Giáo án lớp 3 - Môn Tập đọc - Tuần 20: Chú ở bên Bác Hồ

Giáo án lớp 3 - Môn Tập đọc - Tuần 20: Chú ở bên Bác Hồ

. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, .

- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các địa danh trong bài.

- Hiểu được nội dung của bài:

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Em bé ngây thơ nhớ tới chú bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ không muốn nói với em là người chú đã hy sinh, chú không bao giờ về nữa. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ của mọi người trong gia đình em bé với người chú đã hy sinh vì Tổ Quốc. Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Các liệt sĩ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Môn Tập đọc - Tuần 20: Chú ở bên Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Chú ỏ bên Bác Hồ
Tuần : 20
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, ...
Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. Giúp HS đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các địa danh trong bài.
Hiểu được nội dung của bài: 
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài.
Hiểu nội dung bài: Em bé ngây thơ nhớ tới chú bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ không muốn nói với em là người chú đã hy sinh, chú không bao giờ về nữa. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ của mọi người trong gia đình em bé với người chú đã hy sinh vì Tổ Quốc. Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Các liệt sĩ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện ở lại với chiến khu
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì ? (...Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây, ...)
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đã có không biết bao người lính đã ngã xuống để giành lại bầu trời tự do cho chúng ta, những người thân của họ và đời đời con cháu sau này mãi khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ. Bài đọc hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều đó ,...
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Hai khổ đầu: ngạc nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga.
- Khổ cuối: nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ Nga khi nhớ đến người đã hi sinh.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, 
ã Đọc từng khổ thơ
Table 1
Chú Nga đi bộ đội /
Sao lâu quá là lâu ! //
Nhớ chú, / Nga thường nhắc: /
- Chú bây giờ ở đâu? //
Chú ở đâu, / ở đâu? //
Trường Sơn dài dằng dặc? //
Trường Sa đảo nổi, / chìm? //
Hay Kon Tum, / Đắc Lắc ?//
ã Giải nghĩa các từ ngữ : Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc, bàn thờ.
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một – GV sửa lỗi phát âm.
- 3 HS đọc nối tiếp - GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại.
- HS nói về các địa danh.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
a) Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
(Chú Nga đi bộ đội
Sao lâu quá là lâu !
Nhớ chú, Nga thường nhắc:
 - Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu? )
b) Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao? (Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ.)
c) Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào? (Chú đã hi sinh / Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất.)
d) Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi? (Vì họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho độc lập tự do của Tổ quốc.)
* Trực quan, vấn đáp
- HS đọc bài thơ trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, khác bổ sung. 
- GV nhận xét, khái quát. 
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ. 
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
2’
C. Củng cố – dặn dò:
- Đọc cho mọi người và học thuộc lòng
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHTL3t20.doc