Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần thứ 10

Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần thứ 10

- Kiến thức:

+ Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

+ Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

+ Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).

- Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng thực hành đo độ dài.

- Thái độ:

+ Chăm học và hứng thú học toán.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Toán - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 10 
TIẾT : 46
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
+ Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
+ Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng thực hành đo độ dài.
- Thái độ:
+ Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Thước mét của giáo viên. 
- Học sinh:
1 học sinh 1 thước thẳng có độ dài 30cm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 
- Nhận xét chung. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa.
b. Luyện tập thực hành: 
Bài 1: 
-Nêu yêu cầu bài toán. 
?Bài toán yêu cầu ta điều gì?
-Giáo viên hướng dẫn: Chấm 1 đầu đoạn thẳng 1 chấm, ta đặt điểm 0 trùng với chỗ chấm, đo đúng số đo ta chấm thêm chấm nữa. Sau đó nối đoạn thẳng lại và viết tên hai đầu đoạn thẳng. 
-Nhận xét theo dõi. Nhận xét chung. 
Bài 2: 
- Đọc yêu cầu.
?Bài tập 2 yêu cầu chúng ta gì?
-Giáo viên đưa ra chiếc bút chì ước lượng, sau đó thực hành đo 
-Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. 
Bài 3:
- Cho HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
- Yêu cầu HS ước lượng độ cao của bức tường lớp.
- Làm tương tự với các phần còn lại.
- Tuyên dương những HS ước lượng tốt.
-Học sinh nhắc tựa.
-1 HS nêu.
-Vẽ 3 đoạn thẳng tương ứng: AB: 7cm, CD: 12 cm, EG: 1dm 3cm.
-Lớp thực hiện vẽ vào vở.
-T/c kiểm tra chéo.
-Ước lượng và đo thực tế bút chì, mép bàn học.
-Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
-Bài 3 (a, b)
4. Củng cố: 
- Nêu lại trình tự tiến hành đo độ dài của 1 vật.
 - Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài mới. Thực hiện các bài tập còn lại. Về nhà đo chiều dài 1 số vật dụng trong gia đình.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 10 
TIẾT : 47
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
+ Biết so sánh các độ dài.
- Kĩ năng: 
+ Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành đo độ dài.
- Thái độ:
+ Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
 + Thước có vạch chia cm.
- Học sinh:
 + Thước thẳng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra dụng cụ đo. 
 - Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa bài lên bảng.
b. Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: 
-GV đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho HS tự đọc các dòng sau.
-YC HS đọc cho bạn bên cạnh nghe.
-Các nhóm báo cáo kết quả. 
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hành tốt, giữ trật tự.
Bài 2:
-Chia lớp thành các nhóm.
-Hướng dẫn các bước làm.
-Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp thứ tự từ cao đến thấp.
-GV nhờ một số thành viên kiển tra lại và ghi vào bảng tổng kết.
-Các nhóm báo cáo kết quả.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm thực hành tốt, giữ trật tự.
-Học sinh nhắc tựa.
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 
-Đổi tất cả các đơn vị ra xăng-ti-mét rồi so sánh.
-Các nhóm báo cáo kết quả: Bạn Hương cao nhất, bạn Nam thấp nhất.
-Nhóm nhận xét. 
-Chia nhóm và thực hành theo YC của GV.
-Báo cáo kết quả thảo luận.
-Lắng nghe và ghi nhận.
4. Củng cố: 
 -Giáo viên nhận xét chung giờ học. 
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyên tập thêm nhiều về cách đo độ dài.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 10 
TIẾT : 48
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
+ Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.
- Kĩ năng: 
 + Rèn kĩ năng thực hiện nhân chia trong các bảng nhân, bảng chia đã học. 
- Thái độ:
+ Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ SGK, bảng phụ.
- Học sinh:
 + SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài học tiết trước. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa bài lên bảng “Luyện tập”.
b. Luyện tập:
Bài 1: 
-Nêu yêu cầu bài.
-Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
-Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai. 
Bài 2: 
-Gọi học sinh lên bảng làm bài.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính của 1 phép tính nhân, 1 phép tính chia.
-Giáo viên nhận xét, sửa chữa và ghi điểm. 
Bài 3: 
-Yêu cầu học sinh nêu cách làm bài của 4m 4dm =. . . dm.
-Yêu cầu học sinh làm phần còn lại.
Bài 4: 
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh làm bài. 
-Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai. 
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 5: 
-Yêu cầu học sinh đo độ dài đọan thẳng AB.
-Học sinh tính độ dài đọan thẳng CD.
-Yêu cầu học sinh vẽ đọan CD dài 3cm. 
-Chữa bài và ghi điểm. 
-Nghe giới thiệu, nhắc tựa.
-1 học sinh đọc yêu cầu .
-Học sinh làm vào vở, sau đó đổi chéo vở bạn ngồi cạnh để kiểm tra bài nhau.
-4 Học sinh lên bảng thực hiện phép tính.
-Lớp nhận xét, bổ sung, sửa sai. 
-Làm bài và đổi vở chéo để kiểm tra. 
-Học sinh đọc đề.
-1 Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở. 
-Thực hành vẽ, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo để kiểm tra bài của nhau. 
-Bài 2 (cột 1, 2, 4)
-Bài 3 (dòng 1)
4. Củng cố: 
 - Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 10 
TIẾT : 49
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo (với một số đơn vị đo thông dụng).
+ Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Kĩ năng: 
+ Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân 6,7; bảng chia 6, 7.
+ Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia).
+ Kĩ năng giải toán gếp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Thái độ:
+ Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Đề kiểm tra, giấy kiểm tra.
- Học sinh:
 + Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị, ĐDHT của HS.
- Nhận xét. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
-Kiểm tra lại sĩ số lớp.
-Nhắc nhở trước khi phát đề thi.
-Phát đề thi cho HS.
-YC HS nghiêm túc làm bài.
-Quản lý HS trong quá trình làm bài.
-Thu bài và nộp về BGH.
-Lớp trưởng báo cáo.
-HS nghe. 
-HS nhận đề thi và làm bài.
-Nộp bài cho GV coi thi.
4. Củng cố: GV tổng kết giờ kiểm tra, tuyên dương HS nghiêm túc trong khi thi.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà ôn tập chuẩn bị giữa HKII.
Điều chỉnh, bổ sung
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 10 
TIẾT : 50
Ngày dạy : 	
MÔN : TOÁN
BÀI : BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
 + Bước đầu biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và trình bày lời giải. 
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
- Thái độ:
+ Chăm học và hứng thú học toán.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ SGK, bảng phụ.
- Học sinh:
 + SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra nội dung bài học tiết trước. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng “Giải bài toán bằng hai phép tính”
b. Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính. 
Bài toán 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ. Hướng dẫn HS trình bày bài giải như phần bài học SGK.
Bài toán 2
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ.
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải, cho cả lớp đọc lại bài giải như SGK và giới thiệu bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính.
c. Luyện tập thực hành 
Bài 1: 
-Yêu cầu học sinh đọc đề
-Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và trình bày bài giải.
Bài 2: 
-Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải,.
Bài 3: 
-Gọi 1 học sinh đọc đề bài
-Học sinh vẽ sơ đồ và giải. 
-Giáo viên sửa bài và cho điểm 
-Học sinh nhắc tựa
-HS đọc đề bài SGK.
-HS trả lời để tìm hiểu bài toán.
-HS trình bày bài giải.
- HS đọc đề toán.
-HS trình bày bài giải.
-Tự làm bài vào vở.
-Học sinh tự suy nghĩ và làm bài. 
-1 học sinh đọc lại đề bài
-Học sinh vẽ sơ đồ rồi giải bài toán.
-HS khá, giỏi
4. Củng cố: 
 - Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giải toán bằng hai phép tính. 
 - Chuẩn bị bài sau Giải bài toán bằng hai phép tính (tiếp theo)
Điều chỉnh, bổ sung
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 3 tuan 10 chuan.doc