Giáo án Lớp 3 môn Tập làm văn - Tiết 21: Đề bài: Nói về trí thức nghe kể : Nâng niu từng hạt giống

Giáo án Lớp 3 môn Tập làm văn - Tiết 21: Đề bài: Nói về trí thức nghe kể : Nâng niu từng hạt giống

Rèn kĩ năng nói:

1.Quan sát tranh, nói đúng về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.

2.Nghe kể câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.

- Mấy hạt thóc giống và mấy bông lúa.

- Bảng lớp viết 3 câu hỏi ( trong SGK) gợi ý hs kể chuyện: Nâng niu từng hạt giống.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 684Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 môn Tập làm văn - Tiết 21: Đề bài: Nói về trí thức nghe kể : Nâng niu từng hạt giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn (Tiết 21):
Đề bài: 	NÓI VỀ TRÍ THỨC
NGHE KỂ : NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG.
I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói:
1.Quan sát tranh, nói đúng về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
2.Nghe kể câu chuyện: Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
- Mấy hạt thóc giống và mấy bông lúa.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi ( trong SGK) gợi ý hs kể chuyện: Nâng niu từng hạt giống.
III.Các hoạt động dạy học:
Tiến trình dạy học
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Hs
A.Bài cũ
(5 phút)
B.Bài mới
1.GT bài
(1-2 phút)
2.HD hs làm bài
a.Bài tập 1
(10-12 phút)
b.Bài tập 2
(15-16 phút)
3.Củng cố, dặn dò
(1-2 phút)
-Gv mời 2,3 hs đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
-Gv nhận xét, chấm điểm theo các yêu cầu: viết đúng mẫu, đúng thực tế, trình bày rõ ràng, mạch lạc.
-Nêu mục đích yêu cầu của bài học.
-Ghi đề bài.
-Gọi 1 hs nêu yêu cầu của bài tập.
-Mời 1 hs làm mẫu (nói nội dung tranh 1).
-Ví dụ: Người trí thức trong tranh là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường, chắc cậu bé đang sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cho em.
-Cho hs quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo cặp.
-Mời đại diện các cặp trình bày.
-Gv và cả lớp nhận xét, chấm điểm thi đua theo các yêu cầu: nói đúng nghề của các trí thức trong tranh, nói chính xác họ đang làm gì, nói thành câu, khá tỉ mỉ bằng một vài câu.
-Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kĩ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng.
-Tranh 3: Cô giáo đang dạy bài tập đọc.
-Tranh 4: Những nhà nghiên cứu đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm.
-Hs nghe kể chuyện.
-Gọi một hs đọc yêu cầu của bài tập của bài vs các gợi ý.
-Cho hs quan sát ảnh của ông Lương Định Của và tranh minh hoạ truyện trong SGK.
-Gv kể chuyện 2,3 lần.
-Gv kể xong lần 1, hỏi:
+Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+Vì sao ông Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ?
+Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
-Gv kể lần 2 hoặc 3.
-Yêu cầu hs tập kể lại nội dung câu chuyện theo cặp.
-Mời 3,4 hs thi kể lại câu chuyện.
-Cuối cùng, gv hỏi:
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
-Gv chốt ý: Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt thóc giống. Ông đã nâng niu từng hạt giống lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
-Cả lớp và gv nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. 
-Cho 1,2 hs nói về nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua giờ học.
-Chuẩn bị bài sau: Nói, viết về người lao động trí óc.
-2,3 hs đọc báo cáo về hoạt động của tổ.
-Lớp theo dõi.
-2 hs đọc lại đề bài.
-1 hs nêu yêu cầu bài tập.
-1 hs nói nội dung tranh 1, lớp lắng nghe.
-Quan sát tranh, trao đổi theo cặp.
-Đại diện các cặp trình bày, mỗi cặp nêu nội dung 1 tranh.
-Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-1 hs đọc yêu cầu.
-Quan sát ảnh ông Lương Định Của.
-Hs chú ý lắng nghe.
-Nhận được 10 hạt giống quý.
-Vì lúc ấy trời rất rét, nếu đem gieo, những hạt giống ấy sẽ nảy mầm rồi sẽ chết hết.
-Ông chia mười hạt thóc giống làm 2 phần, năm hạt ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
-Hs chú ý lắng nghe.
-Hs thi kể lại nội dung câu chuyện.
-Hs trả lời.
-Nghe, bình chọn bạn kể hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet21.doc