy trong năm.
Học sinh yêu thích môn mĩ thuật và nâng dần trình độ nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ.
Nhà trường thấy được kết quả và tác dụng thiết thực của công tác quản lý – dạy học mĩ thuật.
II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chọn các loại bài vẻ đẹp.
Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
Trưng bày các bài theo từng chủ đề.
III/ ĐÁNH GIÁ
Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá.
- Khen ngợi học sinh có nhiều bài vẽ đẹp.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜—

Tài liệu đính kèm:

  • docmy thuat lop 3 HK2.doc