Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 37 đến tiết 67

Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 37 đến tiết 67

 Sau bài học HS biết.

- Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi .Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. KTBC: - Em đã làm gì để giữ VS nơi công cộng ?

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh

- Bước 1: Quan sát cá nhân - HS quan sát các hình T 70, 71

- Bước 2: GV nêu yêu cầu một số em nói nhận xét - 4 HS nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Tiết 37 đến tiết 67", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên - xã hội (T/ 37 )
	 vệ sinh môi trường (tiếp)
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học HS biết.
- Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi .Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
1. KTBC: - Em đã làm gì để giữ VS nơi công cộng ? 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh 
- Bước 1: Quan sát cá nhân 
- HS quan sát các hình T 70, 71 
- Bước 2: GV nêu yêu cầu một số em nói nhận xét 
- 4 HS nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình 
- Bước 3: Thảo luận nhóm 
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ? 
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi 
+ Cần làm gì để tránh những hiện tượng trên ? 
- Các nhóm trình bày - nhóm khác nhận xét và bổ xung 
* Kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và nhiều mầm bệnh 
b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
+ Bước 1 : 
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu 
- HS quan sát H 3, 4 trang 71 và trả lời 
- Nói tên từng loại nhà tiêu trong hình ? 
- HS trả lời 
+ Bước 2 : Các nhóm thảo luận 
- ở địa phương bạnthường sử dụng nhà tiêu nào ? 
- HS nêu 
- Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ nhà tiêu sạch sẽ ? 
- HS nêu 
- Đối với vật nuôi thì phân vật nuôi có làm ô nhiễm môi trường ? 
- HS nêu 
* Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí đất và nước .
3. Củng cố - dặn dò :
- Về nhà học bài, bản thân và gia đình nêu cao ý thức bảo vệ môi trường : Xử lý phân, rác thải, nước thải... hợp vệ sinh.
chuẩn bị bài sau .
* Đánh giá tiết học.
Tự nhiên xã hội ( T/ 38 )
-----------------
Vệ sinh môi trường ( TT)
I. Mục tiêu : 
	- Sau bài học HS biết :
+ Nêu được vai trò của nước sạch đối với sức khoẻ.
+ Cần có ý thức và hành vi đúng, phóng chánh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khẻo cho bản thân và cộng đồng.
+ Giải thích được tại sao cần phải sử lý nước thải.
II. Đdd- h:
III. Các hoạt động dạy - học :
1. KTBC : - Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ? 
2. bài mới : 
a. Hoạt động 1 : Quan sát tranh 
* mục tiêu : biết được hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường cống.
* Tiến hành :
- ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? 
- HS trả lời 
- theo em cách sử lý như vậy đã hợp lý chưa ? 
- HS trả lời 
- Nên xử lý như thế nào thì hợp vệ sinh 
- HS trả lời 
, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ? 
- Theo bạn hệ thống cống nào hợp vệ sinh, Tại sao ? 
- Các nhóm quan sát H3 , 4 ( 73 ) và thảo luận nhóm 
- Theo bạn, nước thải có cần xử lý không ? 
- Các nhóm trình bày 
* kết luận : Việc xử lý các nước thải nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết .
3. Củng cố - dặn dò :
- nêu lại ND bài 
- về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
Tự nhiên - xã hội( T/ 39 )
	 ôn tập : xã hội
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết.
- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn bè về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
- Yêu quý gia đình, xã hội, trường học , tỉnh (thành phố) của mình.
- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi đang sống.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh cho GV sưu tầm.
III. Hoạt động dạy học:
- Cho HS chơi chuyền hộp.
- GV soạn ra một số câu hỏi.
+ Gia đình em gồm mấy thê hệ? Em là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
+ Trong khi đun nấu bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy.
+ Kể tên những môn học mà bạn được học ở trường.
+ Nói tên những môn học mình thích nhất và giải thích tại sao?
+ Kể tên những việc mình đã làm để giúp các bạn trong học tập?
+ Nêu lợi ích của các hoạt động ở trường? Em phải làm gì để đạt kết quả tốt?
+ Nói tên một số trò chơi nguy hiểm? Điều gì sẽ sảy ra nêu ban chơi trò chơi nguy hiểm đó?
+ Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh?
+ Kể tên một số hoạt động diễn ra tại Bưu điện của tỉnh.
+ ích lợi của các HĐ bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh?
+ Kể tên một số HĐ công nghiệp của tỉnh nơi em đang sống.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa làng quê với đô thị.
+ HS vừa hát vừa truyền tay nhau hộp giấy có câu hỏi trên. Khi bài hát dừng lại hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt câu hỏi bất kỳ và trả lời câu hỏi, câu nào đã được trả lời thì bỏ ra ngoài, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết câu hỏi.
-> Cả lớp nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu lại ND bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học.
Tự nhiên xã hội ( T/ 40 )
 Thực vật
I. Mục tiêu:
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK - 76, 77.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn 
+ GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho các nhóm 
- HS quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên ( nhóm trưởng điều khiển).
+ GV giao NV quan sát 
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực của mình
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
+ Chỉ và nói tên từng bộ phân.
+ Chỉ ra và nói tên từng bộ phận...
- Bước 3: Làm việc cả lớp:
+ GV yêu cầu cả lớp tập hợp và lần lượt đến từng nhóm để nghe báo cáo 
- Các nhóm báo cáo 
* Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân lá, hoa và quả.
- GV gọi HS giới thiệu các cây trong hình 76, 77 
- HS giới thiệu 
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu 1 số cây
* Cách tiến hành: * Bước 1:
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì ra để vẽ 1 vài cây mà các em quan sát được.
- HS vẽ vào giấy sau đó tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày
- Từng cá nhân dán bài của mình lên bảng 
- HS giới thiệu về bức tranh của mình.
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học
Tự nhiên xã hội (T/ 41)
	 	 Thân cây
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nhận dạng và kể tên được một số thân cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK 78, 79
- Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KT: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh ? (2HS)
2.Bài mới:
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm. 
- Bước 1: Làm việc theo cặp:
+ GV nêu yêu cầu 
- 2HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các H 78, 79 (SGK) và trả lời câu hỏi 
+ GV hướng dẫn HS điền kết quả vào bảng (phiếu bài tập) 
- HS làm vào phiếu bài tập 
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
+ GV gọi HS trình bày kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả nói về đặc điểm, cách mọc và cấu tạo của thân 1 số cây.
+ Cây xu hào có đặc điểm gì đặc biệt ? 
- Thân phình to thành củ
* Kết luận:
- Các cây thường có thân mọc đứng; 1 số cây có thân leo, thân bò 
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây xu hào có thân phình to thành củ.
b. Hoạt động 2: Chơi trò chơi (Bingo)
* Mục tiêu: Phân loại 1 số cây theo cách mọc của thân (đứng,leo, bò và theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo).
* Tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi 
+ GV chia lớp làm 2 nhóm.
+ GV gắn lên bảng 2 bảng cầm theo mẫu sau.
+ GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu dời mỗi phiếu viết 1 cây
- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1 - 3 phiếu 
- Các nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình.
+ GV hô bắt đầu 
- Lần lượt từng HS lên gắn tấm phiếu ghi tên cây phiếu hợp theo kiểu tiếp sức 
- Nhóm nào gắn xong trước và đúng thì nhóm đó thắng.
- Người cuối cùng gắn xong thì hô Bin go
- Bước 2: Chơi trò chơi:
+ GV cho HS chơi 
- HS chơi trò chơi 
+ GV làm trọng tài, nhận xét.
- Bước 3: Đánh giá 
+ Sau khi chơi, giáo viên yêu cầu cả lớp cùng chữa bài theo đáp án đúng 
- HS chữa bài 
III. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
Tự nhiên - xã hội (T/42)
	 Thân cây (TT)
I. Mục tiêu: 
	Sau bài học, HS biết;
- Nêu được chức năng của thân cây.
- Kể ra ích lợi của một số thân cây.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp.
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 (50) và trả lời câu hỏi của GV
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
+ Để biết tác dụng của thân cây và nhựa cây các bạn ở H3 đã làm thí nghiệm gì ? 
- HS trả lời 
- HS nêu các chức năng khác của cây.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Kể ra được một số ích lợi của 1 số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
* Tiến hành:
- B1: GV nêu yêu cầu 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4,5,6,7,8 trong SGK - 81
- Nói về thân cây và lợi ích của chúng đối với đời sống của con người và động vật.
- Bước 2: Làm việc cả lớp. 
+ GV gọi các nhóm trình bày 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
Thân cây được dùng làm thức ăn cho con người và động vật hoặc để làm nhà đóng đồ dùng
3. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học
Tự nhiên - xã hội ( T/ 43 )
Rễ cây.
I. Mục tiêu:
	- Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 	- Nêu chức năng của thân cây?
	 - Nêu một số ích lợi của thân cây?
2. Bài mới:
a. Hoạt động1: Tìm hiểu các loại rễ cây.
- GV chia lớp làm 4 nhóm 
- HS thảo luận nhóm 
- GV phát cho mỗi nhóm 1 dễ cọc, 1 rễ chùm.
- HS quan sát rễ cây, thảo luận để tìm điểm khác nhau của hai loại rễ.
* GV kết luận: Cây có 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc có đặc điểm là gồm 1 rễ to dài xung quanh rễ có nhiều rễ con.
Rễ chùm có đặc điểm là có những dài mọc đều ta từ gốc thành chùm. Ngoài 2 loại rễ này còn có loại rễ khác:
- GV phát cho mỗi nhóm 1 cây có rễ phụ, 1 cây có rễ củ.
- HS quan sát và cho biết rễ này có gì khác so với 2 loại rễ chính.
- Đại diện nhóm trả lời
* Nêu đ ... răng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất.
c) Hoạt động 3: Trò chơi "Mặt trăng chuyển động quanh trái đất"
- Mục tiêu: 
	- Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất
	- Tạo hứng thu học tập
* Tiến hành:
- Bước 1: 
+ GV chia theo nhóm – XĐ vị trí làm việc của từng nhóm.
+ GV hướng dẫn nhỏm trưởng điều kiển 
- Bước 2 : 
- HS chơi theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều kiển 
- Bước 3 : 
- 1 vài HS biểu diễn trước lớp 
-> GV nhận xét 
3. dặn dò :
- chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội ( T/ 63)
	 ngày và đêm trên trái đất
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có khả năng.
- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất ở mức độ đơn giản.
- Biết thời gian để trái đất quay được một vòng quanh mình nó là 1 ngày.
- Biết 1 ngày có 24 giờ.
- Thực hành biểu diễn ngày và đêm.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Các hình trong SGK.
	- Đèn điện để bàn.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp
* Giải thích được vì sao có ngày và đêm.
* Tiến hành.
- Bước 1:
+ GV hướng dẫn HS quán sát H1, H2 trong SGK và trả lời câu hỏi thong sách.
- HS quan sát trả lời theo cặp
- Bước 2:
+ GV gọi HS trả lời.
- 1 số HS trả lời
- Nhận xét.
* Kết luận: Trái đất của chúng ta hình cầu lên mặt trời chỉ chiếu sáng một phần koảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng là trong ban ngày 
2. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
 * Mục tiêu: - Biết tất cả mọi nơi trên trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
 - Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
* Tiến hành:
- B1: GV chia nhóm.
- HS trong nhóm lần lượt thực hành như hoạt động trong SGK.
- B2: Gọi HS thực hành.
- 1 số HS thực hành trước lớp.
- HS nhận xét.
*Kết luận: Do trái đất luôn tự quay quanh mặt trời, nên với mọi nơi trên trái đất đều lền lượt được mặt trời chiếu sáng.
3. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: Biết được thời gian để trái đất quay được 1 vòng mặt trời là một ngày biết 1 ngày có 24 giờ.
* Tiến hành.
- B1: GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu.
+ GV quay quả địa cầu 1 vòng.
- HS quan sát.
+ GV: Thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày.
- HS nghe.
- B2: Một ngày có bao nhiêu giờ?
- 24 giờ.
4. KL: SGK.
IV. Củng cố dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội( T/ 64 )
	 Năm, tháng và mùa
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm.
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng
- Một năm thường có bốn mùa.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trong SGK.
- Quyển lịch 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục Tiêu: Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm, 1 năm có 365 ngày.
 Tiến hành:
- B1: GV nêu yêu cầu và câu hỏi thảo luận.
 + Một năm thường có bao nhiêu ngày? bao nhiêu tháng?
- HS quan sát lịch, thảo luận theo câu hỏi.
+ Số ngày trong các tháng có bằng nhau không? ...
- Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận.
- HS quan sát hình 1 trong SGK
- GV: Để TĐ chuyển động 1 vòng quanh MT là 1 năm.
- HS nghe.
KL: Để TĐ chuyển động được 1 vòng quanh MT là 1 năm. 1 năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp.
MT: Biết 1 năm thường có 4 mùa 	
- Bc 1: GV nêu yêu cầu.
- 2 HS quan sát H2 trong SGK và hỏi đáp theo câu hỏi gợi ý.
- Bc 2: GV gọi HS trả lời.
- 1 số HS trả lời trước lớp
à HS nhận xét.
KL: Có một số nơi trên TĐ, 1 năm có 4 mùa : Xuân, hạ, thu, đông. Các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
 Hoạt động 3: Chơi trò chơi Xuân, hạ, thu, đông:
- Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
* Tiến hành:
- B1: GV hỏi
+ Khi mùa xuân em thấy thế nào?
+ ấm áp.
+ Khi mùa hạ em thấy thế nào?
+ Nóng nực.
+ Khi mùa thu em thấy thế nào?
+ mát mẻ.
+ Khi mùa đông em thấy thế nào?
+ Lạnh, rét.
- B2:
+ GV hướng dẫn cách chơi trò chơi.
- HS nghe.
-> GV nhận xét.
- HS chơi trò chơi.
IV. Dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội ( T/ 65)
	 	 các đới khí hậu
I. Mục tiêu:
	Sau bài học HS có khả năng.
- Kể tên các đới khí hậu trên trái đất.
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
- Chỉ trên quả địa câu vị trí các đới khí hậu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các hình SGK.
	- Quả địa cầu 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Kể được các ten đới khí hậu trên trái đất.
* Tiến hành.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nêu câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát theo cặp sau đó trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
- Bước 2:
- Một số HS trả lời trước lớp.
-> GV nhận xét
* Kết luận: Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
2. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
* MT: - Biết chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu.
 - Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn cách chỉ các đới khí hậu
- HS nghe + quan sát.
+ GV yêu cầu tìm đường xích đạo
- HS thực hành.
+ Chỉ các đới khí hậu?
- Bước 2:
- HS làm việc trong nhóm.
- Bước 3: 
- Đại diện các nhóm trình bày KQ.
* KL: Trên trái đất những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh 
3. HĐ 3: Trò chơi: Tìm vị rí các đới khí hậu.
* MT: Giúp HS nắm vững bị trí các đới khí hậu, tạo hứng thú trong học tập.
* Tiến hành.
- Bước 1: GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một hành như SGK.
- HS nhận hình.
- Bước 2: GV hô bắt đầu
- HS trao đổi trong nhómvà dán các dải màu vào hình vẽ.
- Bước 3: 
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Dặn dò. 
- Củng cố lại bài, đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------
Tự nhiên xã hội ( T/ 66)
	 Bề mặt trái đất
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được lục địa, đại dương .
- Biết trên bề mặt Trái đất có 6 châu lục và 4 địa dương .
- Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ " các châu lục và các đại dương ".
II. các hoạt động dạy học :
- Các hình trong Sgk 
- tranh ảnh về lục địa và các đại dương 
III. các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1 : thảo luận cả lớp 
* Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa, địa dương 
* Tiến hành :
+ Bước 1 : - GV nêu yêu cầu 
- HS chỉ đâu là đất, đâu là nước trong trong H1 
+ Bước 2 : GV chỉ vào phần đất và phần nước trên quả địa cầu .
- HS quan sát 
- GV hỏi : nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt trái đất ? 
- HS trả lời
+ Bước 3 : GV giải thích cho HS biết về lục địa và đại dương .
- HS nghe 
* Kết luận : SGV 
2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 	
* Mục tiêu : - Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới .
	 - chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ .
* Tiến hành :
+ Bước 1 : GV nêu câu hỏi gợi ý 
- Có mấy châu lục ? chỉ và nói tên ? 
- HS thảo luận theo nhóm 
- Có mấy đại dương ? 
+ Bước 2 : 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm nhận xét 
* Kết luận : SGV 
3. Hoạt động 3 : chơi trò chơi ; tìm vị trí các châu lục và các đại dương 
* Mục tiêu : Giúp HS nhớ tên và nắm vững vị trí của các châu lục và các đại dương .
* Tiến hành :
+ Bước 1 : - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm , 10 tấm bìa nhỏ ghi tên các châu và đại dương 
- HS nhận lược đồ 
+ Bước 2 : GV hô : bắt đầu 
- HS trao đổi và dán 
+ Bước 3 : 
- HS trưng bày sản phẩm 
-> GV nhận xét , Nhấn mạnh cho HS biết các loại địa hình trên TĐ bao gồm: sông, núi, biển, là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật-> Cần có ý thức giữ gìn môi trường sống.
3. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau 
--------------------------------------------
Tự nhiên xã hội ( T/ 67)
Bề mặt lục địa
I. Mục tiêu:
- Mô tả bề mặt lục địa 
- Nhận biết được suối, sông, hồ.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK 
- Tranh, ảnh
III. Các HĐ dạy học:
1. HĐ 1: Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa 
* Tiến hành : 
+ Bước 1 : GV HD HS quan sát 
- HS quan sát H1 trong Sgk và trả lời câu hỏi 
+ Bước 2 : gọi một số HS trả lời 
- 4 - 5 HS trả lời 
- HS nhận xét 
* Kết luận : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao, có chỗ bàng phẳng, có những dòng nước chảy và những nơi chứa nước .
2. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm .
* Mục tiêu : HS nhận biết được suối, sông, hồ .
* tiến hành : 
+ Bước 1 : GV nêu yêu cầu 
- HS làm việc trong nhóm, quan sát H1 trong Sgk và trả lời câu hỏi . Sgk 
+ Bước 2 : 
- HS trả lời 
- HS nhận xét 
* Kết luận : Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ .
3. Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp .
* Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ .
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Khai thác vốn hiẻu biết của HS đẻ nêu tên một số sông, hồ 
+ Bước 2 : 
- HS trả lời 
+ Bước 3 : GV giới thiệu thêm 1 số sông, hồ  
3.. Củng cố dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau 
________________________________________________________________
Tự nhiên xã hội ( T/ 68)
bề mặt lục địa ( TT)
I. Mục tiêu:
	- Nhận biết được núi đồi, đồng bằng , cao nguyên
	- Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi , giữa cao nguyên và đồng bằng.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* MT: Nhận biết được núi và đồi, biết sự khác nhau giữa núi và đồi.
* Tiến hành:
+B1: 
- GV yêu cầu.
- HS quan sát hình 1, 2 SGK và thảo luận theo nhóm và hoàn thành vào nháp.
+ BT2:
- Đại diện các nhóm trình bày kêt quả.
- NX
* KL: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhon, sườn dốc còn đồi có đỉnh tròn sườn thoải
2. HĐ2: Quan sát tranh theo cặp.
* MT: - Nhận biết được đồng băng và cao nguyên
 - Nhận ra được sự giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.
* Tiến hành.
- B1: GV HD quan sát.
- HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi SGK.
- B2: Gọi một số trả lời.
- HS trả lời.
* KL: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
3. HĐ3: Vẽ hình mô tả núi , đồi, đồng bằng, cao nguyên
* MT: Giúp HS khắc sâu biểu tượng núi , đồi, đồng bằng, cao nguyên
* Tiến hành.
- B1: GV yêu cầu.
- HS vẽ vào nháp mô tả núi , đồi, đồng bằng, cao nguyên
- B2: 
- HS ngồi cạnh nhau đổi vở, nhận xét.
- B3: GV trưng bày bài vẽ
GV + HS nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH KII.doc